I. Tiếng Việt: (3 điểm)
Câu1: Xác định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các phát ngôn sau:
a. Bố cục văn bản là sự phân nhóm (các ý và sắp xếp các ý, các nhóm ý trong văn bản theo một trình tự hợp lý
b. Từ làm bổ ngữ chỉ đối tượng thường động từ.
Câu 2: Phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dát bay.
(Chạy giặc- NĐChiểu)
Câu 3:
1/ Tác giả đã dùng phép liên kết nào trong đoạn văn sau?
“Không có gió mà sóng vẫn đổ đều đặn, rì rầm. Nước biển dâng đầy, đặc quánh một màu bạc trắng.”
(Vũ Tú Nam)
a/ Phép lặp. b/ Phép thế. c/ Phép nối.
Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn Môn văn -Tiếng Việt năm học 2005-2006 (Đề môn chung) (150 phút) I. Tiếng Việt: (3 điểm) Câu1: Xác định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các phát ngôn sau: Bố cục văn bản là sự phân nhóm (các ý và sắp xếp các ý, các nhóm ý trong văn bản theo một trình tự hợp lý Từ làm bổ ngữ chỉ đối tượng thường động từ. Câu 2: Phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dát bay. (Chạy giặc- NĐChiểu) Câu 3: 1/ Tác giả đã dùng phép liên kết nào trong đoạn văn sau? “Không có gió mà sóng vẫn đổ đều đặn, rì rầm. Nước biển dâng đầy, đặc quánh một màu bạc trắng.” (Vũ Tú Nam) a/ Phép lặp. b/ Phép thế. c/ Phép nối. 2/ Chỉ ra các từ, tổ hợp từ làm phương tiện của phép liên kết đó. II. Văn học: (2đ) Trình bày ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo trong phần kết truyện ngắn “Người con gái Nam Xương” (Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ). Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tập thơ Ngục trung nhật ký- Hồ chí Minh. III. Làm văn: (5đ) “Trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống, sự sống những rừng cây, những đoá hoa, những tấm lòng nhân hậu”. (Vũ Dương Quĩ- Bình giảng văn học lớp 9) Hãy phân tích truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành long để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Tài liệu đính kèm: