Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 127: Tổng kết phần văn

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 127: Tổng kết phần văn

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong sgk lớp 8, khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

II.Chuẩn bị:

III.Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: /25 (vắng.)

 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới:

 Giới thiệu bài:

 Hệ thống văn bản văn học ở lớp 8 khá phong phú, đa dạng, gồm nhiều cụm văn bản. Để củng cố, hệ thống hóa những kiến thức văn học đã học qua các văn bản đó, chúng ta cùng đi vào tiết ôn tập.

* Hoạt động 1:

 Lập bảng thống kê các văn bản đã học ở lớp 8, từ bài 15 (xem phần ghi bảng)

- Kể tên các văn bản đã học theo từng thể loại (thơ, nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại)?

- Kể tên tác giả, năm sinh, năm mất?

- Nêu rõ từng thể loại cho từng văn bản?

- Cho biết thời điểm sáng tác?

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của từng văn bản?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 127: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: Văn Ngày dạy: 25/4/09
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong sgk lớp 8, khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
II.Chuẩn bị:
III.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: /25 (vắng...............................................)
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
 Hệ thống văn bản văn học ở lớp 8 khá phong phú, đa dạng, gồm nhiều cụm văn bản. Để củng cố, hệ thống hóa những kiến thức văn học đã học qua các văn bản đó, chúng ta cùng đi vào tiết ôn tập.
* Hoạt động 1: 
 Lập bảng thống kê các văn bản đã học ở lớp 8, từ bài 15 (xem phần ghi bảng)
- Kể tên các văn bản đã học theo từng thể loại (thơ, nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại)?
- Kể tên tác giả, năm sinh, năm mất?
- Nêu rõ từng thể loại cho từng văn bản?
- Cho biết thời điểm sáng tác?
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của từng văn bản?
1. Thơ hiện đại:
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Thời điểm sáng tác
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật chủ yếu
Khi con 
tu hú
Tố Hữu (1920- 2001)
Lục bát
7 - 1939
Lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Giọng thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
2 - 1941
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.
Thơ tứ tuyệt bình dị, pha giọng vui đùa.
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
1942
Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác dù trong hoàn cảnh ngục tù.
Thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm xúc.
Nhớ rừng
Thế Lữ (1907- 1989)
Thơ 8 chữ
Niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.
Bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm. Hình ảnh giàu chất tạo hình, ấn tượng, ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú.
Ông Đồ
Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
Thơ 5 chữ
Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông Đồ, qua đó thể hiện niểm cảm thương và nỗi tiếc nhớ của tác giả với cảnh cũ người xưa.
Thể thơ 5 chữ bình dị, cô đ5ng, gợi cảm.
Quê hương
Tế Hanh (1921)
Thơ 8 chữ
Vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê, miền biển; tình cảm quê hương thắm thiết của tác giả.
Sự sáng tạo hình ảnh thơ.
2.Văn bản nghị luận trung đại:
Chiếu dời đô
Lý Công Uẩn (974- 1028)
Chiếu
1010
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn (1226- 1300)
Hịch
1285
Phản ánh lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn giàu cảm xúc.
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi (1380- 1442)
Cáo
1428
Ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của nhân dân ta thế kỷ 15.
Văn chính luận, lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp (1723- 1804)
Tấu
1791
- Mục đích, tác dụng của việc học chân chính.
- Tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Học phải đi đôi với hành
Lập luận chặt chẽ.
 3.. Văn bản nghị luận hiện đại:
Thuế máu
Nguyễn Ái Quốc
Văn nghị luận
1925
Vạch trần bản chất độc ác. Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
Lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay.
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
Phan Bội Châu (1867- 1940)
Thất ngôn bát cú đường luật
1914
Thể hiện phong thái ung dung, đàng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất, vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của chính tác giả.
Giọng điệu hào hùng, lối nói khoa trương.
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Chu Trinh (1872- 1926)
Thất ngôn bát cú đường luật
Khoảng 1908- 1910
Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng chí khí vẫn không bao giờ dời đổi.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng.
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà (1889- 1939)
Thất ngôn bát cú đường luật
1916
Tâm sự buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly thực tại bằng mộng tưởng.
Lời lẽ giản dị, trong sáng, giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát pha chút hóm hỉnh.
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải (1895- 1983)
Song thất lục bát
1926
Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
Khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ thích hợp cho việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích sự khác biệt nhau về hình thức nghệ thuật giữa các bài:15,16 – 17,18.
 - Hai bài 15,16 viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, quy định bởi những quytác về đối, niêm, luật
 - Hai bài 18,19 thuộc phong trào thơ mới, tự do trong số câu, số chữ, không bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp thơ cổ điển.
4. Củng cố: Cho học sinh đọc những đoạn thơ hay đọc cho lớp nghe.
5.Hướng dẫn – dặn dò: Tiếp tục soạn bài Tổng kết phần văn, thực hiện theo yêu cầu Sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 127.doc