Giáo án chuẩn Ngữ văn 9 - Tuần 16

Giáo án chuẩn Ngữ văn 9 - Tuần 16

 TUẦN 16

TIẾT: 76-77 ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức phần thơ và truyện hiện đại đã học ở HKI.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ phân tích các tác phẩm VHVN (thơ, truyện hiện đại) đã học ở HKI.

3. Thái độ: Tinh thần ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra tốt.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án chuẩn kiến thức-SGK-STK

2. Học sinh: Soạn bài

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm trabài soạn của học sinh.

3. Bài mới

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn Ngữ văn 9 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16
TIẾT: 76-77 ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức phần thơ và truyện hiện đại đã học ở HKI.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ phân tích các tác phẩm VHVN (thơ, truyện hiện đại) đã học ở HKI.
3. Thái độ: Tinh thần ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra tốt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án chuẩn kiến thức-SGK-STK
2. Học sinh: Soạn bài
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm trabài soạn của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung học sinh ghi
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
Gv tổ chức cho học sinh ôn lại các tác phẩm thơ, đã học.
Thảo luận nhóm 
Mỗi nhóm chọn đại diện phát biểu.
Hoạt động 2: Ôn tập các tác phẩm truyện đã học.
Hs: Thảo luận nhóm
HS thảo luận trình bày
GV chốt
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh ôn những câu hỏi gợi ý SGK
Câu 2 SGK trang 203
Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính, chủ đề của truyện.
* Thảo luận nhóm
Các nhóm phát biểu- GV chốt 
H: Phân tích nét nổi bật trong tính cách của ông Hai trong truyện ngắn Làng.
HS phát biểu
GV nhận xét và chốt lại
H: Để nhân vật bộc lộ tính cách của mình tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
H: Theo em mối quan hệ giữa tình yêu làng và yêu nước của ông Hai như thế nào?
H: Qua văn bản Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành long anh thanh niên có những vẻ đẹp gì?
H: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé thu và tình cha con trong chiến tranh trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng?
* Thảo luận nhóm 5 phút
Các nhóm phát biểu 
Gv nhận xét và chốt lại nội dung.
H: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với Cách mạng của bà mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm như thế nào?
H: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Câu 9 Gv gợi ý cho HS về nhàlàm.
I. Ôn tập các bài thơ hiện đại học kì I
1. Tên các bài thơ-Tác giả-Năm sáng tác
- Đồng chí- Chính Hữu- 1948
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật- 1969
- Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận-1958
- Bếp lửa-Bằng Việt-1963
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm- 1971
- Ánh trăng- Nguyễn Duy-1978
2.Thể thơ:
- Đồng chí: Tự do
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Tự do
- Đoàn thuyền đánh cá: Thất ngôn
- Bếp lửa: Tự do
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Thơ tám chữ.
- Ánh trăng: Ngũ ngôn
3. Nội dung- Nghệ thuật- Ý nghĩa( Xem tập)
II. Ôn tập truyện hiện đại đã học HKI
1.Tên truyện-Tác giả-Năm sáng tác
- Làng – Kim Lân- 1948
- Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long- 1970
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng- 1966
2. Nội dung- Nghệ thuật- Ý nghĩa (Xem tập)
III. Thực hành
Câu 2: 
1. Làng:
a. Tóm tắt cốt truyện: Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào. Nhưng rồi một hôm, ông nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục. Suốt mấy hôm ông không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù”. Sau đó tin làng theo giặc được cải chính, ông hết sức vui mừng, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy.
b. Tình huống chính: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
c. Chủ đề: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn: tình yêu làng quê hoà nhập với tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Lặng lẽ SaPa
a. Tóm tắt cốt truyện: Câu chuyện xảy ra ở SaPa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở SaPa, có một hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn SaPa đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, ông hoạ sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đã gặp gỡ nhau. Và anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong long người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh, cách sống suy nghĩ và tình cảm của anh đối với mọi người đã làm cho người hoạ sĩ già cảm nhận rằng: Trong cái lặng im SaPa có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
b. Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa 3 nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên.
c. Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động bìnhthường âm thầm cống hiến sức mình cho đất nước.
