Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9

A- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN :

I-NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT:

1. Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

2. Phân tử: là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

3. Nguyên tố hóa học: là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số prôton trong hạt nhân.

4. Đơn chất: là những chất được tạo nên từ một NTHH.

5. Hợp chất: là những chất được tạo nên từ hai NTHH trở lên.

II- MOL VÀ THỂ TÍCH MOL PHÂN TỬ KHÍ:

1. Mol: là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Số 6.1023 được gọi là số avôgađrô, kí hiệu là: N

2. Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Ví dụ: M H2SO4=1. 2 + 32 +16 . 4 = 98( g )

 

doc 42 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1464Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bồi dưỡng HS giỏi khối 9
Phần I: Hóa đại cương
A- Những khái niệm cơ bản :
I-Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất:
1. Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
2. Phân tử: là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
3. Nguyên tố hóa học: là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số prôton trong hạt nhân.
4. Đơn chất: là những chất được tạo nên từ một NTHH.
5. Hợp chất: là những chất được tạo nên từ hai NTHH trở lên.
II- Mol và thể tích mol phân tử khí:
Mol: là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Số 6.1023 được gọi là số avôgađrô, kí hiệu là: N
Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Ví dụ: M H2SO4=1. 2 + 32 +16 . 4 = 98( g )
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
ở đktc thể tích mol của các chất khí là 22,4 lít ở điều kiện phòng, thể tích mol của các chất khí là 24 lít.
4. Một số công thức biến đổi: 
* n = (1) Trong đó: n số mol chất
 	 m : khối lượng chất
 M : khối lượng mol của chất
Từ CT (1) suy ra: m = n . M M = 
 * n = (2) Trong đó: n : số mol chất khí 
 22,4 	 V : thể tích chất khí (lít)
 Từ CT (2) suy ra: V = n . 22,4
* 	 MA = dA/B .MB hoặc : 
* MA = = 
* MA = = 
III- Dung dịch và nồng độ dung dịch :
1. Dung dịch: 
Khái niệm: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
a. Phân loại:
 - Dung dịch bão hòa : là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
 - Dung dịch chưa bão hòa: là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
b. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối:
Axít: Hầu hết axít tan được trong nước trừ H2SiO3 (axít silixic).
Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước , trừ một số bazơ tan như: KOH, Ba(OH)2, NaOH,  và Ca(OH)2 ít tan.
Muối: 
 + Tất cả các muối nitrat ( - NO3 ) và axêtat ( CH3CO O- ) đều tan.
 + Các muối của kim loại K , Na tan hết.
 + Hầu hết các muối clorua (-Cl ), muối sunfat( =SO4) là tan trừ AgCl, BaSO4, không tan ; PbCl2 , CaSO4 , PbSO4 ít tan .
 + Hầu hết các muối cacbonat (=CO3) ; muối phôt phat (≡PO4) là không tan trừ muối của kim loại K , Na và (NH4)2CO3 , (NH4)3PO4.
 + Hầu hết các muối sunfua (=S) đều không tan trừ Na2S, K2S, (NH4)2S.
 + Hầu hết các muối sunfit (=SO3) đều không tan trừ Na2SO3, K2SO3, (NH4)2SO3
c. Độ tan (S)
 Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Công thức tính: S = 
 Nói chung, độ tan của chất rắn tăng khi tăng nhiệt độ, độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
2. Nồng độ dung dịch :
Nồng độ dung dịch cho biết lượng chất tan có trong một khối lượng hoặc trong một thể tích dung dịch. 
 a. Nồng độ phần trăm : C% 
 * Định nghĩa: Nồng độ % của dung dịch là số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
* Công thức tính : (1)	trong đó : mct : khối lượng chất tan.
	mdd: khối lượng dung dịch.
Từ CT (1) suy ra:
 ; mdd = 
 Hoặc : mdd = mct + mdm mct = mdd – mdm hoặc : mdm = mdd – mct .
 b. Nồng độ mol : CM
 * Định nghĩa: Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
* Công thức tính :
 CM = (2) (mol/l ; M ). Trong đó : n: số mol chất tan
 	 	 V: thể tích dung dịch (lít)
 mdd = V . D V = ( D: khối lượng riêng )
* Quan hệ giữa nồng độ phần trăm và độ tan S :
 C% = ; C% = 
* Quan hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm :
 	Trong đó: D là khối lượng riêng của dung dịch g/ml
M là phân tử khối của chất tan
VD1: Hòa tan 2,3g natri kim loại vào 197,8g H2O.
a. Tính nồng độ % dung dịch thu được.
b. Tính nồng độ mol dung dịch thu được. Cho biết khối lượng riêng của dung dịch thu dược là D = 1,08g/ml.
 Giải:
a. Số mol Na đã dùng là: nNa = = 0,1 ( mol )
 PTPƯ: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 0,1mol 0,1mol 0,05mol
Theo ptpư, ta thấy: nNaOH = nNa = 0,1mol
 nH= nNa = .0,1= 0,05(mol)
Khối lượng chất tan là: mNaOH = 0,1. 40 = 4(g)
Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mNa + mHO – mH
 = 2,3 + 197,8 – 0,05. 2 = 200(g)
 Vậy nồng độ % dung dịch thu được là:
 C% = = = 2%
b. Thể tích dung dịch thu được là: Vdd = = = 185ml
 Vậy nồng độ mol của dung dịch thu dược là:
 CM = = = 0,54M
VD 2: a. Không dùng công thức, tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 19,6%
 (D = 1,25g/ml ).
b. Thử lại công thức CM = .
 Giải:
a. Xét 1 lít dung dịch H2SO4 19,6%, ta có khối lượng 1 lít dung dịch này là:
mdd = Vdd . D = 1000 . 1,25 = 1250g
 Số gam H2SO4 có chứa trong 1250g dd H2SO4 19,6% là:
mct = = = 245g
 Số mol H2SO4 có chứa trong 1 lít dd H2SO4 là: nHSO= = 2,5mol
Vậy nồng độ mol của dung dịch là : CM = = = 2,5M
b. Ta có: CM = = = 2,5M
3. Pha trộn dung dịch :
a. Phương pháp đường chéo:
 khi pha trộn 2 dung dịch cùng loại nồng độ , cùng loại chất tan thì có dùng phương pháp đường chéo.
# Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2% thì thu được dung dịch mới có nồng độ C%.
 m1 gam dung dịch C1 | C2 – C |
 C = 
 m2 gam dung dịch C2 | C1 – C | 
VD1: Cần phải pha bao nhiêu gam dung dịch muối ăn nồng độ 20% vào 400g dung dịch muối ăn nồng độ 15% thu dược dung dịch muối ăn có nồng độ 16%.
 Giải:
 áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: 
| 15-16 |
 16 = m1 = = = 100g
15 | 20- 16 |
 Vậy, phải dùng 100g dung dịch muối ăn nồng độ 20%.
VD2: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 600g dung dịch NaOH 18% để được dung dịch NaOH 15%.
 Giải:
 Xem nước là dung dịch NaOH có nồng độ 0%, áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: 0 | 18-15 |
 15 = = m1 = = = 120g
18 | 0-15 |
 Vậy, phải thêm vào 120g nước.
 VD3: Cần hòa tan thêm bao nhiêu gam muối ăn vào 800g dung dịch muối ăn 10% để được dung dịch muối ăn có nồng độ 20%.
 Giải:
 Xem muối ăn tinh chất là dung dịch muối ăn có nồng độ 100%, áp dụng phương pháp đường chéo ta có:
| 10-20 |
20 = = m1 = = = 100g
10 | 100-20 | 
Vậy, phải thêm 100g muối ăn.
