Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - GV: Nguyễn Đình Trường - Trường THCS Hải Nhân

Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - GV: Nguyễn Đình Trường - Trường THCS Hải Nhân

 Bài 1 : KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX

 ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 .

A – Mục tiêu cần đạt :

+ HS nắm được một cách khái quát về hoàn cảnh lịch sử , tình hình xã hội ,tình hình phát triển văn học và những thành tựu nổi bật của thời kỳ văn học này .

 + HS hiểu khái quát những nét chính về nội dung , nghệ thuật tiêu biểu ở từng giai đoạn văn học .

 + Luyện các kỹ năng phân tích , biình giảng các chi tiết , các hình ảnh thơ có trong các văn bản thể hiện chủ đề nội dung tư tưởng .

 + Lập dàn ý theo các kiểu văn bản theo yêu cầu của đề ra sau khi đã tìm hiểu xong văn bản .

 + Giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước , lòng căm thù giặc ngoại xâm , có sự đồng cảm với số phận những người cùng khổ trong xã hội .

B – Nội dung bài học :

 I – Về tình hình xã hội và văn hoá :

1 / Hoàn cảnh lịch sử và xã hội :

- Thực dân Pháp đặt xong được ách đô hộ vào Việt Nam và tiến hành khai thác thuộc địa . Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến .

 - Sự thay đổi lớn lao về chế độ xã hội ấy kéo theo sự thay đổi về cơ cấu giai cấp , ý thức hệ văn hoá khá sâu sắc và nhanh chóng .

 - Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp , giữa nhân dân ta với ( chủ yếu là nông dân ) với phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc và quyết liệt .

* văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 sẽ phát triển trong điều liện xã hội mới và tình hình văn hoá mới .