3. Chiếc lược ngà:
a. Tóm tắt cốt truyện: Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng con gái ông là bé Thu không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giân đánh cho, bé buồn chạy sang nhà bà kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé Thu hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường bé Thu đã nhận ra cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình chiếc lược. Xa con ông sáu nhớ mãi lời dặn của con. Ông đã tẩn mẩn làm chiếc lược ngà tặng cho con gái. Trước lúc hi sinh ông Sáu giao cây lược cho người đồng đội nhờ chuyển cho con. Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách tình cờ khi cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ.
b. Tình huống truyện: Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách. Nhưng thật trớ true bé Thu không nhận cha đến lúc em nhận cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
c. Chủ đề: Truyện nói về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le thời chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam. Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.
Câu 3: SGK trang 203
a. Nét nổi bật trong tính cách của ông Hai: Tình yêu làng say đắm:
- Trước Cách mạng: ông hai tự hào về cái làng quê của ông. Ông khoe làng mình sầm uất như tỉnh, đường làng lát toàn đá xanh, phòng thông tin sang sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn trekhoe cả cái sinh phần viên quan tổng đốc to nhất làng.
- Sau cách mạng: Ông thù cái sinh phần của viên quan tổng đốc bởi cái dinh cơ ấy đã gây ra bao đau khổ cho làng ông và cho chính ông.
+ Ông tự hào về cái làng kháng chiến của mình. Phải xa làng ông nhớ quá cái không khí đào đướng đắp ụ, xẻhào khuân đáông lo cho cái chòi gác những đường hầm bí mật đã xong chưa?
+ Ông theo dõi tin tức kháng chiến của làng ông
+ Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây ông đau đớn tủi hổ, bế tắc không lối thoát.
+ Khi nghe tin cải chính: Làng không theo tây ông vui sướng như trẻ con, ông đi khoe cái làng của ông
b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai: 
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
c. Quan hệ giữa tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai
Với ông Hai tình yêu làng xóm quê hương đã gắn bó tha thiết với lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình yêu làng và yêu nước thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt, đã cólúc ông muốn quay về làng nhưng tình yêu nước long trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây rồi thì phải thù.
Câu 4: SGK trang 204
Vẻ đẹp của anh thanh niên:
- Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho xã hội, nhân dân, đất nước.
- Suy nghĩ đúng đắn, sôi nổi yêu đời, vô tư, cởimở và chân thành với mọi người, song ngăn nắp khoa học.
- Khao khát đọc sách và học tập
- Khiêm tốn, lịch sự và tế nhị quan tâm tới người khác.
Câu 5: SGK trang 204
- Thu là cô bé có tình yêu cha mạnh mẽ, sâu sắc nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi đồng thời còn cứng cỏi đến mức ương ngạnh:
+ Xa cách, lạnh nhạt khi mới gặp cha.
+ Phản ứng quyết liệt rồi bỏ sang nhà ngoại.
+ Được ngoại giải thích bé thu hiểu, hối hận và nhận ra cha đúng lúc nó phải chia tay với cha.
+ Phút cuối cùng tình cha con bộc lộ mãnh liệt và xót xa.
- Chiến tranh có thể huỷ diệt cuộc sống, nhưng không thể huỷ diệt tình cảm gia đình thiêng liêng của con người, bằng chứng là tình cha con của bé thu không bao giờ chết.
Câu 6: SGK trang 204
Hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kinh (Phạm Tiến Duật)
* Qua hai bài thơ ta đều thấy hiện lên hình ảnh người lính Cách mạng, người lính Cụ Hồ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lâu dài, gian khổ trên đất nước Việt Nam hơn 30 năm- những người lính sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.Dũng cảm vượt lên trên khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ.tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó. Họ mang những phẩm chất chung của anh bộ đội Cụ Hồ: bình dị, vĩ đại và sống có lí tưởng.
* Người lính trong bài thơ Đồng chí: mộc mạc giản dị chất phác, gắn bó chia bùi sẻ ngọt với đồng đội, bởi cùng chung cảnh ngộ cùng chung nhiệm vụ đặc biệt là cùng chung lí tưởng chiến đấu trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống pháp.
* Người lính trong bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính là người lính lái xe trên nèo đường trường Sơn thời kháng chiến chống Mĩ ngang tang, tâm hồn phóng khoáng trẻ trung, tinh nghịch yêu đời dũng cảm vượt qua mưa bom bão đạn của giặc Mĩ để tiến vào giải phóng miền Nam thông nhất đất nước.
Câu 7: SGK trang 204
Tình yêu con và long yêu nước gắn bó với cách mạng của người mẹ tà ôi được biểu hiện qua cấu trúc song đôi của từng câu thơ: 
Mẹ thương a-kay mẹ thương bộ đội
Mẹ thương a-kay mẹ thương làng đói
Mẹ thương a-kay mẹ thương đất nước
Qua từng đoạn ta cũng thấy sự trưởng thành sâu sắc trong tình cảm và suynghĩ của mẹ. Mơ ước của mẹ về con traiyêu quí cũng phát triển mở rộng với mơ ước về nhân dân đất nước và cách mạng:
Hai khúc hát đầu mẹ mong con sớm trở thành chàng trai Tà ôi cao lớn, khoẻmạnh phi thường để có thể vun chày lún sân, giả cho hạt gạo trắng ngần để bộ đội ăn no đánh giặc.
Khúc hát thứ ba thật cảm động và cao đẹp mẹ mơ ước được thấy Bác Hồ được làm người tự do. Đó chính là nguyện vọng tha thiết cháy bỏng của đời mẹ của đất nước.
Câu 8: SGK trang 204
- Đồng chí: Bút pháp hiện thực hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: đầu sung trăng treo.
- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp lãng mạng nhiều so sánh, liên tưởng tưởng tương bay bổng. Giọng thơ tươi vui khoẻ khoắn. Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn hào hung. Hình ảnh đặc sắc:  ... iện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết thông cảm với những người nghèo khổ.
- Lên án, tố cáo XHPK, phê phán những quan niệm cổ hủ của chế độ cũ.
- Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người. Đặc biệt là Nhuận Thổ.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án chuẩn-SGK-STK
- Học sinh: Bài soạn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Đọc thuộc lòng bài thơ em thích.
b. Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung học sinh ghi
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản.
GV giới thiệu ảnh Lỗ Tấn và tập truyện ngắn Lỗ Tấn.
- H: Dựa vào phần giới thiệu ở SGK em hãy giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và nêu vài nét về tác phẩm?
HS suy nghĩ trả lời.
 Gv hướng dẫn HS đọc
GV đọc mẫu một đoạn- HS theo dõi đọc tiếp
H: hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản?
GV tóm tắt mẫu để HS có thể tóm tắt được.
- Giải thích từ khó SGK
H: Văn bản có bố cục mấy phần?
HS thảo luận trả lời- Gv nhận xét 
H: Nhận xét về cách kể? HS suy nghĩ phát biểu.
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?Tác dụng của ngôi kể đó đối với văn bản?
HS: suy nghĩ trả lời.
H: Văn bàn có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật trung tâm?
H: Truyện có PTBĐgì?(TS+BC+MT)TIẾT 2
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H; Về thăm làng cũ tôi đã gặp những ai?
H: Từng người họ thay đổi như thế nào?
GV lập bảng cho HS so sánh
Thảo luận nhóm- đại diện nhóm lên bảng ghi
Nhóm khác nhận xét và bổ sung
H: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó là gì?
HS thảo luận đôi bạn
( Hiện thức đen tối của xã hội áp bức, cách sống lạc hậu của người nông dân)
H: Trong kí ức của “tôi” chị Hai Dương là người như thế nào? Hiện tại chị ra sao?
HS đọc lại đoạn văn miêu tả Chị hai Dương
GV bình giảng: Người kể muốn người đọc hiểu cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương. Cuộc sống quẩn quanh bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày càng tàn tạ con người ngày một khổ sở hèn kém và bất lương.
GDMTTheo em môi trường xã hội có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cán con người không? Cụ thể là nhân vật nào trong văn bản?
GV giảng mở rộng
H: Cảnh làng trong con mắt người trở về sau 20 năm xa cách đã hiện ra như thế nào?
H: cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào diễn ra nơi cố hương?
H: tâm hồn “tôi” như thế nào?
H: Khi rời cố hương “tôi” cảm thấy lòng mình như thế nào?
H: Khi rời cố hương tôi mong ước điểu gì?
H: trong niềm hi vọng cảnh tượng gì xuật hiện trước mắt “tôi”
GV bình về những mơ ước của “tôi”
H : Qua đó “tôi” muốn điều gì ở người dân?
HS thảo luận nhóm- Hs phát biểu.
H: Tóm lại em hãy cho biết nhân vật tôi là nhân vật như thế nào trong tác phẩm?Tôi có mối qua hệ như thế nào với câu chuyện và các nhân vật?
GV bình
H: Truyện có 2 hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng đó là những hình ảnh nào?
- Hình ảnh cố hương
- Hình ảnh con đường
Hoạt động 3: Tổng kết
H; Xác định nghệ thuật sử dụng trong văn bản?
H: Nếu viết về làng quê mình em sẽ học tập được gì cách kể chuyện của nhà văn Lỗ tấn?
H: Cố hương phê phán điều gì?
H: Từ đó em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
H: Em mong ước gì cho làng quê mình?
Hoạt động 4: HD luyện tập
BT 2 làm tại lớp
Thảo luận nhóm- Đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng mẫu.Nhóm khác nhận xét- GV chốt lại
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút.
- Bối cảnh XHTQ trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người TQ đầu TKXX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và lập nghiệp cao cả.
- Lỗ Tấn để lại công trình tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai truyện Gào thét vá Bàng hoàng
2. Tác phẩm:
Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.
3. Tìm hiểu từ khó( SGK)
4. Tóm tắt văn bản
Sau 20 năm xa quê nhân vật “tôi” trở về thăm làng cũ. So với những ngày trước cảnh vật và con người thật tàn tệ, nghèo hèn. Mang nỗi buốn thương nhân vật “tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được thay đổi.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Con người cố hương trước đây và bây giờ
a. Nhuận Thổ
* Quá khứ:
- Lên mười, khuôn mặt tròn, da bánh mật.
- Đầu đội mũ. Cổ đeo vòng bạc
- Biết nhiều chuyện lạ lùng.
=> Miêu tả ngoại hình tự sự và biểu cảm-> Nhuận Thổ là một cậu bé khôi ngô, khỏe mạnh hồn nhiên, hiểu biết nhanh nhẹn, gần gũi và có nhiều tình cảm, có tình bạn thân thiện bình đẳng.
* Hiện tại:
- Cao gấp hai trước, da vàng xạm. nếp răn sâu hóm. Mũ rách áo mỏng dính.
- Người co ro cúm rúm, bàn tay nứt nẻ, nét mặt thê lương
- Cung kính chào: Bẩm ông
=> Nghèo khổ sa sút, tàn tạ-> già nua. Tiều tụy, hèn kém.
b. Chị hai Dương
* Quá khứ: nàng Tây Thi đậu phụ thân thiện
* Hiện tại: Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính tình. Chị xấu xí tham lam đến độ trơ trẽn, lư manh mất hết vẻ lương thiện của làng quê.
2. Cảnh vật ở “cố hương”trước đây và bây giờ
* Quá khứ: Đẹp không ngôn từ nào diễn tả.
* Bây giờ: Tàn tạ và nghèo khổ
* Cảm xúc “tôi”
- Ngạc nhiên, chua xót ,hụt hẩng trước cảnh tiêu điều xơ xác của quê hương.
- Khi rời quê:
+ Lòng tôi không một chút lưu luyến va vô cùng ngột ngạt.
+ Ước mơ về một đất nước TQ trong tương lai qua hình ảnh và mối quan hệ giữa Thủy Sinh và cháu Hoàng.
+ Về con đường mang ý nghĩa triết lý mà sâu sắc.
3. Nhân vật “tôi”
Tôi là nhân vật trung tâm trong tác phẩm và còn là người kể chuyện trong tác phẩm. Đó là một hình tượng nhân vật nhạy cảm ,hiểu biết sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này có quan hệ hệ thống với các nhân vật từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm về:
- Tình cảnh sa sút, suy nhược của XHTQ đầu TKXX mà cố hương là hình ảnh thu nhỏ của XHTQ thời đó.
- Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó.
- Những hạn chế tiêu cực trong tính cách và tâm hồn của người lao động.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn các PTBĐ TS,MT,BC,NL.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động giàu cảm xúc và sâu sắc.
2. Nội dung: Ghi nhớ SGK trang 219
3. ý nghĩa văn bản
Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ tấn về một đất nước TQ đẹp đẽ trong tương lai.
IV. Luyện tập
BT 2 SGK trang 219
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
2. Dặn dò:
- Chọn đoạn văn em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc.
- Học bài .
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết văn thơ hiện đại.
TIẾT :80 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Qua tiết kiểm tra giúp HS nắm vững hơn về nội dung và nghệ thuật thơ và truyện hiện đại đã học, hiểu hơn về tác giả của tác phẩm đó.
2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng tóm tắt, cảm thụ một số tác phẩm đã học trong chương trình.
3. Thái độ:
- Gd HS ý thức làm bài nghiêm túc trung thực.
- GD HS tình cảm yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam qua những văn bản đã học.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Đề bài- Đáp án- Biểu điểm.
- Học sinh: Học bài, giấy kiểm tra.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
GV phát đề cho HS
 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VĂN –TIẾT: 80
LỚP: 9 – 2010-2011
CÂU HỎI
Câu 1: Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.(1Đ)
Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Ai sáng tác? Sáng tác năm nào?(1Đ)
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?(1Đ)
Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?(1Đ)
Câu 2: 
Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.(1Đ)
Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép các câu thơ đầy sáng tạo ấy.(1Đ)
Hai câu thơ: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cày then đêm sập cửa”
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?(1Đ)
Câu 3: Vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.(3Đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
b. Ánh trăng – Nguyễn Duy – 1978.
c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, đầy đặn thủy chung, nhân hậu bao dung, trăng còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của đời sống, trăng là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc.
d. Ý nghĩa của bài thơ
 Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính, sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
Câu 2:
a. Tác giả Huy Cận . Bài thơ được viết vào tháng 11-1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của Huy Cận.
b. Học sinh chép đúng và đủ các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn: Câu hát căng buồm cùng gió khơi
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
c.Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa:
- “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”=> hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại rực rỡ ấm áp.
- Biện pháp nhân hóa gán cho sự vật những hành động của con người “cài then”, đêm “sập cửa”=> Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
Câu 3: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long:
- Yêu nghề có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
- Cuộc sống giản dị, ngăn nắp có văn hóa chủ động trong công việc.
- Có lí tưởng sống cao đẹp, lặng lẽ hiến dâng cho đời.
- Khiêm tốn, chân thành cởi mở, giàu tình cảm. yêu người và mến khách.
+ Anh thanh niên có suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và lối sống đẹp. Đó là cách sống tích cực, tốt đẹp là tầm gương sáng để mọi người noi theo.
+ Sự đóng góp lặng lẽ âm thầm mang lại lợi ích cho cuộc đời; biết sống đẹp ý thức được bổn phận và nghĩa vụ. Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thật sự hạnh phúc khi nó đóng góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình.
* Chú ý: Học sinh trả lời đúng nội dung câu hỏi thì đạt điểm tối đa theo khung điểm của đề bài. GV cần linh hoạt tùy theo cách trình bày của HS mà chấm điểm.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
Gv củng cố lại kiến thức
Nhận xét tiết kiểm tra: nghiêm túc
2. Dặn dò
Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chuan_ngu_van_9_tuan_16.doc