- Biết rõ; vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.trình bày và xác định được: KT, VT, KTG, VTG, KTĐ, KTT, NCB, NCN.
- Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì và ý nghĩa hai loại: TLS và TLT. Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ .
- Xác định được các hướng trên sơ đồ, toạ độ địa lí của một điểm.
- Hiểu cách thể hiện địa hình trên bản đồ.
Tuần 1/9 Chủ đề 1. TRái đất 1. Mục tiêu: 1. Kiến thức; - Biết rõ; vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.trình bày và xác định được: KT, VT, KTG, VTG, KTĐ, KTT, NCB, NCN. - Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì và ý nghĩa hai loại: TLS và TLT. Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ . - Xác định được các hướng trên sơ đồ, toạ độ địa lí của một điểm. - Hiểu cách thể hiện địa hình trên bản đồ. - Hiểu và trình bày được các vận động của Trái Đất ( hướng, thời gian, hệ quả), - Trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất. - Biết sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất.Phân biệt đựoc LĐ và CL. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức giải các bài tập về bản đồ, trình bày các vấn đề theo câu hỏi liên quan đến Trái đất, bản đồ và các quy ước trên BĐ. 3. Thái độ: - Hứng thú học tập, yêu bộ môn. II. Nội dung bồi dưỡng cơ bản. 1. Lý thuyết. a.- Trái Đất và Cách biểu hiện: - TRái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời, TĐ có dạng hình cầu, KT: rất lớn (510 triệu km2). - Cách biểu diễn: Bản đồ, Địa cầu với các quy ước: + Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực bắc- nam ( 360 đường KT). + KTG: đi qua đài thiên văn Grinuýt ( Nước Anh) và mang số 0). + Vĩ tuyến: Là đường vuông góc với đường KT ( 180 đường VT). + VTG: là đường xích đạo và đánh số 0). + NCB: từ xích đạo lên cực bắc + NCN: từ xích đạo đến nửa cầu nam. + KTĐ: bên phải KTG, + KTT: Bên trái KTG +Tỉ lệ bản đồ: là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. + Dựa vào các đường KVT để xác định phương hướng trên bản đồ: KT: đầu trên : hướng bắc, đầu dưới: hướng nam. VT: bên phải: hướng đông, bên trái: hướng tây. ( Những bản đồ không thể hiện đường KVT thì dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc) + Toạ độ địa lí của môt địa điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó . Cách viết toạ độ ĐL: KĐ viết trên, vĩ độ viết dưới. - Có hai cách thể hiện địa hình trên bản đồ là thang màu và đường đồng mức. Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng dộ cao.. b. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi ( hay lớp nhân). - Đặc điểm của ba lớp: Bảng SGK địa lý 6 tr 32. - Phần vỏ: + Có 6 lục địa:( theo thứ tự diện tích giảm dần) á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam cực, Ôxtrâylia. + Có 4 đại dương ( theo thứ tự diện tích giảm dần): Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. + Nửa cầu bắc tập trung nhiều lục địa, nửa cầu nam tập trung nhiều đại dương. + Lục địa: Chỉ có phần đất liền xung quanh bao bọc bởi đại dương không kể các đảo ( về mặt tự nhiên) + Châu lục: Bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo ở xung quanh là những bộ phận không thể tách rời của các quốc gia trong châu lục( về măt văn hoá, lịch sử). 