Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 – 2012 đề thi môn: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 – 2012 đề thi môn: Ngữ Văn

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:

“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

 ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?

Câu 2 (3,0 điểm).

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

 

doc 47 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 4305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 – 2012 đề thi môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
————————
Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:
“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. 
 ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) 
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
— Hết —
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh Số báo danh
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
( Đáp án có 03 trang)
——————
Câu 1 (2,0 điểm).
a.
Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.
0,5 đ
b.
Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
0,5 đ
c.
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
0,5 đ
d.
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.
0,5 đ
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm):
 Bên trời góc bể bơ vơ,
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
 Xót người tựa cửa hôm mai,
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
 Sân Lai cách mấy nắng mưa,
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 * Cho điểm: 
	- Chép đúng (không kể dấu câu):
 + Đúng cả 6 câu: 0,75 điểm.
 + Đúng 4 – 5 câu: 0,5 điểm.
 + Đúng 2 – 3 câu: 0,25 điểm.
- Dấu câu:
 + Đúng 4 dấu câu trở lên: 0,25 điểm.
 + Sai hoặc thiếu từ 3 dấu câu trở lên: không cho điểm.
b. (1,5 điểm).
- Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Về nội dung (0,5 điểm): 
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
+ Về nghệ thuật (0,5 điểm): 
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
c. (0,5 điểm).
Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (5,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được tình yêu con sâu nặng của nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong 3 ngày phép:
+ Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. 
+ Nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt thôi thúc ông Sáu về thăm con. Gặp con, cảm xúc hồi hộp, vui sướng trào dâng trong lòng ông. Nhưng vừa gặp, bé Thu đã hoảng sợ bỏ chạy khiến ông hụt hẫng “ mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. 
+ Trong 3 ngày ở nhà, ông Sáu dành cho con tình cảm sâu sắc và mong chờ tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba khiến ông rất đau khổ. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
+ Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho Thu “miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Khi con bé hất bỏ miếng trứng cá, ông Sáu rất tức giận đánh vào mông nó một cái và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
+ Khi bé Thu nhận ông là ba, ông sung sướng, nghẹn ngào đến trào nước mắt.
- Trong những ngày ở khu căn cứ:
+ Sau buổi chia tay con, ông Sáu luôn nhớ con da diết xen lẫn với sự ân hận vì đã đánh mắng con. 
+ Thái độ vui mừng, sung sướng “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” khi nhặt được khúc ngà voi, vì ông sẽ thực hiện được tâm nguyện làm cây lược cho con như đã hứa. 
+ Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu, kĩ lưỡng, khéo léo. Việc làm đó vừa làm dịu đi nỗi nhớ thương, ân hận vì đã đánh con vừa đốt cháy thêm khao khát được gặp con. “Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”.
+ Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà cho con gái, nhưng ánh mắt ông, cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” của ông đã nói lên tất cả tình yêu ông dành cho con.
- Đánh giá:
+ Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ.
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tạo tình huống độc đáo, đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật góp phần thể hiện chân thực, cảm động tình cảm cao đẹp đó. 
* Thang điểm:
Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc, phong phú. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, dẫn chứng hợp lí. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.
Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng nửa số ý, diễn đạt được, làm rõ trọng tâm. Có thể mắc một số lỗi.
Điểm 1, 2 : Nắm chưa chắc tác phẩm, dẫn chứng nghèo nàn. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Các điểm còn lại giám khảo tự cân nhắc.
