Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 44 đến tiết 46

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 44 đến tiết 46

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước

2. Kĩ năng.

 - Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình

3. Thái độ.

 - An toàn trong chế biến thực phẩm.

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV:

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động ( 17 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

H: Để đảm bảo chất dinh dưỡng trong chế biến không bị hao hụt cần phải làm gì?

* Đáp án: Để đảm bảo dinh dưỡng trong chế biến cần:

- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.

- Khi nấu tránh khuấy nhiều.

- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.

- Không nên vo kĩ gạo và gạt bỏ nước cơm khi nấu cơm.

 

doc 10 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 44 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26.01.10
Ngày giảng: 27.01.10(6a)
 29.01.10(6b) 
Tiết 44 – Bài 18:
Các phương pháp chế biến thực phẩm (T1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước
2. Kĩ năng.
 - Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình
3. Thái độ.
 - An toàn trong chế biến thực phẩm.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: 
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 17 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
H: Để đảm bảo chất dinh dưỡng trong chế biến không bị hao hụt cần phải làm gì?
* Đáp án: Để đảm bảo dinh dưỡng trong chế biến cần:
- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
- Không nên vo kĩ gạo và gạt bỏ nước cơm khi nấu cơm.
2. Giới thiệu bài: 
Chế biến thực phẩm để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn và để dự trữ thức ăn dùng lâu. Trong tiết học này các em sẽ hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
(15 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước.
- Đồ dùng:
- GV: yêu cầu HS đọc SGK.
H: Theo em thì tại sao phải chế biến thực phẩm?
- HS: đọc thông tin và cá nhân trả lời câu hỏi. HS bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận.
- GV: Trong bữa ăn hàng ngày, gia đình em chế biến món ăn theo cách nào? 
- HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung.
- GVH: Kể tên một số món ăn được sử dụng bằng nhiệt?
- HS: cá nhân phát biểu.
- GV: giới thiệu khái niệm phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt như SGK.
H: ở gia đình em có những phương pháp nào để làm chín thực phẩm trong môi trường có nhiều nước?
- HS: luộc, nấu, kho.
- GV: giới thiệu khái niệm phương pháp luộc.
H: Em hãy kể tên một vài món luộc mà em biết?
- HS: nghe khái niện phương pháp luộc. Cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV: yêu cầu HS đọc quy trình SGK.
H: Em hãy nêu quy trình luộc một món mà em biết?
- HS: cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét.
- GV: hệ thống hoá thành quy trình cơ bản. Nêu và giải thích các yêu cầu kĩ thuật của món luộc.
- HS: lắng nghe giới thiệu.
- GV: nêu khái niệm phương pháp nấu món ăn
H: Em hãy nêu một số món ăn sử dụng phương pháp nấu?
- HS: phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS đọc quy trình SGK.
H: Em hãy nêu quy trình thực hiện món nấu canh?
- HS: đọc bài và cá nhân phát biểu. HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét hệ thống thành quy trình cơ bản. Nêu và giải thích yêu cầu kĩ thuật của món nấu.
GV nêu khái niệm phương pháp kho
H: Em hãy nêu một số món ăn sử dụng phương pháp kho?
- HS: cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét.
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
H: Em hãy nêu quy trình thực hiện món kho?
- HS: đọc thông tin yêu cầu và cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét hệ thống thành quy trình cơ bản. Nêu và giải thích yêu cầu kĩ thuật của món kho.
HĐ2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước
(10 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước.
- Đồ dùng:
- GV: cho HS quan sát H3.21 SGK và giới thiệu một số loại nồi hấp. Nêu khái niệm phương pháp hấp.
H: Em hãy kể tên một số món hấp (đồ) thường dùng trong gia đình?
- HS: quan sát, lắng nghe và ghi vở. Cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
H: Em hãy nêu quy trình thực hiện một món hấp mà em biết?
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét và hệ thống thành quy trình thực hiện. Nêu yêu cầu kĩ thuật của món hấp.
* Phải chế biến thực phẩm vì: Để thực phẩm chín mềm, dễ tiêu hoá, thay đổi hương vị khi ăn và đảm bảo an toàn thực phẩm. 
I. Phương pháp chế biến thực có sử dụng nhiệt.
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.
a. Luộc: 
- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
b. Nấu.
- Nấu là phối hợp nhiều nguyên liệu động vật, thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
*Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
c. Kho
- Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
*Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.
- Hấp (đồ) là phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
*Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút).
1. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
H: Tại sao phải làm chín thực phẩm?
H: em hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước?
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học thuộc phần vở ghi và trả lời câu hỏi phần củng cố.
- Đọc trước bài 18 phần I. 3, 4: phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trưc tiếp của lửa và trong chất béo.
Ngày soạn: 02.02.10
Ngày giảng: 03.02.10(6a)
 26.02.10(6b) 
Tiết 45 – Bài 18:
Các phương pháp chế biến thực phẩm (T2)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa và trong chất béo.
2. Kĩ năng.
 - Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình
3. Thái độ.
 - An toàn trong chế biến thực phẩm.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: 
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động (7 phút)
H: Tại sao phải làm chín thực phẩm?
H: Em hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước?
2. Giới thiệu bài: 
Chế biến thực phẩm để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn và để dự trữ thức ăn dùng lâu. Các em đã hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và bằng hơi nước. Trong bài học này các em sẽ hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa và trong chất béo.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ2.1: Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (15 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa 
- Đồ dùng:
- GV: nêu khái niệm phương pháp nướng cho HS tiếp thu.
H: Em hãy nêu một số món ăn chế biến bằng phương pháp nướng?
- HS: nghe khái niện phương pháp luộc. Nướng cá, nướng thịt, nướng bánh
- GV: cho HS tự đọc thông tin phần quy trình.
H: Em hãy nêu quy trình thực hiện một món nướng mà em biết?
- HS: tự đọc thông tin và cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét, kết luận quy trình. Nêu yêu cầu kĩ thuật của phương pháp, yêu cầu HS đọc SGK.
- HS: lắng nghe giới thiệu và đọc thông tin yêu cầu trong SGK.
- GVH: em hãy kể tên những món nướng mà em đã được ăn và cho biết nhận xét.
- HS: 2 cá nhân phát biểu.
HĐ2.2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường chất béo (20 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
- Đồ dùng:
- GV: treo bảng phụ và chia nhóm, phát phiếu học tập. Yêu cầu HS đọc nội dung mục 4 - Tr.88 SGK và các nhóm hoạt động ( 15 phút) tự hoàn thành bảng sau:
Phương pháp
Khái niệm
Quy trình thực hiện
Yêu cầu kĩ thuật
Ví dụ minh hoạ
Rán
Rang
Xào
- HS: các nhóm nghiên cứu thông tin và hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- GV: nhận xét, kết luận.
3. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
- Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa thường là than.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
*Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
a. Rán
b. Rang.
c. Xào.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút).
1. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
H: Hãy kể tên các phương pháp chế biến làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày? lấy ví dụ?
H: Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán?
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà đọc lại các phương pháp chế biến thực phẩm trong chất béo và bằng sức nóng trực tiếp của lửa và hoàn thành bảng sau vào vở.
Phương pháp
Khái niệm
Quy trình thực hiện
Yêu cầu kĩ thuật
Ví dụ minh hoạ
Rán
Rang
Xào
- Đọc trước bài 18 phần II: phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
Ngày soạn: 02.02.10
Ngày giảng: 03.02.10(6a)
 26.02.10(6b) 
Tiết 46 – Bài 18:
Các phương pháp chế biến thực phẩm (T3)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
2. Kĩ năng.
 - Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình
3. Thái độ.
 - An toàn trong chế biến thực phẩm.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: 
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động (5 phút)
H: Em hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa và trong chất béo? Lấy ví dụ các món gia đình em thường chế biến bằng phương pháp đó?
2. Giới thiệu bài: 
Chế biến thực phẩm để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn và để dự trữ thức ăn dùng lâu. Các em đã hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩmôcs sử dụng nhiệt. Tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ3.1: Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt ( 35 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
- Đồ dùng:
- GV: Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?
- HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV: nêu khái niệm phương pháp trộn dầu giấm. Lấy ví dụ một món ăn và nêu quy trình thực hiện để học sinh tiếp thu. Gọi HS đọc quy trình thực hiện.
- HS: lắng nghe GV giới thiệu và đọc quy trình
- GV: nêu yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm.
- HS: lắng nghe yêu cầu kĩ thuật
- GV: nêu khái niệm phương pháp trộn hỗn hợp.
H: Em hãy nêu một số món ăn trộn hỗn hợp mà em biết?
- HS: lắng nghe giới thiệu và cá nhân phát biểu
- GV: nêu quy trình thực hiện và nêu yêu cầu kĩ thuật của phương pháp cho HS tiếp thu.
H: Em thường thấy có những món ăn bằng cách muối nào?
- HS: lắng nghe và kể tên các món bằng phương pháp muối mà gia đình hay sử dụng.
- GV: nhận xét, nêu và giải thích các phương pháp nêu, quy trình và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp muối chua.
H: Muối nén và muối xổi khác nhau thế nào?
- HS: lắng nghe và cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác bổ sụng
- GV: nhận xét.
H: Em hãy kể tên một số thực phẩm thường dùng để muối chua trong gia đình em?
- HS: cá nhân phát biểu, lớp bổ sung.
- GV: treo bảng phụ và yêu cầu HS tự tổng hợp kiến thức vào vở theo bảng sau:
Phương pháp
Khái niệm
Quy trình
Yêu cầu KT
VD minh hoạ
Trộn dầu giấm
Trộn hỗn hợp
Muối chua
 - HS: tự tổng hợp kiến thức
- GV: quan sát HS tổng hợp và sửa chuẩn.
II. Phương pháp chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.
1. Trộn dầu giấm.
* Khái niệm (SGK)
* Quy trình thực hiện: (SGK)
*Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
2. Trộn hỗn hợp.
* Khái niệm ( SGK)
* Quy trình thực hiện: (SGK)
*Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
3. Muối chua
* Khái niệm: (SGK)
a. Muối xổi: 
b. Muối nén: 
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật (SGK)
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút).
1. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
H: Hãy trình bày khái niện, quy trình, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp à muối chua?
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc trước bài 19 và mỗi tổ chuẩn bị: 200g rau xà lách, 30g hành tây, 100g cà chua chín, 1 thìa tỏi phi vàng, dấm, đường, muối, tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, xì dầu, đĩa, bát tô.

Tài liệu đính kèm:

  • doc44, 45, 46 - CN6-10.doc