Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS năm học 2010 - 2011 môn Lịch sử - Bảng A

Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS năm học 2010 - 2011 môn Lịch sử - Bảng A

Câu Nội dung

1. Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba

 a.Cu Ba hòn đảo anh hùng

 * Cu Ba anh hùng trong chiến đấu

 - Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.

 - Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.

 - Ngày 26-7-1953: 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang.

 - Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu.

 - Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. . Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS năm học 2010 - 2011 môn Lịch sử - Bảng A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së Gd&Đt NghÖ an
Kú thi chän häc sinh giái tØnh líp 9 THCS 
 N¨m häc 2010 - 2011
®¸p ¸n ®Ò chÝnh thøc
M«n: lÞch sö	 - B¶ng a
---------------------------------------------
Câu
Nội dung
1.
	Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba
	a.Cu Ba hòn đảo anh hùng
	* Cu Ba anh hùng trong chiến đấu
	- Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.
- Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.
	 - Ngày 26-7-1953: 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang.
- Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu.
- Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. . Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra
- Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta
- Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi.
	- Tháng 4-1961, được sự giúp đỡ của Mỹ, quân phản động lưu vong đã đổ bộ lên bãi biển Hi ron, hòng tiêu diệt cách mạng Cu Ba. Quân dân Cu Ba đã anh dũng đánh trả tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mỹ, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng
	 Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi đen Ca-xtơ-rô đã tuyên bố trước thế giới : Cu Ba tiến lên CNXH. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã vươn dài sang Mỹ La tinh.
	* Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước
	- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
	- Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH.
	b. Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba:
	- Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp, đó là mối quan hệ, thuỷ chung son sắt...
	- Nêu được những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa nai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động....
	Nêu được những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước
	- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện trên tinh thần hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Sát cánh bên nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của mỗi nước và tham gia tích cực vào những nỗ lực chung, để xây dựng một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn.
 2.
	Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam:
	- Sau một hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin. Người xác định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản.
	* Thời kỳ hoạt động tại Pháp
	- Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
	- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, để đoàn kết lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin đến các dân tộc bị áp bức. 
	- Người tham gia viết bài cho các báo: “Người cùng khổ”, báo “Nhân đạo”, báo “Đời sống công nhân”. Xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
	- Sách báo của Người được bí mật đưa về nước, có tác dụng tuyên truyển, giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê nin, hướng những người Việt Nam yêu nước đi vào con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn.
	* Ở Liên Xô 
	- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.
 	- Năm 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, được bầu là UVBCH. Người trình bày bản tham luận nêu rõ tầm quan trọng về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa. Người học tập, nghiên cứu lí luận cách mạng, thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô
	- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin về cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận đã được Người truyền bá vào nước ta, đó là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
	* Ở Trung Quốc: 
	- Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động, Kể từ thời gian này, bên cạnh tiếp tục giác ngộ về tư tưởng chính trị, Nguyễn Ái Quốc còn xúc tiến mạnh mẽ việc chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng.
	- Tháng 6-1925, Người thành lập và lãnh đạo Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đây là bước chuẩn bị trực tiếp hết sức quan trọng về tổ chức cho sự ra đời của Đảng
	- Người mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Xuất bản báo Thanh niên (1925), in cuốn Đường Cách mệnh (1927).
	- Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào “Vô sản hóa”, qua phong trào, chủ nghĩa Mác-Lê nin ngày càng được truyền bá rộng rãi vào trong phong trào công nhân và trong phong trào yêu nước.
	- Từ đó làm nảy sinh nhu cầu cần phải có một tổ chức Cộng sản thật sự để lãnh đạo phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.
	- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản vào cuối năm 1929.
	- Tuy nhiên, việc xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản dẫn đến đòi hỏi cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng Cộng sản duy nhất. 
	- Bằng tài năng và uy tín của mình Người đã triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 6 tháng 1 năm 1930. 
	- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu thành công quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở nước ta.
3. 
	Trình bày hoàn cảnh và quá trình ban bố lệnh tổng khởi nghĩa. Tóm tắt diễn biến. Nghệ An giành chính quyền vào thời gian nào?
	a. Hoàn cảnh và lệnh ban bố tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945:
	*Hoàn cảnh:
	- Chiến tranh thế giới thứ hai đã đến hồi kết thúc, ngày 14-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
	- Ở trong nước, quân Nhật hoang mang dao động đến cực điểm
	- Toàn thể nhân dân ta sục sôi sẵn sàng vùng lên theo Đảng để giành chính quyền. 
	* Ban bố lệnh tổng khởi nghĩa:
	- Trước những biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta nhận định: Thời cơ cách mạng đã chín muồi, phải khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào.
	- Từ ngày 14 đến 15-8, Đảng tiến hành hội nghị tại Tân Trào, quyết định ban bố lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Thành lập UBKN, ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
	- Ngày 16 và 17 tháng 8, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào. Đại hội đã thông qua quyết định tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
	b. Tóm tắt diễn biến:
	- Ngày 16-8, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, giải phóng quân tiến đánh trại lính Nhật ở Thái Nguyên. Từ 14 đến 18-8, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam đã giành được chính quyền
	Ở Hà Nội.
	- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, khí thế cách mạng của quần chúng càng thêm sôi động, Đội tuyên truyền xung phong và các Đội danh dự thẳng tay trừ khử bọn tay sai đắc lực của Nhật. 
	- Ngày 15-8, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát lớn. Ngày 16-8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi
	- Sáng 19/8, Việt Minh tổ chưc một cuộc mít tinh lớn ở Nhà hát lớn. Hàng chục vạn quần chúng với sự hỗ trợ của tự vệ vũ trang đã chia nhau đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, chiều 19-8, ta giành được chính quyền.
	* Các địa phương khác
	- Ngày 23-8, Huế giành được chính quyền.
	- Ngày 25-8, Sài gòn giành được chính quyền
	- Đến 28-8, Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thắng lợi trên cả nước
	- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
	* Nghệ An dành được chính quyền vào ngày 21/8/1945
- - - Hết - - -

Tài liệu đính kèm:

  • docde_va_dap_an_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_9_thcs_nam_hoc.doc