Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Cả năm

Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Cả năm

 Tuần 1

 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010

Tiếng việt

Luyện đọc: Cậu bé thông minh

I- Mục tiêu:

+ KT: Củng cố lại cách đọc cho h/s: Đọc đúng, to, rõ ràng, rành mạch

+ KN: Rèn cho h/s đọc diễn cảm, phân biệt đúng giọng đọc

+ TĐ: Giáo dục h/s chăm học để thành ngơời có tài, trí

II- Hoạt động dạy học:

1- Luyện đọc:

- GV đọc mẫu cả bài

+ Hớng dẫn h/s đọc từng đoạn

- GV cùng cả lớp nhận xét cách đọc

+ Hớng dẫn h/s luyện đọc cả bài:

- Gọi h/s đọc cả bài

+ GV yêu cầu h/s thi đọc

- Gọi 3 nhóm h/s

2- Gọi h/s luyện đọc diễn cảm

- GV và cả lớp nhận xét, chọn nhóm thắng cuộc

+ Hớng dẫn h/s trả lời câu hỏi SGK

 

doc 185 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án buổi chiều- lớp 3- 2010-2011
 Tuần 1
 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tiếng việt 
Luyện đọc: Cậu bé thông minh
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại cách đọc cho h/s: Đọc đúng, to, rõ ràng, rành mạch
+ KN: Rèn cho h/s đọc diễn cảm, phân biệt đúng giọng đọc
+ TĐ: Giáo dục h/s chăm học để thành ngời có tài, trí
II- Hoạt động dạy học:
Luyện đọc:
- GV đọc mẫu cả bài
-H/s theo dõi GV đọc
+ Hớng dẫn h/s đọc từng đoạn
- 3 h/s đọc nối tiếp đoạn, h/s khác theo dõi
- GV cùng cả lớp nhận xét cách đọc
+ Hướng dẫn h/s luyện đọc cả bài:
- Gọi h/s đọc cả bài
- 2 h/s đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét
+ GV yêu cầu h/s thi đọc
- Gọi 3 nhóm h/s
- H/s thi đọc theo yêu cầu
2- Gọi h/s luyện đọc diễn cảm
- 3 dãy h/s: mỗi dãy 1nhóm đọc phân vai
- GV và cả lớp nhận xét, chọn nhóm thắng cuộc
+ Hướng dẫn h/s trả lời câu hỏi SGK
III- Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
Toán
Đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số 
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố cách đọc, viết và sắp xếp các số có 3 chữ số.
+ KN: Rèn luyện kĩ năng thực hành về đọc, viết, sắp xếp các số có 3 chữ số. 
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Hoạt động dạy học.
- GV yêu cầu HS làm bài.
* Bài tập 1: Đọc các số sau: 305, 635, 745, 524, 555, 561.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và lu ý cho HS cách đọc các số có chữ số 5 ở hàng đơn vị.
- Theo em qua bài tập 1 nhắc lại kiến thức nào?
* Bài tập 2: a, Viết các số sau:
- Bốn trăm linh năm.
- Sáu trăm bốn mơi lăm.
b, Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 870, 307, 271, 605, 825, 472.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và làm bài vào vở.
- GV quan sát, uốn nắn và giúp đỡ HS làm bài chậm.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, HS khác theo dõi, nhận xét.
- Theo em qua bài tập 2 củng cố lại kiến thức nào?
* Bài tập 3: Hãy tìm số lớn nhất và số bé nhất trong các số sau: 573, 421, 375, 241, 735, 145, 427.
- Ghi lại cách đọc hai số em vừa tìm.
- Gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi HS làm bài trên bảng.
- GV chấm một số bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Qua bài tập 3 củng cố kiến thức nào? 
- 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. 
- HS làm bài vào vở, đổi bài kiểm tra nhau.
- 2 HS nhận xét bài của bạn vừa kiểm tra.
- HS nghe GV nhận xét.
- Một số HS nhắc lại.
- 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở đổi bài kiểm tra nhau.
- 2 HS đọc lại bài làm của mình, HS khác theo dõi, nhận xét.
- Một số HS trả lời.
- 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS thu một số bài để chấm.
- HS nhận xét bài làm của nhau.
- 2 HS nhắc lại , HS khác nhận xét.
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Thể dục
Ôn một số kỹ năng đội hình, đội ngũ
I- Mục tiêu:
- Củng cố nội quy tập luyện và yêu cầu môn học, củng cố một số động tác đội hình đội ngũ đã học.
- Có kỹ năng luyện tập đúng, xếp hàng, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng .
- Có ý thức luyện tập tốt
II- Địa điểm, phương tiện
- Sân trờng sạch sẽ
- Còi và kẻ sân
III- Hoạt động dạy học
1- Phần mở đầu: GV tập trung lớp thành 4 hàng dọc nghe nội dung, yêu cầu bài tập.
- HS giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- Tập bài thể dục của lớp 2 (1 lần).
2- Phần cơ bản:
- GV nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung.
- Yêu cầu: Tập hợp khẩn trơng, trang phục gọn gàng, đi giầy hoặc dép quai hậu.
- GV cho chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
- HS ôn lại một số động tác: Tập hợp hàng dọc, gióng hàng, điểm số, quay phải (trái) đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng 
3- Phần kết thúc:
- HS đi theo nhịp 1,2 và hát
- GV nhận xét giờ học
 _______________________________________
 Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010 
Ngoại ngữ: 2 Tiết
Tiếng việt
Chính tả: Cậu bé thông minh (đoạn 1)
I- Mục tiêu:
+ KT: HS viết đúng đoạn 1 của bài: Cậu bé thông minh
+ KN: Rèn kỹ năng viết đúng, đảm bảo tốc độ, cách trình bày đoạn văn, viết sạch đẹp.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và có ý thức luyện viết chữ đẹp.
II- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc lại bài “Cậu bé thông minh”
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn viết
- GV đọc mẫu đoạn 1
- Gọi HS đọc lại đoạn 1
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ngời tài ?
+ Hớng dẫn viết một số từ ngữ khó.
- Yêu cầu HS tìm chữ khó viết ra vở nháp.
- Gọi HS đọc lại và nêu cách viết các tiếng khó.
- GV cùng cả lớp nhận xét
+ Hớng dẫn viết bài.
- GV đọc mẫu lần 2 và dặn dò cách viết.
- GV đọc cho HS viết vào vở.
- GV quan sát, uốn nắn và động viên HS viết bài.
+ GV soát bài cho HS và thu vở chấm, nhận xét bài.
- HS nghe GV đọc
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- 2 HS trả lời
- HS tìm chữ khó viết và viết vào vở nháp
- 2 HS đọc
- HS viết bài vào vở
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Thứ sáu ngày27 tháng 8 năm 2010
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: bài luyện từ và câu tuần 1
I- Mục tiêu:
+ KT: củng cố lại về từ chỉ sự vật, hình ảnh so sánh trong thơ văn.
+ KN: Rèn kỹ năng nhận biết các từ chỉ sự vật nhanh và rèn óc quan sát cho HS. 
+ TĐ: Giáo dục ý thức học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- Chép bài 1,3 vào bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Bài mới: Yêu cầu HS tìm 3 từ chỉ sự vật.Tìm một câu văn có hình ảnh so sánh.
1- Giới thiệu bài
2- Hớng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: - GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc đoạn văn sau và chép vào chỗ trống những từ chỉ sự vật( chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên,) trong đoạn đó.
Từ khung cửa sổ. Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau.
- GV cùng HS chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài làm của mình.
- Gọi HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm đợc.
* Bài tập 2:Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài tập 1.
- GV cho HS làm bài vào vở, đổi bài kiểm tra nhau.
- GV cùng HS chữa bài và nhận xét đúng sai.
* Bài tập 3: GV treo bảng phụ.
Hãy so sánh mỗi sự vật sau với một sự vật khác để tăng vẻ đẹp:
- Đôi mắt bé tròn nh..
- Bốn chân của chú voi to nh..
- Tra hè, tiếng ve nh..
+ GV yêu cầu HS đọc đầu bài.
- GV cho HS làm bài vào vở .
- GV thu chấm một số bài của HS.
- GV cùng HS chữa bài kết luận đúng sai.
- Theo em bài hôm nay củng cố lại kiến thức nào?
- HS quan sát trên bảng phụ
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.1 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS đọc lại bài của mình, HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc lại .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở theo yêu cầu của GV.
- Một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nên sử dụng các hình ảnh so sánh trong khi nói hoặc viết để làm tăng vẻ đẹp của sự vật.
---------------------------------------------------
toán
thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại cho HS cách đặt tính và cách cộng, trừ các số có 3 chữ số.
+ KN: Rèn kĩ năng cộng các số có 3 chữ số, vận dụng vào giải toán có lời văn.
+ TĐ: Giáo dục ý thức trong học tập,yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 3,4.
III- Hoạt động dạy học :
* Bài tập 1:Đặt tính rồi tính.
235 + 384 509 - 275
348 + 235 328 - 219
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau.
- GV cùng HS chữa bài .
- Gọi HS nêu lại cách cộng, trừ các số có 3 chữ số. 
* Bài tập 2: Tìm x:
a, X + 235 = 418 b, X - 316 = 248
c, 543 - X = 252 c, 248 +X =573
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài, HS khác nhận xét.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm từng thành phần phép tính.
* Bài tập 3: GV treo bảng phụ.
Khối lớp Ba của trờng em năm nay có 238 HS, nh vậy hơn khối lớp Hai 45 HS. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS?
- GV cho HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- Gọi HS lên chữa bài.
- G thu chấm một số bài làm của HS.
- GV yêu cầu HS nêu lại dạng toán . Qua bài tập củng cố lại kiến thức nào?
* Bài tập 4: GV treo bảng phụ có nội dung bài 4:
 Có hai thùng kẹo, mỗi thùng có 237 túi kẹo.Sau đó ngời ta thêm vào thùng thứ nhất 18 túi kẹo và lấy ra ở thùng thứ hai 18 túi kẹo . Hỏi bây giờ thùng thứ nhất hơn thùng thứ hai bao nhiêu túi kẹo?
- GV cho HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu và làm bài vào nháp.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, bổ xung.
- GV yêu cầu HS tìm nhiều cách giải và chọn cách giải hay nhất.
- 1 HS đọc đầu bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- 2 HS nêu lại cách thực hiện.
- 1 HS nêu yêu cầu bài toán, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên chữa bài, HS khác nhận xét.
- 2 HS nhắc lại cách tìm thành phần phép tính.
- 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi/
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác theo dõi.
- HS thu một số bài để chấm.
- 1 HS nêu lại dạng toán.
- 2 HS đọc yêu cầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau.
- 1 HS lên chữa bài, HS khác theo dõi.
- HS nêu nhiều cách giải và chọn cách giải hay nhất.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động tập thể
I. Mục tiêu 
- Cho HS sinh hoạt văn nghệ tập một số tiết mục chuẩn bị cho khai giảng.
II.Lên lớp
1.Sinh hoạt văn nghệ:
- Tổ chức hát tốp ca, đơn ca, đồng ca(bài Đưa bé đến trường)
- Thi giữa các tổ, chọn tiết mục hay hát ngày khai giảng
- Nhóm hát hay hát trước lớp- Nhận xét và sửa phong cách biểu diễn
2. Đọc báo Nhi đồng: Cử những em có giọng đọc tốt đọc cho cả lớp nghe( gương người tốt, việc tốt ở trong báo)
----------------------------------------------
Tuần 2
 Thư hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
Tiếng việt
Luyện đọc: ai có lỗi
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại cách đọc cho HS: Đọc đúng, to, rõ ràng, rành mạch.
+ KN: Rèn cho HS đọc diễn cảm, phân biệt đúng giọng đọc của từng nhân vật.
+ TĐ: Giáo dục HS biết nhận lỗi mỗi khi mắc phải.
II- Hoạt động dạy học:
Luyện đọc:
- GV đọc mẫu cả bài
-HS theo dõi GV đọc.
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn, HS khác theo dõi.
- GV cùng cả lớp nhận xét cách đọc
+ Hướng dẫn HS luyện đọc cả bài:
- Gọi HS đọc cả bài
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét
+ GV yêu cầu HS thi đọc.
- Gọi 3 nhóm HS
- HS thi đọc theo yêu cầu.
2- Gọi HS luyện đọc diễn cảm.
- 3 dãy HS, mỗi dãy 1 nhóm đọc phân vai.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại cả bài.
+ Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi và nhận xét.
- HS ... 
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III- Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: Điền dấu:>,<,=?
 3 527 3 518 2 146 g 10 000 g
 43 875 m 43 679 m 43 875 m 43 679 m
 24 600 24 601 
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét và cho HS nêu cách điền dấu; GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2.
- Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
a- Số lớn nhất trong các số sau:
80 125; 79 925; 81 200; 80 215 là
A. 80 215 C. 81 200
B. 79 925 D. 80 215
b- Số bé nhất trong các số sau :
13 427; 15 720; 13 800; 21 000 là
A. 13 427 C. 13 800
B. 15 720 D. 21 000
- Gọi HS đọc yêu cầu bài, HS khác theo dõi.
- Gọi HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng (mỗi em 1 phần).
- GV cho HS nhận xét bài của nhau.
- GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 3: Viết số thích hợp.
a- 15 436; 15 437;  ..; . .; ..; ..
b- 27 480; 27 490; ; ; .
- GV gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài, thu chấm 1 số bài cho HS.
- GV kết luận đúng sai.
- Nêu cách điền các số ở hai dãy số trên ? em có nhận xét gì về hai dãy số đó.
* Bài tập 4: Dành cho HS giỏi
Tìm x
a- 2x 678 < 21 600
b- 53 4x7 > 53 447
c- 15 453 < 15 4x9 < 15 470
d- 76 345 > 76 x48 > 76 086
- GV gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, đỏi bài kiểm tra nhau.
- GV cho HS lên bảng chữa, HS nhận xét bài.
- GV chốt lại kết quả đúng sai.
- Gọi HS nêu lại cách tìm, HS khác theo dõi, nhận xét.
Ví dụ: 2x 678 < 21600
Ta thấy x là chữ số hàng nghìn.
Vậy x < 1 suy ra x = 0
Ta có 20 675 < 21 600
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chú ý khi so sánh các số có 5 chữ số.
-------------------------------------
 Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
Toán Diện tích, đơn vị đo diện tích
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố cho HS nắm chắc hơn về diện tích của 1 hình, đơn vị đo diện tích.
+ KN: Rèn kỹ năng so sánh diện tích của 2 hình và các phép tính có sử dụng đơn vị đo diện tích.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 4.
III- Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: Câu nào đúng, câu nào sai ?
 Diện tích của 1 hình là tổng độ dài của các cạnh của hình đó.
 Diện tích của 1 hình là toàn bộ bề mặt của hình đó.
- Gọi HS nêu lại đầu bài.
- GV cho HS làm vở nháp, 1 HS lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét; GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 2: Đọc các số sau:
15 cm2; 319 cm2 ; 800 cm2 ; 1000 cm2
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Gọi 4 -5 HS đọc các số đo diện tích ở trên, HS khác theo dõi và nhận xét.
- GV nhắc HS chú ý đọc số 15 (mười lăm).
* Bài tập 3: Viết các số sau:
- Một trăm năm mươi xăng ti mét vuông.
- Chín trăm linh năm xăng ti mét vuông.
- Một nghìn không trăm bảy mươi lăm xăng ti mét vuông.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi SGK.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng viết số.
- GV thu vở chấm, nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 4: Dành cho HS giỏi.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài 4.
Cho hình dưới đây: (hình 1a,b) 
 Hình 1 a Hình 1 b
So sánh hình 1a và hình 1b
 A B
 M N
 P Q
 Hình 1 b
 C D
So sánh diện tích hình ABCD và NMPQ.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu, HS khác nhận xét.
- GV cho HS làm bài vào vở nháp.
- 2 HS lên bảng chữa, mỗi em 1 câu.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Chú ý: GV gợi ý dể HS biết so sánh các hình với nhau thông qua số hình vuông ở mỗi hình.
+ Câu a: Hình a có mấy hình vuông 1 cm2 ?
- Hình B có mấy hình vuông 1 cm2 ?
- Vậy mỗi hình đó có diện tích là bao nhiêu? (8 cm)
Từ đó HS so sánh diện tích của 2 hình và kết luận được (diện tích ở hình A bằng diện tích ở hình b).
- Tương tự với phần b.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chú ý khi đọc viết đơn vị diện tích.
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: ôn về nhân hoá
I- Mục đích, yêu cầu:
+ KT: Củng cố cho HS về các cách nhân hoá.
+ KN: Rèn kỹ năng biết sử dụng biện pháp nhân hoá vào cuộc sống.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 2,3.
III- Hoạt động dạy học:
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 1: Hãy nêu cách nhân hoá mà em đã được học:
- GV cho HS suy nghĩ trả lời.
- GV củng cố lại cách nhân hoá đã học.
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2.
Đọc đoạn thơ sau:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa.
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời xanh đầy tiếng rì rào.
Đàn có đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la.
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
- Những từ ngữ chỉ sự vật được coi như người (khoanh tròn vào đáp án đúng)
a- Gió c- trời e- dừa
b- Tiếng dừa d- Đàn cò
- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được chỉ cho sự vật (khoanh tròn vào đáp án đúng)
a- Gọi c- Đến e- Đứng canh
b- Dịu d- Đánh nhịp g- Rì rào.
- Gọi 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu 2 HS làn nháp, 2 HS lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 3: GV treo bảng phụ có nội dung bài 3.
Đọc đoạn thơ sau:
Công dẫn đầu đội múa.
Khướu lĩnh xướng dàn ca.
Kỳ nhông diễn ảo thuật.
Thay đổi hoài mầu da.
- Hãy nêu các từ ngữ chỉ sự vật được nhận hoá ?
- Theo em các sự vật này được nhân hoá bằng những cách nào ?
- GV cho 2 HS đọc đầu bài , HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng, HS nhận xét, GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 4 (dànhcho HS giỏi).
- Viết 1 đoạn văn (khoảng 3 câu) có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- GV cho 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.
- Gọi 3 - 5 HS đọc bài trước lớp, HS theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
IV- Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------
 Hát 
ôn tập bài hát: tiếng hát bạn bè mình
- tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son
I. MT
- Hát đúng giọng điệu, thuộc lời bài hát.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ và tập biểu diễn bài hát.
- Biết kẻ khuông nhạc, viết đúng khoá son.
- GD cho các em lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người. 
II-chuẩn bị:
- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Một số động tác phụ hoạ theo nội dung của bài:
* Động tác 1 (câu hát 1 và 2) :
 Chân bước 1 bước sang phải đồng thì nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái.Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng.
* Động tác 2 (câu hát 3 và 4) :
 Hai tay giang 2 bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng..
* Động tác 3 (câu hát 5 và 6) :
 Hai HS quay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái, chân nhún theo nhịp 2.
* Động tác 4 (câu hát 7 và 8) :
 Hai HS nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay.
III- hoạt động dạy – học
A.KTBC: (5 phút) Kiểm tra HS hát một bài hát đã học. 
B.Bài mới
1. Hoạt động 1: (8 phút) Ôn tập bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” 
- Cả lớp hát lại 2 lần .
- Luyện tập theo nhóm : vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
2. Hoạt động 2: (8 phút) Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- Hướng dẫn HS làm động tác như đã chuẩn bị.
- Từng nhóm HS biểu diễn trước lớp.
- HS vừa hát vừa dùng nhạc cụ gõ đệm theo.
3. Hoạt động 3: (12 phút) Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
 Chú ý : Các dòng kẻ cách đều không quá rộng. Khoá son đặt ở đầu khuông nhạc.
4. Củng cố – dặn dò: (3 phút) 
 + Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả của bài hát vừa học?
- GV cho HS nghe lại bài hát một lần
- GV nhận xét tiết học.
- VN: Học thuộc lời bài “Tiếng hát bạn bè mình” 
- 2, 3 HS lên bảng hát.
- HS hát
- HS thực hành
- HS tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
- HS nêu. Lớp hát đồng thanh bài hát.
 Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
 Tiếng việt ôn chữ hoa : T
I. mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ T thông qua BT ứng dụng.
+ Viết tên riêng: Tam Thanh, Trường Sa bằng chỡ cỡ nhỏ.
+ Viết cụm từ ứng dụng: Tre già măng mọc bằng chỡ cỡ nhỏ.
 II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa T
- Tên riêng trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III. hoạt Động dạy – học;
a. kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Yêu cầu: Viết từ ứng dụng, cụm từ ứng dụng của bài trước. 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài(1 phút)
2. HD viết BC: (13-15 phút)
a. Luyện viết chữ hoa:
+ Tìm những chữ hoa có trong bài?
+ Luyện viết chữ hoa T
+ GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
+ GV nhận xét, uốn nắn về hình dạng chữ, quy trình viết, tư thế ngồi viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng:(tên riêng)
- GV giới thiệu : Tam Thanh, Trường Sa
- GV viết mẫu cỡ chữ nhỏ.
- Nhận xét, uốn nắn.
c. Viết cụm từ ứng dụng: 
- GV giới thiệu : Tre già măng mọc 
- GV viết mẫu cỡ chữ nhỏ.
- Nhận xét, uốn nắn.
3. HS viết vở(15-17 phút)
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
4. Chấm và chữa bài: (3-4 phút)
- GVchấm một số bài, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò (1 phút): Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết BC.
- T, S
- HS viết BC
- HS đọc tên riêng.
- HS viết BC
 - HS đọc.
- HS viết BC
- HS viết bài vào vở.
- VN: Viết bài ở nhà.
Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
I. Mục tiêu : 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng.
 - Rèn kĩ năng nhẩy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu nâng cao thành tích. Học trò chơi: Hoàng anh- Hoàng Yến.
- Giáo dục HS thích luyện tập TDTT.
II. Đồ dùng: dây, hoa.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu: 
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Kiểm tra nhẩy dây kiểu chụm 2 chân.
- Chơi trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yến.
3. Phần kết thúc.
- GV + HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
1- 2 phút.
1- 2 phút.
1- 2 lần.
15- 18 phút.
4- 6 phút.
1-2 phút.
- HS khởi động.
- Chơi trò chơi: Chim bay, cò bay.
- Tập theo đội hình hàng ngang.
- Thi đua chơi theo hàng.
- Đi lại hít thở sâu.
- Thả lỏng.
 Sinh hoạt tập thể 
Thi, giao lưu lịch sử : những hiểu biết về bác
I- Mục tiêu:
+ KT: HS hát múa, kể chuyện, về Bác Hồ.
+ KN: Rèn kỹ năng biểu diễn đúng và đẹp cho HS.
+ TĐ: Giáo dục HS hiểu có ý thức kính trọng, biết ơn và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. 
II- Hoạt động dạy học :
- GV yêu cầu HS nói về những hiểu biết về Bác.
- GV kết luận , chốt lại.
- Ta phải làm gì để tỏ lòng kính trọng để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. 
- GV yêu cầu các tổ lên đăng ký các tiết mục.
- GV cho HS đã đăng ký các tiết mục lên biểu diễn.
- Yêu cầu thi đua biểu diễn giữa các tổ với nhau.
- GV cùng HS chọn tổ biểu diễn hay, nội dung phong phú.
- GV có phần thưởng tặng tổ thắng cuộc.
- 1 số HS nêu.
- HS lắng nghe.
- Từ 3 - 5 HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung thêm.
- Các tổ trưởng đăng ký.
- HS lần lượt lên biểu diễn.
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_3_ca_nam.doc