Lưu ý: 
- Phần mở bài và phần kết bài cho điểm tối đa là 1,0 điểm. 
- Tổng điểm phần thân bài là 4,0 điểm. 
- Việc chi tiết hoá điểm số trong phần thân bài được thống nhất trong hội đồng chấm.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. 
- Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm . 
—
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
THÁI BÌNH
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi - “Tiếng nói của văn nghệ”,
 SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009)
Câu 2. (3,0 điểm)
Bằng kiến thức đã được học, em hãy viết bài thuyết minh (khoảng 300 từ) về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con.
--- HẾT ---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Gồm 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Do đặc trưng bộ môn, giám khảo cần vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt, chủ động; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, diễn đạt tốt.
- Không hạ thấp yêu cầu của biểu điểm.
- Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0,25 điểm), không làm tròn.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1. (2 điểm)
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Các phép liên kết
- Phép lặp từ ngữ
- Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng
- Phép thế
- Phép nối
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2. Từ ngữ dùng để liên kết câu
- Trong phép lặp: tác phẩm
- Trong phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: (những vật liệu mượn ở thực tại) cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ
- Trong phép thế: Anh
- Trong phép nối: Nhưng
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2. (3 điểm) 
I. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết một bài văn thuyết minh.
- Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1.
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
0,25đ
2.
 Thuyết minh về tác giả:
0,75đ
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
0,25đ
- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
0,25đ
- Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
0,25đ
3.
Thuyết minh về bài thơ “Bếp lửa”:
1,75đ
- Xuất xứ: Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở nước ngoài, sau được đưa vào tập “Hương cây - Bếp lửa”.
0,25đ
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
- Bố cục: 
+ Khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà
+ 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
+ Khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
+ Khổ cuối: nỗi nhớ bà khôn nguôi của người cháu đã trưởng thành
0,25đ
- Giá trị nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu (...), đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước (...).
0,75đ
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp hài hoà nhiều phương thức biểu đạt (...), sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (...),...
0,5đ
4.
Đánh giá chung: 
0,25đ
“Bếp lửa” là bài thơ hay, xúc động về tình bà cháu, bồi dưỡng cho người đọc tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Câu 3. (5,0 điểm) 
I. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (kiểu bài phân tích nhân vật). Qua phân tích biết khái quát, đánh giá ý nghĩa tư tưởng, giá trị nghệ ... người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.
	a,Đoạn thơ trên viết trong tác phẩm nào? Của ai?
	b.Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
	c.Vầng trăng là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ trên. Em hãy giải thích ý nghĩa hình ảnh đó?
Câu 3: (2,0 điểm)
	Một lần em chứng kiến hai bạn học sinh không hề quen biết nhau đang đạp xe trên đường. Chẳng may hai xe va chạm, hai người cùng ngã. Sau đó họ đứng dậy, vừa hỏi thăm nhau, vừa nói lời xin lỗi, gật đầu chào rồi lên xe đi tiếp.
hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu (trong đó có sử dụng thành phần phụ chú) nêu cảm nhận của em về cách ứng xử của hai bạn học sinh trên. Gạch dưới thành phần phụ chú.
Câu 4: (4,0 điểm)
	Trình bày suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
	(Ngữ văn 9, tập một,NXBGD trang 43)
........Hết........
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT
	QUẢNG NGÃI	Năm học 2011- 2012
	Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC 	Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
	___________________
Câu 1: (2 điểm)
	 Trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Đó là tình huống nào?
Câu 2: (3 điểm)
a. Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiên tốt phương châm hội thoại nào khi giao tiếp?
