Đề và dàn bài ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Đề và dàn bài ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Bài 1: NHÌN CHUNG VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN

a. Văn học dân gian

- hoàn cảnh ra đời: trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội

- Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới  văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.

- Đặc tính: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản.

- Thể loại: Phong phú: Truyện, ca dao dân ca, vè, câu đố, chèo

- Nội dung: Rất sâu sắc.

 + Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nối nghèo khổ,

 + Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý

 + Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn

 + Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở tương lai.

b. Văn học viết

- Chữ viết: Chữ Hán, Nôm, Quốc Ngữ, tiếng Pháp (NAQ)

Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc  tính dân tộc đậm đà.

- Nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kỳ, thời đại.

 + Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.

 + Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.

 + Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng

 + Ca ngợi lao động xây dựng

 + Ca ngợi thiên nhiên

 + Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha.

 

doc 25 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề và dàn bài ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: NHÌN CHUNG VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN
a. Văn học dân gian
- hoàn cảnh ra đời: trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội
- Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới à văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.
- Đặc tính: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản.
- Thể loại: Phong phú: Truyện, ca dao dân ca, vè, câu đố, chèo
- Nội dung: Rất sâu sắc.
	+ Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nối nghèo khổ,
	+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý
	+ Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn
	+ Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở tương lai.
b. Văn học viết
- Chữ viết: Chữ Hán, Nôm, Quốc Ngữ, tiếng Pháp (NAQ)
Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc à tính dân tộc đậm đà.
- Nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kỳ, thời đại.
	+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.
	+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.
	+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng
	+ Ca ngợi lao động xây dựng
	+ Ca ngợi thiên nhiên
	+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha.
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (chủ yếu là văn học viết)
a. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 19
Là thời kỳ văn học trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến về cơ bản vẫn giữ được nền độc lập dân chủ .
- Văn học yêu nước chống xâm lược: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến, thể hiện khát vọng tự do yêu đương hạnh phúc: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
b. Từ đầu thế kỷ 20 à 1945.
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ: Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.
- Sau 1930: Lãng mạn: Nhớ Rừng (Thế Lữ)
 Hiện thực: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) 
	 Cách mạng: Khi con tu hú (Tố Hữu)
c. Từ năm 1945 à 1975.
- Văn học kháng chiến chống Pháp: Đồng chí, Cảnh khuya, rằm tháng Giêng, Đêm nay Bác không ngủ.
- Văn học kháng chiến chống Mỹ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, những ngôi sao ...
- Văn học về cuộc sống lao động: Đoàn thuyền đánh cá, vượt thác.
d. Sau 1975:
- Văn học viết về chiến tranh (hồi ức, kỷ niệm)
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước đổi mới
3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của Văn học Việt Nam (Truyền thống của văn học dân tộc):
a. Tư tưởng yêu nước: Chủ đề lớn, xuyên suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hy sinh và xả thâm vì tình đồng chí, đồng đội, niềm tin chiến thắng) Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ
b. Tinh thần nhân đạo:
Tinh thần yêu nước và tinh thần thương yêu con người đã hòa quyện thành tinh thần nhân đạo (tố cáo bóc lột, thông cảm với con người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người nhất là phụ nữ, khát vọng tự do hạnh phúc) Truyện Kiều- Nguyễn Du, Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương
c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan:
Trải qua thời kỳ dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh: tạo nên sức mạnh chiến thắng.
Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh và cũng rất hào hùng. Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt.
d. Tính thẩm mỹ cao:
Tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa tinh hoa nhân loại (văn học nước ngoài), văn học Việt Nam không có những tác phẩm văn học đồ sộ nhưng những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, đã chú trọng cái đẹp, cái hay, cái tinh tế, hài hòa (ca dao, tục ngữ, pho Sử thi, tiểu thuyết, thơ ca)
Bài 1. Phân tích bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương
I/ MỞ BÀI:
_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
_ Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
.. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)
KHỔ 1: 
_ Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:
“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.
KHỔ 2:
_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
_ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật
_ Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Trong tâm hồn Bác ngời sáng một vầng hào quang rực rỡ như nguồn sáng của mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, vạn vật. Đó cũng chính là vầng hào quang chói lọi của lí tưởng cách mạng mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
_ Trong trái tim của Bác còn tỏa sáng tình yêu thương nồng ấm, thiết tha đối với dân tộc và đất nước. Nhu nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
_ Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.
KHỔ 3:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm để ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia. Hình ảnh Bác vẫn mãi soi sáng, sát cánh cùng non sông đất nước, trong tâm hồn dân tộc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, Viễn Phương nghe mà “nhói ở trong tim”. Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đii một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu. Cảm xúc ấy dường như đã len lỏi vào từng câu từng chữ, khiến người đọc cũng không khỏi nghẹn ngào.
KHỔ 4:
_ Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Hình ảnh chứa chan cảm xúc “thương trào nước mắt” diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhà thơ lưu luyến, nhớ thương, xúc động, nghẹn ngào, không muốn rời xa người cha già kính yêu
_ Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước anh linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con  ...  sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.”
=> Những lời nói ấy gợi cho người đọc nhiều suy tưởng.
 C. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề:
Đây là một bức tranh đẹp về cuộc sống mới.
Câu chuyện in sâu trong lòng độc giả
---------------------------------------------------
 Bài 15: Tâm trạng Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. 
A. Mở bài:
- Giới thiệu về Nguyễn Du và truyện Kiều.
- Nêu vị trí đoạn thơ.
- Nhận xét chung về đoạn thơ: bức tranh tâm tình, xúc động, bộc lộ tâm trạng của TK.
B. Thân bài: 
Phân tích tâm trạng của TK.
1. Buồn, cô đơn:
Trước cảnh thiên nhiên rộng lớn của lầu Ngưng Bích:
Thời gian: ban đêm
Không gian: rộng lớn mênh mông.
=> Nàng trơ trọi giữa cảnh rộng lớn, hoang vắng.
2. Nỗi nhớ của TK:
a. Nhớ Kim Trọng: nàng tưởng tượng
- Nhìn trăng -> nhớ đêm trăng thề nguyền: Vầng trăng vằng vặc giữa trời
 Đinh ninh hai miệng một lời song song
- Ân hận vì đã phụ tình chàng Kim
- Đưa ra lời thề nguyền: dành trọn tấm lòng của mình cho chàng Kim.
b. Nhớ cha mẹ: xót thương
- Thương cha mẹ: đang tựa cửa ngóng tin con.
- Xót xa cho cha mẹ: đã già mà nàng không tự tay chăm sóc.
=> Nguyễn Du để cho nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau.
Nỗi nhớ ấy hoàn toàn hợp lí, phù hợp với tâm trang của TKiều lúc bấy giờ: buồn, cô đơn -> nhớ Kim Trọng.
Nàng đã phần nào bào hiếu cho cha mẹ: Để lời thệ hải minh sơn
 Làm con trước phải đề ơn sinh thành.
3. Buồn, lo sợ:
- Điệp khúc “buồn trông” cũng là điệp khúc của tấm lòng TK.
- Nàng buồn cho thân phận mình như:
 . Cánh buồm: nay đây mai đó xa quê hương.
 . Cánh hoa: trôi nổi giữa dòng đời xô đẩy.
- Nàng lo sợ cho bản thân mình: sóng gió cuộc đời không biết sẽ xô đẩy cuộc đời nàng về đâu.
=> Nỗi buồn ngày càng tăng lên -> thành nỗi lo sợ.
C. Kết bài:
- Đoạn thơ gồm có 22 câu thơ, đây là đoạn thơ hay nhất trong truyện Kiều.
- Đặc sắc về nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, tả tâm trạng nhân vật.
- Đây là tài năng của Nguyễn Du cộng với tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.
Bài 16: Phân tích bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
A. Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
B. Thân bài:
- Hình ảnh chiếc xe không kính thật độc đáo, mới lạ.
 . Nguyên nhân: Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
 => người nghệ sĩ tài hoa.
- Ca ngợi người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, dũng cảm.
+ Coi thường gian khổ, hy sinh..., có tư thế hiên ngang.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
=> Điệp ngữ: nhìn 	 Hình ảnh thật sống động
Như sa như ùa vào buồng lái
=> So sánh: 
Người lính: Rất thực, rất lãng mạn.
+ Họ luôn lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng:
 . “ừ thì”
 . “cười ha ha”
=> Họ không lùi bước trước gian khổ, tinh thần của họ là “tiếng hát át tiếng bom”. Họ cười để quên đi gian khổ, nguy hiểm.
+ Họ còn là những người có tình đồng đội đồng chí keo sơn gắn bó:
 Những chiếc xe trong bom rơi
 ....... Lại đi lại đi trời xanh thêm.
“bắt tay”: tình đồng chí, đồng đội
 Đó còn là cái chào nhau của những người lính trên chiến trường.
 Đó còn là lời động viên nhau khi găp nhau trên đường hành quân.
“lại đi”: Điệp ngữ: nhiệm vụ của họ vẫn còn ở phía trước.
+ Bốn câu thơ cuối giọng thơ mộc mạc, bình dị:
 Đây là khổ thơ hay.
 Đoàn xe đã chiến thắng bom đạn, tiếp tục ra tiền tuyến, vì tiền tuyến, vì miền Nam.
 “không có”: điệp từ => thể hiện thử thách, gian lao rất nhiều trên đường xe chạy
Câu thơ cuối: trái tim: gan góc, kiên cường, sức mạnh, ý chí chiến đấu vì miền Nam.
C. Kết bài:
- Bài thơ tái hiện lại con đường gian khổ nhưng rất hào hùng của các chiến sĩ lái xe.
- Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn tạo nên cái hay của bài thơ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị như văn xuôi.
 Giọng điệu sôi nổi, vui tươi.
 Hình ảnh thơ rất thực nhưng lại giàu tính biểu cảm.
Bài 18: Phân tích so sánh hình ảnh người lính cách mạng trong hai bài thơ: “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
* Nét giống nhau:
- Đó là những người kính cách mạng, người kính cụ Hồ trong những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
- Họ là những người lính cùng chung lí tưởng: chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi quân xâm lược.
- Họ là những người lính có tình đồng đội, đồng chí keo sơn gắn bó:
.+ Đồng chí: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
+ Bài thơ ...: Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
=> tình đồng đội, sự đoàn kết, động viên nhau và cả sự hứa hẹn lập công.
- Họ là những người kính sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do cho dân tộc.
+ Đồng chí: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
+ Bài thơ ...: “Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe.......có một trái tim.”
* Nét khác nhau:
- Người lính trong bài thơ “Đồng chí”: 
+ Hình ảnh người lính: đẹp và khoẻ khoắn. Người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nên cuộc đời của họ gắn liền với nông thôn, đồng ruộng, họ là những người nông dân mặc áo lính:
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không 
Đi tìm giặc đánh”
 (Nhớ - Hồng Nguyên)
+ Họ là những người lính chiến đấu dũng cảm, nhưng cuộc đời người lính nhiều gian khổ, thiếu thốn:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
- Người lính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Là người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Họ vui tươi, khoẻ khoắn, yêu đời. Họ rất lạc quan vô tư mặc dù cuộc chiến đấu có gian khổ hơn, ác liệt hơn:
 . “Không có kính ừ thì có bụi
 ........ nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
 . “Không có kính ừ thì ướt áo
 ...... Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” 
+ Trải qua bao gian khổ, nguy hiểm, cái chết cận kề nhưng họ vẫn vưở qua -> chở hàng ra tiền tuyến.
 Họ là những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”
 Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét: người chiến sĩ goải phóng quân là con người đẹp nhất.
+ Cái vũ khí làm cho kẻ thù khiếp sợ: Tình cảm thiết tha với tổ quốc với nhân dân, tất cả vì miền Nam, tất cả vì sự thống nhất tổ quốc:
 “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
==========================================