2: Câu hỏi ôn tập: Nội dung 1. Cho biết vị trí của trái đất trong hệ mặt trời? Nêu ý nghĩa của vị trí trái đất trong hệ mặt trời? BT sư tầm: Giải thích vì sao Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ MT có sự sống. Nội dung 2: Thế nào là đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc? - Cho biết số đường vĩ tuyến, kinh tuyến, số đường vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, số đường kinh tuyến Đông, Tây (nếu cứ cách 10 vẽ 1 đường vĩ tuyến, kinh tuyến) - Thế nào là đường kinh tuyến đổi ngày? - Cho biết ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến? - Tỷ lệ bản đồ được biểu thị như thế nào? Cho biết ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? (giải bài tập: 2,3 sgkt14) BT: Trờn bản đồ cú tỉ lệ 1/30.000.000 a. Khoảng cỏch đo được trên bản đồ từ Hà Nội đến Hải Phũng : 6,5cm . Vậy thực tế là bao nhiờu km? b. Khoảng cỏch đo được trên thực tế từ Thanh Hoỏ đến Đà Nẵng : 360 km Vậy trờn bản đồ là bao nhiờu cm? c. Khoảng cách từ điểm A đến điểm B trên bản đồ là 7 cm. biết tỉ lệ của bản đồ đó là: 1: 10000. Tính khoảng cách trên thực tế giữa hai điểm A và B?. Nội dung 3: Xác định phương hướng trên bản đồ? - Thế nào là kinh độ – vĩ độ của 1 điểm? Toạ độ địa lí? Cách viết toạ độ địa lí? BT sưu tầm: 1 ngôi nhà ở cực Bắc xung quanh nhà đều làm cửa sổ hỏi các cửa sổ đó quay về hướng nào? 2. Một cơn bão mạnh xuất hiện ở Biển Đông tại vị trí A có toạ độ địa lí là: 100B, 1150Đ đang di chuyển theo hướng Tây, hỏi: Sau 10 giờ, vị trí tâm bão nằm ở toạ độ địa lí nào, cho biết vận tốc tâm bão đạt 22,2km/h và độ dài của cung 10 kinh tuyến là 111km. Giả sử trong thời gian trên bão thay đổi vận tốc, phương hướng và di chuyển đến toạ độ 150B, 1100Đ, hãy xác định hướng di chuyển của bão. 3. Xỏc định kinh độ địa lớ của điểm A . Biết điểm A là 12 giờ và giờ kinh tuyến gốc là 7 giờ Nội dung 4: Cách biểu hiện độ cao trên bản đồ? Thế nào là đường đồng mức? Dựa vào đường đồng mức cho ta biết đặc điểm gì của địa hình? Tuần 2/9 Chủ đề 2. Vận động của Trái Đất 1. Mục tiêu: 1. Kiến thức; - Hiểu và trình bày rõ được các vận động của Trái Đất ( hướng, thời gian, ) - Trình bày và giải thích được các hệ quả của các vận động của Trái Đất. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức giải các bài tập về tính giờ; hiện tượng ngày đêm, các mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa 3. Thái độ: - Giáo dục thế giới quan khoa học cho HS. - Hứng thú học tập, yêu bộ môn.. II. Nội dung bồi dưỡng cơ bản. 1. Lý thuyết. Bảng mô tả: Vận động của Trái Đất Vận động Đặc điểm Vận động tự quay quanh trục Vận đông quay xung quanh Mặt Trời. Hướng Tây -> đông Tây -> đông Thời gian quay 1 vòng 24 h 365 ngày 6 h Hệ quả - Hiện tượng ngày đêm, giờ khu vực. - Sự lệch hướng các vật chuyển động - Hiện tượng các mùa. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn 2. Câu hỏi và bài tập. Nội dung 1: Tự quay của TRái Đất quanh trục; BT 1. - Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm trên trái đất? Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? khi trái đất quay quanh trục có những điểm nào quay tại chỗ? điểm nào có sự thay đổi vị trí nhiều nhất? - Thời gian TĐ tự quay 1 vòng quanh trục? - Chia bề mặt trái đất thành bao nhiêu múi giờ (KV giờ)? Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh độ? Cho biết khu vực giờ gốc? Thế nào là giờ quốc tế (hay giờ GMT), giờ địa phương? BT2: Khu vực 7 (VNam) là 9 giờ, 13 giờ, hỏi khu vực 19(Niu Iooc) là mấy giờ? BT3: Vào lỳc 19h ngày 15.2.2003 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lỳc đú là mấy giờ, ngày bao nhiờu tại cỏc địa điểm sau: a. Xeun:120oĐ ; b. Matxcơva : 30oĐ ; c. Pari: 2oĐ; d. Lot Angiơ let :120oT (Cho biết Hà Nội :105oĐ) BT4: a. Nhõn dịp năm mới , bạn Hà ở Quảng Ninh ( mỳi giờ thứ 7) ,đỳng 1h ngày1.1.2004 gửi thiệp chỳc mừng 1 bạn ở Ha-ba-na( Cu Ba) thuộc mỳi giờ 19 , sau 2 tiếng thỡ bạn ở Ha-ba-na nhận được . Hỏi lỳc đú là mấy giờ, ngày bao nhiờu ? b.Cho biết hệ quả chuyển động của trái đất quanh trục. Nội dung 2. Vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 1. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng nào? hướng nghiêng, độ nghiêng của trục trái đất trong khi chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo? (quỹ đạo là đường di chuyển của TĐ quanh MT) 1. Trình bày các hệ quả của trái đất quanh mặt trời? (Năm tháng- các mùa – hiện tượng ngày dêm dài ngắn theo mùa- hiện tượng thuỷ triều- chuyển động biểu kiến của mặt trời.) BT1: Nếu TĐ chuyển động quanh MT nhưng không tự quay quanh trục thì hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt TĐ? 10) Vẽ hình thể hiện vị trí của trái đất quanh mặt trời ở vị trí các ngày : 22/6, 23/9, 22/12, 21/3 và cho biết các hiện tượng địa lí xảy ra ở 4 ngày trên BT2: Ngày 22/6 có phải là ngày nóng nhất của nửa cầu Bắc không? vì sao? BT3: Tại sao trong 1 năm ta thấy có 2 lần bóng của ta lại là 1 hình tròn trên mặt đất vào lúc 12h trưa? hiện tượng trên có đúng với mọi địa điểm trên bề mặt trái đất không? BT4. Giải thích câu tục ngữ “ đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng 10 chưa cười đã tối” Hiện tượng trên có đúng với mọi địa điểm trên TĐ không? nơi nào trên TĐ xảy ra hiện tượng tương tự nhưng trái ngược về thời gian với hiện tượng nêu trên? Trên Trái Đất có 24 khu vực giờ: mỗi khu vực giờ rộng 15 kinh tuyến. Khu vực giờ gốc là khu vực có kinh tuyến gốc đi qua. Việt Nam thuộc khu vực giờ thứ 7. Tuần 3/9 Chủ đề 3. Địa hình bề mặt Trái Đất 1. Mục tiêu. - Kể tên được các dạng địa hình chính trên Trái Đất: Núi, cao nguyên, đồng bằng, Địa hình Cacxtơ - Phân biệt được độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. - So sánh sự khác nhau giữa các dạng địa hình. 2. Phương pháp. PP quan sát, vấp đáp, thuyết trình 3. Nội dung bồi dưỡng cơ bản 1. Lý thuyết: - . Phân biệt độ cao tương đối và độ cao tuỵệt đối. + ĐC tuyệt đối: là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ điểm đó đến mực nước biển trung bình. + ĐC tương đối: Là k/c theo chiều thẳng đứng từ điểm đó đến điểm thấp nhất của chân. - Các dạng địa hình chính trên bề mặt Trái Đất. Nội dung bảng sau: Dang ĐHchính Độ cao Đặc điểm Núi Tuyệt đối từ 500m trở lên - Núi có ba bộ phận: Chân, sừôn, đỉnh. - Căn cứ vào độ cao: Núi thấp (< 1000m) núi TB (1000-2000m) núi cao ( 2000m ). - Căn cứ vào đặc điểm hình thái có núi già núi trẻ Đồi Tương đối 200m Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải Cacxtơ tuyệt đối từ 500m trở lên Là địa hình núi đá vôi có nhiều dạng khác nhau phổ biến có đỉnh nhọn sắc, sườn dốc đứng. Trong núi đá vôi có nhiều hang động Đồng bằng Tuyệt đối < 200m Bề mặt bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Về nguồn gốc có hai loại: ĐB bóc mòn và ĐB bồi tụ Cao nguyên Tuyệt đối từ 500m trở lên Bề mặt bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có sườn dốc Sơn nguyên Từ 500m trở lên Là khu vực núi rộng lớn tương đối bằng phẳng trong đố có các dãy núi xen lẫn cao nguyên - Đồi là khu vực chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng. - Điểm giống và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng: + Giống nhau: bề mặt bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. + Khác nhau: CN cao từ 500m trở lên và có sườn dốc, ĐB cao < 200m và không có sườn dốc - Có thể xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. 