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
b. Xác định thành phần phụ chú trong câu:
	Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga  và Người đã làm nhiều nghề.
	(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
c. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 8 câu, trong đó có chứa thành phành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú).
Câu 3: (5 điểm)
	Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
________ HẾT ________
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giảit thích gì thêm
Së gi¸o dôc & §µo t¹o
H­ng Yªn
- - - - - - - - - - - - - - - -
§Ò chÝnh thøc
(§Ò thi cã 02 trang)
K× thi tuyÓn sinh vµo líp 10 THPT 
N¨m häc 2011 – 2012
M«n thi: Ng÷ V¨n
Thêi gian: 120 phót (kh«ng kÓ giao ®Ò)
Ngµy thi: 05 th¸ng 7 n¨m 2011
-------------------------------------------
I. Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan (2®)
 §äc kÜ c¸c c©u hái d­íi ®©y vµ chän ®¸p ¸n ®óng (A, B, C hoÆc D) chÐp vµo bµi lµm.
C©u 1: NguyÔn Du viÕt TruyÖn KiÒu dùa vµo cèt truyÖn nµo? 
A. TruyÒn k× m¹n lôc	B. Kim V©n KiÒu truyÖn
C. Hoµng Lª nhÊt thèng chÝ	D. ChuyÖn cò trong phñ chóa TrÞnh
C©u 2: Tõ “®Çu” trong dßng nµo sau ®©y ®­îc dïng theo nghÜa gèc?
A. §Çu b¹c r¨ng long.	B. §Çu t­êng sím sím vÇng d­¬ng mäc.
C. §Çu sóng tr¨ng treo.	D. §Çu sãng ngän giã.
C©u 3: Hai c©u ca dao sau sö dông biÖn ph¸p tu tõ nµo?
Cµy ®ång ®ang buæi ban tr­a
Må h«i th¸nh thãt nh­ m­a ruéng cµy.
A. So s¸nh	B. Èn dô
C. Nh©n ho¸	D. Ho¸n dô
C©u 4: Trong truyÖn ng¾n ChiÕc l­îc ngµ cña NguyÔn Quang S¸ng, khi «ng S¸u vÒ th¨m nhµ, v× sao bÐ Thu kh«ng nhËn cha?
A. V× t¸m n¨m xa c¸ch qu¸ l©u
B. V× b¸c Ba nãi víi bÐ Thu ®ã kh«ng ph¶i lµ cha cña Thu.
C. V× khu«n mÆt cña «ng S¸u cã vÕt thÑo dµi kh¸c víi bøc ¶nh chôp cïng m¸.
D. V× tr«ng mÆt «ng qu¸ xÊu.
C©u 5: §o¹n trÝch Con chã BÊc ®­îc trÝch tõ t¸c phÈm nµo?
A. Nanh tr¾ng.	B. TiÕng gäi n¬i hoang d·.
C. ChiÕc l¸ cuèi cïng.	D. Cè h­¬ng.
C©u 6: Bµi th¬ Mïa xu©n nho nhá ®­îc Thanh H¶i s¸ng t¸c vµo n¨m nµo?
A. 1965	B. 1970
C. 1975	D. 1980
C©u 7: NhËn ®Þnh nµo sau ®©y nãi ®óng vÒ khëi ng÷?
A. Khëi ng÷ lµ thµnh phÇn chÝnh cña c©u.
B. Khëi ng÷ lu«n ®øng sau chñ ng÷.
C. Khëi ng÷ nªu lªn ®Ò tµi ®­îc nãi ®Õn trong c©u.
D. Khëi ng÷ lµ thµnh phÇn duy tr× cuéc giao tiÕp.
C©u 8: Trong phÇn th©n bµi cña d¹ng bµi nghÞ luËn vÒ mét ®o¹n th¬, bµi th¬, ng­êi viÕt cÇn:
A. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ tõng c©u th¬.
B. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ nh÷ng gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬, bµi th¬.
C. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ nh÷ng gi¸ trÞ néi dung cña ®o¹n th¬, bµi th¬.
D. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬, bµi th¬.
II: Tù luËn (8®)
C©u 1: (1,0 ®):
MÆt trêi ®· mäc ®»ng ®«ng.
Tõ ®«ng trong c©u trªn lµ tõ ®Ó chØ ph­¬ng h­íng (ph­¬ng ®«ng). Em h·y t×m thªm hai tõ ®«ng cïng ©m nh­ng kh¸c nghÜa víi tõ ®«ng trong c©u trªn vµ ®Æt c©u víi mçi tõ t×m ®­îc.
C©u2: (2,0 ®): 
	ViÕt mét ®o¹n v¨n theo phÐp lËp luËn diÔn dÞch (tõ 8 ®Õn 10 c©u) víi c©u chñ ®Ò sau:
	M¸i tr­êng lµ n¬i ®Ó l¹i nhiÒu kØ niÖm ®Ñp trong t©m hån häc sinh.
C©u 3: (5,0 ®): 
	Ph©n tÝch ®o¹n th¬:
“Ch©n ph¶i b­íc tíi cha
Ch©n tr¸i b­íc tíi mÑ
Mét b­íc ch¹m tiÕng nãi
Hai b­íc tíi tiÕng c­êi
Ng­êi ®ång m×nh yªu l¾m con ¬i
§an lê cµi nan hoa
V¸ch nhµ ken c©u h¸t
Rõng cho hoa
Con ®­êng cho nh÷ng tÊm lßng
Cha mÑ m·i nhí vÒ ngµy c­íi
Ngµy ®Çu tiªn ®Ñp nhÊt trªn ®êi ”
	(TrÝch Nãi víi con – Y Ph­¬ng)
-------------------- HÕt --------------------
ThÝ sinh kh«ng ®­îc sö dông tµi liÖu. Gi¸m thÞ kh«ng gi¶i thÝch g× thªm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 THANH HOÁ NĂM HỌC: 2011-2012
 Đề chính thức
 Đề A Môn thi: Ngữ văn
 (Đề thi gồm 1 trang) Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2 điểm):
a, Từ “đầu” trong câu ca dao sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Hôm qua tát nước đầu đình
 Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
b, Tìm khởi ngữ trong các câu sau:
 Nó ngơ ngác, lạnh lùng. Còn anh, anh không kìm nổi xúc động.
 (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
c, Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy?
 Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
 (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
Câu 2 (2 điểm):
 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) bàn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân.
Câu 3 (1 điểm):
 Bằng một đoạn văn (khoảng 10 dòng) hãy thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp trong những dòng thơ sau:
