Đề thi vào lớp 10 phổ thông trung học năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

Đề thi vào lớp 10 phổ thông trung học năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

NĂM HỌC 2009-2010

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian; 120 phút.

PHẦN I. (5điểm)

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng muốt một vài bông hoa

( Đồng chí – Ngữ văn 9 – tập 1)

1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến gí trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?

2. Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của từ thoi trong hai câu thơ đó là gì?

3. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 7-10 câu trình bày tình cảm của em về đoạn thơ trên.

PHẦN II. (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong hai đề sau:

Đề 1.

 Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng.

 Bằng hiểu bíêt của em về “Chuyện người con gái Nam Xương”, hãy làm rõ ý kiến trên.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 phổ thông trung học năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
 Quảng trị
 đề chính thức
Đề thi vào lớp 10 phổ thông trung học
Năm học 2009-2010 
Môn: Ngữ văn
Thời gian; 120 phút.
Phần I. (5điểm)
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng muốt một vài bông hoa
( Đồng chí – Ngữ văn 9 – tập 1)
Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến gí trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của từ thoi trong hai câu thơ đó là gì?
Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 7-10 câu trình bày tình cảm của em về đoạn thơ trên.
Phần II. (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong hai đề sau:
Đề 1. 
	Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng.
	Bằng hiểu bíêt của em về “Chuyện người con gái Nam Xương”, hãy làm rõ ý kiến trên.
Đề 2:
	Phân tích bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương
Phòng GD-ĐT Thành phố Hà Tĩnh
Đáp án
Phần 1: 
1. (1,5 điểm)
Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ muốt Câu thơ chép lại là:
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
	Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ : muốt 
Là từ đi kèm với từ trắng để tạo nên từ gép trắng muốt diễn tả mức độ trắng, đẹp của loài hoa lê. Từ điểm không đi kèm với từ trắng để thành từ ghép mà điểm ở đây diễn tả sự thưa thớt. Một vài bông lê trắng, điểm vài nét chấm phá tạo nên vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân.
 2 . (1,5 điểm)
Bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh thoi để diễn tả loài vật là bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Cá thu biển Đông như đàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Nghĩa chung của từ thoi trong hai câu thơ là: nhanh, rất nhiều, tấp nập.
3. (2 điểm)
Viết đoạn văn diễn dịch ( từ 7-10 câu ) trình bày cảm nhận đoạn thơ trên .
Yêu cầu
 Viết đúng đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch .
Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn :mang nội dung khái quát của toàn đoạn văn 
 Các câu khác phát triển ý của câu chủ đề .
+ ý khái quát của đoạn thơ trên là : Cơ sở xuất phát của tình đồng chí được nhen nhóm bởi những con người cùng chung cảnh ngộ , cùng chung mục đích và lí tưởng chiến đấu .
+ Các câu tiếp theo phải nêu được các ý :
Những người lính xuất thân từ những vùng quê nghèo .
Gặp nhau trên chiến trường vì cùng chung mục đích chiến dấu bảo vệ tổ quốc.
Họ sát cánh bên nhau vì lý tưởng cao đẹp : Độc lập , tự do cho dân tộc 
Họ cùng nhau chia ngọt , sẻ bùi trở thành thân quen và trở thành tri kỉ 
Phần 2: 
Đề 1: Học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
A.Về hình thức:
Viết đúng thể loại văn phân tích, chứng minh. Bố cục chặt chẽ, văn viết trôi chảy, chữ đẹp, ít sai lỗi chính tả. 0,5 điểm
B. Về nội dung.
a. Phần mở bài; 0,5 điểm
+ Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ:
là cây bút mở đầu cho nền văn xuôi Việt Nam
tác phẩm “truyền kỳ mạn lục” được mệnh danh là “thiên cổ kì bút”-bút lạ muôn đời. Câu chuyện kể lại dấu ấn trong lòng người đọc là thiên truyện thứ 16: Chuyện người con gái Nam Xương 
Hình ảnh tạo nên sức ám ảnh trong tâm hồn người đọc chính là cáI bóng.
b. Thân bài: 3,5 điểm
	Phân tích và chngs minh vai trò đặc biệt của hình ảnh cái bóng: 
*Luận điểm 1: (1,5 điểm)
Chuyện Người con gái Nam Xương mô típ truyện giống với truyện cổ tích, chuyện gây được ấn tượng trong tâm hồn người đọc bởi hình ảnh cái bóng. Nó làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với chuyện cổ tích.
Đưa con người vào thế giới hư ảo. thực hư, hư thực
Chiếc bóng giữ vai trò thắt nút, mỡ nút câu chuyện.
+ Thắt nút: Lời nói của bé Đản với Trương Sinh khi chàng bế con ra thăm mộ mẹ: “Ô hay, ông củng là cha tôi ư  chẳng bao giờ bế Đản cả” mà nàng Vũ Nương phải chịu nỗi oan tày trời không thể giải bày phải tìm đến Hoàng Giang tự vẫn.
+ Mở nút: Khi nhìn thấy cáI bóng của Trương Sinh trên vách, bé Đản chỉ cái bóng và nói: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Nhìn thấy cái bóng Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ nhưng hối hận thì đã muộn.
* Luận điểm 2: (1,5 điểm) 
Hình ảnh cái bóng góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
- Thể hiện sự ngây thơ của bé Đản
+ Tin vào những gì mẹ nói.
+ Hồn nhiên nêu thắc mắc của mình.
Thể hiện sự vô học, đa nghi, gen tuông mù quáng.
+ Vô học: Không phân biệt được sự vô lý trong lời nói của bé Đản “Thấy mẹ Đản đi Đản cả” -> chỉ có cái bóng của con người mới hành động như thế.
+ Đa nghi, gen tuông, độc đoán: không nghe lời vợ giải bày, không nói ró nguyên nhân, không tin lời hàng xóm, chỉ làm theo ý mình.
+ Đánh đập, mắng chửi vợ, đuổi vợ đi.
Thể hiện tình yêu thương chồng con của Vũ Nương.
+ Nhớ chồng
+ Chỉ bóng mình trên vách nói với con là bố Đản
+ Chung thuỷ.
*Luận điểm 3: (0,5 điểm)
Góp phần tố cáo xã hội phong kiến.
- chiến tranh loạn lạc làm cho cha mất con, vợ mất chồng.
- Xã hội sinh ra những kẻ nam quyền độc đoán 
- Trong xã hội phong kiến hạnh phúc gia đình mong manh như sương khói.
c. Kết bài: 0,5 điểm
	Khẳng định lại gí trị nghệ thuật của hình ảnh cái bóng.
Đề 2:
Về hình thức: 0,5 điểm
Viết đúng thể loại văn ohân tích tác phẩm thơ
Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, chữ đẹp, ít sai lỗi chính tả.
Về nội dung:
Phần mở bài: 0,5 điểm
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Y Phương là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc tày
Thơ ông nhẹ nhàng, bình dị và đậm chất thổ cẩm.
“Nói với con” là một bài thơ hay. Bài thơ là lời tâm sự của người cha với con về hạnh phúc gia đình – cội nguồn của tình yêu thương, truyền thống tốt đẹp của quê hương và sức sống mãnh liệt của người đồng mình.
Thân bài:
Luận điểm 1: (1,25 điểm) 
Hạnh phúc gia đình, tình cảm đầm ấm yên vui, tình quê hương tha thiết, sâu nặng được thể hiện ở 11 câu thơ đầu:
Chân phải trên đầu
+ Hạnh phúc Gia đình là có cha có mẹ
+ Cuộc sống đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.
+ Bước chân con được nâng đỡ bởi bàn tay yêu thương của mẹ cha.
+ Tình yêu thương được bắt nguồn từ chính quê hương 
->Tác giả đã sáng tạo những hình ảnh cụ thể, vừa mang tính khái quát cao mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp văn hoá, về truyền thống nghĩa tình của người miền núi. Đó là cội nguồn của tình yêu thương.
 Luận điểm 2: (1,25 điểm)
Người cha nói với con về sức mạnh truyền thống, lòng chung thuỷ với quê hưong.
 Người đồng mình thương lắm  cực nhọc.
+ Người cha lấy cái cao, xa của vũ trụ làm thứoc đo nỗi buồn và chí hướng của người đồng mình.
+ Khuyên con trân trọng nơi mình sinh thành.
+ Sống hồn nhiên, lạc quan, cần cù để vượt gian khổ.
+ Biết yêu thương, tự hào về người đồng mình.
+ Sống chung thuỷ với quê hưong, dân tộc.
 Luận điểm 3: “1,0 điểm”
Người cha dặn con phải sống xứng đáng với người đồng mình và hãy tự hào về sức sống mãng liệt, tự vươn lên của người đồng mình.
 Người đồng mình thô sơ  nghe con
+ Người đồng mình mộc mạc, thô sơ, nhưng không bao giờ bé nhỏ.
+ Người đồng mình ánh lên vẻ đẹp của tinh thần tự tôn và ý thức bảo tồn cội nguồn. “ Tự đục đá kê  phong tục”
+ Lẽ sống cao đẹp, tự hào về truyền thống quê hương và sức sống mãnh liệt của người đồng mình.
c. Kết bài: (0,5 điểm)
Bài thơ đi vào lòng người bởi sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con.
Lời tâm sự của người cha với con chính là lời trao gữi thế hệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Thi Vao Lop 10 Quang Tri (2009-2010).doc