Giáo án 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 6

Giáo án 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 6

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây -ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh. Biết đọc

doc 137 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn:19/09/2008
	 Ngày giảng:22/09/2008
Thứ 2
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc:
nỗi dằn vặt của an-đrây-ca
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây -ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh. Biết đọc bài với giọng trầm, xúc động thể hiện tâm sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời của nhân vật với lời người kể chuyện. Trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
3. Giáo dục: Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, trung thực, có trách nhiệm với người thân trong gia đình.
II/ Đồ dùng: tranh minh hoạ, bảng phụ.
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (3)
- Y/c học sinh đọc bài Gà trống và Cáo
- Nhận xét, đánh giá. 
1 học sinh đọc còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Luyện đọc
 (10)
- Cho 1 học sinh đọc toàn bộ bài.
- Chia đoạn. (2 đoạn)
+ Đ1: Từ đầu đến mang về nhà.
+ Đ2: Còn lại.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp phát âm, giải nghĩa một số từ.( 3 lượt)
- Đọc mẫu.
- 1 học sinh đọc.
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe.
b, Tìm hiểu bài
 (11)
* Đoạn 1: Cho 1 học sinh đọc, còn lại theo dõi.
- Khi câu chuyện xảy ra An -đrây -ca mấy tuổi ? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
(  9 tuổi. Em sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng)
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? (Nhập cuộc đá bóng với các bạn. mải chơi quên lời mẹ dặn. Mãi mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về)
à Đoạn 1 kể lại chuyện gì ? ( An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn)
* Đoạn 2: Y/c học sinh đọc thầm.
- Chuyện gì xảy ra khi An -đrây-ca mang thuốc về nhà ? (An -đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời)
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
(An-đrây-ca oà khóc khi biết ông đã qua đời. bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết. An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe)
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là cậu bé như thế nào ? 
(.. rất thương yêu ông. Không tha thứ cho mình vì ông sắp chết còn mải chơi bóng, mang thuốc về muộn. An-đrây-ca có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình, trung thực, nghiêm khắc với mình)
à Nội dung của đoạn văn là gì ? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca)
- Đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi cá nhân theo y/c của gv.
c, HD đọc diễn cảm (12)
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Hd, đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu. 
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp
- Lắng nghe
- Đọc theo cặp
- 2 - 3 học sinh đọc.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Cho học sinh nêu nội dung của bài (GV ghi bảng)
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Nêu nội dung bài (2 học sinh)
- Lắng nghe.
Tiết 3: Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp hs đọc, phân tích, xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ. Thực hành lập biểu đồ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các loại toán nêu trên.
 3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
 II/ Đồ dùng: Bảng phụ
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 1
- Y/c học sinh nhắc lại tên bài học trước.
- 1 học sinh nhắc lại. 
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD học sinh làm bài tập
Bài 1
 (10
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu y/c của bài toán.
- Y/c học sinh làm bài.
- Cho học sinh trả lời trước lớp và chữa bài.
* Đáp án:
ý 1: S ý 3: S ý 5: S
ý 2: Đ ý 4: Đ
- Đọc và làm bài.
- Nêu kết quả.
Bài 2
 (12)
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu y/c của bài toán
- Hd học sinh làm từng ý.
- Chữa bài.
* Kết quả:
a, Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b, Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 số ngày là:
 15 - 3 = 12 (ngày)
c, Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
 (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Nêu y/c của bài
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân và chữa bài
Bài 3
 (13)
- Cho học sinh tìm hiểu y/c của bài.
- Hd học sinh vẽ tiếp biểu đồ trên bảng phụ.
- Y/c hs làm bài vào vở. (GV theo dõi, giúp đỡ học sinh)
- Nêu y/c của bài
- Quan sát.
- Thực hiện y/c của gv.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến (Tiếp)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận thức được: Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Kỹ năng: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
3.Giáo dục: Có ý thức tôn trọng ý kiến của người khác.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Y/c học sinh nêu ghi nhớ của bài học Biết bày tỏ ý kiến.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 - 2 học sinh nêu. còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a,HĐ1: 
 (11)
 - Cho học sinh đọc tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa (Đọc phân vai)
- Y/c học sinh thảo luận theo cặp
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa ? bố Hoa về việc học tập của bạn Hoa ?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? ý kiến của bạ Hoa có phù hợp không ?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ?
- Cho học sinh báo cáo kết quả. Nhận xét.
à Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
- Đọc tiểu phẩm.
- Thảo luận theo cặp
- Báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
b,HĐ2:
 (9)
Trò chơi:”Phóng viên”
- Hd học sinh cách chơi dựa vào các câu hỏi sau:
+ Bạn hãy giới thiệu 1 bài hát, bài thơ mình thích.
+ Bạn hãy kể về 1 câu chuyện mà mình thích.
+ Người bạn yêu quý nhất là ai ?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì ?
+ Điều mà bạ quan tâm nhất hiện nay là gì ?
-Y/c học sinh thực hiện chơi trò chơi theo nhóm.
- Cho 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
=> Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
- Lắng nghe gv hd.
- Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
- Lắng nghe.
c,HĐ3: (8)
- Cho học sinh trình bày bài viết, tranh vẽ (BT 4 SGK)
- Nhận xét, đánh giá.
=> Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ đưa ra cũng phải được thực hiện mà chỉ những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trể em.
Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Trình bày BT đã chuẩn bị.
- Lắng nghe.
3. HĐ nối tiếp
 (3)
- Tóm tắt lại nội dung bài.
- Y/c học sinh thực hiện các nội dung thực hành trong SGK
- Lắng nghe.
 Ngày soạn:20/9/2008
	 	 Ngày giảng:23/09/2008
Thứ 3
Tiết 1: Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. Đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian. Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, số trung bình cộng
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các loại toán nêu trên.
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi học toán. Có ý thức khi học tập.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (1)
- Cho học sinh nhắc lại tên bài học hôm trước.
- Nhận xét, đánh giá 
1 học sinh nêu tên bài học trước.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD học sinh làm bài tập
Bài1
 (6)
- Cho 1 HS nêu y/c của bài.
- Y/c học sinh làm bài vào vở.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
a, 2.835.918 b, 2.835.916
c, 2 triệu, 2 trăm nghìn, 2 trăm.
- Nêu y/c 
- Làm bài và chữa bài.
Bài 2
 (6)
- Cho HS nêu đầu bài.
- Y/c học sinh nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên.
- Y/c học sinh làm bài , 1 học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- Nêu đầu bài.
- Nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (9)
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hd học sinh điền các phần còn thiếu vào biểu đồ.
- Y/c học sinh trả lời các câu hỏi của bài tập.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
a, Khối lớp 3 có 3 lớp: 3A, 3B, 3C.
b, Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán. Lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán, lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán.
c, Trong khói lớp 3, lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất. Lớp 3A có ít học sinh giỏi toán nhất.
d, Trung bình mỗi lớp có 22 học sinh giỏi toán.
- Nêu đầu bài.
- Lắng nghe
- Làm bài và chữa bài.
Bài 4
 (7)
- Nêu y/c của bài.
- Y/c học sinh làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
Năm 2000 thuộc thế kỷ XX.
Năm 2005 thuộc thế kỷ XXI
- Thế kỷ XX kéo dài từ năm 2001 à 2100.
- Lắng nghe.
- Làm bài và nêu kết quả.
Bài 5
 (7)
- Cho học sinh nêu y/c của bài tập.
- Hd học sinh làm bài.
- Y/c học sinh chữa bài. Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
+ các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là: 600, 700, 800.
Vậy X là: 600, 700, 800.
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd hs học ở nhà + chuẩn bị cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Chính tả: Nghe- Viết
người viết truyện thật thà
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nghe, viết đúng chính tả, biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Tìm viết đúng chính tả các từ ngữ có chứa âm đầu s/x; các từ láy, các tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, viết, trình bày đúng, đẹp bài viết.
3. Giáo dục: Có ý thức luyện viết, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II/ Đồ dùng: Bảng phụ.
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Y/c 2 hs lên bảng làm BT 2 (a,b)
- Nhận xét.
.- 2 học sinh thực hiện trên bảng còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Hd học sinh nghe viết 
 (21) 
- GV đọc bài viết.
- Y/c học sinh đọc thầm lại đoạn viết.
- Cho học sinh luyện viết 1 số tiếng, từ: Ban -dắc, truyện dài, truyện ngắn (có nhận xét, sửa sai)
- Y/c học sinh gấp SGK, gv đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh nghe, viết.
- Đọc lại đoạn viết cho học sinh soát lỗi.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
- Lắng nghe
- Đọc thầm lại bài viết.
- luyện viết các từ giáo viên y/c.
- Nghe, viết bài
- Nghe, soát lỗi
b, Hd học sinh làm bài tập (12)
BT2
- Cho học sinh đọc nội dung bài 
- Y/c học sinh làm bài.
- Kiểm tra kết quả của học sinh.
BT 3a: 
- Cho học sinh nêu y/c của bài.
- Hd học sinh làm bà ... s đăkt tính và tính.
- Y/c hs làm bài vào bảng con.
- Nhận xét, đánh giá
- KQ:
34123 x 2 = 682462 ; 214325 x 4 = 857300
- Nêu y/c cảu bài tập
- Làm bài vào bảng con. 
Bài 2
 (8)
- Nêu đầu bài.
- HD hs làm 1 ý
- Y/c hs làm bài và trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá
* Kết quả
m
2
3
4
201634 x m
403268
604902
806536
- Lắng nghe
- Làm bài, nêu kết quả.
Bài 3
 (8)
- Cho hs nêu y/c của bài.
- Cho hs nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
- Y/c hs làm bài.(2 hs lên bảng chữa)
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
a, 321475 + 423507 x 2
 = 321475 + 847014
 = 1168489
* 843275 - 123568 x 5
 = 843275 - 617840
 = 225435
- Nêu y/c của 
b ài
- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4
 (8)
- Cho hs đọc đầu bài.
- Hd hs tóm tắt bài toán. Nêu các bước giải.
- Y/c hs làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
 Số truyện của 8 xã vùng thấp là:
 850 x 8 = 6800 (quyển)
 Số truyện của 9 xã vùng cao là:
 980 x 9 = 8820 (quyển)
 Số truyện toàn huyện được cấp là: 
 6800 + 8820 = 15620 (quyển)
 Đáp số: 15620 quyển.
- Nêu đầu bài.
- Cùng giáo viên tóm tắt, nêu các bước giải.
- Làm bài, chữả bài.
3. C2- dặn dò
 (2)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết2: Tập làm văn:
 ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I (Tiết 6)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học. Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện các từ loại đã học, cấu tạo của tiếng.
3. Giáo dục: Có ý thức ôn tập. Có ý thức sử dụng tiếng việt trong giao tiếp.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài
 Bài 1
 (8)
Hd hs làm bài tập
- Cho HS đọc y/c của bài tập 1
- Cho hs đọc đoạn văn. 
- Nêu y/c của bài.
- 1 Hs đọc thành tiếng còn lại đọc thầm đoạn văn.
Bài 2
 (9)
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài 
- Nhắc hs: mỗi mô hình chỉ cần tìm 1 tiếng.
- Cho hs làm bài vào vở và tình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
*Kết quả:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
 a, Ao
ao
ngang
b, dưới
 tầm
 chú
d
t
ch
ươi
âm
u
sắc
huyền
sắc
- Nêu y/c của bài
- Nghe Giáo viên hd 
- Làm bài, trình bày KQ.
- Nhận xét.
Bài 3
 ( 8)
- Cho hs đọc y/c của bài 
- Y/c hs xem SGK trang 27, 32
+ Thế nào là từ đơn ?
+ Thế nào là từ láy ?
- Cho hs làm bài và trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
- Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú.
- Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng.
- Từ ghép: bây giờ, hiện ra, ngược xuôi, cao vút, xanh trong.
- Nêu y/c của bài.
- Đọc ghi nhớ các trang giáo viên y/c.
- Làm bài và trình bày kết quả.
Bài 4
 (10)
- Cho hs nêu y/c của bài.
- Y/c hs xem lại các bài: Danh từ (trang 52); động từ (trang 93)
+ Thế nào là danh từ ?
+ Thế nào là động từ ?
