Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT (thi thử) môn: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT (thi thử) môn: Ngữ Văn

Câu 1: (2 điểm)

1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.

1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả)

Câu 2: (3 điểm)

 Cho đoạn văn sau:

“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (.). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”

 ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên.

2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT (thi thử) môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT ( Thi thử)
	 NAM ĐÀN Khóa ngày ..................
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2 điểm) 
1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.
1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả) 
Câu 2: (3 điểm) 
 Cho đoạn văn sau: 
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” 
 ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên.
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
 Câu 3: (5 điểm) 
3.1 Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy thi.
3.2 Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu. 
 Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
------------------------------ HẾT ---------------------------------
 SBD thí sinh: ......................	 Chữ ký GT 1: .....................................
 PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT ( Thi thử)
	 NAM ĐÀN Khóa ngày ..................
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN 	 Thời gian làm bài: 120 phút
-----------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm) 
1.1 Kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở: (1 điểm)
- Văn bản tự sự
- Văn bản miêu tả
- Văn bản biểu cảm
- Văn bản thuyết minh
- Văn bản nghị luận
- Văn bản điều hành (hành chính - công vụ)
* Cho điểm:
+ HS kể đủ 6 kiểu văn bản : 1 điểm
+ HS kể 4-5 kiểu văn bản : 0,75 điểm
+ HS kể 3 kiểu văn bản : 0,5 điểm
+ HS kể 1-2 kiểu văn bản : 0,25 điểm
1.2 Nêu tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 9 (có tên tác giả): (1 điểm)
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lit Ten)
* Cho điểm: Tính điểm riêng cho tên văn bản (0,5 điểm) và tên tác giả (0,5 điểm); không tính điểm nếu gán nhầm lẫn tên tác giả cho văn bản :
+ HS nêu đúng 4 tên : 0,5 điểm
+ HS nêu đúng 1-3 tên : 0,25 điểm
Câu 2: (3 điểm) 
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng: (1,5 điểm)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)(0,25 điểm) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm) trở nên cụ thể, gợi cảm.(0,25 điểm)
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn: (1,5 điểm)
- Liên kết nội dung:(0,75 điểm) 
+ Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm)
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm)
- Liên kết hình thức: (0,75 điểm)
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
* Cho điểm:
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm
Câu 3: (5 điểm) 
3.1.Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) (1 điểm)
- Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi. (0,25 điểm)
- Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm)
3.2. Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu, từ đó rút ra bài học: (4 điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng.
■ Yêu cầu về kiến thức:
● Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm)
- Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu).
- Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ).
- Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ:
+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,25 điểm )
+ Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ vật “chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,75 điểm)
+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam bộ.(0,5 điểm)
 ● Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm)
Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó.
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ.
...
♦ Chú ý: - Giám khảo cho điểm các ý về yêu cầu nội dung kiến thức trên cơ sở gắn liền với yêu cầu về kỹ năng.
 - Trong phần“Phân tích tình cảm cha con...”, giám khảo không cho quá 0,5 điểm nếu học sinh sa vào kể chuyện.
 ------------------------- HẾT ------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tham khao tuyen sinh lop 10.doc