Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn Ngữ văn

Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn Ngữ văn

Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản chứ không phải là một khái niệm thể loại. Hãy chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định trên.

 A. Đúng B. Sai

2. Nối tên văn bản ở cột A với phương thức biểu đạt ở cột B để có được kết luận chính xác nhất về hình thức của mỗi một văn bản nhật dụng.

 A B

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tự sự và miêu tả

Ôn dịch, thuốc lá Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm

Ca Huế trên sông Hương Thuyết minh và miêu tả

Cuộc chia tay của những con búp bê Nghị luận và biểu cảm

3. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định :

"Khi học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với.".

 

doc 203 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi vào lớp 10
Trung học phổ thông
 Phần đề thi
Đề số 1
I. trắc nghiệm
1. Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản chứ không phải là một khái niệm thể loại. Hãy chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định trên.
 A. Đúng 	 B. Sai	
2. Nối tên văn bản ở cột A với phương thức biểu đạt ở cột B để có được kết luận chính xác nhất về hình thức của mỗi một văn bản nhật dụng.
 A	 B
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình	 Tự sự và miêu tả
Ôn dịch, thuốc lá	 Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương	 Thuyết minh và miêu tả
Cuộc chia tay của những con búp bê	 Nghị luận và biểu cảm
3. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định :
"Khi học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với...........................".
4. Trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Hãy chọn đáp án đúng nhất.
A. Vẻ đẹp của sự hiểu biết sâu rộng.
B. Vẻ đẹp của lối sống giản dị, thanh đạm.
C. Vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Vẻ đẹp của một lối sống hiện đại.
II. tự luận
Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ  trẻ Việt Nam ?
Đề số 2
I. trắc nghiệm
1. Trong các yêu cầu sau, yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của văn bản nhật dụng ? Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
A. Tính văn chương	B. Tính thẩm mĩ
C. Tính mới lạ	D. Tính cập nhật
2. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Mẹ tôi	
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
 C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới	
 D. Thông tin về Ngày Trái  Đất năm 2000
3. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau : Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
 	A. Đúng	B. Sai
4. Những nội dung cụ thể sau tương ứng với những phần nào trong bố cục của văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em". Hãy điền tên từng phần vào trước dấu hai chấm và sắp xếp lại các phần theo trật tự đúng như trong văn bản.
A. ............................: Nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay: khổ cực về nhiều mặt, tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ.
B. .............................: Những điều cần phải làm của từng quốc gia và cộng đồng thế giới, vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.
C. .............................: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
II. tự luận
Khủng bố đang diễn ra hàng ngày tại một số nước và có nguy cơ bùng nổ trên toàn thế giới. Những suy nghĩ của em về vấn đề này ?
Đề số 3
I. trắc nghiệm
1. Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 và lớp 9 đã đề cập tới những vấn đề nào trong các vấn đề sau đây ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Môi trường
B. Văn hoá
C. Dân số và tương lai loài người
D. Quan hệ giữa con người và thiên nhiên
E. Giáo dục
G. Quyền sống của con người
H. Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
I. Hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc
K. Danh lam thắng cảnh
2. Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là nội dung của văn bản nhật dụng nào ?
3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh kết luận về thể loại của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" :
"Về thể loại, văn bản này thuộc loại ................................................".
4. Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em được công bố vào ngày, tháng, năm nào ?
II. tự luận
Có rất nhiều bạn nhỏ bằng tuổi em nhưng phải rời nhà ra kiếm sống ở các thành phố. Suy nghĩ của em về vấn đề này ?
Đề số 4
I. trắc nghiệm
1. Đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng, là biểu hiện cho tính chất gì của văn bản nhật dụng ?
2. Hãy sắp xếp lại hệ thống luận cứ trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" (G.Mac-ket) sao cho chính xác nhất với cách trình bày của tác giả.
A. Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người.
B. Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
C. Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
D. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
3. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau : Bài học quan trọng được rút ra từ văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là : cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
A. Đúng 	B. Sai
II. tự luận
Một số người làm cha, làm mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng con cái và cho rằng : "thương cho roi cho vọt"...
Hãy trình bày những suy nghĩ của em về hiện tượng này.
Đề số 5
I. trắc nghiệm
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một khái niệm từ loại Tiếng Việt.
".................................... là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá đối với sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó".
2. Trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
"Bà về năm đói làng treo lưới
 Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào"
 (Mẹ Tơm - Tố Hữu)
A. ẩn dụ	B. Hoán dụ
C. Cường điệu	D. Nói giảm, nói tránh
3. Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
"Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là.............................,quê ở thành phố ...................................Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng ..............................., trong một xóm lao động nghèo.
".........................................................." là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Đoạn trích "..........................................................." là chương IV của tác phẩm.
4. Trong bài thơ "Nhớ rừng" (Thế Lữ) sự tương phản, đối lập gay gắt giữa hai thế giới, hai cảnh tượng : vườn bách thú chật hẹp và núi rừng hùng vĩ có ý nghĩa thể hiện điều gì ? Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
A. ý thức của nhân vật trữ tình về sự thiếu thống nhất của hiện thực.
B. Nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
C. Sự phủ nhận cuộc sống trước mắt của nhân vật trữ tình.
D. Mơ ước được "tháo cũi sổ lồng" để sống với những gì mình mong muốn của nhân vật trữ tình.
II. tự luận
Nạn phá rừng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. ý kiến của em về vấn đề này.
Hướng dẫn trả lời
Đề số 1
I. trắc nghiệm
Câu 1 : A
Câu 2 : 
 A 	B
Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình	Nghị luận và biểu cảm 
Ôn dịch, thuốc lá	 Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương	Thuyết minh và miêu tả
Cuộc chia tay của những con búp bê	Tự sự và miêu tả 
Câu 3 : Thực tiễn cuộc sống
Câu 4 : C
II. tự luận
Dàn bài
Mở bài: 
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
Thân bài:
1. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử....
Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ?
2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
3. Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
4. Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết bài:
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
Bài viết tham khảo
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác ... dòng người lặng lẽ, trang nghiêm hướng về Bác kính yêu.
+ Cuộc đời của Bác đi qua bẩy mươi chín mùa xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay (Tố Hữu). Hình ảnh kết thành tràng hoa hiểu theo nhiều cách. Đó là những vòng hoa tươi thắm kết lại rực rỡ. Nhưng từ xa nhìn lại cả dòng người nhiều lúa tuổi khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau, trang phục khác nhau tạo nên vòng hoa rực rỡ, hoành tráng nhiều sắc màu nghiêm trang vào viếng Bác.
+ Người đã về với thế giới vĩnh hằng nhưng vẫn sống giữa thiên nhiên. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. Có lúc Ngưòi được ví với mặt trời rực rỡ, có lúc lại như ngủ giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Vẫn biết rằng trời xanh là mãi mãi, Người đã vĩnh viễn ra đi nhưng nhà thơ cũng như bất kì con ngưòi Việt Nam nào vẫn thấy đột ngột, ngỡ ngàng. Trái tim nhà thơ thành kính thiêng liêng, xúc động vì Bác cao cả, vĩ đại nhưng lại gần gũi biết bao.
4. Những ước nguyện của nhà thơ với Bác.
+ Điệp từ muốn làm lặp lại ba lần như những ước nguyện chân thành của nhà thơ với Bác. Niềm xúc động đến thương trào nước mắt.
+ Nhà thơ muốn làm con chim hót quanh lăng Bác mang âm thanh dịu ngọt đến bên Người. Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây mang hương sắc kính dâng lên Người. Hình ảnh cây tre được nhắc lại nhưng không phải hàng tre như ở khổ thơ đầu nữa. Cây tre trung hiếu phát huy được đạo đức truyền thống và mang ý nghĩa của thời đại.
Đáp án
Đề số 4
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
A.a
A
a
B
A
B.b
B
C.c
C
C
C
C
D.d
D
D
Câu8: 
Dềnh dàng
Vội vã
Mùa hạ
Sang thu 
Hương ổi 	Thu 	
Hè 	Nắng
.	Mưa
Sương 	Sấm
II. Tự luận
Câu 1. Đảm bảo các ý cơ bản sau :
1. Giới thiệu khái quát về Hữu Thỉnh (quê Vĩnh Phúc - làm thơ từ cuộc kháng chiến chống Mĩ - Thơ trong sáng, giản dị). Hiện nay là tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
 2. Cảm nhận và phát hiện vẻ đẹp khi thu sang qua các hình ảnh, sự vật. Dòng sông không ồn ào như mùa hạ. "Sông được lúc dềnh dàng" có sự nghỉ ngơi, thảnh thơi, dòng sông chảy chậm lại. Mùa thu đến những đàn chim bay đi tránh rét nên bắt đầu "vội vã". Bầu trời thu được gợi ở hình ảnh mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". Bình giảng được các từ "dềnh dàng", "vội vã", "vắt". Mùa thu về trong sự cảm nhận tinh tế của tâm hồn nhạy cảm. 	 
3. Trong quá trình bình có liên tưởng, so sánh với các bài thơ cùng đề tài mùa thu để thấy Hữu Thỉnh cảm nhận tinh tế, khoáng đạt
Câu 2. Cảm nhận về bài thơ : Sang Thu
1. Giới thiệu nét chính về nhà thơ Hữu Thỉnh (xem câu 1).
2. Bài thơ được sáng tác cuối 1977 là bức tranh thiên nhiên vào lúc giao muà.
a) Phân tích những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu ở khổ thơ đầu của bài thơ.
+ Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió heo may theo hương ổi.
+tâm trạng nhà thơ ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.
b) - Phân tích sự tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
+ Phân tích đặc điểm, tính chất gợi cảm của hệ thống hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
Biến chuyển trong không gian, lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
+ Sang thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
+ Dòng sông tròn một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên ; những cánh chim bắt đầu vội vã buổi hoàng hôn.
+ Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
+ Sấm vẫn còn nhưng bớt những tiếng sấm to, bất ngờ mà mùa hạ thường có. Học sinh phân tích các hình ảnh, cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ diễn tả cảm giác trạng thái : Bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nữa mình. .
c) Phân tích hình ảnh, câu thơ đặc sắc mang hai tầng nghĩa : (2 câu cuối bài).
Nghĩa thực : Hình tượng sấm, hàng cây lúc sang thu.
Tính ẩn dụ : Sấm : Những vang vọng bất thường của ngoại cảnh cuộc dời.
Hàng cây đứng tuổi : Con người từng trải - Khi con người đã từng trãi thì cũng vững vàng hơn trước, những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.
d) - Học sinh cảm nhận được những câu thơ tiêu biểu nhất để làm rõ các ý trên.
- ưu tiên bài viết có sự mở rộng liên hệ sáng tạo phù hợp, giàu cảm xúc.
Đáp án
Đề số 5
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
A.a
A
A
A
A
A
A
A
A
B.b
B
B
B
B
C.c
C
D.d
D
Câu 16: 
Vòng vèo
Chùng chình
II. Tự luận
Đảm bảo các ý sau:
 1. Phân tích được nghịch lí của nhân vật Nhĩ. Đó chính là tình huống truyện. Khi Nhĩ đang trong hoàn cảnh éo le nguy kịch về sức khoẻ mới nhận ra được những giá trị của các sự vật quanh mình : Hình ảnh hoa bằng lăng tím ; bãi bồi sông Hồng ; con đò ; cánh buồm mà trước đây Nhĩ không quan tâm 	 
2. Nêu ý nghĩa nghịch lí này nhà văn muốn phát hiện những quy luật của đời sống và sự trải nghiệm về cuộc đời con người. Người ta thường "bỏ", xem nhẹ cái bình thường, gần gũi, thân thiết để chạy theo cái cao xa vời vợi.	
3. Những triết lí ; suy ngẫm qua sự chiêm nghiệm của Nhĩ 
a) Cuộc sống và số phận con người có đầy những bất thường; những nghịch lí ngẫu nhiên vượt qua cả toan tính của con người.
b) Cuộc đời con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình nhất là khi còn ít tuổi. Chỉ khi đã từng trải hoặc ở một hoàn cảnh nào đó người ta mới nhận thức ra những giá trị đích thực của nó, những giá trị đó bình dị gần gũi quanh ta. Nhưng thường khi thức nhận được thì "lực bất tòng tâm", con người càng khao khát thì sức lực càng cạn kiệt. Nêu được ý nghĩa của "Bến quê" là nơi neo đậu bình yên của đời người. 
c) Nêu được mối quan hệ giữa nghịch lí và những triết lí. Từ nghịch lí rút ra chiết lí về cuộc đoèi. Rút cục đời người vướng quá nhiều vào những cái hư huyền, do dự để rồi khi sắp rời xa nhân thế mới thấy thì đã muộn. Nhưng dù sao, nhận ra điều đó cũng đã tạo ra dáng vẻ buồn nhưng đẹp cho tác phẩm. Đó chính là tài năng xây dựng tình huống truyện để thể hiện tâm trạng nhân vật. Đó cũng là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của truyện ngắn.
Đáp án
Đề số 6
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
A.a
A
A
Đ
A
A
B.b
B
S
B
B
C.c
C
D.d
D
D
Câu5:
Phương Định Sợ máu
Thao mát... như một que kem trắng
 Nho Đôi mắt dài dài, nâu nâu, hay nheo 
 nheo lại như chói nắng.
Câu 12:
Đông Đô 
Thăng Long 
Mến yêu 
Câu 15:
Quả
Quả
Quả
II. Tự luận
Bài Những ngôi sao xa xôi
Đảm bảo các ý cơ bản sau.
1. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên con đường đổi mới.
+ Truyện Những ngôi sao xa xôi ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
2. Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
+ Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Họ phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.
+ Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
3. Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong 
a) Nhân vật Phương Định. 
+ Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương Định thích ngắm mình trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày, tuơng đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt mầu nâu, dài dài, hay nheo nheo như nhói nắng v v.
+ Phương Định là nhân vật kể truyện xưng tôi đầy nữ tính. Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
+ Phương Định là cô gái dũng cảm. Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho ngưòi đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh vì một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường tình. Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ?
+Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường lung linh vv. Những hoài niệm, kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.
b) Nhân vật Thao. 
Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường. ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm, cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.
+ Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của nguời chị cả. Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
+ Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát đó yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tuởng của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
c) Nhân vật Nho. 
+Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu truyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng"
+ Trong đợt phá bom, Nho bị thương nhưng cô là cô gái dũng cảm không hề kêu ca phàn nàn. Chị Thao định báo về đại đội nhưng Nho đã cương quyết Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến cho nhiều người phải lo lắng. ơ, cái bà này ! Sao bà cứ cuống quýt lên như vậy ?
+ Hành động Nho xin Phương Định mấy viên đá trong lúc bị thương tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong. Kẻ thù không thể huỷ diệt đuợc sự sống. Lòng lạc quan yêu đời làm cho các cô vừa trẻ trung, vừa hồn nhiên, tràn đầy nữ tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docBO DE ON THI VAO LOP 10(1).doc