Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống qua bài: “Vi phạm Pháp luật và trách nhiệm pháp lí ”- Giáo dục công dân 9

Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống qua bài: “Vi phạm Pháp luật và trách nhiệm pháp lí ”- Giáo dục công dân 9

Ngày nay, việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn luyện cho các em những kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vì với lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì việc dạy học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh là chưa đủ mà cần dạy cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc sống và sáng tạo tri thức mới

doc 33 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3451Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống qua bài: “Vi phạm Pháp luật và trách nhiệm pháp lí ”- Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU........ Trang 2
II NỘI DUNG.	.Trang 4
	A. CƠ SỞ LÝ LUẬN...Trang 4
	B. THỰC TRẠNG...Trang 5
	C. NỘI DUNG.Trang 7
	D. HIỆU QUẢ.Trang 24 
III KẾT LUẬN..............................................................................Trang 27
I. MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn luyện cho các em những kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vì với lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì việc dạy học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh là chưa đủ mà cần dạy cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc sống và sáng tạo tri thức mới. Do đó, nội dung giảng dạy ngày nay cần chú trọng kiến thức cơ bản và cốt lõi là rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để giúp các em tự học tập trong tương lai và học tập suốt đời. Phương pháp dạy và học bằng tình huống phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.
Bộ môn Giáo dục công dân là môn học có tính giáo dục cao và yêu cầu học sinh phải biết thực hiện các chuẩn mực đạo đức và Pháp luật đã học vào trong cuộc sống. Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút được sự say mê, hứng thú, khơi gợi được tiềm năng sáng tạo của học sinh trong môn Giáo dục công dân. Bên cạnh đó phương pháp này còn rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày quan điểm trước tập thể, kĩ năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề, kĩ năng giao tiếp
 	Robinson có viết: “Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống” . Do vậy, việc dạy học bằng phương pháp tình huống sẽ giúp cho các em có được một sự chuẩn bị chu đáo , một bản lĩnh vững vàng trước sự biến đổi muôn màu của cuộc sống. Nhằm giúp cho các em có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật, biết đấu tranh chống các hành vi vi phạm Pháp luật và đặc biệt là tạo được hứng thú, sự chủ động, tích cực của các em trong học tập tôi đã sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy và sau đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống qua bài: “Vi phạm Pháp luật và trách nhiệm pháp lí ”-GDCD 9.
II NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Định hướng đổi mới về phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước đã được pháp chế hóa trong văn bản pháp luật. Trong Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung) năm 2009 Điều 18, khoản 2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vận dụng định hướng trên, việc sử dụng phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân cần định hướng vào việc phát triển tính tích cực nhận thức, kĩ năng học tập, thái độ tự giác và chủ động, khả năng độc lập hoạt động , khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh. Khi dạy học bằng phương pháp tình huống sẽ giúp cho học sinh có cơ hội thể hiện lập trường, ý kiến của bản thân về những vấn đề đạo đức, pháp luật trong cuộc sống. Bên cạnh đó phương pháp này còn có tác dụng kích thích HS suy nghĩ, phán đoán, lựa chọn những phương án để xử lí nhờ vậy mà HS tích cực hoạt động và chiếm lĩnh các giá trị đạo đức và Pháp luật một cách tự giác. 
Hiện nay, trong khoa học giáo dục có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tình huống:
 + Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích giáo dục.
+Tình huống là những thông tin trong đó có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức (muốn biết mà chưa biết) không thể giải quyết chỉ bằng sự tái hiện.
Như chúng ta được biết tư duy bắt đầu khi có nhu cầu hiểu biết một cái gì đó. Tư duy thường xuất phát từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay một điều trăn trở. Như vậy, tư duy chỉ bắt đầu từ một tình huống có vấn đề - đó là trạng thái tâm lý độc đáo của con người khi chúng ta chưa tìm ra hướng giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình trong thực tiễn, khi con người chưa thể đạt đến bằng các cách thức hành động quen thuộc. Do vậy, tình huống được sử dụng sẽ kích thích người học như phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình. Qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.
Dạy học bằng tình huống là phương pháp trong đó giáo viên đưa học sinh vào những tình huống trong cuộc sống, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn kích thích học sinh chủ động, tự lực tìm hiểu tình huống, tìm giải pháp cần thiết để giải quyết tình huống đó. Từ đó, việc chiếm lĩnh tri thức đối với học sinh sẽ dễ dàng hơn, các em sẽ rút ra bài học cho bản thân, định hướng được thái độ, hành vi của mình theo hướng tích cực trong cuộc sống.
THỰC TRẠNG:
 	Giáo dục Pháp luật trong nhà trường là vô cùng quan trọng vì giáo dục Pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức Pháp luật cơ bản từ đó góp phần điều chỉnh hành vi, cách xử sự của các em , góp phần hình thành ở các em phong cách sống và làm việc theo Pháp luật, là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra sau này. Thế nhưng học sinh thường cảm thấy gặp khó khăn trong các bài học về Pháp luật vì các bài học này khô khan và khó nhớ. Nếu như chỉ dùng phương pháp vấn đáp hoặc thuyết trình các khái niệm Pháp luật thì các em sẽ không hiểu được cặn kẽ vấn đề dẫn đến các em dễ rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên. Còn khi giảng dạy bằng phương pháp dạy học bằng tình huống sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu và dễ nhớ các vấn đề lý thuyết phức tạp. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài. Vì vậy việc dùng tình huống để giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân hết sức cần thiết đặc biệt là trong giáo dục Pháp luật cho học sinh. Mặc dầu đã có sử dụng nhưng chưa được chú trọng vì hiện nay đa số các giáo viên thường sử dụng tình huống để cho các em xử lí khi củng cố bài học hay khi thực hành bài tập. Theo tôi nghĩ việc sử dụng phương pháp tình huống cần rộng rãi hơn trong bài học. Có khi nó là một vấn đề cần suy ngẫm khi giới thiệu vào bài học để mong tìm ra cách giải quyết có hiệu quả , có khi nó là phương tiện để khai thác nội dung bài học hay để minh họa hay mở rộng vấn đề, có khi nó là tình huống do các em đặt ra để trao đổi cùng các bạn về một vấn đề nào đó các em băn khoăn, có khi nó là một tình huống để các em củng cố bài học hay thực hành bài tập
Sau một thời gian tích cực sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy tôi thấy học sinh yêu thích môn học hơn, tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn cho nên tôi xin viết ra đây một số kinh nghiệm để tham khảo cùng đồng nghiệp và xin lấy bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí” làm một ví dụ minh họa.
NỘI DUNG:
Tiến trình dạy học: 
GV đưa một tình huống để giới thiệu bài: 
Tình huống: Một thanh niên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bị cảnh sát giao thông yêu cấu dừng xe và phạt 200.000đ. Theo em, vì sao anh thanh niên lại bị xử phạt như vậy?
HS trả lời. 
GV chốt ý:
Anh thanh niên do không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy nên đã vi phạm pháp luật hành chính vì đã vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ. Khi bị cảnh sát giao thông phạt tiền, anh thanh niên đã phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm hành chính của mình.
Để hiểu rõ vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí của công dân với việc thực hiện Hiến pháp, Pháp luật chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới hôm nay:
BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ.
Hoạt động 1: GV giúp HS nhận biết các hành vi vi phạm Pháp luật
GV dán bảng phụ lên bảng.
GV cho HS tìm hiểu các tình huống sau và cho biết những người thực hiện hành vi mắc lỗi gì, hậu quả như thế nào, có vi phạm Pháp luật không ?
Tình huống
Có chủ ý thực hiện
Lỗi
Hậu quả
Vi phạm PL
Có
Không
Có
Không
1/ Ông Ân xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước.
x
Xây nhà trái phép, đổ phế thải xuống cống thoát nước
Tắc cống, ngập nước, ô nhiễm môi trường
x
2/ Lê cùng bạn hai bạn tham gia đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông.
x
Đua xe, vượt đèn đỏ
Gây tai nạn, thiệt hại về người và của
x
3/ A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh viện.
Đập phá 
Thiệt hại nhiều tài sản quý
x
4/ Thiếu tiền tiêu xài, N cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi dường.
x
Cướp tài sản
Gây tổn thất tài sản cho người khác
x
5/ Bà Tư vay tiền của Chị Ba đã quá hạn, dây dưa không chịu trả nợ.
x
Vay tiền dây dưa không trả
Xâm phạm tài sản của người khác.
x
6/ Anh Sa là công nhân công ti Môi trường đô thị. Khi chặt cây, anh đã không đặt biển báo nguy hiểm theo quy định. Hậu quả là một người đi đường đã bị thương do cành cây rơi xuống.
x
Chặt cây, tỉa cành không đặt biển bào
Người đi đường bị thương
x
_GV đặt các câu hỏi gởi mở sau để giúp HS hiểu rõ thế nào là một hành vi vi phạm PL:
Vì sao các hành vi 1,2,4,5,6 là hành vi vi phạm pháp luật?
Vì sao hành vi 3 không vi phạm pháp luật?
_HS trả lời: 
Vì các hành vi 1,2,4,5,6 là hành vi trái Pháp luật, có lỗi và do người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình thực hiện gây hậu quả xấu cho xã hội
Hành vi 3 không vi phạm pháp luật mặc dầu hành vi của anh A là có lỗi vì anh A mắc bệnh tâm thần và không cố ý, không ý thức được hành vi của mình.
GV giảng giải : 
Người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách ứng xử và chịu trách nhiệm về hành vi của mình được gọi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Năng lực trách nhiệm pháp lí gồm hai yếu tố :
+ Khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và độ tuổi của một người. Ví dụ : Một em bé lên 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.Vì em bé mới 5 tuổi nên em bé chưa có năng lực trách nhiệm pháp lí vì vậy hành vi làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm là không vi phạm Pháp luật.
+ Độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau được qui định khác nhau.
GV tiếp tục cho HS nêu ý kiến của mình về tình huống sau đây để hiểu rõ thế nào là hành vi trái pháp luật.
GV dán bảng phụ lên cho các em theo dõi tình huống.
Tình huống: 
Khôi và Phương bàn nhau về việc lấy trộm xe đạp của một người trong xóm. Quân theo dõi, nghe được câu chuyện này đã khẳng định Khôi và Phương vi phạm Pháp luật và gọi điện cho công an đến bắt họ n ... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ 
	 ĐÀO TẠO THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	 NHẬN XÉT CỦA SỞ GIÁO DỤC
	 VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNGDCD920112012(1).doc