Đề thi tuyển sinh vào khối trung học phổ thông chuyên năm 2009 môn thi: Văn – Tiếng Việt

Đề thi tuyển sinh vào khối trung học phổ thông chuyên năm 2009 môn thi: Văn – Tiếng Việt

ĐỀ THI TUYỂN SINH

VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2009

Môn thi: Văn – Tiếng Việt

( Dùng cho mọi thí sinh thi vào khối THPT Chuyên)

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1:

“ Lúc ấy

Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

Với một dòng sông trăng lấp loáng sông Đà”

( Trích “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” – Quang Huy)

1. Trong bài thơ “Sang thu” ( trong sách giáo khoa Ngữ văn 9), Hữu Thỉnh cũng có những lời thơ khắc hoạ hình ảnh dòng sông khá thú vị. Em hãy chép nguyên văn khổ thơ đó.

2. Hãy phát hiện và phân tích giá trị biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu Thỉnh đã sử dụng để miêu tả dòng sông trong những vần thơ của mình.

( Lưu ý: Ở đoạn thơ của Quang Huy ở trên, thí sinh tập trung chủ yếu vào câu thơ được gạch dưới)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào khối trung học phổ thông chuyên năm 2009 môn thi: Văn – Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ THI TUYỂN SINH 
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2009
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
( Dùng cho mọi thí sinh thi vào khối THPT Chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
“ Lúc ấy
Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Với một dòng sông trăng lấp loáng sông Đà”
( Trích “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” – Quang Huy)
Trong bài thơ “Sang thu” ( trong sách giáo khoa Ngữ văn 9), Hữu Thỉnh cũng có những lời thơ khắc hoạ hình ảnh dòng sông khá thú vị. Em hãy chép nguyên văn khổ thơ đó.
Hãy phát hiện và phân tích giá trị biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu Thỉnh đã sử dụng để miêu tả dòng sông trong những vần thơ của mình.
( Lưu ý: Ở đoạn thơ của Quang Huy ở trên, thí sinh tập trung chủ yếu vào câu thơ được gạch dưới)
Câu 2: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang dần dần di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang nhô ra phía trước khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình.” ( Trích Bến quê”- Nguyễn Minh Châu)
Em hãy gạch chân câu chốt ( câu chủ đề) trong đoạn văn trên và cho biết đoạn văn này được viết theo kiểu lập luận nào?
Theo em, đặt trong truyện ngắn “Bến quê”, đoạn văn trên của Nguyễn Minh Châu có vai trò như thế nào trong việc thể hiện ý nghĩa triết lí của truyện. ( Yêu cầu viết không quá 10 dòng)
Câu 3: Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ( trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1) để thấy được tình cảm cha con sâu nặng

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi vao lop 10 cua DHSP nam hoc 2009-2010.doc