* Trộn V1 ml dung dịch có nồng độ C1 mol với V2 ml dung dịch có nồng độ C2 mol thì thu được dung dịch mới có nồng độ C mol và giả sử có thể tích V1 + V2 ml:
 V1 ml dung dịch C1 | C2 – C |
C = 
 V2 ml dung dịch C2 | C1 – C | 
VD1: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M pha trộn với 500ml dung dịch 1M để được dung dịch HCl có nồng độ 1,2M.
 Giải:
 áp dụng phương pháp đường chéo, ta có:
| 1-1,2 |
 1,2 = = V1 = = = 125ml
1 | 2-1,2 | 
Vậy phải dùng 125ml dung dịch HCl 2M.
 VD2: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau được 600ml dung dịch H2SO4 1,5M.
 Giải:
 áp dụng phương pháp đường chéo, ta có:
 2,5 | 1-1,5 |
 1,5 = = hay V2 = 2V1
 1 | 2,5-1,5 | Mặt khácV1 + V2 = 600ml
 V2 + 2V2 = 600ml
 Rút ra V2 = 200 và V1 = 400.
 Vậy phải pha 200ml dung dịch H2SO4 2,5M với 400ml dung dịch H2SO4 1M.
* Sơ đồ đường chéo còn có thể áp dụng trong việc tính khối lượng riêng D.
 V1 lít dung dịch D1 | D2 – D |
 D = 
 V2 lít dung dịch D2 | D1 – D | 
 ( Với giả thiết V = V1 + V2 ) 
VD1: Cần pha bao nhiêu ml dung dịch NaOH có khối lượng riêng là D= 1,26g/ml với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có khối lượng riêng là D= 1,06g/ml để được 500ml dung dịch NaOH có khối lượng riêng là D = 1,16g/ml.
 Giải:
 áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: 
 1,26 | 1,06-1,16 | 
 1,16 = = 1
 1,06 | 1,26-1,16 | 
Mặt khác, V1 + V2 = 500ml Vậy phải dùng 250ml mỗi dung dịch.
VD2: Cần pha bao nhiêu lít nước cất ( D = 1g/ml ) với dung dịch H2SO4 ( D= 1,84g/ml ) để được 33lít dung dịch H2SO4 ( D= 1,28 g/ml ).
 Giải:
áp dụng phương pháp đường chéo, ta có:
 1 | 1,84- 1,28 |
 1,28 = = 2 hay V1 = 2V2.
 1,84 | 1-1,28 | 
Mặt khác: V1 + V2 = 33 nên 2V2 + V2 = 33 V2 = 11 và V1 = 22
 Vậy phải pha 22lít nước với 11 lít dung dịch H2SO4.
b. dùng phương trình pha trộn: 
 m1C1 + m2C2 = ( m1 + m2 ) C
Trong đó: m1 và m2 là số gam dung dịch thứ 1 và dung dịch thứ 2.
 C1 và C2 là nồng độ % dung dịch thứ 1 và dung dịch thứ 2.
 C là nồng độ dung dịch mới .
 m1(C1- C ) = m2 ( C – C2 ) ( C1 > C > C2 )
Từ phương trình trên rút ra : = 
Lưu ý: Khi pha trộn các dung dịch , cần chú ý có xảy ra phản ứng giữa các chất tan hoặc giữa chất tan với dung môi. Nếu có , cần phân biệt chất đem hòa tan với chất tan.
Ví dụ : cho Na2O hay SO3 vào nước.
 Na2O + H2O 2NaOH
 SO3 + H2O H2SO4
Khi chất tan phản ứng với dung môi , phải tính nồng độ của sản phẩm chứ không phải tính nồng độ của chất tan đó . 
VD: cần thêm bao nhiêu gam SO3 vào 100g dung dịch H2SO4 10% để được dung dịch H2SO4 20%.
HD giải: Gọi sốmol SO3 cho thêm vào là x.
 PT: SO3 + H2O H2SO4
 xmol xmol
 tạo thành 98x , cho thêm vào 80x
 C% dung dịch mới : = 
Giải ra ta có : x = thêm vào 9,756g.
Có thể giải theo phương trình pha trộn như đã nêu ở trên. 
4. Tính nồng độ các chất trong trường hợp các chất tan có phản ứng với nhau:
(1).Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra để biết chất tạo thành sau phản ứng .
(2). Tính số mol (hoặc khối lượng ) của các chất sau phản ứng.
(3). Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch sau phản ứng.
 Cách tính khối lượng dung dịch sau phản ứng:
* Nếu chát tạo thành không có chất bay hơi hoặc kết tủa.
 mcác chất tham gia = mdd sau phản ứng
* Nếu chất tạo thành có chất bay hơi hay kết tủa.
 mdd sau phản ứng = tổng mcác chất tham gia - mkhí 
 mdd sau phản ứng = tổng mcác chất tham gia - mkết tủa
 Hoặc: mdd sau phản ứng = tổng mcác chất thamm gia - mkết tủa - mkhí
Chú ý: Trường hợp có 2 chất tham gia phản ứng đều cho biết số mol (hoặc khối lượng) của 2 chất, thì lưu ý có thể có một chất dư. Khi đó tính số mol (hoặc khối lượng) chất tạo thành phải tính theo lượng chất không dư.
(4). Nếu đề bài yêu cầu tính nồng độ % các chất sau phản ứng, nên tính khối lượng chất trong phản ứng theo số mol, sau đó từ số mol quy ra khối lượng để tính nồng độ %.
5. Sự chuyển từ độ tan sang nồng độ % và ngược lại : 
- chuyển từ độ tan ra nồng độ % : Dựa định nghĩa độ tan , từ đó tính khối lượng dung dịch suy ra số gam chất tan trong 100g dung dịch.
- Chuyển từ nồng độ % sang độ tan: Từ định nghĩa nồng độ %, suy ra khối lượng nước, khối lượng chất tan, từ đó tính 100g nước chứa bao nhiêu gam chất tan.
- Biểu thức liên hệ giữa độ tan (S) và nồng độ % của chất tan trong dung dịch bão hòa: C% = 
6. Bài toán về khối lượng chất kết tinh: 
Khối lượng chất kết tinh chỉ tính khi chất tan đã vượt quá độ bão hòa của dung dịch.
 Khi gặp dạng bài toán làm bay hơi c gam nước từ dung dịch có nồng độ a% được dung dịch mới có nồng độ b%. hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu (biết b% > a%).
 Gặp dạng bài toán này ta nên giải như sau :
- Lập được phương trình khối lượng chất tan trước và sau phản ứng.
- Giả sử khối lượng của dung dịch ban đầu là m gam. Ta có phương ... sunfuric đặc có nồng độ 98% ( D = 1,83g/ml ), sôi ở 3300C, là chất lỏng sánh, không màu , nặng, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước đồng thời tỏa rất nhiều nhiệt.
 + Axit H2SO4 đặc rất háo nước, khi dây vào da sẽ gây bỏng nặng, có tính hút ẩm nên được dùng để làm khô 1 số chất . 
b. Tính chất hóa học: 
 * Axit H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của 1 axit ( là axit mạnh ): 
 + Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. 
 + Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học muối sunfat + H2. 
 + Tác dụng với bazơ muối sunfat + H2O. 
 + Tác dụng với ôxit bazơ muối sunfat + H2O. 
 + Tác dụng với dd muối muối sunfat + axit mới. 
 * Axit H2SO4 đặc còn có những tính chất hóa học riêng : 
 + Tính háo nước: Axit H2SO4 đặc có thể chiếm ôxi và hiđrô của chất hữu cơ giải phóng ra cacbon: C12H22O11 12C + 11H2O 
 đường saccarozơ
 + Axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối sunfat và giải phóng khí SO2: 2H2SO4 đặc + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O. 