-Y/c hs làm bài theo cặp và trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
- Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước.
- Động từ: rì rào, gặm, rung rinh, hiện ra, ngược xuôi, bay.
- Nêu y/c của b ài.
- Đọc lại bài theo y/c của giáo viên.
- Làm bài và trình bày kết quả.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung của bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Luyện từ và câu: 
 ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ i (Bài đọc thầm)
I/ đề bài
Đọc thâm bài “ Đôi giày ba ta màu xanh’ (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81) 
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý mà em cho là đúng nhất.
1. Nhân vật “tôi” trong bài là:
	a. Chị phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong.
	b. Cậu bé có tên Lái.
	c. Người anh họ.
2. Chị phụ trách đội mơ ước điều gì ?
	a. Học thật giỏi.
	b. Làm công tấc đội.
	c. Có một đôi giày ba ta màu xanh.
3. Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tiên đến trường ?
	a. Rủ Lái đi học.
	b. Thưởng cho Lái chiếc cặp sách.
	c. Thưởng cho Lái đôi giày b a ta m àu xanh.
4. Bài văn “Đôi giày ba ta màu xanh” có mấy từ láy ?
	a. 6 từ.	b. 7 từ.	c. 8 từ.
5. Danh từ riêng là gì ? Lấy ví dụ về danh từ riêng.
II/ Đáp án: Toàn bài 5 điểm . Mỗi câu đúng 1 điểm.
Câu 1: a; 	Câu 2: c; 	Câu 3: c; 	Câu 4: c.
Câu 5: Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa.
Ví dụ: xã Kim Linh
Tiết4: Địa lý
thành phố đà lạt
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết chỉ vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt
- Xác lập được mối quan hệ địa lý gữa địa hình với khí hậu, thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dựa lược đồ, bản đồ, tranh ảnh để tìm kiếm kiến thức.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, yêu quê hương, đất nước.
II/ Đồ dùng: Tranh ảnh. bản đồ, lược đồ.
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 (3)
- Rừng Tây Nguyên có giá trị gì ?
- Nhận xét, đánh giá.
1 nêu, còn lại theo dõi nhận xét.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài 
ả, Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
 (10)
- Y/c học sinh quan sát lược đồ hình 1
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? ở độ cao bao nhiêu mét ?
(... Lâm Viên. ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển)
+ Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào ? (... mát mẻ quanh năm)
- Cho hs đọc mục 1 SGK, quan sát hình 1,2 trang 94
Giới thiệu: Hồ Xuân Hương là hồ đẹp nhất, nằm ở trung tâm, rộng chừng 5km2, có hình như mảnh trăng lưỡi liềm.
- Cho hs nhăc slại đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu của Đà Lạt.
à Nhìn chung cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ giảm khoảng 5 – 60C nên vào mùa hè ở vùng núi thường rất mát mẻ. Vào mùa đông Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nên không lạnh buốt như ở miền Bắc.
- Quan sát lược đồ.
- Trả lời câu hỏi cá nhân.
- Đọc, quan sát tranh, lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe.
b, Đà Lạt – thành phố du lịch, n ghỉ mát
 (9)
- Y/c hs đọc mục 2, 
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát ?
( Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Có các cảnh đẹp tự nhiên: rừng thông, vườn hoa... )
+Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc n ghỉ mát, du lịch ?
(Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn)
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ? (dựa vào lược đồ để kể)
à Đà Lạt có khí trong lành mám mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu về hoa, quả, rau của Đà Lạt.
Đọc và trả lời câu hỏi giáo viên nêu.
c, Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạ
 (9)
- Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa trái, rau xanh ?
(rau, hoa ở đây được trồng quanh năm với diện tích rộng)
- Kể tên một số loại hoa, rau xanh ở Đà Lạt ?
- Vì sao Đà Lạt lại được trồng nhiều loại hoa, quả, rau của xứ lạnh ?
( Đà Lạt có khí hậu lạnh, mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loại rau xứ lạnh)
- Hoa rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
( Chủ yếu được tiêu htụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu. Rau cung cấp cho nhiều nơi ở miền Trung, Nam Bộ)
=> Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là 1 vùng hoa, quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon, có giá trị.
- Đọc mục 3, quan sát tranh và trả lời câu hỏi giáo viên nêu.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài- Cho học sinh nêu bài học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
Lắng nghe. Nêu nội dung bài học.
 	NS:22/10/08
	 NG:24/10/08
Thứ 6
Tiết 1:Mĩ Thuật: Đồng chí Giang dạy
Tiết 2: Toán
tính chất giao hoán của phép nhân
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân
2. Kỹ năng: Vận dụng tính chất này để tính toán, làm bài tập.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, làm tính chính xác.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 3
- Gọi HS lên bảng chữa BT 1b
- Nhận xét, cho điểm.
1HS lên làm.
Còn lại làm vào nháp.
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, So sánh giá trị của 2 biểu thức
 (5)
- Ghi phép tính 3 x 4 và 4 x3; 2 x 6 và 6 x 2
7 x 5 và 5 x 7.
- Y/c hs tính và so sánh giá trị của từng cặp 2 biểu thức đó.
- Nêu kết quả và rút ra nhận xét
3 x 4 = 4 x 3; .
b, Viết kết quả vào ô trống
 (7)
- Kẻ sẵn bảng như SGK
- Y/c hs lên ghi phép tính và kết quả vào từng dòng của bảng.
- Y/c hs so sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp.
( Kết quả của a x b và b xa trong mỗi trường hợp đều bằng nhau.)
- Em có nhận xét gì về vị trí của thừa số a, b trong 2 phép tính a x b và b x a.
( Đổi vị trí các thừa số a,b trong phép tính nhưng kết quả không thay đổi)
=> Đó chính là tính chất giao hoán của phép nhân.
* Cho hs nêu quy tắc.
- Theo dõi.
- Ghi phép tính và kết quả.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nêu quy tắc.
c, Luyện tập
HD hs làm bài tập.
Bài 1
 (4)
- Cho HS nêu đầu bài.
- Nêu phép tính, y/c hs giải miệng.
- Nhận xét. Cho hs nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân.
- Kết quả:
a, 4 x 6 = 6 x 4 207 x 9 = 9 x 207
b, 3 x 5 = 5 x 3 2138 x 9 = 9 x 2138
- Nêu đầu bài.
- Lắng nghe, nêu kết quả.
Bài 2
 (5)
- Cho HS nêu đầu bài.
- HD hS làm bài (Dựa vào t/c giao hoán của phép nhân chuyển phép tính đã cho về phép tính đã học)
- Y/c hs làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
a, 1357 x 5 = 7785 b, 40263 x 7 = 281841
7 x 853 = 853 x 7 5 x 1326 = 1326 x 5
 = 5971 6630
- Nêu đầu bài.
- Lắng nghe.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (7)
- Cho HS nêu đầu bài.
- HD hS làm bài
- Y/c hs làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá. 
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4 
 (5)
- Cho hs nêu y/c của bài tập.
-HD hs làm bài.
- Y/c hs chữa bài. Nhận xét.
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết3: Tập làm văn:
ôn tập và kiểm tra giữa kỳ I 
( bài kiểm tra Viết)
A/đề bài:
I/ Chính tả: (nghe - viết) 20 phút 
bài “Trung thu độc lập” từ “Ngày mai . to lớn, vui tươi” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 66)
II/ Tập làm văn:
Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể dưới mỗi tranh, kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu” (SGK Tiếng Việt 4, tập1 trang 64)
B/Hướng dẫn chấm
I/ Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đủ đoạn văn, sạch sẽ: 5 điểm.
- Viết sai một lỗi (phụ âm đầu, vần hoặc thanh trừ 0,25 điểm)
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn GV linh hoạt cho điểm theo các mức sau: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5.
II/ Tập làm văn (5 điểm)
- Kể lại được cốt truyện theo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Viết đúng ngữ pháp, rõ rang, trình bày sạch sẽ: 5 điểm.
- Thiếu mở bài trừ 1 điểm.
- Thiếu thân bài trừ 3 điểm
- Thiếu kết luận trừ 1 điểm.
Tiết 4: Sinh hoạt: 
 Nhận xét chung tuần 10

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 6-10.doc