Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 49 - Bài 48: Quần thể người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 49 - Bài 48: Quần thể người

1. Kiến thức:

 -Trình bày được một số đặc điểm của quần thể người, liên hệ đến các vấn đề dân số.

 -Thay đổi nhận thức về dân số và phát triển của xã hội, làm cho các em cùng với mọi người nhận thức tốt về phát triển dân số.

2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng những hiểu biết của mình để góp phần truyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 49 - Bài 48: Quần thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ......./..... /.
Tiết 49 
Bài 48. QUẦN THỂ NGƯỜI
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 -Trình bày được một số đặc điểm của quần thể người, liên hệ đến các vấn đề dân số.
 -Thay đổi nhận thức về dân số và phát triển của xã hội, làm cho các em cùng với mọi người nhận thức tốt về phát triển dân số.
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng những hiểu biết của mình để góp phần truyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể khác; các đặc trưng của quần thể người; ý nghĩa của sự tăng dân số đến sự phát triển xã hội.
- Kĩ năng tự tin trong đóng vai
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
 1.Giáo viên: Chuẩn bị bảng 48.1 bằng giấy Ao, bảng phụ 48.2 sgk bằng giấy A1
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Nêu khái niệm quần thể. Cho ví dụ minh họa
- Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Quần thể người có đặc điểm nào giống và khác với một quần thể sinh vật khác. Điểm khác biệt đó được thể hiện như thế nào? Đó là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những điểm giống và khác giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác:(10’)
Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin và hoàn thành bảng 48.1sgk.
Hs: Làm theo yêu cầu GV, bổ sung cho nhau.
Gv: Đưa ra đáp án, yêu cầu học sinh nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác.
Hs:Dựa vào bảng để trả lời,nhận xét 
Gv: Vì sao có sự khác biệt giữa quần thể người với QTSV khác?
Hs: Dựa vào định hướng của GV để trả lời.
I. Sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác:
-Ngoài những đặc trưng chung của quần thể sinh vật. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có(đặc trưng về kinh tế xã hội). Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể (10’)
Gv: Giới thiệu sự phân chia các nhóm tuổi, nêu cơ sở xây dựng tháp tuổi 
Hs:Lắng nghe, quan sát.
Gv: Các tháp tuổi có thông tin chung gì cung cấp cho chúng ta?. 
Hs: Dựa vào sgk và bài cũ để trả lời 
Gv: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 48.2
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả
Gv: Dựa vào kết quả bảng 48.2 để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ
Hs: ghi nhớ
II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người:
Đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người và chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tăng trưởng dân số và phát triển xã hội (10’)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk
Hs: làm theo yêu cầu của giáo viên
Gv: yêu cầu học sinh hoàn thành phần tam giác sgk
Hs: Thảo luận, đưa ra đáp án
Gv: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
Hs: Ghi nhớ 
Gv: Giới thiệu về pháp lệnh dân số, yêu cầu học sinh nêu mục tiêu của pháp lệnh dân số.
Hs: Dựa vào sgk để trả lời
Gv: Đính chính, đưa ra nội dung cần ghi nhớ
Hs: Ghi nhớ nội dung
Gv: Số con sinh ra của mỗi gia đình phải như thế nào để phù hợp với pháp lệnh dân số?
Gv: Đính chính để hoàn thiện nội dung cần ghi nhớ
Hs: Chắt lọc nội dung cần ghi nhớ
III.Tăng dân số và phát triển xã hội:
-Tăng trưởng dân số quá nhanh dẫn đến: Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng, thiếu trường học và bệnh viện.
-Việt nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
-Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế -xã hội, tài nguyên môi trường của đất nước. Mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con. 
4. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt sgk	
- Làm bài tập 2 sgk 
5. Dặn dò: (2’)
 - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 1, 3sgk trang 145
 - Đọc phần "em có biết".
 - Xem trước bài " Quần xã sinh vật", soạn nội dung phần tam giác
	Ngày soạn: ......./..... /.
Tiết 50 
Bài 49. QUẦN XÃ SINH VẬT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Trình bày được khái niệm quần xã, phân biệt được được khái niệm quần xã và quần thể.
-Lấy được ví dụ minh họa các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
-Mô tả được những biến đổi của quần xã trong thiên nhiên
2. Kỹ năng: 
-Nhận biết các quần xã trong thiên nhiên, thấy được các yếu tố cấu thành quuần xã trong tự nhiên như thế nào.
-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
-Có lòng say mê khoa học, yêu mến thiên nhiên
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm, những dấu hiệu điển hình và quan hệ với ngoại cảnh của quần xã sinh vật.
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
 1.Giáo viên: Chuẩn bị sơ đồ hình 49.3 sgk
 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’) *Bài tập 1, 3 sgk
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Các sinh vật không chỉ sống trong quần thê, mà thực tế chúng sống đan xen với nhau. Một tổng thể gồm các quần thể khác loài cùng chung sống với nhau được gọi là gì? Những dáu hiệu cơ bả của tổng thể đó biểu hiện như thế nào? Đó là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần xã: (10’)
Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin và Nêu khái niệm quần xã.
Hs: Làm theo yêu cầu GV, bổ sung cho nhau để xây dựng khái niệm.
Gv: Chuẩn hóa nội dung cần ghi nhớ.
Hs:Ghi chép nội dung
Gv: Hãy liên hệ thực tế và sgk để cho ví dụ về các hệ sinh thái
Hs: Cho ví dụ, phân tích các oài có trong hệ sinh thái đó
Gv: Nhận xét, bổ sung kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
I. Thế nào là quần xã sinh vật:
-Khái niệm: Tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
-Ví dụ: +Quần xã rừng mưa nhiệt đới
+Quần xã rừng ngập mặn
Hoạt động 2: Tìm hiểu những dấu hiệu điển hình của một quần xã(10’)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc nội dung sgk, nêu đặc trưng chính của quần xã.
Hs: Xem sgk, tóm tắt nội dung. 
Gv: Nhận xét, kết luận
Hs: Ghi chép
Gv:Diễn giải một số nội dung về đặc trưng trong quần xã
Hs: Lắng nghe, ghi chép
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã:
-Quần xã có hai dấu hiệu đặc trưng là số lượng và thành phần các loài trong quần xã.
-Số lượng các loài trong quần xã biểu hiện qua: 
+Chỉ số đa dạng
+Độ nhiều
+Độ thường gặp
-Thành phần các loài trong quần xã biểu hiện qua:
+Loài ưu thế
+Loài đặc trưng
Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã(10’)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk
Hs: Đọc thông tin sgk
Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần tam giác sgk và thảo luận nhóm
Hs: Thảo luận, đưa ra đáp án, nhận xét nhau
Gv: Chuẩn hóa nội dung kiến thức dựa vào phần thảo luận của học sinh
Hs: Ghi nhớ 
Gv: Đính chính để hoàn thiện nội dung cần ghi nhớ
Hs: Chắt lọc nội dung cần ghi nhớ
III.Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã:
-Điều kiện môi trường làm thay đổi số lượng các cá thể trong quần xã, tạo nên những đặc điểm thích nghi của các sinh vật.
-Số lượng cá thể của mỗi quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường, tạo nên cân bằng sinh học.
4. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt sgk	
- Làm bài tập 3,4 sgk 
5. Dặn dò: (2’)
 - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 1,2, sgk trang 149
 - Đọc phần "em có biết".
 - Xem trước bài " Hệ sinh thái".

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 4950 theo PPCT co KNS.doc