Giáo án bồi dưỡng HS giỏi Văn lớp 9 - Điêu Tiến Độ - THCS Đồng Lương

Giáo án bồi dưỡng HS giỏi Văn lớp 9 - Điêu Tiến Độ - THCS Đồng Lương

BÀI 7+8 TRUYỆN KÝ TRUNG ĐẠI

I)Giới thiệu về truyện ký

+Gồm hai loại Văn xuôI và truyện thơ

+Văn bản văn xuôi viết bằng chữ Hán và văn bản truyện thơ viết bằng chữ Nôm

+Truyện TĐ thường có yếu tố hoang đường. Nhân vật được lý tưởng hoá.

II. Một số nội dung chính

1) Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.

a)ăn chơi xa hoa truỵ lạc:

+Chúa Trịnh có thú chơi đèn đuốc: Xây nhiều li cung trên Tây Hồ, núi Tử trầm, Dũng Thuý .tốn kém xô bồ. Chơi cây cảnh, vơ vét của quý, cây đa to, bầy vẽ non bộ.Cưỡng đoạt tài sản lo ăn chơi xỉ, không chính đáng, không lo việc nước, thiếu văn hoá mà hết sức tham lam

+Quan lại tham lam, nhũng nhiễu, thủ đoạn Mượn gió bẻ măng lợi dụng uy quyền chúa để vơ vét, họ dò xem nhà nào có cây cảnh, châu hoa thì ăn cướp.gây ra căng thẳng về tinh thần của cải, vu cho những nhà giầu là cất giấu của cung phụng, họ phải phá bỏ cây quý để tránh tai vạ.

b)Hèn nhát thần phục ngoại bang một cánh nhục nhã (Hoàng Lê nhất thống chí)

+Vì lợi ích riêng mà đem vận mệnh của tổ quốc dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược. Nhục nhã cầu cạnh van xin không còn tư cách của bậc quân vương Vời trông thiên triều.xét tới tấm lòng kính thuậncủa các đời trước nhà tôi, và thương đến nỗi khổ yếu ớt lang thang của tôi.

Cuối cùng chịu cảnh bi thảm của kẻ vong quốc vội vã cùng thân tín rời cung điện chạy trốn, cướp thuyền đưa thái hậu qua sông chạy luôn mấy ngày không nghỉ.kịp Tôn Sỹ Nghị vua tôi chỉ biết nhìn nhau, than thở, oán giận chảy nước mắt.

+Số phận Y là một tấn hài kịch, trái với điều kiện bình thường, sau này sang nhà Thanh cũng cạo đầu tết tóc và bỏ xác đất khách

 