 + Axit H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với 1 số kim loại như: Fe, Al, Cr,
c. Sản xuất axit sunfuric: 
 Trong công nghiệp , axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Các phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ sau: 
 S SO2 SO3 H2SO4. 
d. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat: 
 Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat thông qua việc nhận biết gốc sunfat ( = SO4 ). 
 Thuốc thử để nhận biết gốc sunfat là muối bari ( BaCl2, Ba(NO3)2,) hoặc dd bari hiđroxit Ba(OH)2. Phản ứng tạo thành kết tủa trắng BaSO4, không tan trong những axit khác. 
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
 Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH
C- Bazơ:
I. Định nghĩa: 
 Bazơ là những hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
 CTTQ: M(OH)n. 
II. Phân loại: Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia 2 loại: 
 - Bazơ tan được trong nước ( gọi là kiềm ): LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. 
 - Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3,
III. Cách gọi tên: 
 Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit. 
 VD: NaOH: Natri hiđroxit
 Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit.
 Một số bazơ có tên riêng như: NaOH : xút. 
 KOH : potat. 
 dd Ca(OH)2: nước vôi trong.
 IV. Tính chất hóa học của bazơ: 
 1. Làm đổi màu chất chỉ thị màu: 
 + Làm biến đổi màu quỳ tím thành xanh. 
 + Làm đổi màu dd phênolphtalêin từ không màu chuyển thành màu hồng. 
 2. Tác dụng với ôxit axit : 
 dd bazơ + ôxit axit muối + nước.
 2KOH + SO2 K2SO3 + H2O.
 3. Tác dụng với axit: 
 Bazơ + axit muối + nước ( phản ứng trung hòa ) .
 Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O .
4.Tác dụng với muối: 
 Dd bazơ + dd muối muối mới + bazơ mới. 
 2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2 
5.Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: 
 Bazơ không tan ôxit bazơ + H2O 
 Cu(OH)2 CuO + H2O .
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
 Fe(OH)2 FeO + H2O
 ( không có không khí )
6.Tác dụng với kim loại: 
 Một số nguyên tố như: Zn, Al, Cr, phản ứng với kiềm. 
 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 
 Zn + 2NaOH Na2ZnO2 + H2
7.Tác dụng với bazơ: 
 Một số hiđroxit lưỡng tính như: Al(OH)3, Zn(OH)2 tác dụng với kiềm. 
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O 
 Zn(OH)2 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O 
V. Điều chế NaOH: 
 Điện phân dung dịch NaCl bão hòa: 
 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
D- Muối:
I. Định nghĩa: 
 Muối là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. 
 Hoặc: Muối là sản phẩm khi thay thế nguyên tử hiđro của axit bằng nguyên tử kim loại. 
 CTTQ: MnRm. 
 II. Phân loại : 
 Dựa vào thành phần phân tử của muối , có thể chia muối thành 2 loại: 
 1. Muối trung hòa: là muối không có nguyên tử H trong gốc axit ( hoặc tuy có nguyên tử h nhưng không thay thế được bằng nguyên tử kim loại , nghĩa là không phải là nguyên tử hiđro axit ). 
 VD: NaCl, K2SO4, Ca(NO3)2, Na2HPO3, 
 2. Muối axit: là muối có nguyên tử h trong gốc axit có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. 
 VD: NaHSO4, Ca(HCO3)2, Na2HPO4,
 III. Cách gọi tên: 
 Tên muối = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit.
 VD: CaCO3: canxi cacbonat.
 Ca(H2PO4)2: canxi đihiđrôphotphat
 Một vài muối có tên đặc biệt như: NaCl – muối ăn
 CaSO4- thạch cao
 KNO3- diêm tiêu
 IV. Tính chất hóa học : 
 1.Tác dụng với kim loại: Kim loại + dd muối muối mới + kim loại mới.
 VD: Fe + CuSO4 FeSO4 + Fe.
 Điều kiện xảy ra phản ứng: 
 + Kim loại đứng trước ( trừ Na, K, Ca,) đẩy kim loại đứng sau ( trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) ra khỏi dung dịch muối của chúng. 
 + Kim loại Na, Ca, K, Ba, khi tác dụng với dung dịch muối thì không cho kim loại mới vì: Na + dd CuSO4 
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 CuSO4 + 2NaOH Na2SO4 + Cu(OH)2
 2. Tác dụng với axit: muối + axit muối mới + axit mới .
 2NaCl + H2SO4 đặc Na2SO4 + 2HCl
 CuSO4(dd) + H2S CuS + H2SO4
 Điều kiện phản ứng xảy ra: muối tạo thành không tác dụng với axit mới sinh ra hoặc axit mới sinh ra là chất dễ bay hơi hoặc axit yếu hơn axit tham gia phản ứng.
 3. Tác dụng với bazơ: dd muối + dd bazơ muối mới + bazơ mới.
 Na2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + 2NaOH
 CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
 Điều kiện phản ứng xảy ra: Muối mới hoặc bazơ mới sinh ra là chất không tan.
 4. tác dụng với muối : dd muối + dd muối 2 muối mới.
 BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
 Điều kiện phản ứng xảy ra: Một hoặc cả 2 muối mới sinh ra phải là không tan.
 5. Nhiệt phân muối : Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
 CaCO3 CaO + CO2
 2 KClO3 2KCl + 3O2
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 V. Điều chế muối: 
 Gồm các phương pháp sau: 
 1. Kim loại tác dụng với dung dịch axit:
 Zn + H2SO4 loãng ZnSO4 + H2
 2. Kim loại tác dụng với phi kim:
 2Na + Cl2 2NaCl
 3. Kim loại tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn: 
 Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu
 4. Ôxit bazơ tác dụng với ôxit axit : 
 Na2O + SO2 Na2SO3
 5. Ôxit bazơ tác dụng với axit:
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 
 6. Ôxit axit tác dụng với bazơ;
 CO2 + NaOH NaHCO3
 7. Axit tác dụng với bazơ:
 HCl + NaOH NaCl + H2O 
 8. Axit tác dụng với muối:
 H2SO4 + MgCO3 MgSO4 + H2O 
 9. Bazơ tác dụng với muối: 
 2NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 + 2NaCl 
 10. Muối tác dụng với muối:
 AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3
 11. Muối có tính khử tác dụng với chất ôxi hóa mạnh: 
 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
 12. Muối có tính ôxi hóa tác dụng với khử mạnh: 
 2FeCl3 + 2HI 2FeCl2 + 2HCl + I2
 VI. Phản ứng trao đổi, độ pH: 
 1. Phản ứng trao đổi: 
 - Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học , trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những chất mới. 
 - Nhận biết một phản ứng là phản ứng trao đổi để khi viết phương trình phản ứng , phải lựa chọn các hóa chất sao cho sản phẩm là nước hoặc chất đễ bay hơi hoặc là chất không tan.
 2. Độ pH: 
 Để biểu thị tính axit hoặc bazơ của một dung dịch , ta dùng pH.
 1 7 14
 Độ pH |
 Dung dịch dung dịch dung dịch 
 có tính axit trung tính có tính bazơ
Vấn đề 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
A. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
 I. Nguyên tắc: 
 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
 II. Cấu trúc của bảng tuần hoàn : 
 * Bảng tuần hoàn gồm các ô, các chu kỳ, các nhóm nguyên tố. 
 * Mỗi nguyên tố được sắp xếp trong một ô, có số thứ tự, nhóm và chu kỳ xác định. 
 * Bảng tuần hoàn được chia thành 7 chu kỳ , 8 nhóm nguyên tố. 
 * Bốn tính chất được lặp lại một cách tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là: 
 + Tính kim loại giảm dần. 
 + Tính phi kim tăng dần. 
 + Hóa trị cao nhất đối với ôxi ( a ) tăng dần.
 + Hóa trị đối với hiđrô ( b ) giảm dần. 
 Với một nguyên tố tổng hóa trị của: a + b = 8.
 1. Ô nguyên tố: Ô nguyên tố cho biết: - Kí hiệu hóa học.
 - Số thứ tự (số hiệu nguyên tử ).
 - Tên nguyên tố.
 - Nguyên tử khối.
 VD: Fe Kí hiệu hóa học
 26 Số hiệu nguyên tử
 Sắt Tên nguyên tố
Nguyên tử khối
 2. Chu kỳ: 
 * Số nguyên tố trong mỗi chu kì: 
 - Chu kì 1 : có 2 nguyên tố. 
 - Chu kì 2 và 3: mỗi chu kì gồm 8 nguyên tố. 
 - Chu kì 4 và 5: mỗi chu kì 18 nguyên tố.
 - Chu kì 6 và chu kì 7: mỗi chu kì gồm 32 nguyên tố.
 * Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kì là số lớp electron. 
 * Trong cùng chu kì khi đi từ trái sang phải: 
 + Tính kim loại yếu dần.
 + Tính phi kim mạnh dần.
 + Đầu chu kì là kim loại mạnh, cuối chu kì là phi kim mạnh, kết thúc chu kì là khí hiếm. 
 3. Nhóm nguyên tố: 
 + Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
 + Khi đi từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính kim loại tăng dần , tính phi kim giảm dần. 
 III. Công thức tổng quát các hợp chất của nguyên tố: 
Phân nhóm
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hợp chất với ôxi
R2O
RO
R2O3
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Hóa trị cao nhất với ôxi
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hợp chất với hiđro
RH
Rắn
RH2
Rắn
RH3
Rắn
RH4
Khí
RH3
Khí
RH2
(H2R)
Khí
RH (HR )
Khí
Hóa trị cao nhất với hiđro
I
II
III
IV
III
II
I
Hợp chất hiđroxit
ROH
R(OH)2
R(OH)3
H2RO3
HRO3
H3RO4
H2RO4
HR, HRO, HRO3, HRO4.
B. Dự đoán tính chất các nguyên tố:
 * Để dự đoán tính chất đơn chất, thành phần và tính chất của một nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn, người ta phải dựa vào quy luật biến thiên tính chất của nguyên tố trong một chu kì, một phân nhóm. Đó là các nguyên tố có tính chất chuyển tiếp giữa các nguyên tố xung quanh nó ( tức bên phải, bên trái trong cùng một chu kì, trên dưới trong cùng một phân nhóm ). 
 VD: Xét tính chất hóa học của nhôm: 
 B Tính phi kim tăng
 Mg Al Si
 Tính kim loại tăng
 Ga 
 Al có tính chất kim loại mạnh hơn Si, yếu hơn Mg, mạnh hơn B, yếu hơn Ga.
 Al có tính chất chuyển tiếp giữa Mg và Si nên có tính lưỡng tính. 
 * Căn cứ vào số thứ tự của nhóm viết được công thức ôxit cao nhất và hiđrôxit ứng với ôxit cao nhất đó. Tính chất của ôxit và hiđrôxit là các chất có tính bazơ hay axit cũng dựa vào hóa trị cao nhất đóđể suy đoán. Các nguyên tố có hóa trị I, II, III thì ôxit và hiđrôxit tương ứng có tính bazơ.
 Biết vị trí của Al. Suy ra công thức ôxit cao nhất : Al2O3. Công thức hiđrôxit tương ứng là Al(OH)3.
 * Trong chu kì khi đi từ trái sang phải tính bazơ của các ôxit cao nhất và hiđrôxit giảm dần đồng thời tính axit tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Vậy Al(OH)3 là bazơ yếu hơn Mg(OH)2 và NaOH.
 * Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân đồng thời tính bazơ của các ôxit cao nhất và hiđrôxit tương ứng mạnh dần nên Al(OH)3 có tính bazơ mạnh hơn H3BO3 và yếu hơn Ga(OH)3.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hs gioi.doc