2. Câu hỏi và BT 1. Có các dạng địa hình nào trên bề mặt TĐ, nguyên nhân hình thành, sự khác nhau cơ bản giữa các dạng địa hình, giá trị các dạng địa hình? 2. Phân biệt núi cao, TB, thấp, núi già, trẻ? Núi uốn nếp, núi đoạn tầng? 3. độ cao tuyệt đối là gì? Thế nào là địa hình Cacxtơ? 4. Giải thích sự hình thành các nhũ đá , măng đá trong hang động? 5. Tìm độ cao của các điểm địa hình dựa vào đường đồng mức – Bài thực hành tiết 11 SGK. Tuần 4/9 Chủ đề 4. Lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu 1. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết thành phần của không khí, trình bày được đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí., giải thích được nguyên nhân hình thành và T/C của các khối khí - Phân biệt được thời tiết và khí hậu. trình bày được KN về nhiệt độ không khí, biết cách tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm. - Phát biểu được KN khí áp và gió trên Trái Đất, biết sự phân bố khí áp và gió trên Trái Đất. - Biết sự phân bố lượng mưa trên thế giới. - Kể tên và xác định được các đới khí hậu trên Trái Đất, trình bày được đặc điểm của mỗi đới. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức giải các bài tập về các hiện tượng thời tiết và khí hậu, cá hoàn lưu khí quyển và các đới khí hậu trên Trái Đất. 3. Thái độ: - Giáo dục thế giới quan khoa học cho HS. - Hứng thú học tập, yêu bộ môn.. II. Nội dung bồi dưỡng cơ bản. 3.1: Lý thuyết. - Thành phần của không khí gồm các khí: Ôxi (21%), Nitơ (78%), Hơi nước và các khí khác (1%). - Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng:Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. + Tầng đối lưu: +) Dày: 0- 16m. +) Tập trung 90% không khí của khí quyển. +) Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. +) Nhiệt độ giảm dần theo chiều cao TB 0,6 0C/100m. +) Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. + Tầng bình lưu: +) Dày: 16- 80km. +) Có lớp Ôzôn ( tập trung nhièu ở km 28) có vai trò hấp thu các tia bức xạ có hại cho sự sống, ngăn cản không cho xuống mặt đất. + Các tầng cao của khí quyển: từ km 80 trở lên, không khí cực loãng và hầu như không có quan hệ trực tiếp với đời sóng con người. - Các khối khí: Bảng SGK Địa lí 6 tr 54. Khối khí luôn di chuyển. làm thay đổi thời tiết. .- Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn. - Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm. - Nhiệt độ không khí.: Không khí hấp thụ một phần rất nhỏ năng lượng nhiệt Mặt Trời. Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ do đó đất nóng lên toả lại nhiệt vaò không khí đó chính là nhiệt độ của không khí. - Đo nhiệt độ của khồng khí phải đặt nhiệt kế trong bóng râm cách măt đất 2m - Nhiệt độ TB ngày= tổng nhiệt độ các lần đo/ số lần đo. - Nhiệt độ tb tháng = Tổng nhiệt độ tb ngày/ số ngày trong tháng. - Nhiệt độ Tb năm = Tổng nhiệt độ trong 12 tháng/ 12 - Sự thay đổi nhiệt độ không khí. + Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ gần hay xa biển + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên ca nhiệt đô càng giảm( tầng đối lưu) + Không khí ở vĩ độ thấp nóng hơn ở vĩ độ cao - Khí áp : +KN:Là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. + Phân bố: Thành các đai thấp, cao từ xích đạo lên cực. - Gió: + KN: Là sự chuyển động của không khí từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp. + Các loại gió chính : +) Gió Tín phong( Khoảng 300B -> 300N). +) Gió Tây ôn đới: ( Khoảng 300 đến 600 ở cả hai bán cầu. +) Gió Đông cực: ( khoảng từ 600 đến cực ở cả hai bán cầu). - Phân bố lượng mưa: Không đều. từ xích đạo lên cực: + Giảm dần từ xích đạo về chí tuyến. + Tăng từ chí tuyến đến ôn đới. + Giảm từ ôn đới đến cực - Theo ví độ : trên Trái Đất có năm đới khí hậu: Một đới nóng, hai đới ôn hoà và hai đới lạnh - Đặc điểm các đới khí hâu: bảng sách thiết kế bài giảng Địa lý 6 tr 100. 