Đề thi tuyển sinh 12 phút vào lớp 10 THPT năm 2009 - 2010 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh 12 phút vào lớp 10 THPT năm 2009 - 2010 môn thi: Ngữ Văn

Môn thi: Ngữ văn

 Ngày thi:01-7-2009

 Thời gian làm bài:120 phút

Câu 1: (2 điểm)

 Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp ?

 Hãy xác định cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp trong hai ví dụ sau đây:

 a/Họa sĩ nghĩ thầm:”Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

 b/Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

Câu 2: (2 điểm)

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

 a/Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào ? của tác giả nào ?

 b/Diễn xuôi hai câu thơ trên thành một đoạn văn 4 dòng tả cảnh thiên nhiên mùa xuân

Câu 3: (6 điểm)

 Phân tích hình tượng các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.Qua truyện ngắn này và những tác phẩm khác đã học cũng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, em hình dung và hiểu biết được gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ ấy ?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh 12 phút vào lớp 10 THPT năm 2009 - 2010 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2009-2010
 --------------------------------- ----------------------------
 Đề chính thức
Môn thi: Ngữ văn
 Ngày thi:01-7-2009
 Thời gian làm bài:120 phút 
Câu 1: (2 điểm)
	Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp ?
	Hãy xác định cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp trong hai ví dụ sau đây:
	a/Họa sĩ nghĩ thầm:”Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
	b/Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Câu 2: (2 điểm)
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
	a/Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào ? của tác giả nào ?
	b/Diễn xuôi hai câu thơ trên thành một đoạn văn 4 dòng tả cảnh thiên nhiên mùa xuân
Câu 3: (6 điểm)
	Phân tích hình tượng các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.Qua truyện ngắn này và những tác phẩm khác đã học cũng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, em hình dung và hiểu biết được gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ ấy ?
-----------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 	KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH Năm học 2009-2010
	-------------------- 	 --------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: 2,0 điểm
HS cần trả lời theo các nội dung sau:
-Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép (0,5 đ)
-Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh hợp lý ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép (0,5đ)
-Câu a là lời dẫn trực tiếp (0,5 đ)
-Câu b là lời dẫn gián tiếp (0.5 đ)
Câu 2: 2,0 điểm
a/ -Hai câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “ Trích trong tác phẩm Truyện Kiều (0,5 đ)
-Tác giả của hai câu thơ trên là nhà thơ Nguyễn Du (0,5 đ)
b/ Học sinh có thể diễn xuôi hai câu thơ trên thành đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mùa xuân theo nhiều cách khác nhau , nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
“Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam nền màu cho bức tranh xuân.Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa trắng (1,0đ)
Câu 3: 6,0 điểm
a/ Kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b/ Kiến thức:
HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
-Hoàn cảnh sống và chiến d9au71 rất gian khổ, hiểm nguy của cá nhân vật nữ thanh niên xung phong
-Mặc dú thế , họ vẫn có tinh thần tự nguyện đón nhận trách nhiệm đối với cuộc chiến khốc liệt.Đó cũng chính là tinh thần và ý chí của các thề hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ
-Những nữ thanh niên xung phong trong truyện mang trong mình những phẩm chất , tính cách cao đẹp và đáng yêu đầy nữ tính .Họ sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ; Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
-Ở những nhân vật nữ thanh niên xung phong còn hấp dẫn người đọc với sự cống hiến, hy sinh, của cách sống đẹp và hết sức trong sáng, hồn nhiên.đó cũng là nét tính cách tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời ký kháng chiến chống Mỹ.
-Truyện sử dụng vai kể là nhận vật chính , có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
*HS cần mở rộng ra các nhân vật trong những tác phẩm cũng viết về đề tài chống Mỹ cứu nước để làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong một thời oanh liệt đấy máu và nước mắt .Thông qua một số tác phẩm tiêu biểu cũng viết về đề tài chống Mỹ cứu nước như :Ánh trăng;Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Chiếc lược ngà; Lặng lẽ SaPa cần làm sáng tỏ những phẩm chất tốt đẹpcảu thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước như: Yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu dũng cảm, tinh thần lạc quan cao độ.
	Như vậy, truyện Những ngôi sao xa xôi làm nổi bật tâm hồn trong sáng , giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh mất mát nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ.
BIỂU ĐIỂM
-Điểm 5-6:
+Bài viết đầy đủ các ý nêu trên, có nội dung phong phú, giàu cảm xúc.nêu được những dẫn chứng tiêu biểu
+Văn viết lưu loát, có hình ảnh, biểu cảm
+Có thể còn mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
-Điểm 3-4:
Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, văn lưu loát, có dẫn chứng minh họa, mắc vài lỗi chính tả, dùng từ
-Điểm 1-2:
Chưa hiểu đề, ý sơ lược, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi các loại
-Điếm 0:
Lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết vài dòng không rõ nội dung
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN SINH VAN 10 BINH DINH.doc