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - GV: Nguyễn Đình Trường - Trường THCS Hải Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1 : Khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
 đến Cách mạng tháng Tám 1945 .
A – Mục tiêu cần đạt :
+ HS nắm được một cách khái quát về hoàn cảnh lịch sử , tình hình xã hội ,tình hình phát triển văn học và những thành tựu nổi bật của thời kỳ văn học này .
 + HS hiểu khái quát những nét chính về nội dung , nghệ thuật tiêu biểu ở từng giai đoạn văn học .
 + Luyện các kỹ năng phân tích , biình giảng các chi tiết , các hình ảnh thơ có trong các văn bản thể hiện chủ đề nội dung tư tưởng .
 + Lập dàn ý theo các kiểu văn bản theo yêu cầu của đề ra sau khi đã tìm hiểu xong văn bản .
 + Giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước , lòng căm thù giặc ngoại xâm , có sự đồng cảm với số phận những người cùng khổ trong xã hội .
B – Nội dung bài học :
 I – Về tình hình xã hội và văn hoá :
1 / Hoàn cảnh lịch sử và xã hội :
- Thực dân Pháp đặt xong được ách đô hộ vào Việt Nam và tiến hành khai thác thuộc địa . Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến .
 - Sự thay đổi lớn lao về chế độ xã hội ấy kéo theo sự thay đổi về cơ cấu giai cấp , ý thức hệ văn hoá khá sâu sắc và nhanh chóng .
 - Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp , giữa nhân dân ta với ( chủ yếu là nông dân ) với phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc và quyết liệt .
* văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 sẽ phát triển trong điều liện xã hội mới và tình hình văn hoá mới .
2/ Tình hình văn hoá : 
- Nền văn hoá phong kiến cổ truyền ( từng gán bó với văn hoá khu vực Đông Nam á , đặc biệt là gắn bó với văn hoá Trung Hoa , với nền Hán học ) bị nền van hoá tư sản hiện đại ( đặc biệt là văn hoá Pháp ) nhanh chóng lấn át. Chế đọ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ ( bỏ các kỳ thi hương ở Bắc kỳ nam 1915 ,ở trung kỳ năm 1918 ).
 - Tầng lớp trí thức nho sĩ phong kiến là trụ cột của nền văn hoá dân tộc suốt thời trung đại nay đã hết thời không được coi trọng nữa . Tầng lớp trí thức Tây học thay thế tầng lớp nho sĩ cũ , trở thành đội quân chủ lực làm nên bộ mặt văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX .
- Đời sống văn học , phương tiện văn học có những thay đổi lớn : một tầng lớp công chúng mới có thị hiếu thẩm mỹ , có nhu cầu văn học mới xuất hiện . Một thế hệ nhà văn mới ra đời , có điệu sống mới , cảm xúc mới , vốn văn hoá nghệ thuật mới , khác nhiều so với văn sĩ , thi sĩ Nho gia ngày xưa .
 II – Tình hình văn học :
1. Quá trình phát triển của văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 .
- Văn học chia ra làm ba chặng lớn : 
 + Hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX .
 + Những năm 20 của thế kỷ XX .
 + Từ đầu những năm 30 đến cách mạng tháng Tám 1945 .
- Văn học gồm hai khu vực : 
 + Văn học hợp pháp :tồn tại và phát triển trong vòng pháp luật của chính quyền thống trị đương thời ( thơ văn của Tản Đà ,của Hồ Biểu Chánh 
 + Văn học bất hợp pháp :văn học yêu nước và cách mạng ( thơ văn Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh , Hồ Chí Minh 
-Văn học phát triển theo ba trào lưu chính :
 + Văn học yêu nước và cách mạng .
 +Văn học viết theo cảm hứng hiện thực .
 +Văn học viết theo cảm hứng lãng mạn 
* Văn học thời kỳ này bắt đầu và hoàn thành qúa trình đổi mới văn học diễn ra ở mọi phương diện , mọi thể loại .
+ Nội dung : Đổi mới trên các mặt : tư tưởng ,tình cảm ,cảm xúc ,tâm hồn , cách cảm, cách nghĩ của các nhà văn , nhà thơ trước cuộc đời , trước đất nước , trước con người và cả trước nghệ thuật . Ví dụ như khi nói về đất nước là nói đến nước là gắn với dân : “dân là sân nước , nước là nước dân ” , còn nòi về con người , bên cạnh con người xã hội , con người công dân còn phải nói đến con người tự nhiên , con người cá nhân .
+ Hình thức : đó là việc thay đổi về chữ viết ( chữ quốc ngữ ) , xuất hiẹn nhiều thể loại văn học mới , viết theo lối mới . Bên cạnh đó còn có sự đổi mới về ngôn ngữ : mang tính cá thể ,gắn với đời sống bình thường , có tính dân tộc đậm đà hơn .
III – Văn bản : “ Tôi đi học” ( Thanh Tịnh ) 
 1 / Giới thiệu về tác giả :
 - Tên thật là Trần Văn Ninh ( 1911 – 1988 ) .
 - Quê ở xóm Gia Lạc , ven sông Hương , ngoại ô thành phố Huế .
 - Trong cuộc đời văn nghiệp của mình , Thanh Tịnh đã có mặt trên khá nhiều lĩnh vực : truyện ngắn ,truyện dài , thơ , ca dao ,bút ký văn học Song có lẽ ông thành công hơn cả là ở truyện ngắn và thơ . Những truyện ngắn hay nhất của Thanh Tịnh nhìn chung toát lên một tình cảm êm dịu ,trong trẻo . Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu , mang dư vị vừa man mác buồn thương ,vừa ngọt ngào quyến luyến .
 - Đời văn gần 50 năm của Thanh Tịnh để lại một sự nghiệp khá phong phú : Hận chiến trường ( tập thơ , 1937 ) ,Quê mẹ ( tập truyện ngắn – 1941 ) Chị và em ( tập truyện ngắn -1942 ) ,Ngậm ngải tìm trầm ( tập truyện ngắn -1943 ) Xuân và Sing ( tập truyện dài -1944 ) , Đi từ giữa một mùa sen ( tập truyện thơ 
- 1973 ) Thơ văn Thanh Tịnh đậm chất trữ tình đằm thắm , tình cảm êm dịu , trong trẻo .
1. Quá trình phát triển của văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 .
 - Văn học chia ra làm ba chặng lớn : 
 + Hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX .
 + Những năm 20 của thế kỷ XX .
 + Từ đầu những năm 30 đến cách mạng tháng Tám 1945 .
 - Văn học gồm hai khu vực : 
 + Văn học hợp pháp :tồn tại và phát triển trong vòng pháp luật của chính quyền thống trị đương thời ( thơ văn của Tản Đà ,của Hồ Biểu Chánh 
 + Văn học bất hợp pháp :văn học yêu nước và cách mạng ( thơ văn Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh , Hồ Chí Minh 
 - Văn học phát triển theo ba trào lưu chính :
 + Văn học yêu nước và cách mạng .
 +Văn học viết theo cảm hứng hiện thực .
 +Văn học viết theo cảm hứng lãng mạn 
Văn học thời kỳ này bắt đầu và hoàn thành qúa trình đổi mới văn học diễn ra ở mọi phương diện , mọi thể loại .
+ Nội dung : Đổi mới trên các mặt : tư tưởng ,tình cảm ,cảm xúc ,tâm hồn , cách cảm, cách nghĩ của các nhà văn , nhà thơ trước cuộc đời , trước đất nước , trước con người và cả trước nghệ thuật . Ví dụ như khi nói về đất nước là nói đến nước là gắn với dân : “dân là sân nước , nước là nước dân ” , còn nòi về con người , bên cạnh con người xã hội , con người công dân còn phải nói đến con người tự nhiên , con người cá nhân .
 + Hình thức : đó là việc thay đổi về chữ viết ( chữ quốc ngữ ) , xuất hiẹn nhiều thể loại văn học mới , viết theo lối mới . Bên cạnh đó còn có sự đổi mới về ngôn ngữ : mang tính cá thể ,gắn với đời sống bình thường , có tính dân tộc đậm đà hơn .
 - Đời văn gần 50 năm của Thanh Tịnh để lại một sự nghiệp khá phong phú : Hận chiến trường ( tập thơ , 1937 ) ,Quê mẹ ( tập truyện ngắn – 1941 ) Chị và em ( tập truyện ngắn -1942 ) ,Ngậm ngải tìm trầm ( tập truyện ngắn -1943 ) Xuân và Sing ( tập truyện dài -1944 ) , Đi từ giữa một mùa sen ( tập truyện thơ - 1973 ) Thơ văn Thanh Tịnh đậm chất trữ tình đằm thắm , tình cảm êm dịu , trong trẻo .
 2 / Văn bản : Tôi đi học .
 - Thể loại : Truyện ngắn .
 - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự .
 -Xuất xứ : In trong tập truyện ngắn Quê mẹ ( 1941 ).
 - kết cấu : Bằng một ngòi bút giàu chất thơ ,tác giả đã diễn tả những kỷ niệm của buổi tưu trường đầu tiên trong đời .. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật “ tôi ” ngày đầu tiên đi học . Truyện được kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật “ tôi ” .
 * Nội dung và nghệ thuật : 
 - Truyện ngắn Tôi đi học khong chứa đựng nhiều sự kiện , nhân vật ,không có những xung đột xã hội mà giàu chất trữ tình êm dịu , trông trẻo . Toàn bộ tác phẩm là “ những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường ’’ cảu nhân vật tôi . Qua dòng hồi tưởng ấy , Thanh Tịnh diễn tả cảm giác , tâm trạng theo trình tự thời gian của buổi tựu trường .
 - Bằng cả tâm hồn rung động thiết tha , Thanh Tịnh đã diễn tả chân thực tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” trong buổi tựu trường đầu tiên . Tác phẩm có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ bạn đọc bởi nó đã ghi lại một trong những thời điểm đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người - buổi tựu trường đầu tiên với bao kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò .
 - Tôi đi học kết hợp hài hoà , nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình , miêu tả với biểu cảm . Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm .Trên dòng hồi tưởng , thuật kể , nhân vật tôi bộc lộ tâm trạng , cảm giác thật chân thành , tha thiết ,. Bởi thế Tôi đi học gieo vào lòng người đọc boa nỗi niềm bâng khuâng ,bao rung cảm nhẹ nhàng ,trong sáng . Hình thức hồi tưởng , thuật kể từ ngôi thứ nhất càng tạo nên tính gần gũi , chất trữ tình đậm đà cho văn bản .
 Bài tập về nhà :
 Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi sau khi học xong văn bản .
 ( Yêu cầu HS lập dàn ý ).
 Gợi ý :
 HS lập dàn ý theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi .
 -Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng .
 + Tâm trạng ,cảm giác nhân vật Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường .
 + Tâm trạng ,cảm giác nhân vậy Tôi khi nhìn ngôi trường buổi tựu trường , khi nhìn mọi người , các bạn , lúc gọi tên mình vào lớp .
 + Tâm trạng và cảm giác nhân vật Tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên .
 Bài 2 : Trong lòng mẹ 
 ( Trích Những ngày thơ ấu ) 
 Nguyên Hồng 
 A – Mục tiêu cần đạt : 
 _ HS hiểu được rằng : Tình cảm mẹ con ruột thịt thiêng liêng không bị những rắp tâm tanh bẩn nào có thể xâm phạm .
 -Niềm vui ,niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở trong lòng mẹ , được mẹ ôm ấp vỗ về .
 - Giáo dục cho HS lòng kính yêu cha mẹ , biết ơn cha mẹ ,nguồn tình cảm , chỗ dựa lớn lao của con người .
 - Rèn luyệnv kỹ năng phân tích ,cảm thụ những đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình , giàu cảm xúc mạnh mẽ .
 B – Nội dung bài học : 
 1/ Vài nét về tác giả :
 Tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) 
 -Quê ở thành phố Nam Định nhưng trước c/m sống chủ yếu ở Hải Phòng trong một xóm lao đọng nghèo ( xóm Cấm ) 
 - Sinh ra trong một gia đình gốc Công giáo ,cha có thời kỳ làm cai đề lao sau đó bị mất chức , trả thù đời bằng việc ngày đâm bên bàn đèn thuốc phiện . Mẹ là người phụ nữ có khát vọng về t/ y nhưng đành chôn vùi bởi bổn phận trước gia đình .
Do hoàn cảnh của mình , sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ .Ngay từ những sáng tác đầu tay , Nguyên Hồng đã viết về những người cùng khổ gần gũi một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết .Ông dược coi là nhà văn của những người cùng khổ , lớp người “ dưới đáy xã hội ” .Viết về các nhân vật ấy ,ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc ,mãnh liệt , lòng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý .
Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình , nhiều khi dạt dào những cảm xúc tha thiết ,rất mực chân thành . Đó là văn của một trái tim nhạy cảm , dễ bị tổn thương , dễ bị rung động đến cực điểm nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người .
 -Nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ , có gia trị : Bỉ vỏ ( tiểu thuyết – 1938 ) Những ngày thơ ấu ( Hồi ký – 1938 ) , Trời xanh ( tập thơ - 1960 ) ,Cửa biển ( bộ tiểu thuyết 4 tập -1961-1976 ) , Núi rừng Yên Thế ( bộ tiểu thuyết đang viết dở ... ắt chỉ có thể giam được thẻ xác của nó còn tâm hồn, tình cảm, ước nguyện của nó thì không thể giam được. Nó dõi theo kỉ niệm, dõi theo quá khứ.
Bài 3 : Ông đồ
I-Những nét chính về tác giả
-Quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu và mất ở Hà Nội ( 1913-1996 )
-Là lớp người thuộc lớp nhà thơ mới đầu tiên . Thơ ông mang nặng lòng thương người và tình hoài cổ.
-Ngoài ra, ông còn giảng dạy Văn học ở trường đại học sư phạm và Đại học sư phạm ngoạ ngữ ; là nhà dịch thuạt và nghiên cứu về văn học
II-Tác phẩm
-Thể thơ: ngũ ngôn
-Phương thức: biểu cảm + tự sự
-Đại ý: Nói về số phận của ông đồ trong thời điểm giao thời những năm đầu thế kỉ XX.
-Xuất xứ: ra đời 1936, in trên báo Tinh hoa và được in trong tạp Thi nhan VN.
III_Những nét chính về ND-NT
* Ra đời trong phong trào thơ mới nhưng bài thơ Ông đồ không xoay quanh 1 trục cảm xúc thường thấy xuất hiện ở các nhà thơ lãng mạn, đó là tìm cái tôi cho riêng mình, đắm đuối trong thứ tình yêu và thiên nhiên, say sưa trong mộng ảo. Vũ Đình Liên lại sững người quay lại, tìm về hình bóng, nhận ra cái di tích tiều tuỵ đáng thương của 1 thời tàn. Ông đồ là chứng tích đau thương của 1 thời không bao giờ trở lại.
*Hình ảnh ông đồ trong hoài niệm của tác giả
-Hai khổ đầu: là thời kì huy hoàng của ông đồ.
 + “ Mỗi năm” cụm từ chỉ thời gian được lặp lại 1 cách tuần hoàn. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào nở, tết đến xuân về. Ông đồ cùng với mức tàu, giấy đỏ tạo nên 1 nét riêng vô cùng thiêng liêng của văn hoá dân tộc. Nó tượng trưng cho cái cổ kính. Ông đồ xuất hiện như đem lại hạnh phúc cho mọi nhà. Chính vì vậy cụm từ “ mỗi năm” cho ta thấy sự ám ảnh của hình ảnh ông đồ đối với con người.
+ Lúc này, ông đồ trở thành nhân vật trung tâm được moị người kính phục, ngưỡng mộ. Khách hàng tìm đến với ông rất đông. “ Bao nhiêu” chỉ số lượng nhiều không kể xiết,họ thốt lên những lời khen ngợi =>Ông đồ rất hạnh phúc về nghề của mình.
=>Tác giả bộc lộ tình cảm trân trọng và khâm phục đối với ông đồ ngày xưa, kín đáo thể hiện niềm tự hào đối với 1 đất nước có nền văn hoá lâu đời.
 Hai khổ thơ này thực ra đã báo hiệu sự tàn lụi của ông đồ. Hai khổ thơ không khỏi làm người ta chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Ông đồ già hay chính là đạo nho đang tàn lụi. Ông đồ níu giữ vẻ đẹp văn hoá không phải ở 1 môi trường sang trọng mà là “ Bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi cô độc của ông như bất lực trước hiện tượng phũ phàng trong dòng đời tấp nập, ông đồ phải gò lưng, dồn hết tâm huyết trên từng con chữ ở “ chợ đời” để kiếm sống. Hình ảnh của ông trong khổ thơ này giống như1 ánh nắng cuỗi ngày rực rỡ khi ngày sắp tàn. đọc 2 khổ thơ đầu, ta thực sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ thánh hiền, 1 giá trị tinh thần được đặt ngang hàng giá trị vật chất.
*Hai khổ thơ tiếp theo:
+ Nếu như 2 khổ thơ đầu: cảnh trước người sau thì 2 khổ thơ này là: người trước, cảnh sau =>Biểu hiện cho sự đổi thay về thời thế.
+ Nghệ thuật đối lập tài tình:
 ., Bao nhiêu người thuê viết - ông đồ vẫn ngồi đó không ai hay.
 .) Hoa tay thảo những nét – giấy đỏ...sầu.
 .) Mỗi năm khi tết đến, ông bày mực tàu ben phố đông người - ông ngồi cô độc giữa 1 đất trời tàn tạ “ lá...bay”
=>Tác giả đặt cái sinh sôi “ hoa đào nở” bên cái lụi tàn “ ông đồ già”; đặt cái hoa tay thư pháp “ như phượng..bay” bên cái bất hạnh “ người thuê viết..đâu”; đặt cái cô độc “ ngồi đó” bên cái tấp nập, dửng dưng “ không ai hay”.
=> Với nghệ thuật đó, tác giả bộc lộ lòng thương cảm bùi ngùi trước hình ảnh của ông đồ.
 + “ Mỗi năm mỗi vắng”: là nhịp thờ gian khắc khoải đau lòng, nó gõ nhịp vào nấc tàn suy quanh việc mua bán của ông đồ.
 + Khổ 3: Không miêu tả ông đồ mà chỉ tả giấy, mực để nói tâm trạng và cảnh ngộ của ông.
 “ Giấy đỏ .. thắm
 Mực đọng..sầu”
Sự tách biệt giữa “ thắm” và “ đỏ” càng khơi sâu vào nỗi buồn. Giấy vẫn đỏ 1 cách vô hồn, lặng lẽ, mực cạn dần , mất dần trong nghiên. tác giả dùng biện pháp nhan hoá ẩn dụ để nói lên thân phận của ông đồ: Một cuộc đời bị hắt hủi, ghẻ lạnh, dường như ông chết lặng và hoá đá giữa cuộc đời.
 + Khổ 4: Tác giả đã mượn cảnh tả tình, đây là khổ thơ giàu tính tạo hình. Bằng bản tình kiên nhẫn, hi vọng mong manh, bằng sự gắng gượng cho miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn ngồi đó, lúc này phố đông người chỉ có khác là “ không ai hay”sự hiện diện của ông đồ giữa cuộc đời. ở đây tác giả dùng nghệ thuật đối lập tài tình : dặt cái “ tĩnh” bên cái “ động” làm cho cái tĩnh càng lặng lẽ, đặt cái “ một, cái cô độc” bên cái nhiều, cái náo nhiệt làm cho cái 1, cái cô độc như vón cục. Lúc này ông đồ ngồi bó gối bên vỉa hè, nhìn “lá vàng, mưa bụi”. Hình ảnh “ lá vàng, mưa bụi” chính là hình ảnh và tâm trạng của ông đồ. Lá vàng chỉ rơi vào mùa thu nhưng ở đây lá vàng rơi vào mùa xuân – khi mà đất trời, cây cối đang sinh sôi nảy nở. đây quả là 1 điều lạ. Như vậy 2 câu thơ có hàm nghĩa biểu hiện sự đổi thay của 1 thời đại, xót thương cuộc sống cộng đồng Việt – 1 thời vong quốc nô, mọi cái đều đảo lộn, lá vàng, mưa bụi cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đến hồi kết thúc. Nó đã tạo nên tấm khăn liệm đưa ông đồ về chốn bàng an.
*Khổ thứ 5: Sự vắng bóng của ông đồ và nõi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ
 + “Năm nay đào lại nở” : biểu hiện vòng tuần hoàn của thời gian, của tạo hoá. Cảnh vẫn cũ ( vẫn có hoa đào, tết đến..) nhưng hình bóng ông đồ không còn nữa.
Cách dùng từ “ xưa, cũ”, biểu hiện sự thiéu hụt, trống vắng, từ đó bộc lộ sự ngậm ngùi.
 + Từ tứ thơ “ cảnh cũ, người đâu”, tác giả bộc lộ nỗi niềm thương nhớ vời vợi.
 “ Những người.....giờ”
2 câu cuối chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những cảm xúc dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Không thấy ông đồ, tác giả gọi hồn. “ Hồn” phải chăng đó là những giá trị văn hoá, tinh hoa của dân tộc, Tác giả dùng câu hỏi nhưng không cần sự trả lời: hỏi trời, hỏi đất, hỏi lớp người đi trước, hỏi cả 1 thời đại hay hỏi chính lòng mình. Đó chính là cuộc tự vấn, là tiếng gọi hồn. Tác gỉa hỏi nhưng là để cảm thông cho thân phận của ông đồ. ông đồ mất tức là những giá trị truyền thống, giá trị tinh thần cũng mất. Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi, day dứt. Hỏi để thức dậy trong tiềm thức sau sa của mỗi người dân VN những nỗi niềm vọng tưởng, thức dậy nỗi ân hận day dứt, đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, quên văn hoá dân tộc . Bởi lẽ nó là hồn của đất nước, hồn thiêng sông núi. đánh mất đi hồn đất nước nghĩa là đánh mất đi dân tộc.
Bài 4: Quê hương
I-Tác giả
 -Tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921 ) quê Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, là người thuộc phong trào thơ mới chặng cuối ( 40-45).
 -Thơ ông thường mang nặng nõi buồn và tình yêu quê hương tha thiết. đặc biệt quê hương là nguồn cảm hứng chính, lớn nhất trong suốt đời thơ của ông.
 -Sau 1945, ông ra nhập hội nhà văn VN, bèn bỉ sáng tác phục vụ cách mạng. ở thời gian này, tác giả thường hướng về đề tài khao khát sự thống nhất đất nước và nỗi nhớ da diết MN ruột thịt.
 -Tác phẩm chính: gồm có tập Hoa niên; gửi Mièn bắc, tiếng sóng, 2 nửa yêu thương...
II-Tác phẩm
 -Bài thơ “ Quê hương” là bài mở đầu trong nguồn cảm hứng về quê hương của Tế hanh, sáng tác 1939 khi tác giả đang học ở Huế.
 -Bài thơ được in lúc đầu trong tập “ Nghẹn ngào” ( 1939 ), sau đó được in lại trong tập “ Hoa niên” ( 1945 ).
 -Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng của tác giả khi nhớ về những kỉ niệm sâu săc, nồng nàn. Bài thơ bộc lộ nièm tự hào về quê hương và những người dân chài.
*Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài “ Quê hương” của Tế Hanh.
 Dàn ý
A-Mở bài:
 -Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân
 “ Quê hương mỗi người chỉ một.....thành người” 
=>Khẳng định tình cảm quê hương là tình cảm thiêng lieng của con người và cũng là cảm hứng lớn nhất của nghệ thuật. Với Tế hanh, quê hương là nguòn cảm hứng chảy suốt đời thơ của ông. bài “ Que hương” ( 1939 ) khi tác giả mới chỉ là 1 hs trung học đi xa quê. Qua tình yêu, nỗi nhớ tha thết của tác giả, bức tranh quê hương hiện lên với vẻ đẹp thân thương và độc đáo.
B-Thân bài 
-Thơ mới không ít bài viết về quê hương nhưng chủ yéu họ viết về vùng bắc Bộ như Nguyễn Nhược Pháp... nhưng viết về quê hương ở miền Trung trung bộ thì rất hiếm. Tế hanh là người khơi nguồn đầu tiên cho vấn đề này. Sinh ra và lớn lên ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nới có con sông Trà Bồng uốn lượn. Qhương của ông như 1 cù lao nổi giữa 4 bề là nước. QH đó đã in đậm trong tâm hồn của Tế Hanh.
-Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu. Không cầu kì mà rất gần gũi, mộc mạc, hồn nhiên:
 “ Làng tôi............sông”
=>Bộc lộ tình yêu đích thực bởi lẽ lời nói không hoa mĩ, chau chuốt mà nó buột trong sâu thẳm nỗi nhớ. Trong ánh mắt của chàng trai 18 tuổi, QH hiện lên “ làm nghề chài lưới” - đó là quê hương nghèo khổ, vất vả như bao làng quê khác, xung quanh 4 bề sông nước.
-Vẻ đẹp của bức tranh qh được tác giả biểu hiện trong nỗi nhớ : đó là hình ảnh làng chài lao động vất vả mà đầy chất thơ. Nhớ về quê hương tác giả nhớ cảnh đặc trưng, riêng nhất của làng chài ( cảnh đoàn thuỳên ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về )
 *Nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi
+ Đoàn thuyền là linh hồn, là tình cảm của dân chài. Bức tranh quê hương trong nỗi nhớ được hiện lên giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp của buổi bình minh:
 “ Khi trời trong....hồng”
“ Trời trong, gió nhẹ..hồng”( 1 loạt tính từ) + danh từ chỉ sự vật ->gợi không gian rộng rãi, 1 buổi sáng tươi đẹp, thanh bình, báo hiệu 1 ngày làm ăn đầy hứa hẹn với biển lặng, sóng êm. Chỉ có những người làm nghè chài lưới mới thấy hết tầm quan trọng của buổi đẹp trời.
+ Bức tranh qh còn hiện lên bởi khí thế của những người lao động 
 “ Chiếc thuyền.....gió”
Con người điều khiển những chiéc thuyền hăng hái đầy sinh lực . Bằng 1 loạt động từ “ hăng, phăng, rướn” =>khắc hoạ tư thế làm chủ, kiêu hãnh , chinh phục sông dài, biển lớn của người làng chài.
 Nếu hình ảnh “ con thuyền” tượng trưng cho sức mạnh về thể chất thì “ cánh buồm”lại là biểu tượng cho cái gì cao quý và bí ẩn. Cánh buồm được so sánh với “ mảnh hồn làng” ( lấy cái hữu hình so với cái vô hình, trừu tượng ) . Cánh buồm là biểu tượng linh thiêng của cuộc sống, cho sức mạnh của tự nhiên, cho niềm tin và hi vọng, là linh hồn của người dân chài. Cánh buồm ra khơi dường như mang theo cả hơi thở nhịp đập , hồn vía qhương.
 Đoạn tthơ với hình ảnh khoẻ khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng, vừa diễn tả khí thế lao động mạnh mẽ, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân chài, vừa thể hiện niềmyêu mến tha thiết về cuộc sống của thi sĩ.
 *Vẻ đẹp của bức tranh qh khi đoàn thuỳen dánh cá trở về
+ Nếu không khí buổi ra khơi thật dũng mãnh thì cảnh trở về của đoàn thuyền thật ấm áp và xúc động.
 “ Ngày hôm sau.............về”
đây là quang cảnh cuộc sống ốn ào, náo nhiệt. “ Bến đỗ” là nơi người đi và người ở gặp lại nhau, nơi chia sẻ buồn vui của người dân chài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_ngu_van_8_gv_nguyen_dinh_truong_truong_thc.doc