Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ Văn

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (1.5 điểm).

 Viết vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B, C hoặc D).

1) Nhớ lại văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 93, 94)để trả lời các câu hỏi sau:

a) Chọn cách hiểu phù hợp cho câu thơ: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng:

A. Thái độ phân vân của Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích và nỗi nhớ người thân

B. Tình cảm với người thân và cảnh ngộ bị giam lỏng làm cho Kiều vô cùng đau xót

C. Tình cảm với Kim Trọng không trọn vẹn nên Kiều đau xót

D. Trước cảnh lầu Ngưng Bích, tình cảm với người thân của Kiều như được sẻ chia vợi đi một nửa

b) Cụm từ: quạt nồng ấp lạnh được gọi là:

A. Điển cố B. Tục ngữ

C. Thuật ngữ D. Thành ngữ

c) Tác dụng của điệp ngữ buồn trông trong tám câu thơ cuối?

A.Diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên

B. Tạo nên âm hưởng trầm buồn, dự cảm về tương lai lưu lạc chìm nổi của Kiều

C. Thể hiện tâm trạng lo lắng sợ hãi của Kiều.

D.Cả A và B

2) Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:

A. Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng B. Lời thơ tinh tế, hình ảnh mới mẻ, giàu sức biểu cảm

C. Ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm D. Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực

3) Thái độ dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ ứng với dòng nào dưới đây?

A. Lặng lẽ, khiêm tốn B. Sôi nổi, ồn ào

C. Nghiêm trang, thành kính D. Có cho, có nhận

4) Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện Bến quê (Nguyễn Minh Châu) là:

A. Thế giới mới lạ, quá xa xôi B. Vẻ đẹp gần gũi, quen thuộc mà chưa biết

C. Vẻ đẹp không bao giờ đạt tới D. Vẻ đẹp gần gũi mà chưa biết

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
 Đề thi chính thức
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên
nguyễn trãi Năm học 2008-2009
Môn thi : ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày 28 tháng 6 năm 2008 
(Đề thi gồm: 01 trang ) 
Phần I: Trắc nghiệm (1.5 điểm).
 Viết vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B, C hoặc D).
1) Nhớ lại văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 93, 94)để trả lời các câu hỏi sau:
a) Chọn cách hiểu phù hợp cho câu thơ: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng:
A. Thái độ phân vân của Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích và nỗi nhớ người thân
B. Tình cảm với người thân và cảnh ngộ bị giam lỏng làm cho Kiều vô cùng đau xót 
C. Tình cảm với Kim Trọng không trọn vẹn nên Kiều đau xót
D. Trước cảnh lầu Ngưng Bích, tình cảm với người thân của Kiều như được sẻ chia vợi đi một nửa
b) Cụm từ: quạt nồng ấp lạnh được gọi là:
A. Điển cố	B. Tục ngữ
C. Thuật ngữ 	D. Thành ngữ 
c) Tác dụng của điệp ngữ buồn trông trong tám câu thơ cuối?
A.Diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên
B. Tạo nên âm hưởng trầm buồn, dự cảm về tương lai lưu lạc chìm nổi của Kiều
C. Thể hiện tâm trạng lo lắng sợ hãi của Kiều.
D.Cả A và B
2) Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
A. Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng	 B. Lời thơ tinh tế, hình ảnh mới mẻ, giàu sức biểu cảm
C. ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm D. Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực
3) Thái độ dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ ứng với dòng nào dưới đây?
A. Lặng lẽ, khiêm tốn 	B. Sôi nổi, ồn ào
C. Nghiêm trang, thành kính	D. Có cho, có nhận 
4) ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện Bến quê (Nguyễn Minh Châu) là:
A. Thế giới mới lạ, quá xa xôi	B. Vẻ đẹp gần gũi, quen thuộc mà chưa biết
C. Vẻ đẹp không bao giờ đạt tới	D. Vẻ đẹp gần gũi mà chưa biết 
Phần II: Tự luận (8.5 điểm) .
Câu1: (1.0 điểm)
 đặt	 nhan đề truyện là Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc điều gì.
Câu 2: (1.5 điểm)	
Cái hay của từ “không” trong khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Câu 3: (6.0 điểm)
“ánh trăng giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ; tự nhiên, thuần thục về kết cấu; bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại trong người đọc bao suy ngẫm xót xa.”
	(Lương Kim Phương- Thơ, bốn phương cùng bình, NXB Thanh niên, Hà Nội 1999)
Nội dung bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy có đúng với lời bình trên không? Hãy trình bày cụ thể.
------------------------------Hết-----------------------------
Họ tên thí sinh: ...........Số báo danh.
Chữ kí của giám thị 1... .......Chữ kí của giám thị 2...

Tài liệu đính kèm:

  • dochOAN.doc