2. Câu hỏi và BT: Nội dung 1. BT1: Cho biết nhiệt độ tại địa điểm A là 250C, điểm B là 190C, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa 2 điểm trên. BT 2: Cho biết 4 loại khối khí trên trái đất? nguyên nhân hình thành? căn cứ vào đâu để phân biệt các loại khối khí? BT 3: Giải thích tại sao khi đo nhiệt độ không khí lại phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m và đo vào 3 thời điểm lúc 5h, 13h, 21h. Nội dung 2. Câu hỏi 1.a. Khí áp là gì? Nguyên nhân hình thành các đai khí áp? vẽ hình và điền các khu áp cao, thấp trên trái đất. b. Thế nào là hoàn lưu khí quyển? Nguyên nhân sinh ra gió. Bài tập1 a. Vẽ hình thể hiện phạm vi hoạt động của gió tín phong, gió tây ôn đới, gió đông cực trên trái đất. b. Giải thích quá trình hình thành gió tín phong, tại sao hướng gió tín phong ở nửa cầu B và N đều bị lệch hướng khi di chuyển về xích đạo? ứng dụng của gió tín phong? Bài tập2. a. Nguyên nhân dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước? Ngưng tụ hơi nước sinh ra hiện tượng gì? b. Sự phân bố lượng mưa trên trái đất xảy ra như thế nào? giải thích? Bài tập 3. a. Vẽ hình giới hạn của các đới khí hậu trên trái đất. b. Trình bày đặc điểm khí hậu của đới nóng- đới ôn hoà- đới lạnh. Tuần 1/10 Chủ đề 5. Sông và hồ, biển và đại dương 1. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Biết các KN: sông chính, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu lượng, thuỷ chế sông, lưu vực sông. - Biết KN hồ, phân loại hồ. - Biết KN biển, độ muối của biển, các hình thức vận động của nước biển và đại dương. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức giải các câu hỏi và bài tập về thủy chế, vận động của dòng biển và đại dương. - Phân tích biểu đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục thế giới quan khoa học cho HS. - Hứng thú học tập, yêu bộ môn.. II. Nội dung bồi dưỡng cơ bản. A Lý thuyết: 1. Sông: - Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. - Phụ lưu: các sông đổ vào sông chính. - Chi lưu: các sông thoát nước cho sông chính. - Hệ thống sông: sông chính + phụ lưu + chi lưu. - Lưu vực sông: vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. - Lưu lượng: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong một giây đồng hồ. - Thuỷ chế sông: là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. 2. Hồ - Hồ: là khoảng nước đọng tương đối rộng và sẩutong đất liền. + Dựa vào T/c của nước : Hồ nước mặn và hồ nước ngọt. + Dựa vào nguồn gốc: hồ là vết tích của khúc sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo. 3. Biển - Biển : là một bộ phận của đại dương, nằm gần lục địa. - Độ muối TB của biển và đại dương là 35‰ . - Nguyên nhân: do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá từ trong lục địa đưa ra. - Vận động của nước biển: Sóng, thuỷ triều, dòng biển. + Sóng: Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chièu thẳng đứng. gió là nguyên nhânn chính tạo ra sóng. + Thuỷ triều: là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì. nguyên nhân: là do sức hút của mặt trăng và một phần mật trời. + Dòng biển: là sự chuyển động nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương. Nguyên nhân chính: là do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất B. Câu hỏi và BT: Câu hỏi 1. Biển là gì? sự chuyển động của nước biển sinh ra hiện tượng gì? Thế nào là sóng- thuỷ triều- dòng biển? Câu hỏi 2: Nguyên nhân sinh ra dòng biển? Nêu ý nghĩa của dòng biển? Câu hỏi 3. Thế nào gọi là sông? hệ thống sông? Dòng sông giống, khác dòng biển ntn? Câu hỏi 4. Hồ là gì? nguyên nhân hình thành hồ? Cho ví dụ? Câu hỏi 5. Cho biết các nhân tố hình thành đất trồng? Thành phần của đất? Tuần 2/10 Chủ đề 6. Thành phần nhân văn của môi trường 1. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Trình bày được KN: dân số, mật độ dân số, gia tăng dân số, bùng nổ dân số. - Biết cách khai thác thông tin tháp dân số, nguyên nhân của gia tăng dân số nhanh và BNDS, hậu quả của BNDS. - Biết sự phân bố dân cư không đều trên thế giới và những vùng đông dân trên thế giới. - Nhận biết được đặc điểm hình thái và phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. - Trình bày được đặc điểm cơ bản của QCNT và QCĐT - Biết vài nét về LS phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. 2. Kỹ năng: - Phân tích biểu đồ, lược đồ. Vận dụng kiến thức vào giải thích các vấn đề dân cư nảy sinh. 3. Thái độ: - Hứng thú học tập, yêu bộ môn II. Nội dung bồi dưỡng cơ bản. 1 : Lý thuyết Nội dung 1: Dân số - Dân số: Tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất địnhđược tính ở môtj thời điểm cụ thể. - Mật độ dân số: Số cư dân TB sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ ( ĐV: người/ km2). - Tháp tuổi: Là một biểu đồ cho biết đặc điểm cụ thể của dân số như giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tai và tương lai của địa phương. có ba dạng tháp tuổi: Tháp DS trẻ, tháp DS già, tháp DS ổn định. - Gia tăng dân số: = tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử. - Bùng nổ dân số: Dân số tăng nhanh và đột ngột ( khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên 2,1%. - Nguyên nhân của gia tăng dân số nhanh và BHDS: nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực KT – XH và y tế. số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, tâm lí sinh nhiều con, trọng nam khinh nữ... - Hậu quả của gia tăng dân số nhanh và BNDS: + Kinh tế: chậm phát triển... + Xã hội: gánh nặng về việc làm, y tế giáo dục không đảm bảo... + Môi trường: Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững.xz Nội dung 2: Phân bố dân cư. Các chủng tộc – Quần cư và đô thị hóa. - Dân cư thế giới phân bố không đều: tập trung đông ở đồng bằng châu thổ, những đô thị, những nơi có khí hậu tốt, giao thông thuận tiện, điều kiện sống thuận lợi. - Đặc điểm hình thái và khu vực phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. Chủng tộc Đặc điểm hình thái Phân bố Môn gô lô ít Da vàng, tóc đen, mượt, mắt đen, mũi tẹt. chủ yếu ở Châu A ( trừ Trung đông) Châu Mĩ, Châu Đại Dương ơ rô pê ô ít Da trắng, tóc nâu hoặc vàng, mắt xanh hoặc nâu, môi mỏng, mũi cao Chủ yếu ở Châu Âu trung và Nam á. Trung đông Nê grô ít Da nâu đậm, đen. tóc xoăn đen, mắt đen, mũi thấp, môi dày. Chủ yếu ở Châu Phi, Nam ấn Độ - Đặc điểm của QCNT và QCĐT. SGK Địa lí 7 tập một tr 20. - Đô thị xuất hiện rất sớm và mạnh nhất ở thế kỉ XIX. 2: Câu hỏi và Bài tập: - Phân tích biểu đồ dân cư và tháp tuổi - Dạng bài tập về tính mật độ dân số. : Bài tâp 2 SGK Địa lí 7 tr 9. - BT phần chương I trong ”Kiến thức Kỹ năng địa lý 7.”
Tài liệu đính kèm: