Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 33 - Tiết 36 - Tuần 18: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ( tích hợp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 33 - Tiết 36 - Tuần 18: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ( tích hợp)

1. Kiến thức :

- HS trình bày được: Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.

- HS giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.

- Các tia phóng xạ và các hóa chất gây đột biến đều có thể gây ra đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 33 - Tiết 36 - Tuần 18: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ( tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 33 Tiết PPCT : 36 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 18
 GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG ( TÍCH HỢP)
 	I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- HS trình bày được: Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.
- HS giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.
- Các tia phóng xạ và các hóa chất gây đột biến đều có thể gây ra đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng so sánh tổng hợp.
- Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học. Tạo lòng yêu thích môn học.
II/ Trọng tâm: Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.
III/ Chuẩn bị :
a- Giáo viên : Tư liệu về về chọn giống, thành tựu sinh học.
b- Học sinh : Tìm hiểu các quá trình gây đột biến nhân tạo trong chọn giống.
IV/ Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra miệng : không kiểm tra.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG 1:
- GV yêu cầu:
- Hoàn thành nội dung phiếu học tập.
+ HS nghcứu SGK ghi nhớ kiến thức.
+ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời hoàn thành phiếu học tập.
- Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
- Tạisao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ?
- GV viên chữa bài bằng cách chữa phiếu trên bảng các nhóm ghi nội dung.
+ Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng. Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung.
- GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
* GDLGMT: Các tia phóng xạ và các hóa chất gây đột biến đều có thể gây ra đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
I- GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ: 
* Kết luận: nội dung trong phiếu học tập
Tác nhân vật lí
Tiến hành
Kết quả
Ứng dụng
Tia phóng xạ 
- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng mô (xuyên sâu)
- Tác động lên ADN
- Gây đột biến gen
- Chấn thương gây đột biến ở NST
- Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng.
- Mô thực vật nuôi cấy.
Tia tử ngoại
- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng (xuyên nông)
- Gây đột biến gen
- Xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn.
Sốc nhiệt
- Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột.
- Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng.
- Tổn thương thoi phân bào rối loạn phân bào.
- Đột biến số lượng NST.
- Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặc biệt là cây họ cà)
II/ HOẠT ĐỘNG2:
- GV yêu cầu HS nghcứu trả lời câu hỏi mục SGK tr97.
+ HS nghcứu SGK ghi nhớ kiến thức.
+ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
+ Một vài HS trình bày đáp án, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét giúp HS hoàn thiện kiến thức.
+ HS tổng hợp kiến thức.
* GDLGMT: Các tia phóng xạ và các hóa chất gây đột biến đều có thể gây ra đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
III/ HOẠT ĐỘNG 3:
- GV định hướng trước cho HS sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
- Chọn giống vi sinh vật.
- Chọn giống cây trồng.
- Chọn giống vật nuôi.
+ HS nghcứu SGK tr97,98 kết hợp với tư liệu sưu tầm, nghi nhớ kiến thức.
- GV nêu câu hỏi:
- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào? Tại sao?
- Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
+HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, yêu cầu:
+ Nêu điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở vi sinh vật, thực vật.
+ Đưa ví dụ.
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ HS đưa ví dụ:
+ Xử lí bào tử nấm Penicillium bằng tia phóng xạ, tạo được chủng Penicillium có họt tính Penicilin tăng gấp 200 lần ( sản xuất kháng sinh ).
+ Giống táo má hồng đã được xử lí bằng hoá chất NMU từ giống táo Gia Lộc ( Hải Dương ) cho 2 vụ một năm, quả tròn, ngọt, dòn, thơm phía bên má, khi chín có sắc tím hồng.
+ Sử dụng đa bội ở dâu tằm, dương, liễu tạo giống cây trồng đa bội có năng suất cao.
II- GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HOÁ HỌC: 
* Kết Luận:
- Hoá chất EMS, NMU, NEU, Côn sixin.
- Phương phápP
+ Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hoá chất, tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ, tẩm dung dịch vào bầu nhuỵ 
+ Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp N, mất cặp N, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
III- SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG:
1- Trong chọn giống vi sinh vật:
( Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc )
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất văcxin.
2- Trong chọn giống cây trồng: 
- Chọn đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
- Chú ý các đột biến: kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
3- Đối với vật nuôi:
- Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp.
- Các động vật bậc cao: cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi sử dụng bằng tác nhân lí hoá.
3. Bài mới :
4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào và tiến hành như thế nào? 
Đáp án câu 1: Sử dụng các tác nhân vật lí, hoá học tác động vào NST, ADN gây đột biến.
5. Hướng dẫn HS tự học ở:
- Đối với bài học ở tiết học này:Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “ em có biết”
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Tìm hiểu nguyên nhân gây thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần.
 V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
-------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37.doc