Giáo án Chính tả - Tuần 9 năm 2007

Giáo án Chính tả - Tuần 9 năm 2007

 I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Biết đặt câu hỏi theo mẫu câu Ai làm gì?.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài.

- Nghe viết chính xác đoạn văn Gió heo may.

c) Thái độ:

II/ Chuẩn bị:

* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.

 * HS: SGK, vở.

 III/ Các hoạt động:

 1. Khởi động: Hát.

 2. Bài cũ:

3.Giới thiệu và nêu vấn đề:

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động.

 

doc 12 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả - Tuần 9 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22tháng 10 năm 2007
Mĩ thuật Vẽ tranh chân dung
Chính tả
 	Ôn tập giữa học kì một
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Biết đặt câu hỏi theo mẫu câu Ai làm gì?.
Kỹ năng: Rèn Hs
Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài. 
Nghe viết chính xác đoạn văn Gió heo may.
Thái độ: 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
 1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ: 
3.Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv hỏi: Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân. Mỗi em tự viết câu hỏi mình đặt vào vở.
- Gv mời vài Hs đọc những câu mình đặt xong.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Ơû câu lạc bộ các em làm gì?
Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- Mục tiêu: Giúp HS nghe viết chính xác đoạn văn “ Gió heo may.
- GV đọc mẫu đoạn văn viết chính tả.
- Gv yeu cầu Hs tự viết ra nháp những từ dễ viết sai .
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho Hs viết bài.
- Gv chấm, chữa từ 5 – 7 bài. Và nêu nhận xét.
- Gv thu vở của những Hs chưa có điểm về nhà chấm.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Ai làm gì?
Hs làm bài vào vở.
Nhiều Hs tiếp nối nhau đặt câu hỏi mình đặt được.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành.
2 –3 Hs đọc lại đoạn viết.
Hs viết ra nháp những từ khó.
Hs nghe và viết bài vào vở.
5. Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5.
Nhận xét bài học.
Toán
GÓC VUÔNG - GÓC KHÔNG VUÔNG
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Làm quen với các khái niệm: góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
2. Kỹ năng: Rèn Hs nhận biết được góc vuông và góc không vuông .
3.Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Eâke, thước dài, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập (3’)
Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3. 4.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* HĐ1: Giới thiệu góc (12’)
MT: Giúp hs làm quen với góc .
Làm quen với góc .
Gv yêu cầu hs quan sát đồng hồ thứ nhất .
Hai kim trong các mặt đồng hồ trên có chung một điểm góc , ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc .
Yêu cầu hs quan sát đồng hồ thứ hai , thứ ba .
Sau đó gv vẽ các hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi hai kim đồng hồ .
Gv hỏi : Theo em mỗi hình vẽ trên được coi là một góc không ? 
Gv giới thiệu góc được tạo bởi hai cạnh . Góc thứ nhất có hai cạnh OA và OB , góc htứ hai có hai cạnh DE và DG .Yêu cầu nêu góc thứ ba .
Điểm chung của hai cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh của góc , góc thứ nhất có đỉnh là O, góc htứ hai có đỉnh là D và góc thứ ba có đỉnh là P .
GV hướng dẫn đọc tên các góc . 
Giới thiệu góc vuông và góc không vuông .
Gv vẽ lên bảng góc AOB và giới thiệu : Đây là góc vuông .
Yêu cầu hs nêu tên đỉnh , các cạnh tạo thành của góc vuông AOB .
Tiếp theo vẽ hai góc MPN ; CED lên bảng và giới thiệu : Góc MPN ; CED là góc không vuông .
Yêu cầu hs nêu tên các đỉnh các cạnh của từng góc .
Giới thiệu ê-ke .
GV cho hs cả lớp quan sát ê-ke loại to và giới thiệu : Đây là thước ê-ke .Thước ê-ke dùng để kiểm tra góc vuông hay khônng vuông và còn dùng để vẽ góc vuông .
+ Thước ê-ke có hình gì? 
+ Thước ê-ke có mấy cạnh , mấy góc ? 
gv hướng dẫn hs tìm góc vuông trong thước ê-ke của mình .
+ Hai góc còn lại có vuông không ? 
hướng dẫn hs dùng ê-ke để tìm góc vuông.
Đặt một cạnh của góc vuông trong thước trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông . Nếu không trùng thì là góc không vuông . 
HĐ2 : Làam bài tập 1, 2 (8’) 
MT: Giúp hs nhận biết góc vuông , góc không vuông .
Bài 1 : 
Gv yêu cầu đọc đề bài 
Gv yêu cầu cả lớp dùng ê-ke để kiểm tra .
Gv theo dõi và giúp đỡ các em yếu .
Bài 2: 
Mời hs đọc đề bài 
Gv hướng dẫn hs dùng ê-ke vẽ góc .
Đặt đỉnh ê-ke trùng với điểm đã cho và thực hành vẽ .
Vẽ cạnh OB theo hai cạnh góc vuông của ê-ke .
Gv yêu cầu hs thực hành vẽ chính xác . 
Gv nhận xét .
HĐ3: Làm bài tập 3 , 4 (10’)
MT: Giúp hs xác định đúng góc vuông và góc không vuông . 
Bài 3 : 
Gv yêu cầu hs đọc đề bài . 
Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu .
Gv nhận xét .
Bài 4 :
Yêu cầu hs đọc đề và nhận xét .
Gv nhận xét .
HĐ4 : Củng cố (3’) 
Gv treo bảng phụ có vẽ sẵn hình , yêu cầu hs quan sát và thực hiện trò chơi . 
Trò chơi “Ai tinh mắt “
Gv phổ biến luật chơi :Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .Số góc vuông trong hình bên là : 
A .1 B. 2 C . 3 D . 4 
GV nhận xét , tổng kết , tuyên dương .
 PP:Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
HT:Lớp , cá nhân .
Hs quan sát đồng hồ thứ nhất 
Hs quan sát đồng thứ hai .
Hai kim đồng hồ có chung một điểm góc , vậy kim đồng hồ này cũng tao thành một góc .
Hs trình bày theo hiểu biết cá nhân .
Hs đọc tên các góc .
Hs nhận xét bổ sung .
Hs quan sát và lắng nghe . 
Hs đọc tên các góc .
Hs quan sát và nhận xét .
Hs quan sát và nêu tên góc vuông đỉnh O ; cạnh OA , cạnh OB .
Góc P , cạnh PN vàa cạnh PM ;góc E , cạnh EC và cạnh ED .
HS nhận xét , bổ sung .
Hs quan sát thước ê-ke .
Hình tam giác .
Có ba cạnh , ba góc .
Hs nhìn và chỉ vào góc vuông trong ê-ke của mình . 
Hai góc còn lại là hai góc không vuông .
Hs thực hành kiểm tra các góc .
PP: Trực quan , thảo luận , thực hành .
HT: Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu của đề bài .
Dùng ê-ke kiểm tra góc vuông và đánnh dấu vào trong hình tứ giác cho sẵn .
 A B
 C
 E D 
Hs đọc đề và thực hành vẽ 
 A 
 Q
 O B M P 
Hs thực hành vẽ .
Hs nhận xét 
PP: Thực hành , quan sát , thi đua .
HT : Cá nhân , lớp .
Hs đọc đề bài .
Hs làm bài vào vở .
 O Q R N
 P T S M P 
 A D H 
 B C E 
 G I K 
Trong các hình bên có : 
Các góc vuông : Đỉnh O , cạnh OP , cạnh OQ; đỉnh A , cạnh AB , cạnh AC ; đỉnh I , cạnh HI , cạnh IK .
Các góc không vuông : Đỉnh T , cạnh TR , cạnh TS ; đỉnh M , cạnh MN , cạnh MP ; đỉnh D , cạnh DE , cạnh DG .
Hs nhận xét .
Hs đọc đề , thi đua nêu góc trong hình tứ giác 
 B
 A C
 D 
Các góc vuông là : Đỉnh B , cạnh BA , cạnh BC ; đỉnh D , cạnh DA , cạnh DC .
Các góc không vuông là : Đỉnh A , cạnh AB , cạnh AD ; đỉnh C , cạnh CB ,cạnh CD .
HS nhận xét .
PP: Trò chơi , thi đua , đánh giá kiểm tra .
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs cử đại diện thi đua .
Hs nhận xét .
5.Tổng kết – dặn dò : (1’) 
Về tập vẽ và xác định góc vuông , góc không vuông cho thành thạo .
Chuẩn bị : Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê-ke .
Nhận xét tiết học . 


Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 ngat buoi 2.doc