Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tuần 23

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tuần 23

Tiết : 111 + 112 TUẦN 23

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

 3. Thái độ:

 - Quý trọng tình cảm gia đình, tình mẹ con, lòng biết ơn. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn, bài hát phổ nhạc từ bài thơ. * HS: Vở soạn bài, SGK NV9 -Tập 2.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

- Nêu cách lập luận của tác giả H.Ten trong bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

- Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H.Ten muốn thể hiện điều gì ?

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 111 + 112 TUẦN 23
Văn bản: CON CÒ 
 Chế Lan Viên 
NS: 
ND: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình. 
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 3. Thái độ: 
 - Quý trọng tình cảm gia đình, tình mẹ con, lòng biết ơn. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, bài hát phổ nhạc từ bài thơ. * HS: Vở soạn bài, SGK NV9 -Tập 2..
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
- Nêu cách lập luận của tác giả H.Ten trong bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. 
- Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H.Ten muốn thể hiện điều gì ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 Æ Giới thiệu bài: Con cò trong ca dao là hình ảnh người lao động, người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp. Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên lại gợi cho ta nhiều hiện tượng mới mẻ về tình mẹ, về cuộc sống; bài thơ mượn những hình ảnh quen thuộc, giai điệu quen thuộc của hát ru ấy sẽ mang tới chúng ta những điều nhắn gửi gì ?
àHoạt động 1: Tìm hiểu chung.
? Trình bày sự hiểu biết cảu em về tác giả CLV ?
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
ž GV nhắc lại những nét chính về tác giả và tác phẩm.(Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới; nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại VN. Một trong những tên tuổi hàng đầu của thơ ca VN thế kỉ XX. Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 1996. CLV có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tư triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.)
ž GV cho HS đọc bài thơ. (Giọng thủ thỉ tâm tình như lời ru).
ž GV lưu ý HS đọc kĩ chú thích (1)-SGK/47.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Nó có đặc điểm gì ? (Thơ tự do, các câu thơ dài , ngắn không đều nhau, theo mạch cảm xúc)
? Hình tượng bao trùm toàn bài thơ là hình tượng gì ? (Hình tượng con cò trong những câu hát ru).
? Theo em, bài thơ có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung mỗi đoạn là gì ?
àHoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản.
- Cho HS đọc lại đoạn thơ I.
? Trong đoạn thơ, hình ảnh con cò được gợi ra như thế nào ? (Gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru).
+ Tại sao tác giả lại viết “Trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay”?
? Trong đoạn thơ, tác giả đã vận dụng những câu ca dao nào ?
? Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện những ý nghĩa biểu tượng gì về hình ảnh con cò ?
? Cảm nhận của em về hình tượng con cò trong khúc ru I ?
ž GV chốt ý: Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru. Khung cảnh làng quê, nhịp điệu sống của cha ông đã đến với bé thơ một cách vô thức. Bé chưa hiểu được nhưng qua trực giác âm điệu lời ru, bé cảm nhận được tình yêu và sự che chở của mẹ.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ II.
? Hình ảnh con cò ở đoạn này phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé ?(Cánh cò là bạn đồng hành của con người từ tuổi ấu thơ trong nôi đến tuổi đến trường và đến lúc trưởng thành.)
? Tác giả đã xây dựng hình ảnh con cò bằng biện pháp nghệ thuật nào ? 
(Xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú).
? Cảm nhận của em về hình tượng con cò trong khúc ru II ?
ž GV chốt ý: Cánh cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người, đi vào tiềm thưc tuổi thơ. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng, nó bay ra từ ca dao và trở nên gần gũi, theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Hình ảnh con cò là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lòng mẹ.
