Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn: Ngữ văn - Trường THCS Xuân Khê

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn: Ngữ văn - Trường THCS Xuân Khê

TRƯỜNG THCS XUÂN KHÊ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

 MÔN: NGỮ VĂN

 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1(2,5 điểm)

a) Tác phẩm “ Làng” của Kim Lân được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

b) Nêu ngắn gọn những tình cảm cao đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn này bằng một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận diễn dịch?

Câu 2(4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt:

 “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

 Một bếp lửa ấp ui nồng đượm

 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

 Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

 (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục- 2007)

Câu 3(3,5 điểm)

 Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương( Học sinh không viết quá một trang giấy thi)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn: Ngữ văn - Trường THCS Xuân Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs xuân khê Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 
 Môn: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1(2,5 điểm)
Tác phẩm “ Làng” của Kim Lân được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Nêu ngắn gọn những tình cảm cao đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn này bằng một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận diễn dịch?
Câu 2(4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt:
 “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp ui nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
 Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
 (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục- 2007)
Câu 3(3,5 điểm)
 Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương( Học sinh không viết quá một trang giấy thi)
Phòng GD- ĐT Lý nhân Hướng dẫn chấm thi vào lớp 10
 Trường THCS Xuân Khê Năm học 2012-2013
 Môn: Ngữ văn
Câu1:
Câu
ý
 Nội dung
Điểm
1
Hoàn cảnh sáng tác truyện “ Làng”( Kim Lân) và tình cảm của ông Hai
2,0
a
Hoàn cảnh sáng tác truyện “ Làng” của Kim Lân
Tác phẩm “ Làng” của Kim Lân viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.(1948)
Kim Lân là người găn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn nên cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn này có liên quan nhiều đến làng quê và con người tác giả.
0.5
b
*)Nêu ngắn gọn những tình cảm cao đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện “ Làng” của Kim Lân.
Ông Hai là người có tình cảm cao đẹp đối với quê hương, đất nước. Tấm lòng yêu làng, yêu làng, yêu nước của ông Hai được thể hiện qua những biểu hiện nổi bật:
 + Hay khoe và tự hào về cáI làng Chợ Dỗu của mình.
 + Nhớ làng da diết khi tản cư.
 + Luôn luôn theo dõi tin tức kháng chiến.
 + Đau khổ nghe tin đồn làng mình theo Tây.
 + Vui mừng phấn khởi biết sự thật làng mình vẫn thuỷ chung với cách mạng.
 - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai luôn luôn khăng khít với nhau.
*) Đoạn văn viết đúng theo hình thức diễn dịch., khoảng 8 câu
1,5
0,5
2
Phân tích đoạn thơ trong bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt
4,0
a
Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ làm cơ sở phân tích
 - Băng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
 - Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học nước ngoài.
0,5
b
Phân tích đoạn thơ.
* Hình ảnh bếp lửa khơI nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc về bà( 3 câu đầu)
- Hình ảnh bếp lửa.
+ Hình ảnh bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan với trí tưởng tượng phong phú: thị giác( chờn vờn sương sớm), cảm giác( ấp iu nồng đượm)Tác giả đã hướng mọi giác quan của mình quay về sống lại cùng hình ảnh bếp lửa với bao kỷ niệm trong trí tưởng tượng.
+ Sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật sáng tạo khắc hoạ hình ảnh bếp lửa: một bếp lửa nhóm lên trong sương sớm với ngọn lửa “ chờn vờn” sống động, từ láy “ ấp iu” đầy sáng tạo, có giá trị gợi tả cụ thể, tạo lên sự liên tưởng phong phú.
Điệp ngữ “ một bếp lửa” lặp lại hai lần ở hai câu mở đầu nhấn mạnh hình ảnh trung tâm của bài thơ.
Hình ảnh người bà.
 + Qua hình ảnh bếp lửa, nhà thơ liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa và gợi nỗi nhớ, tình thương với người bà của đứa cháu đang ở phương xa. “ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” là cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Chữ thương dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan toả, thấm sâu vào hồn người.
+ Hình ảnh “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là sự hoá thân tình cảm của bà dành cho cháu.
 * Hình ảnh bếp lửa gắn với hồi tưởng về tuổi thơ sống bên bà( 5 câu cuối)
- Kỷ niệm hiện về từ thời ấu thơ nên rất sâu nặng, trở thành ấn tượng ám ảnh suốt cả đời người. Đó là kỷ niệm về nạn đói năm 1945
- Nhà thơ vừa kể chuyện ( Lên bốn tuổiNăm ấy là năm) vừa tả ( Đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt) lại vừa biểu cảm( nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay). Cảnh tượng bà nhóm lửa “ khói hun nhèm mắt cháu” và “ Bố đI đánh xe khô rác ngựa gầy” gợi nhớ cuộc sống cực nhọc của hai bà cháu và sự khổ đau của nhân dân ta dưới ách thực dân trước cách mạng tháng Tám 1945
- ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: “ Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu- Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.Đó là dòng hồi tưởng mãnh liệt sau mười chín năm xa cách. Đấy là cảm xúc chung của bất cứ người dân Việt Nam nào khi nhớ đến nạn đói năm ất Dởu
- Hình ảnh bếp lửa, ngọn khói và mùi khói cùng với hình ảnh người bà được thể hiện trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người thanh niên đang học tập trên nước bạn thân yêu. Những câu thơ trên là tiếng lòng của một thời thơ ấu gian khổ nhưng rất chân thực và cảm động.
 *Mở rộng nâng cao
 - Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ vừa có ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình ảnh này đã được chọ làm nhan đề cho bài thơ.
 - Trong suốt bài thơ, tác giả đã giúp người đọc đI theo một hành trình cảm xúc từ bếp lửa củi rơm đậm đà mùi vị quê nhà, tới bếp lửa của lòng bà ấm áp và cuối cùng là lửa của quê hương và tình yêu Tổ quốc.
- Nhà thơ kết hợp hài hoà bút pháp hiện thực và lãng mạn. Hình ảnh thơ vừa mới mẻ sáng tao, vừa kế thừa thơ ca của dân tộc.
4
Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương.
 Bài viết cần trình bày được một số ý cơ bản sau:
- Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp nhất của con người, theo nghĩa hẹp ( là tình cảm gia đình, thày cô, bè bạn) theo nghĩa rộng( là tình yêu đòng bào, quê hương, đất nước)
- Những biểu hiện cuat tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương đất nước.
- ý nghĩa to lớn của tình yêu thương: con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân áI đoàn kết trong cộng đồng
- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân, lên hệ với thực tế( đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docXuan Khe.doc