 Con là mây và mẹ sẽ là trăng
 Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm
 (Mây và sóng- R.Ta-go)
 Câu 4 (5 điểm):
 “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”.
 Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thành niên trong đoạn trích đã học để làm sáng tỏ nhận định trên.
 ..Hết..
 (Giám thị không giải thích gì thêm)
Së gi¸o dôc h¶i d­¬ng kú thi tuyÓn sinh líp 10 THPT
 H¶i d­¬ng n¨m häc 2011-2012
 M«n thi: Ng÷ V¨n
Thêi gian lµm bµi 120 phót ( kh«ng kÓ thêi gian chÐp ®Ò)
 Ngµy thi: 30 th¸ng 6 n¨m 2011 ( §ît 2)
 §Ò thi gåm 1 trang
C©u 1 (2®):
a, ViÕt ra tê giÊy thi nh÷ng tõ cßn thiÕu trong ®o¹n th¬ sau:
V©n xem.Kh¸c vêi.
Khu«n tr¨ngnÐt ngµi në nang.
Hoa c­êi ngäc thèt ®oan trang.
M©y thua n­íc tãc tuyÕt nh­êng mµu da.
(NguyÔn Du, TruyÖn kiÒu, ChÞ em thuý kiÒu< SGK Ng÷ v¨n 9. tËp I, NXBGD n¨m 2005, trang 81)
b, VÎ ®Ñp cña nh©n vËt Thuý V©n trong ®o¹n th¬ trªn? Qua miªu t¶ vÎ ®Ñp ®ã, NguyÔn Du ngÇm b¸o tr­íc ®iÒu g×?
c, Bót ph¸p miªu t¶ nh©n vËt trong ®o¹n th¬?
C©u 2( 3®)
Em h·y bµy tá suy nghÜ cña m×nh vÒ quan niÖm sau:
H¹nh phóc cña tuæi th¬ lµ ®­îc ®Õn tr­êng.
C©u 3 ( 5®)
T×nh yªu quª h­¬ng , ®Êt n­íc cña nh©n vËt «ng Hai trong trÝch ®o¹n truyÖn Lµng ( Kim L©n, Ng÷ v¨n 9, tËp I, NXBGD n¨m 2005)
---------------HÕt-----------------------
Hä vµ tªn thÝ sinh:Sè b¸o danh:..
Ch÷ ký cña gi¸m thÞ 1:..Ch÷ ký cña gi¸m thÞ 2:..
ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT
KHOÁ NGÀY 27-6-2011-TỈNH QUẢNG TRỊ
Câu 1.(1,5 điểm).
 a.Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
 b.Trong những từ ngữ in đậm sau đây,từ nào còn dùng nghĩa gốc?
 -già nua, già nửa mét, già lửa; trắng tay, trong trắng, thức trắng đêm.
 -ăn ở, ăn ảnh, ăn ý ; đèn đỏ đèn xanh, trò đỏ đen.
Câu 2.(1,5 điểm).
 Khi miêu tả tài sắc chị em Kiều, Nguyễn Du có viết:
... “Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
 Cung thương làu bậc ngũ âm.
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
a.Khổ thơ trên viết về nhân vật nào?
 b.Nội dung hai câu thơ in đậm nói về tài năng nổi bật gì của nhân vật?
Câu 3.(2,0 điểm).
 Viết một đoạn văn ngắn( dưới 300 từ) có sử dụng phép thế,phép lặp và các cụm từ sau: một nắng hai sương, hạt cơm thơm, đầu tắt mặt tối, ghi lòng tạc dạ.
Câu 4.(5,0 điểm).
 Cảm nhận của em về tình cha con sâu sắc và cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. ( Ngữ văn 9- Tập 1)
 ......HẾT.......
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 01.07.2011
Thời gian: 120 phút
Câu 1: ( 1 điểm)
Tìm những từ láy trong đoạn trích sau:
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi. 
(Duy Khán, Bà nội (trích), Ngữ văn 9, Tập 1)
Câu 2: (2.5 điểm)
Trong bài viết Thời gian là vàng (Ngữ văn 9, Tập 2), tác giả Phương Liên viết: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng”. Nhưng có đoạn tác giả viết: “Thời gian là tri thức” Theo em, viết như vậy có mâu thuẫn không? Hãy viết một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày ý kiến của mình.
Câu 3: (1.5 điểm)
Từ “xuân” trong trường hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ? Nói rõ ý nghĩa của việc sử dụng.
 Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
“Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.”
 ( Hồ Chí Minh, Di chúc)
Câu 4: (5 điểm)
Chính Hữu đã viết đoạn kết bài thơ Đồng Chí:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo
Cảm nhận của em về những câu thơ trên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
	ĐĂK LĂK	 NĂM HỌC: 2011 – 2012
ĐỀ THI CHÍNH THỨC	Môn thi: Ngữ Văn
	Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2,0 điểm)
	Hãy chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán trong các câu văn sau:
	a/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
	(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
	b/ Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
	(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
Câu 2. (3,0 điểm)
	Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) bàn về vai trò của sách trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
	Cảm nhận của anh(chị) về hai khổ thơ sau trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
	“Bỗng nhận ra hương ổi
	 Phả vào trong gió se
	 Sương chùng chình qua ngõ
	 Hình như thu đã về
	 Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
	 Có đám mây mùa hạ
	 Vắt nửa mình sang thu”
	(Trích trang 70, SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD năm 2010)
-------------------- Hết --------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen tap cac de thi van vao 10 THPT(1).doc