àHoạt động 1: 
ž Đọc phần chú thích*- SGK/47 để nắm vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Lắng nghe.
ž Đọc bài thơ. Nhận xét cách đọc.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Thảo luận nhóm theo tổ.
àHoạt động 2: 
ž HS đọc đoạn I .
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Lắng nghe.
ž HS đọc đoạn II .
- Thảo luận nhóm theo tổ.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung:
1) Tác giả - Tác phẩm: 
* Chế Lan Viên (1920 -1989) quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông tiếng từ phong trào Thơ mới. Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ VN thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
 * Bài thơ Con cò sáng tác năm 1962.
2) Thể loại: Thơ trữ tình (thơ tự do)
3) Bố cục: 
- Đoạn I: Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ qua lời ru của mẹ.
- Đoạn II: H/ả con cò đi vào tiềm thức và gắn bó với con người qua từng chặng đường đời.
- Đoạn III: Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru.
 II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Nội dung: 
a) Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ qua những lời ru:
- Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru.
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.
* Cánh cò là biểu tượng của sự thương yêu, che chở của người mẹ.
b) Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời con người:
- Cánh cò đi vào tiềm thức tuổi thơ:
“Cò đứng quanh nôi
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.”
- Cánh cò gắn bó với tuổi học trò:
“Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân.”
- Cánh cò gắn với tuổi trưởng thành:
“Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”
* Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.
( Hết tiết 111 – Chuyển sang tiết 112 )
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ III.
? Trong đoạn “Dù ở gần convẫn theo con.”, hình ảnh con cò đã phát triển và nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng gì ?
? Theo em, điệp từ “dù” trong đoạn thơ có tác dụng thể hiện được điều gì ?
(Lời thơ như một lời nguyền, ý thơ khẳng định tình mẫu tả sắt son, đó là qui luật tình cảm thêng liêng.)
? Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua đoạn thơ ?
ž GV chốt ý: Lời ru cất lên dìu dặt, mênh mang gợi lên hình ảnh người mẹ yêu con với cả sự lận đận, đức hi sinh quên mình, với tình yêu bền chặt, bao dung. Mẹ luôn nghĩ và sống cho cuộc đời con mai sau, nghĩ về tình yêu thương dành cho con. Điệp từ “dù” khiến lời thơ như một lời nguyền, ý thơ khẳng định tình mẫu tử sắt son, đó là qui luật tình cảm thiêng liêng. Đoạn thơ đi từ cảm xúc tới liên tưởng, thấm đượm chất triết lí trữ tình – đó đặc trưng của thơ Chế lan Viên.
? Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ ? Các yếu tố ấy có tác dụng ntn trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ ?
? Nhận xét về sự vận dụng sáng tạo ca dao. (Từ những câu ca dao quen thuộc nói về con cò, nhà thơ tổng hợp, xâu chuỗi, chọn lọc lấy cái tinh thần của ca dao làm thành hình ảnh biểu tượng vừa quen vừa lạ để thể hiện chủ đề và khái quát vấn đề, qui luật mang tính triết lí.)
? Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo h/ả biểu tượng trong bài thơ. (Xây dựng những hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo)
? Qua hình tượng con cò trong bài thơ, tác giả nhằm nói về điều gì ? (Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người). 
ž GV chốt ý – Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/48.
ž GV cho HS nghe bài hát từ bài thơ đã phổ nhạc.
ž HS đọc đoạn III .
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Lắng nghe.
- Nêu nhận xét của cá nhân.
- Nêu nhận xét của cá nhân.
- Nêu nhận xét của cá nhân.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
ž Đọc phần ghi nhớ SGK/48.
- Lắng nghe.
c) Ý nghĩa biểu tượng về h/ả con cò:
- Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con cho đến hết cuộc đời. 
* Nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"
2. Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ tự do, thể hiện cảm xúc linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ. 
- Sáng tạo những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru và làm nổi bật giọng suy ngẫm, triết lí.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
à Ghi nhớ: ( SGK/48 )
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Học thuộc lòng bài thơ. 
Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.
Phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích nhất trong bài.
2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI )
Tiết : 113
NS: 
ND: 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
2. Kĩ năng: 
 - Biết đánh giá bài làm, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. 
3. Thái độ: 
 - Nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để có ý thức rèn luyện sửa chữa, khắc phục. 
 - Có ý thức tự tự giác, tích cực để vươn lên trong học tập.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: bài soạn, bài làm đã chấm của HS. * HS: 
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thảo luận nhóm. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: 
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
 àHoạt động 1: GV ghi lại đề bài lên bảng – Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn bài.
 Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến trong học sinh hiện nay là hay nói chuyên riêng, gây mất trật tự trong giờ học. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiên tượng đó.
ž HS tham gia xây dựng dàn bài – GV nhận xét, bổ sung. (Xem dàn bài ở tiết 104,105).
àHoạt động 2: Trả bài – Sửa chữa.
ž GV phát bài cho HS - HS xem kĩ bài làm và đối chiếu với dàn bài để đánh giá về bài làm của mình.
ž GV nhận xét về bài làm của HS:
1) Về bố cục: 
+ Phần lớn bài viết có đủ bố cục ba phần hợp lí.
+ Một số bài làm phần MB chưa đạt yêu cầu. Chưa đúng kiểu MB của văn nghị luận.
+ Một số bài làm ở phần TB chưa trình bày luận điểm rõ ràng, luận cứ chưa đầy đủ, phù hợp. Sự liên kết giữa các ý chưa được mạch lạc.
+ Một số bài viết chưa bám sát yêu cầu của đề bài: viết lạc đề, viết không đúng kiểu bài nghị luận (viết theo kiểu văn tự sự).
2) Về diễn đạt: Phần lớn bài viết diễn đạt tương đối khá. Còn một số bài diễn đạt lủng củng, dài dòng, còn mắc nhiều về lỗi diễn đạt: câu sai NP, câu không đủ ý, dùng lặp từ, lặp ý, dùng từ không chính xác, dùng thừa từ, thiếu từ, chấm câu sai.
3) Về lỗi chính tả: Vẫn còn một số bài mắc những lỗi chính tả thông thường; không viết hoa đầu câu; còn viết tắt trong bài (o , fải , k0 , ). Một số bài trình bày còn cẩu thả.
ž HS trao đổi bài, đọc, nhận xét, sửa chữa lỗi.
ž GV đọc một bài làm khá – Cho HS nhận xét, đánh giá.
àHoạt động 3: Rút kinh nghiệm qua bài làm.
ž HS nêu những sai sót qua bài làm – Nêu những nguyên nhân mắc phải và hướng sửa chữa.
ž GV tổng hợp ý kiến – Nêu nguyên nhân mắc lỗi và hướng sửa chữa.
+ Cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
+ Lập dàn bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
+ Xác định và trình bày luận điểm rõ ràng. Lập luận mạch lạc, chặt chẽ.
+ Chú ý đến khâu đọc lại bài và sửa chữa.
àHoạt động 4: Nêu kết quả điểm – Gọi tên HS, ghi điểm vào sổ điểm.
Lớp
Số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
 TB trở lên
9B 
9C 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Đọc kĩ lại bài làm và tiếp tục sửa chữa.
Ôn lại cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
2/ Bài sắp học: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Đọc kĩ nội dung trong bài.
Trả lời các câu hỏi.
Chuẩn bị bài tập trong phần Luyện tập.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
------------------------------˜˜˜ µ ™™™------------------------------
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Tiết : 114 + 115
NS: 
ND: 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 1. Kiến thức: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tìm hiểu và trình bày những ý kiến, suy nghĩ của mình về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: 
 - Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này như thế nào ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 Æ Giới thiệu bài: Tiét trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Vậy đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có cấu trúc như thế nào ? Cách viết bài văn này ra sao ? Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này qua Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
àHoạt động 1: Tìm hiểu các đề bài.
ž Gọi HS đọc 10 đề bài.(SGK/52).
? Các đề bài có những điểm gì giống nhau ? Chỉ ra những điểm giống nhau đó.(Đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí).
? Đề 1,3,10 có gì khác với các đề còn lại ?
ž GV cho HS tự nghĩ ra một đề bài tương tự. GV ghi lên bảng.
àHoạt động 2: Tìm hiểu cách làm bài
ž GV ghi đề bài lên bảng. 
( Tìm hiểu đề và tìm ý ).
? Đề thuộc loại gì ? (nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí).
? Nêu yêu cầu về nội dung của đề ? (nêu suy nghĩ về câu TN).
? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hai chữ suy nghĩ nêu trong đề ? (là thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí)
? Muốn làm đề bài này ta cần có những tri thức nào? (hiểu biết về TN VN, có kiến thức về đời sống, biết cách nêu ý kiến)
? Để tìm ý cho bài làm từ đề bài trên, em phải làm thế nào?
- Câu TN có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào ?
- Câu TN thể hiện đạo lí truyền thống gì của người VN? 
- Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào ?
( Lập dàn bài ).
ž Cho HS đọc dàn bài mục II.2-SGK/52,53.
? Trên cơ sở các ý đã tìm và dựa vào dàn bài sơ lược trong SGK, em hãy sắp xếp dàn ý chi tiết cho bài làm.
ž GV cho HS tham gia phát biểu để hoàn chỉnh dàn bài chi tiết cho đề bài – GV ghi lên bảng (xem SGV).
(Viết bài)
ž GV cho HS đọc mục II.3-SGK/53,54 để hình dung về khâu viết bài có nhiều cách diễn đạt khác nhau.
ž GV cho HS viết phần nhận định, đánh giá (bình luận) câu TN theo 4 ý nêu ở SGK – Đọc, nhận xét, sửa chữa.
( Đọc lại bài viết và sửa chữa ).
? Vì sao cần phải đọc lại bài và sửa chữa ? Chú ý sửa chữa những lỗi gì trong bài làm ?
ž Cho HS nhắc lại dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
ž GV chốt ý – HS đọc ghi nhớ SGK54.
àHoạt động 1: 
ž Đọc 10 đề bài. 
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
àHoạt động 2: 
 ž Đọc đề bài. 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
ž HS đọc dàn bài mục II.2-SGK.
- Thảo luận nhóm, nêu kết quả theo nhóm.
- Viết phần Mở bài theo nhiều cách – Trình bày.
- Mỗi tổ viết một đoạn. – Đọc, nhận xét, sửa chữa.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Đọc đoạn văn viết - Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
à Đề bài: (mục I-SGK/51,52).
- Dạng đề có mệnh lệnh (đề1,3,10): suy nghĩ, bình luận (bàn về), giải thích, chứng minh,
+ Dạng đề không có mệnh lệnh (đề 2,4,5,6,7,8,9).
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
à Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1) Tìm hiểu đề và tìm ý:
ž Tìm ý:
- Nghĩa đen,nghĩa bóng của câu TN?
+ Nước ? 
+ Nguồn ?
- Đạo lí Uống nước nhớ nguồn là gì? 
+ Nhớ nguồn là gì ?
- Ý nghĩa của đạo lí ?
2) Lập dàn bài:
3) Viết bài:
4) Đọc lại bài và sửa chữa:
à Ghi nhớ: ( SGK/54 )
( Hết tiết 114 – Chuyển sang tiết 115 )
àHoạt động 3: Luyện tập – Củng cố.
ž GV ghi đề bài số 7 (SGK/52) lên bảng – Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho đề bài.
? Cho biết dạng đề ? (dạng mở, không có mệnh lệnh).
? Học là gì ? (là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó).
? Có những hình thức học nào ? (học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo và tự học). 
? Thế nào là tự học? Tinh thần tự học là gì? Cần phải có tinh thần tự học như thế nào ?
ž Cho HS lập dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp.
? Hãy cho biết em sẽ vận dụng những phép lập luận nào để viết bài nghị luận này ?
àHoạt động 3: 
Tìm hiểu đề bài. 
- Mỗi tổ lập một dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp.
 Trả lời câu hỏi của GV.
III. Luyện tập:
 Đề: Tinh thần tự học.
Dàn ý
1) Mở bài: 
- Chất lượng học tập hiện nay
- Tinh thần tự học
2) Thân bài: 
a- Giải thích: 
 - Học là gì?
 - Các hình thức học: có sự hướng dẫn của thầy cô, tự học
b- Tinh thần tự học là gì ? (tự giác học để khắc sâu, rèn, luyện, tiếp thu...)
 + Xem đó là nhu cầu.
 + Có phương pháp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện 
 + Ý thức học ở mọi nơi mọi lúc (2 dẫn chứng)
c- Nhận xét: Tinh thần tự học
3) Kết bài: 
 Khẳng định vai trò của tự học.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
2/ Bài sắp học: Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ.
Đọc kĩ văn bản và phần chú thích trong SGK/56,57.
Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản trong SGK/57.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_mon_ngu_van_9_tuan_23.doc