Câu 1 (2,0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 2 (3,0 điểm)
“Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”.
(Phỏng theo bộ sách Quà tặng cuộc sống - NXB Trẻ, 2002)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để nêu rõ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
(Ngữ văn 9, tập một, NXBGD trang 43)
PHÒNG GD& ĐT LÝ NHÂN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NHÂN PHÚ NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1 (2,0 điểm) Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Câu 2 (3,0 điểm) “Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”. (Phỏng theo bộ sách Quà tặng cuộc sống - NXB Trẻ, 2002) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để nêu rõ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 3 (5,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD trang 43) ----------- Hết ----------- Họ và tên thí sinh:....................................................Số báo danh:............................... Họ và tên giám thị 1:................................ Họ và tên giám thị 2:.................................. PHÒNG GD& ĐT LÝ NHÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TRƯỜNG THCS NHÂN PHÚ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I/ Yêu cầu chung: - Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý; giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức thuyết phục “có giọng điệu riêng” song hợp lý. - Không làm tròn điểm ở từng câu cũng như điểm toàn bài. Điểm của bài thi là tổng điểm của tất cả các câu hỏi 1,2 và 3. Điểm toàn bài là 10,0 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm. II/ Yêu cầu cụ thể Câu 1 : (2,0 điểm) Phần Một số gợi ý chính Biểu điểm Hình thức - Tinh tế trong cảm nhận, phân tích hiệu quả thẩm mỹ - Hành văn trong sáng mạch lạc, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi câu, từ, chính tả. 0,5 Nội dung Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Nhân hoá 0,5 Phân tích: Trong khổ thơ cây tre được nhân hóa có những hành động cử chỉ, tình cảm của con người. Dùng hình ảnh : thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu vừa miêu tả rất sinh động cành tre, cây tre quấn quýt trong gió bão, vừa gợi hình ảnh con người gắn bó, che chở, kiên cường. 1,0 Câu 2: (3,0 điểm) 1. §¸p ¸n: Phần Một số gợi ý chính Biểu điểm Hình thức - Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn. Đảm bảo số câu theo quy định (khoảng 10 câu). - Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc - Hành văn trong sáng, không mắc lỗi câu, từ, chính tả. 1.0 Nội dung Nêu được những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện: Đó là cách sống cũng như những hành vi ứng xử của con người với con người: sự chia sẻ, vấn đề cho và nhận. Trong cuộc đời, người ta phải biết biến những thứ có trong tay mình thành những thứ hữu ích cho chính bản thân, biết sẻ chia, đồng thời cũng mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người xung quanh. Nếu chỉ biết giữ và nhận thì sự sống ấy sẽ nghèo nàn và vô nghĩa biết bao. 1.0 1.0 2. Biểu điểm: -Điểm 3: Bài làm đáp ứng được đủ các yêu cầu trên. Tỏ ra sắc sảo, có ý kiến riêng trong cảm nhận. - Điểm 2: Bài làm đạt được 2/3 các yêu cầu trên, tỏ ra tương đối sắc sảo trong cảm nhận. Diễn đạt không sai lạc ý. - Điểm 1: Xác định được yêu cầu tuy nhiên còn lúng túng trong lập luận, còn mắc những sai phạm thuộc về kĩ năng diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài. Câu 3: (5,0 điểm) 1. Đáp án 1.1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, biết bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân. - Bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trong sáng, câu văn đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về dùng từ, chính tả. Trình bày sạch, đẹp, khoa học. 1.2. Yêu cầu về kiến thức: Câu 3 (5,0đ) 1 Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương. 0,5 2 Suy nghĩ về hình tượng nhân vật Vũ Nương. a Vũ Nương là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. 2,0 - Là người con gái tính tình thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp, được mọi người quý mến. - Là người vợ biết chồng có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra bất hòa. Khi chồng đi lính không mong vinh hiển mà chỉ cần chồng được bình an, cảm thông với những vất vả của chồng và khắc khoải nhớ mong, chung thủy chờ chồng. - Là người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ chồng những lúc ốm đau, lo thuốc thang, lễ bái thần phật, dịu dàng ân cần lấy lời ngọt ngào khuyên mẹ. Khi mẹ chồng mất, một mình nàng lo liệu ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình. - Là người mẹ hiền một mình nuôi con nhỏ với tất cả tình thương yêu. - Khi bị chồng nghi oan hết lòng tìm cách hàn gắn gia đình đang có nguy cơ tan vỡ bằng việc phân trần, thanh minh nhưng không được. - Khi sống dưới thủy cung, Vũ Nương vẫn nặng lòng với gia đình, quê hương. b Vũ Nương là người phụ nữ có cuộc đời bất hạnh. 1,0 - Là nạn nhân của tư tưởng phong kiến nam quyền, hôn nhân không có tình yêu. - Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa: gia đình đang hạnh phúc thì chia li, nàng ở nhà một mình ngóng trông chồng. - Là nạn nhân của bi kịch gia đình: khi chồng trở về, vốn tính đa nghi lại thêm tin lời con trẻ đã mắng nhiếc, đuổi nàng đi, dồn đẩy nàng đến cái chết. => Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến , bầy tỏ niềm thương cảm tác giả với số phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ. Họ bị đối xử một cách bất công, vô lí và dẫn đến cái chết oan uổng. c Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 1,0 - Tác giả đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp. - Sử dụng đối thoại và lời tự bạch của nhân vật để góp phần khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật. - Sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường. 3 Đánh giá chung về nhân vật: - Truyện khắc họa thành công nhân vật Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh. Tác phẩm thể hiện niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ. - Liên hệ: cảm thương với những người phụ nữ xưa, cảm phục vẻ đẹp ngời sáng của họ. 0,5 2. Biểu điểm - Điểm 4.0-5.0: Đạt tất cả các yêu cầu trên một cách xuất sắc, cảm xúc sâu sắc và chân thành, trong sáng. - Điểm 2.5 - 3.5: Đạt các yêu cầu trên, cảm xúc chân thành, mắc 1-2 lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 1.0 – 2.0: Bài viết sơ sài, cảm xúc còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi về chính tả, câu, từ, diễn đạt. - Điểm 1.0: Chỉ viết được vài ý. - Điểm 0: Học sinh không làm được gì hoặc viết một vài câu không liên quan tới đề bài.
Tài liệu đính kèm: