Giáo án Vật lí 8 cả năm

Giáo án Vật lí 8 cả năm

TIẾT 1

CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.

I - MỤC TIÊU

- Nêu ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, có nêu được vật làm mốc.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mộc trong mỗi trạng thái

Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

II- CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ

- Bảng phụ

- Xe lăn, con búp bê, khúc gỗ, quả bóng.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Giới thiệu ch­ơng trình vật lý 8

- Gồm 2 ch­ơng Cơ học và Nhiệt học

- Trong ch­ơng I, ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề, đó là vấn đề gì.

- Bài 1: Chuyển động cơ học

- Đặt vấn đề: Nh­ SGK

GV: Có thể nhấn mạnh, nh­ trong cuộc sống ta th­ờng nói một vật là đang chuyển động hay đứng yên.

Vậy theo em căn cứ nào để nói vật đó chuyển động hay vật đó là đứng yên?

 

 

doc 116 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /2006.
Ngày giảng: : / /2006.
Tiết 1 
Chuyển động cơ học.
I - Mục tiêu
- Nêu ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, có nêu được vật làm mốc.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mộc trong mỗi trạng thái 
Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
II- Chuẩn bị
- Tranh vẽ
- Bảng phụ
- Xe lăn, con búp bê, khúc gỗ, quả bóng.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động gv
Hoạt động hs
HĐ1:
Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
1. Giới thiệu chương trình vật lý 8
- Gồm 2 chương Cơ học và Nhiệt học
- Trong chương I, ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề, đó là vấn đề gì.
- Bài 1: Chuyển động cơ học
- Đặt vấn đề: Như SGK
GV: Có thể nhấn mạnh, như trong cuộc sống ta thường nói một vật là đang chuyển động hay đứng yên.
Vậy theo em căn cứ nào để nói vật đó chuyển động hay vật đó là đứng yên? 
- Nghe đọc giới thiệu
- Đọc SGK tr3
- Tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu 
- 1 HS đọc to các nội dung cần tìm hiểu
- Ghi đầu bài 
HĐ2:
Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (12 phút)
- Em nêu 2 ví dụ về vật chuyển động, 2 ví dụ về vật đứng yên.
- Tại sao nói vật đó chuyển động ?
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
- Gọi 2 HS trình bày ví dụ 
- HS có thể nêu những hiện tượng nói vật đó chuyển động là: do bánh xe quay, hoặc do có khói... Rất ít em nói là vị trí của vật đó so với mình hoặc gốc cây thay đổi. Do đó, sau khi HS nêu hiện tượng để khẳng định vật đó chuyển động thì GV có thể nêu ra: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động.
- Trình bày lập luận chứng tỏ vật trong ví dụ đang chuyển động hay đứng yên 
- Trả lời câu 1
- Vị trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.
- Vậy, khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên ?
- Yêu cầu trả lời C1 
- HS khá đưa ra nhận xét khi nào nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên. Muốn nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật làm mốc.
Gv chuẩn lại câu phát biểu của HS. Nếu HS phát biểu còn thiếu (phần lớn HS chỉ chú ý đến vị trí của vật so với vật làm mộc, mà không chú ý chỉ thời gian so sánh). Vì vậy, GV phải ấy ví dụ 1 vật lúc chuyển động, lúc đứng yên để HS khắc sâu kết luận.
Cho HS đọc lại kết luận SGK 
Ghi bài: Cách xác định vật chuyển động.
HS kém phát biểu hoặc đọc lại kết luận.
Kết luận: Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
2. Vận dụng
Trả lời câu 2 (C2)
- ví dụ của HS 
GV hướng dẫn HS chuẩn bị câu phát biểu: vật làm mộc là vật nào?
C3: Khi nào vật đc coi là đứng yên ?
GV yêu cầu nhận xét câu phát biểu của bạn. Nói rõ vật nào làm mốc.
Hỏi thêm: Cái cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển động? Nếu là đứng yên thì đúng hoàn toàn không ?
HS đưa ra ví dụ 
- Ghi bì tiếp cách xác định vật đứng yên
- HS trả lời câu hỏi thêm 
HĐ3:
II - Tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10phút)
Treo tranh 1,2 lên bảng
GV đưa ra thông báo 1 hiện tượng: Hành khách đang ngồi trên một toa 
tàu đang rời nhà ga.
1. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên 
- HS trả lời C4
- Xem tranh 1,2 SGK 
- Nếu HS trả lời chuẩn rồi thì GV nên gọi thêm một vài HS ở các đối tượng khác nhau trả lời để củng cố khái niệm vật chuyển động
C4: hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nàh ga là thay đổi. 
Tương tự C4: GV chuẩn lại sao cho khoảng 3 HS trả lời được 
C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách với toa tàu là không thay đổi 
Dựa vào nhận xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật như C4, C5 để trả lời câu 6
C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật kia
HS điền vào vởi BT 
Treo bảng phụ 
Yêu cầu HS lấy một vật bất kì, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
Xem bảng phụ
C7: Xét vật .......................................
Vật chuyển động so với....................
Vật đứng yên so với .........................
Rút ra nhận xét: vật chuyển động hay đứng yên là phụ thuộc vào yếu tố nào?
Nhận xét: vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. 
2. HS làm thí nghiệm đơn giản theo nhóm: 1 hộp bút đặt trên mặt bàn, 1 con búp bê đặt trên se lăn rồi đẩy xe lăn.
Trả lời: So với cái hộp bút thì búp bê ........................do ............................
So với xe lăn, búp bê .......................
Do ...................................................
- Xem bảng phụ
Gv để HS tự trả lời sau đó gọi 3 HS có những ý kiến khác nhau - hướng dẫn cho HS phân tích từng cách trả lời của mỗi bạn. 
GV có thể thông báo cho HS thông tin trong Thái dương hệ. Mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của Thái dương hệ sát với vị trí của mặt trời. Vậy coi mặt trời là đứng yên còn các hành tinh khác chuyển động. 
2. Vận dụng
C8: Nếu coi một điểm gắn với TĐ làm mộc thì vị trí của MT thay đổi từ Đông sang Tây. 
HĐ4:
III.Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp (5 phút)
HS nghiên cứu để trả lời câu hỏi
+ Quỹ đạo chuyển động là gì?
+ Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết.
HS nghiên cứu để trả lời câu hỏi
+ Quỹ đạo chuyển động là gì?
+ Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết.
Cho HS thả bóng bàn xuống đất, xác định quỹ đạo.
- Treo tranh vẽ để HS xác định quỹ đạo. 
.
+ Quỹ đạo: thẳng, cong, tròn...
C9: HS nêu thêm một số quỹ đạo.
HĐ5:
IV - Vận dụng (13 phút)
1. Vận dụng (10 phút)
- Treo tranh vẽ hình 1.4 Cho làm C10 (cá nhân)
- Gọi một số HS trình bày 
HS điền vào vở BT in:
C10: Người lái xe chuyển động so với ............................................................
đứng yên so với..............................
Ô tô chuyển động so với................
đứng yên so với..............................
Người đứng yên bên cột điện so với ......................................
chuyển động so với ...........................
Nhận xét, nói vật đứng yên hay chuyển động là phụ thuộc vào yếu tố .............................................................
để HS trả lời 
HS nhận xét ví dụ của bạn. Nếu đúng thì GV cho HS nhắc lại. Còn nếu chưa đúng thì GV có thể ví dụ của đầu cánh quạt máy khi quay và so sánh vị trí của đầu cánh quạt với trục của động cơ.
Nhận xét như thế là chưa thật sự hoàn toàn đúng, mà muốn xét vật chuyển động hay đứng yên là phải xét vị trí của vật đó với vật làm mốc.
2. Củng cố (3 phút)
- Thế nào gọi là chuyển động cơ học?
- Thế nào là tính tươngđối của chuyển động cơ học?
- Các chuyển động cơ học thường gặp là dạng nào?
- GV có thể đưa ra một hiện tượng ném một vật nằm ngang - quỹ đạo chuyển động của nó là gì?
HS trả lời và ghi:
- Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc tuỳ thuộc tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn vật gắn với mặt đất là vật làm mốc.
- Dạng chuyển động cơ học thường gặp là dạng chuyển động thẳng và cong. 
HĐ6: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học phần ghi nhớ 
- Làm bài tập từ 1.1 đến 1.6 SBT 
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. Treo hình 1.5 để HS đoán quỹ đạo chuyển động của van xe đạp.
- Hãy tìm một vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động cong - quỹ đọng chuyển động của nó là gì?
- Nếu HS mà nói hoặc hểu được chuyển động của van xe đạp khi xe đạp chuyển động thì GV chuẩn lại để HS khác hiểu. Cò nếu HS không trả lời được thì GV có thể gợi ý để HS tự trả lời.
Ngày soạn: /2006.
Ngày giảng: : / /2006.
Tiết 2 
Vận tốc.
 I - Mục tiêu
- So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Nắm được công thức vân tốc và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động 
II- Chuẩn bị
- Tranh vẽ phóng to hình 2.2 (tốc kế); Tốc kế thực (nếu có)
- Bảng phụ
- Xe lăn, con búp bê, khúc gỗ, quả bóng.
III- Hoạt động dạy học
HĐ1:Kiểm tra, Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
1. Kiểm tra (4 phút)
- Chuyển động cơ học là gì? Vật đứng yên là như thế nào? lấy ví dụ và nói rõ vật được chọn làm mốc - Chữa bài tập số 1
- Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc - chữa bài tập 3
2. Tổ chức tình huống học tập (1 phút)
- Tổ chức như SGK 
- Hoặc dưa vào bức tranh 2.1, GV hỏi: Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau và khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh, chạy chậm?
- Để xác định chuyển động nhanh hay chậm của một vật - nghiên cứu bài vận tốc
- Bài mới: Vận tốc. 
HĐ2:Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? (15 phút)
- Giới thiệu chung
- Tạo tình huống học tập 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
	Yêu cầu HS đọc tông tin trên bảng 21.. Điền vào cột 4,5.
GV treo bảng phụ 21.
GV yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1 điền vào cột 4,5
I. Vận tốc là gì? (12 phút - dùng máy tính)
Đọc bảng 21.
Thảo luận nhóm để trả lời C1
Trả lời C1 (5 phút)
- Trả lời C2 (5 phút)
Yêu cầu mỗi cột 2 HS đọc , nếu thấy đúng thì GV chuẩn bị cho HS chưa làm được theo dõi. Còn nếu chưa đúng, GV yêu cầu HS nêu cách làm. 
GV: Quãng đường đi trong 1s gọi là gì?
Cho ghi Khái niệm vận tốc 
Yêu cầu là C3 
Ghi vở: Vận tốc: quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 
Tả lời C3: 5 phút 
Ghi vào vở BT 
HĐ3:Xây dựng công thức vận tốc (2 phút)
HS có thể phát biểu được công thức vận tốc vì đã được học trong môn toán. Vì vậy, sau khi xây dựng công thức, GV nên dành thời gian khắc sâu đơn vị các đại lượng và nhấn mạnh ý nghĩa vận tốc. Cách trình bày một công thức tính một đại lượng nào đều phải biết giới thiệu các đại lượng và điều kiện các đại lượng 
HĐ4:Xét đơn vị vận tốc (5 phút)
GV thông báo cho HS biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.
Đơn vị chính là m/s
Cho làm C4 
GV có thể hướng dẫn HS cách đổi
HS là C4 (cá nhân)
- 1 HS đọc kết quả 
HS trình bày cách đổi đơn vị vận tốc 1km/h = ? m/s
Cả lớp cùng đổi:
V = 3m/s = ? km/h 
HĐ5:Nghiên cứu dụng cụ vận tốc: Tốc kế (2 phút)
Tốc kế là dụng cụ đo vận tốc. GV có thể nói thêm nguyên lí hoạt động cơ bản của tốc kế là truyền chuyển động từ bánh xe qua dây Công tơmét đến một số bánh răng truyền chuyển động đến kim của đồng hồ côngtơmét.
- Treo tranh tốc kế xe máy. 
Xem tốc kế hình 2.2 
- Nếu có điều kiện cho xem tốc kế thật
Nêu cách đọc tốc kế. 
HĐ6:
	Vận dụng - củng cố (14 phút)
1. Vận dụng
Chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất
- GV xem kết quả, nêu HS không đổi về cùng một đơn vị thì phân tích cho HS thấy chưa đủ khả năng so sánh .
C5
a) ý nghĩa cá ...  GV nhận xét ví dụ của HS phân tích đúng sai
Nếu thiếu thời gian thì câu C6 cho HS về nhà làm
Cá nhân HS trả lời câu hỏi C3 đến C5. yêu cầu:
C3: các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6 không phải là động cơ hiệt vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng. 
C5: Động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại đối với môi trường sống của chúng ta: Gây ra tiếng ồn, khí thải ra ngoài gây ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ khí quyển... 
* Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”. Học phần ghi nhớ.
Làm bài tập 28 - Động cơ nhiệt. Từ 28.1 đến 28.7
- Trả lời phần ôn tập (bài 29 - SGK) vào vở bài tập chuẩn bị tiết sau tổng kết chương. 
Ngày soạn: /2007.
Ngày giảng: : / /2007.
Tiết 33 
Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học.
I - Mục tiêu
Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập
- Làm được các bài tập trong phần vận dụng
- Chuẩn bị ôn tập tốt cho bài kiểm tra học kì II
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- Kẻ sẵn bảng 29.1 ra bảng phụ
- Bài tập phần B - Vận dụng mục I (bài tập trắc nghiệm) có thể chuẩn bị sẵn ra bảng phụ theo hình thức trò chơi như trên chương trình đường lên đỉnh Olympia
- Chuẩn bị sẵn ra bảng trò chơi ô
III- Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS (2 phút)
Kiểm tra xác suất một vài HS về phần chuẩn bị bài ở nhà, đánh giá việc chuẩn bị bài của HS 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ2: ôn tập
Hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp những câu trả lời trong phần ôn tập. Phần này HS đã được chuẩn bị ở nhà.
GV đưa ra câu trả lời chuẩn để HS sửa chữa nếu cần. 
I- Ôn tập
HS tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời của câu hỏi phần ôn tập
Chữa hoặc bổ sung vào vở bài tập của mình nếu sai hoặc thiếu.
Ghi nhớ những nội dung chính của chương. 
HĐ3: Vận dụng (25 phút)
II- Vận dung 
Phần I - Trắc nghiệm, GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi như trò chơi trong chươngtrình đường lên đỉnh Olympia, bằng cách bấm công tắc đèn trên bảng phụ. Nếu chọn phương án đúng, đèn sáng và chuông kêu. Nếu chọn sai đèn không sáng và đồng thời có tín hiệu còi cấp cứu -> Gây hứng thú cho HS trong giờ ôn tập tránh cảm giác nặng nề, nhàm chán của tiết ôn tập.
Nếu ở trường không có bảng phụ thiết kế đèn còi và chuông sẵn hoạc GV không tự thiết kế được như vậy thì GV có thể tổ chức cho HS theo hiình thức trò chơi trên 2 bảng phụ cho 2 HS bằng cáh chọn phương án đúng, sau đó so sánh với đáp án mẫu của GV và tính mỗi câu chọn đúng 1 điểm. Ai có điểm cao hơn người đó thắng cuộc.
Phần II - Trả lời câu hỏi, GV cho HS thảo luận theo nhóm
Điều khiển cả lớp thảo luận câu trả lời phần II, GV có kết luận đúng để HS ghi vở.
Phần III - bài tập , GV gọi HS lên bảng chữa bài. Yêu cầu các HS khác dưới lớp làm bài tập vào vở.
GV thu vở của một số HS chấm bài. 
Gọi HS nhận xét bài của các bạn trên lớp. GV nhắc nhở những sai sót HS thường gặp.
- GV hướng dẫn cách làm của một số bài tập mà HS chưa làm được ở nhà như một số bài * trong SBT 
Đại diện một số HS lên chọn phương án bằng hình thức bấm công tắc đèn trên bảng phụ đã được GV chuẩn bị sẵn. Nếu phương án chọn đầu tiên sai chỉ được phép chọn thêm 1 phương án nữa.
các bạn khác trong lớp sẽ là người cỗ vũ cho các bạn. Lưu ý không được phép nhắc bài cho bạn và không được nói quá to làm ảnh hưởng các lớp học bên cạnh.
Tham gia thảo luận theo nhóm phần II
Ghi vào vở câu trả lời đúng sau khi có kết luận chính thức của GV 
2 HS lên bảng chữa bài tương ứng với 2 bài tập phần III. HS khác làm bài vào vở.
Tham gia nhận xét bài của các bạn trên bảng
Chữa bài vào vở nếu cần
HS yêu cầu GV hướng dẫn một số bài tập khó trong SBT nếu cần
HĐ4: Trò chơi ô chữ (8 phút)
Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ: Thể lệ trò chơi:
+ Chia 2 đội, mỗi độ 4 người
+ Gắp thăm gẫu nhiên câu hỏi tương ứng với thứ tự hàng ngang của ô chữ (để HS không được chuẩn bị trước câu trả lời)
+ Trong vòng 30 giây (có thể cho HS đếm) kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống. Nếu quá thời gian trên không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
+ Đội nào có số điểm cao hơn đội đó thắng 
Phần nội dung của từ hàng dọc, GV gọi 1 HS đọc sau khi đã điền đủ từ hàng ngang (phương án 1 hình 29.1 SGK )
- Phương án 2: Điền từ hàng dọc, đọc ở hàng ngang. 
Hãy chia 2 nhóm, tham gia trò chơi
HS dưới lớp là trọng tài và là người cỗ vũ các bạn chơi của mình. 
Hướng dẫn về nhà
Ôn tập kĩ toàn bộ chương trình của học kì II chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì.
Ngày soạn: /2007.
Ngày giảng: : / /2007.
Tiết 34 
Bài kiểm tra học kỳ II.
 A) Đề bài
I) Khoanh tròn (hoặc viết vào bài làm) chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1) Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động của phân tử chất lỏng.
Hỗn độn.
Không ngừng.
Không liên quan đến nhiệt độ.
Là nguyên nhân gây ra hiện tượng khuyếch tán.
Câu 2) Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Coi như không có sự thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh.
Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng
Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm
Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng
Câu 3) Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng.
Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí.
Đồng, thuỷ ngân , nước không khí.
Thuỷ ngân, đồng, nước không khí.
Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
Câu 4) Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra.
Chỉ ở chất lỏng
Chỉ ở chất khí
Chỉ ở chất lỏng và khí
Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn.
Câu 5) Có 4 bình A, B, C, D, đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng đèn cồn lần lượt đun các bình này trong cùng một khoảng thời gian thì nhiệt độ ở bình nào cao nhất ?
Bình A
Bình B 
Bình C
Bình D
Câu 6) Người ta thả 3 miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của 3 miếng kim loại trên sẽ như thế nào?
A-Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì
B - Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì
C- Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì.
D- Nhiệt độ của 3 miếng bằng nhau
Câu 7) Người ta thả 3 miếng kim loại đồng, chì, nhôm có cùng khối lượng và cùng được nung nóng đến 1000C vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do 3 miếng kim loại trên truyền cho nước tới khi có cân bằng nhiệt.
Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì.
Nhiệt lượng của miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm
Nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì.
Nhiệt lượng của 3 miếng truyền cho nước bằng nhau.
Câu 8) Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau, được treo vào 2 sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo A lên rồi cho thả rơi xuống va chạm vào B, người ta thấy B bị bắn lên ngang với độ cao của A khi được thả rơi. Hỏi khi đó A sẽ thế nào?
Đứng yên vị trí ban đầu của B.
Bật lại tới độ cao khi được thả rơi.
Bật lại nhưng không tới độ cao khi được thả rơi.
Chuyển động theo B.
Câu 9) Trong các câu nói về hiệu suất của động cơ nhiệt sau đây, câu nào là đúng.
Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chem..
Hiệu suất cho biết có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng bị đốt cháy toả ra biến thành công có ích.
Hiệu suất cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ.
II) Dùng những từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu dưới đây.
Câu 1) Các chất được cấu tạo từ các 1.. và 2 Chúng chuyển động 3.., Nhiệt độ của vật càng4 thì chuyển động này càng5.. .
Câu 2) Nhiệt năng của một vật là 1.. Nhiệt năng có thể thay đổi bằng cách 2.. và 3 Có 3 hình thức truyền nhiệt là 4.
III) Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1) Tại sao khi mở một lọ nước hoa (hoặc 1 lọ dầu xoa) trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa (hoặc mùi dầu xoa).
2) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Trong hiện tượng này, sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào?
IV) Hãy giải bài tập sau đây
Dùng bếp dầu để đun sôI 1 lít nước ở nhiệt độ 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5 kg.
Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
Tính lượng dầu cần dùng. Chỉ biết có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra được truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là44.106J/kg.
B) Đáp án.
1.Câu C; 2.Câu B; 3.Câu B; 4.Câu C; 5.Câu A; 6.Câu D; 7.Câu A; 8.Câu A; 9.Câu C.
1. (1)nguyên tử (2)phân tử (3)không ngừng (4) cao(thấp) (5) nhanh (chậm)
2. (1) tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
 (2) thực hiện công
 (3) truyền nhiệt
 (4) dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ
 III) 1. Vì các phân tử nước hoa(hoặc dầu xoa) chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong lớp.
 2. Miếng đồng có nhiệt độ cao hơn, truyền nhiệt năng cho nước, nên nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng. Sự bảo toàn năng lượng thể hiện ở chỗ nhiệt lượng do miếng đồng toả ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
 IV) 1. Q=Q1 + Q2 = m1.c1.∆t + m2.c2. ∆t 
 = 1.4200.80 + 0,5.880.80 = 371200J
 2. Q’ = Q.100/40 = 928000J
 m = Q’/q = 928000/ 44.106 = 0,02 kg
C) Biểu điểm.
I ) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm 
II) 1. 0,5điểm
 2. 1 điểm
III) Câu 1 : 1 điểm; Câu 2 : 1 điểm
IV) Câu 1 : 1 điểm; Câu 2 : 1 điểm
Tổng cộng 10 điểm
 Điểm
Lớp
0
1
2
3
4
Dưới 5
5
6
7
8
9
10
Trên 5
8
8
Ngày soạn: /2007.
Ngày giảng: : / /2007.
Tiết 35 
Ôn tập
I) Mục tiêu
-Giúp HS ôn tập, củng cố, khắc sâu, vận dụng các kiến thức trong chương II- Nhiệt học để làm các bài tập
II) Chuẩn bị
Bảng phụ
III) Cá hoạt động dạy học
HĐI : Ôn tập
-Các nhóm thảo luận các câu hỏi từ đến 13 (mỗi nhóm thảo luận 3 câu)
- GV hướng dẫn các hóm còn lại thảo luận sửa sai sau đó GV trốt lại các kiến thức chuẩn.
HĐII: Vận dụng
-GV treo bảng phụ ghi các câu hỏi phần vận dụng
-Các nhóm thảo luận chon đáp án đùng hoặc trả lời câu hỏi 
HĐIII) Bài tập
-GV giao cho 2 nhóm làm BT số 1, 2 nhóm còn lại làm BT số 2.
- Các nhóm làm ra bảng phụ sau đó trình bày lên bảng 
- GV hướng dẫn các nhóm sửa sai.
HĐ IV)Trò chơi ô chữ.
-GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ô chữ
-Chia lớp thành 2 đội. Đội 1 điền ô lẻ 1,3,5,7. Đội 2 điền ô số chẵn. Mỗi đội lên một người điền song đi về chỗ thì người thứ 2 mới được lên tiếp. Đội nào không diền được bỏ lại hoặc sai thì đội kia được bổ xung.
-Mỗi ô hàng ngang đúng được 5 điểm
-Đội nào hàng ngang được nhiều điểm hơn sẽ được quyền đoán ô hàng dọc trước.
HĐ V) Củng cố hướng dẫn
-Ôn tập theo câu hỏi
-Làm các bài tập định tính phần nhiệt lượng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_8_ca_nam.doc