doc 40 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng HS giỏi Văn lớp 9 - Điêu Tiến Độ - THCS Đồng Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7+8 Truyện ký trung đại
I)Giới thiệu về truyện ký 
+Gồm hai loại Văn xuôI và truyện thơ
+Văn bản văn xuôi viết bằng chữ Hán và văn bản truyện thơ viết bằng chữ Nôm
+Truyện TĐ thường có yếu tố hoang đường. Nhân vật được lý tưởng hoá.
II. Một số nội dung chính
Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.
a)ăn chơi xa hoa truỵ lạc: 
+Chúa Trịnh có thú chơi đèn đuốc: Xây nhiều li cung trên Tây Hồ, núi Tử trầm, Dũng Thuý ...tốn kém xô bồ. Chơi cây cảnh, vơ vét của quý, cây đa to, bầy vẽ non bộ...Cưỡng đoạt tài sản lo ăn chơi xỉ, không chính đáng, không lo việc nước, thiếu văn hoá mà hết sức tham lam
+Quan lại tham lam, nhũng nhiễu, thủ đoạn Mượn gió bẻ măng lợi dụng uy quyền chúa để vơ vét, họ dò xem nhà nào có cây cảnh, châu hoa thì ăn cướp...gây ra căng thẳng về tinh thần của cải, vu cho những nhà giầu là cất giấu của cung phụng, họ phải phá bỏ cây quý để tránh tai vạ...
b)Hèn nhát thần phục ngoại bang một cánh nhục nhã (Hoàng Lê nhất thống chí)
+Vì lợi ích riêng mà đem vận mệnh của tổ quốc dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược. Nhục nhã cầu cạnh van xin không còn tư cách của bậc quân vương Vời trông thiên triều...xét tới tấm lòng kính thuậncủa các đời trước nhà tôi, và thương đến nỗi khổ yếu ớt lang thang của tôi...
Cuối cùng chịu cảnh bi thảm của kẻ vong quốc vội vã cùng thân tín rời cung điện chạy trốn, cướp thuyền đưa thái hậu qua sông chạy luôn mấy ngày không nghỉ...kịp Tôn Sỹ Nghị vua tôi chỉ biết nhìn nhau, than thở, oán giận chảy nước mắt.
+Số phận Y là một tấn hài kịch, trái với điều kiện bình thường, sau này sang nhà Thanh cũng cạo đầu tết tóc và bỏ xác đất khách
c)giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám sinh mua Kiều)
+Xuất hiện:hành động của Y bất nhân, coi Kiều như một thứ hàng hoá, đồ vật, bán mua cân đong, đo dếm cả nha sắc và tài hoa
+Lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh đau khổ của gia đình Vương ông Tiền lưng sắn có...	
Keo kiệt đê tiện Cò kè bớt một thêm haiàGiả dối, bất nhân, vô học, y là đại diện cho giai cấp PK đương thời 
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì.
2)Hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm truyện người con gáI Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du),Bánh trôI nước (Hồ Xuân Hương)...
Yêu cầu:
 +Giới thiệu được hoàn cảnh xã hội phong kiến thế kỷ XV bất công, vô nhân đạo trà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của người phụ nữ; là nguyên nhân của những bi kịch : Đau khổ, oan khuất (số phận của Vũ Nương), bi kịch điển hình của người phụ nữ (Nhân vật Thuý Kiều hội đủ những đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị trà đạp)à Những phản ứng tạo nên những bản cáo trạng tố cáo chế đội PK.
	+ Vẻ đẹp của người phụ nữ
-Vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng
-Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: Hiếu thảo, thuỷ chung son sắt (Vũ Nương, Thuý Kiều), những khát vọng tự do công lý chính nghĩa (Thuý Kiều)
	+Sự đồng cảm chia xẻ và ngợi ca của các tác giả đối với người phụ nữ.
3)Chủ đề người anh hùng:
+ Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên (lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)
-Lý tưởng theo quan niệm tích cực nho gia 
Nhớ câu kiến ngãI bất vi,
làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
-Lý tưởng theo quan niệm đạo lý của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp người hoạn nạn
+Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ (Quang Trung đại phá quân Thanh): lòng yêu nước nồng nàn (Mạh mẽ quyết đoán,ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng) quả cảm tài trí (trí tuệ sáng suốt, nhạy bén,dụng binh như thần) nhân cách cao đẹp (Hình ảnh đức vua thân chinh cầm quân, thực sự làm tổng chỉ huy, hoạch định phương lược tiến đánh, cưỡi voi đốc thúc, áo bào sạm khói súng tiến vào thành Thăng long trong tiếng reo hò vang dậy của ba quân)
Một số yêu cầu luyện tập
nguyễn du.
1. Bản thân.
 - Sinh 3.1.1766 ( năm ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) – 16.9.1820- tên chữ Tố Như- hiệu Thanh Hiên
- Quê Tiên điền- Nghi Xuân –Trấn nghệ An. Do sinh ra ở thăng Long nên thời niên thiếu chủ yếu sống ởThăng Long.
- Thuở nhỏ thông minh sống trong nhung lụa giầu sang( 10 năm), sau đó gia đình có biến cố dữ dội( thời đại, gia đình ) nên bị đẩy vào vòng bão táp.
- 10 tuổi mồ côi mẹ- 4 anh (cùng mẹ) đều chưa đến tuổi trưởng thành – nhưng Ng Du vẫn đi học , đi thi.
 là một trong năm người nổi tiếng đương thời.
2. Gia đình.
- Đại quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
- Cha Ng Nghiễm – nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ và từng làm tể tướng.
- Mẹ Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân- người xứ Kinh Bắc-, là vợ thứ 3 và ít hơn chồng 32 tuổi.
-Thuở niên thiếu Ng Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
- Năm 1775 người con đầu của bà mất, năm sau chồng cũng qua đời, cùng lúc 2 cái tang khiến bà quá đau buòn- lâm bệnh và mất (27.7.1778) khi mới 39 tuổi.
3. Thời đại.
- Cuối Lê đầu nguyễn- thời kì phong kiến VN suy tàn- giai cấp thống trị thối nát- đời sống XH đen tối- ND nổi dậy khởi nghĩa- khởi nghĩa Tây Sơn.
4.Cuộc đời.
- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại- định trồn vào Nam theo Nguyễn ánh nhưng không thành – bị bắt rồi được thả.
- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng
- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn- tài giỏi được cử đi sứ sang TQ 2 lần.
5.Sự nghiệp thơ văn.
- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho DT:
+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập- Bắc hành tạp lục – Nam Trung tạp ngâm.
+ Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh ( Truyện Kiều)- Văn chiêu hồn – Văn tế sống 2 cô gái trường lưu.
5. Tư tưởng tình cảm
- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh, hay quan lại cao cấp Ng Du vạch trần tội ác của chúng.
- Đối với những con người bất hạnh... ông dàh hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
* Tóm lại:
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ t/p của ND từ chữ Hán đến truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời CN nhân đạo.
- Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, ND lăn lộn nhiều trong cuộc sống yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.
-Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm choVĐ trọng đại càng trở nên bức thiết hơn,da diết hơn,nóng bỏng hơn.
- Thơ ND dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện
- Riêng truyện Kiều là 1 công hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
 ND - đại thi hào dân tộc –người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc – một danh nhân văn hóa thế giới.
- Thơ ND là niềm tự hào DT – Niềm tự hào của VHVN.
- Tố Hữu ca ngợi: Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”
B. Truyên Kiều.
1. Hoàn cảnh.
- Truyện Kiều được viết vào thời kì suy tàn của chế độ phong kiến với nhiều bất công ngang trái.
- Sau 15 năm lưu lạc, được tận mắt chứng kiến hiện thực XHPK suy tàn chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến khiến người dân phải chịu cảnh lầm than ngang trái.
- Truyện Kiều ra đòi – như 1 bức tranh phản ánh hiện thực XHPK thế kỉ XIIIV.
2. Xuất sứ. - Dựa vào “ Kim Vân Kiều truyện) của Thanh Tâm Tài Nhân – Trung quốc.
- ND giữ nguyên cốt truyện và n/v, ông có sáng tạo và thay đổi chi tiết, ngôn ngữ, tâm lí n/v nên đã tạo ra1thế giới n/v đặc sắc.
Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc.
3. Tóm tắt truyện.
 Phần 1. Gặp gỡ và đính ước
 - Kể về cuộc đời Vương Thúy Kiều.
 - Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân- gặp mộ Đạm Tiên – Kiều thắp hương và khóc thương.
 - Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) - quyến luyến.
 - Đêm mơ Đạm Tiên báo trước cuộc đời sóng gió.
 - Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà- bắt được cành thoa rơi – trò chuyện cùng Kim Trọng. 
 - Kiều – Kim ước hẹn nguyên thề.
 Phần 2. Gia biến và lưu lạc
a. - Kim về hộ tang. -Thằng bán tơ vu oan – gia đình Kiều gặp hạn – Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh- Nhưng thực chất là bị lừa bán vào lầu xanh.
 - Trước khi theo MGS Kiều thổ lộ cùng Thúy Vân – nhờ Vân nối duyên Kim Trọng.
 - Tú bà biết nàng thất thân với MGS – thét mắng định đánh đập – Kiều tự sát( không chết)
 - Đạm Tiên báo còn nặng nợ – Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích – Sơ Khanh lừa trốn – bị bở rơi – Tú Bà bắt được đánh đập giã man – buộc phải tiếp khách.
b.- Gặp Thúc Sinh – Chuộc khỏi lầu xanh- Thúc ông đem kiện – quan sử cho lấy Thúc Sinh
 - Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen – bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh.
 - Kiều xin ra ở Quan Âm Các – Thúc Sinh đến thăm – bị Hoạn Thư bắt – Kiều sợ bở trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên.
 - Giác Duyên sợ liên lụy gửi Kiều ở nhà Bạc Bà - Bạc Bà ép gả cháu Bạc Hạnh- Bạc Hạnh là tay buôn người – Kiều rơi vào lầu xanh lần 2.
c.- Kiều gặp Từ Hải – chuộc khỏi lầu xanh – Kiều báo ân báo oán.
 - Triều đình dẹp Từ Hải – Hồ Tôn Hiến đút nót Kiều khuyên Từ Hải ra hàng.
 - Từ Hải nghe lời bị Hồ Tôn Hiến giết chết.
 - Kiều bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu – gán cho viên Thổ quan.
 - Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn.
 - Vãi Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa.
Phần 3. Đoàn tụ : - Sau hộ tang Kim tìm Kiều - được gả Thúy Vân – Vân khôn nguôi nhớ Kiều
 - Kim – Vương Quan thi đỗ – tìm kiếm Kiều.
	- Kim lập đàn lễ ( tưởng chết ) – gặp Giác Duyên – gặp Kiều.
	- Gia đình sum họp – Kiều không muốn nối lại duyên xưa- chỉ coi nhau là bạn - được sự động viên Kim – Vân – Kiều đã có cuộc sống HP trọn vẹn.
4. Giá trị nội dung nghệ thuật.
a, Nội dung. - Giá trị nhân đạo: + Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, tự do, dân chủ ( Từ Hải) 
 + Ca ngợi phẩm chất con người ( Kiều: đẹp, tài, trí tuệ, hiếu thảo, trung hậu, vị tha)
 + Lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người
Yêu cầu khi học “ truyện Kiều ”
1.- Nắm được nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của ND
Hiểu cốt truyện và giá trị cơ bản của truyện Kiều.
Nắm được vai trò vị trí của ND và kiệt tác truyện Kiều trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn DTVN.
Cảm được nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND
 + Bút pháp nghệ thuật ước lệ- vẫn gợi tả được vẻ đẹp, tính cách nhân vật.
 + Tài miêu tả thiên nhiên: Cảnh tình qua bút pháp tả gợi; từ ngữ, h/ả giầu chất tạo hình; cảnh tâm trạng...
2. - Thuộc các đoạn trích trong sgk.
- Thuộc những câu thơ - thể hiện giá trị của “truyện Kiều”: 
1. “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là Lời chung!”
2. “Một ngày lạ thói quan sai
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền!”
3. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”
4. “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi?”
5. “Những người bạc ác tinh ma,
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương!”
6. “Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
7. “Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lèo đâm bông”
8. “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng và
Phân tích đoạn trích”Chị em Thúy Kiều”
A. Mở bài.- Truỵện Kiều kiệt tác của n ... t hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
 + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.
 - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
 - Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.
 GV mở rộng:
 Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật, thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu thơ “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sâu, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình mà nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải : muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca một cách lặng lẽ chứ không phô trương, ồn ào.
 * Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
 Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
 C- Kết bài :
 - Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.
 - Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp.
 Đề 8: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Dàn bài
 I/ Mở bài:
 - Nhân dân miền Nam tha thiết mong ngày đất nước được thống nhất để được đến MB thăm Bác
“ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” 
 (“Bác ơi!” Tố Hữu)
 - Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào à sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”.
 II/ Thân bài:
 4 khổ thơ, mỗi khổ 1 ý (nội dung) nhưng được liên kết trong mạch cảm xúc.
 1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác
 + Nhà thơ ở tận MN, sau ngày thống nhất ra thăm lăng bác à Sự dồng nén, kết tinh ấy đã tạo ra tiếng thơ cô đúc, lắng đọng mà âm vang về Bác.
 + Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi.
 + ấn tượng ban đầu là ‘hàng tre quanh lăng” – hàng tre biểu tượng của con người Việt Nam
 - “Hàng tre bát ngát” : rất nhiều tre quanh lăng Bác như khắp các làng quê VN, đâu cũng có tre.
 - “Xanh xanh VN”: màu xanh hiền dịu, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
 - “Đứng thẳng hàng” : như tư thế dáng vóc vững chãi, tề chỉnh của dân tộc Việt nam.
 à K1 – không dừng lại ở việc tả khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre có thật mà còn gợi ra ý nghĩa sâu xa. Đến với Bác chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ cũng xanh mát bóng tre của làng quê VN.
 2. Khổ 2: đến bên lăng – tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác.
 + Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ
Mặt trời đi qua trên lăng /
Mặt trời trong lăng rất đỏ
Dòng người/ tràng hoa
 - Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
 - Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là 1 mặt trời – mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người à nói lên sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác.
 + Hình ảnh dòng người / tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác à sự so sánh đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.
 3. Khổ 3: cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
 + Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” – nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác.
 - Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.
 - Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn.
 + “Vẫn biết trời xanh . Trong tim’ : Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nõi đau nhức nhối tận tâm can à Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc.
 4. Khổ 4 : Tâm trạng lưu luyến không muốn rời.
 + Nghĩ ngày mai xa Bác lòng bin rịn, lưu luyến
 + Muốn làm con chim, bông hoa à để được gần Bác.
 + Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân”.
 à Nhịp dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho các câu à thể hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ.
 III/ Kết bài:
 - Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.
 - Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhân dân, tác giả đối với Bác.
 Đề 9: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Dàn bài
 A – Mở bài :
 - Huy Cận (1919 – 2005) nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với những vần thơ lãng mạn “Sầu vũ trụ”.
 - Sau 1945, đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sống mới cách mạng – “Đoàn thuyền đánh cá” (Trời mỗi ngày lại sáng – 1958) là một bài thơ tiêu biểu có phong cách mới của Huy Cận.
 B – Thân bài :
 1. Cảnh ra khơi (Khổ 1, 2) :
 - Thời điểm : Lúc ngày tàn, đêm đến.
 - Không gian : Biển cả lúc đêm xuống.
 - Hoạt động : Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong đánh bắt nhiều cá.
 - Nghệ thuật : Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, sự đối lập thanh bằng – trắc, chi tiết tưởng tượng gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.
 2. Cảnh đánh cá đêm trên biển (Khổ 3 – 6) :
 - Vẻ đẹp kì vĩ của trời biển Đông, của thiên nhiên đất nước.
 - Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý.
 - Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm : Thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cá lớn.
 - Nghệ thuật : các hình ảnh ước lệ, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực và tưởng tượng.
 3. Cảnh trở về (Khổ 7) :
 - Thời điểm : Lúc rạng đông.
 - Thành quả lao động to lớn, đấnh bắt được nhiều cá.
 - Nghệ thuật : Các hình ảnh khoa trương, nhân hoá, ẩn dụ, phóng đại đặc sắc.
 C – Kết bài :
 - Bài thơ có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.
 - Cảm hứng lãng mạn cách mạng hoà nhập với cảm hứng vũ trụ, thiên nhiên.
 - Nhịp điệu khoẻ khoắn, giọng điệu vui tươi, không gian trong sáng khác không gian buồn thảm trong thơ Huy Cận trước 1945.
Câu 1. Đoạn văn
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
 a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?
 b. Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.
 c. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
 Gợi ý:
 a. Hai câu thơ trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, trích trong tác phẩm truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Điình Chiểu.
 b. Giới thiệu được những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu:
 - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 - Đỗ Tú tài năm 21 tuổi, nhưng 6 năm sau ông bị mù.
 - Sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
 - Thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia kháng chiến, sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
 c. Biết vận dụng kiến thức từ Hán – Việt để giải thích ý nghĩa hai câu thơ. Từ đó rút ra ý tứ của tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ.
 - Kiến: thấy (chứng kiến).
 - Ngãi: (nghĩa): lẽ phải làm khuôn phép cư xử.
 - Bất: chẳng, không.
 - Vi: làm (hành vi).
 - Phi: trái, không phải.
 * Từ đó ta có thể hiểu nghĩa của hai câu thơ là thấy việc hợp với lẽ phải mà không làm thì không phải là người anh hùng.
 * Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một qua niệm đạo lí: người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán. Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
 a. Cho câu thơ sau:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
 Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
 b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
 c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu HS phải chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều :
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiênh thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”.
 b.
 * Hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn” có thể hiểu là:
 + “Thu thuỷ” (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
 + “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
 + Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”
 c. Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu gờm kém xanh”
 Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hs_gioi_van_lop_9_dieu_tien_do_thcs_dong_l.doc