Bài 19: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến được thể hiện trong hai bài thơ: Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
* Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam:
- Phụ nữ Việt Nam cho dù là người kinh hay dân tộc Tà-ôi đề hiền hậu, dịu dàng, thương chồng, thương con, thương cháu...
- Họ có thể hi sinh vì gia đình, vì quê hương, đất nước.
* Người bà: Hiện lên qua hồi tưởng về kỉ niệm của người cháu ở xa.
- Bà nhóm bếp: nhen nhóm niềm tin, sự yêu thương cho cháu dẫu chiến tranh có tàn phá như thế nào cũng không thể phá nổi niềm tin lạc quan ấy trong bà.
- Bà hết lòng chăm nom cháu để bố mẹ cháu yên tâm công tác.
- Bà và bếp lửa đã trở thành hình ảnh thiêng liêng kì diệu đối với cháu.
=> Bà là niềm tin, ngọn nguồn yêu thương của cháu. Đức tin đó truyền sang cháu như ngọn lửa truyền cho thế hệ sau.
* Người mẹ: Chịu đựng gian khổ nuôi con góp phần đánh Mĩ.
- Mẹ làm bao công việc vất vả: mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi...
- Mẹ vượt qua thử thách là nhờ có con. Con là ánh sáng của đời mẹ.
-Người mẹ thương yêu con, mơ cho con có sức mạnh vượt qua gian khó, mơ cho con được sống tự do, hạnh phúc.
- Người mẹ thương yêu bộ đội, bản làng, yêu nước sâu sắc.
 Người mẹ có niền tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng, Bắc Nam sum họp, nước nhà thống nhất
 Người mẹ hiện ra qua lời ru của tác giả và những lời ru của chính mẹ.
=================================
Bài 20: Hãy phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về khắc thời giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu”.
Dàn ý chi tiết
A. Mở bài:
- Đề tài mùa thu trong thơ ca rất phong phú (thơ Nguyễn Khuyến, thơ Xuân Diệu...). Cùng với việc miêu tả cảnh thu, các nhà thơ đều ít nhiều diễn tả những dấu hiệu giao mùa.
- Bài “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao mùa. Bài thơ nhẹ nhàng mà tinh tế, một bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gợi cảm.
B. Thân bài
1. Những dấu hiệu ban đầu của sự chuyển giao mùa.
- Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” (xúc giác: gió mùa thu nhẹ, khô, hơi lạnh) mang theo hương ổi chín (khứu giác).
- Hương ổi; phả vào trong gió se: sự cảm nhận thật tinh tế (vì hương ổi không nồng mà thoảng nhẹ); có sự bất ngờ, cũng có chút khẳng định. Đó là hương vị của làng quê.
- Rồi bằng thị giác: sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi, khiến người vô tình cũng phải để ý. Nghệ thuật nhân hoá đã làm nổi bật điều đó.
- Tất cả các dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như chưa dám khẳng định mà chỉ thấy “hình như” thu đã về mà thôi.
 Chính sự không rõ rệt ấy làm cho các hình ảnh thơ hấp dẫn mọi người.
- Ngoài ra từ “bỗng”, “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
2. Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
- Cái ngỡ ngàng ban đầu đãnhường chỗ cho những cảm nhận tinh tề, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất êm, rất dịu.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi – sông dềnh dàng như con người được lúc thư thả.
- Trái lại, những loaì chim di cư bắt đầu vội vã - chỉ mới là “bắt đầu”
- Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh: Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hoàn toàn thu đề có bầu trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như trong thơ của Nguyễn Khuyến mà vẫn còn mây là vẫn còn tiết hạ nhưng mây đã khô, sáng và trong hơn.
 => Đó là sự duyên dáng của hình ảnh thơ trong thơ Hữu Thỉnh.
3. Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ:
- Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng những nhạt màu dần.
 Đã ít đi những cơn mưa (mưa lớn, ào ạt, bất ngờ...)
 Sấm không to. Không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ là ì ầm xa xa nên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình. => Cách nhân hoá giàu sức liên tưởng thú vị.
- Sự thay đổi rất nhẹ nhàng, không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ ngữ chỉ mức độ rất tinhtế: vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.
C. Kết bài:
- Bài thơ ngắn, lắng đọng chứa nhiều điều thú vị: đó là phát hiện mới mẻ của nhà thơ
 Cái tài của nhà thơ là khiến bạn đọc liên tiếp nhận ra những dấu hiệu chuyển mùa thường vẫn có mà mọi khi ta chẳng cảm nhận thấy
 Những dấu hiệu ấy lại được diến tả rất độc đáo.
- Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, một tài thơ đặc sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_va_dan_bai_on_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_9.doc