Giáo án Đại số 9 năm 2009 - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

Giáo án Đại số 9 năm 2009 - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

A. Mục tiêu.

- HS được ôn lại và nắm vững các nội dung:

+ Các khái niệm về “hàm số”, “biến số”, hàm số có thể cho bởi bảng, bởi công thức.

+ y là hàm số của x thì y có thể viết y = f(x); y = g(x); . Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, . được kí hiệu: f(x0), f(x1),.

+ Đồ thị hàm số y= f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

+ Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến / R

-HS biết cách tính và tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ; biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y= ax ( a 0).

- Xác định toạ độ chính xác, nghiêm túc trong việc xác định.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1198Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 9 năm 2009 - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/08 Chương II: Hàm số bậc nhất Tiết 19
Ngày giảng:	 
Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
A. Mục tiêu.
- HS được ôn lại và nắm vững các nội dung:
+ Các khái niệm về “hàm số”, “biến số”, hàm số có thể cho bởi bảng, bởi công thức.
+ y là hàm số của x thì y có thể viết y = f(x); y = g(x); .... Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, ... được kí hiệu: f(x0), f(x1),...
+ Đồ thị hàm số y= f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.
+ Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến / R
-HS biết cách tính và tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ; biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y= ax ( a 0).
- Xác định toạ độ chính xác, nghiêm túc trong việc xác định.
B. Chuẩn bị.
GV: Thước thẳng. Bảng phụ ghi VD, bài tập.
HS: Ôn lại hàm số đã học ở lớp 7. Đem MTBT để tính nhanh các giá trị của hàm số.
C. Phương pháp:
	- Phương pháp thuyết trình
	- Phương pháp khái quát hoá
	- Nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học.
	I. ổn định lớp(1ph).
	- Kiểm ra sĩ số: 9A: 9B:
	II. Kiểm tra bài cũ. (kết hợp trong giờ học)
	III. Bài mới.
ĐVĐ: ở lớp 7 ta đã làm quen với các khái niệm hàm số, ví dụ về hàm số, khái niệm mặt phẳng tọa độ, đồ thị hàm số y = ax. ở lớp 9 ta sẽ ôn lại và bổ sung thêm một số khái niệm: hàm số đồng biến, nghịch biến, đường thẳng song song, cắt nhau và xét kỹ hàm số y= ax + b ( a 0). Tiết này ta sẽ nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số.
Hoạt động1. Khái niệm hàm số.(15ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?
- Hàm số có thể được cho bằng những cách nào?
-Đưa bảng phụ VD1 SGK/42.
- Trong VD1a em hãy giải thích vì sao y là hàm số của x?
- Cho bảng phụ sau:
x
3
4
3
5
8
y
6
8
4
8
16
? y có là hàm số của x không?
? Qua 2 bảng trên em có nhận xét gì về hàm số cho bởi bảng 
*Chốt: Hàm số có thể cho bởi bảng nhưng không phải bảng nào ghi giá trị tương ứng của x và y cũng là hàm số y của x.
? Hãy giải thích vì sao y=2x là hàm số của x.
- Với hàm số cho bởi bảng ta hiểu rằng x chỉ lấy những giá trị mà tại đó hàm số xác định. VD: 2x xác định với mọi x => với hàm số y=2x thì biến x có thể lấy giá trị tuỳ ý.
? Với những hàm số còn lại x có thể lấy những giá trị nào?
? Em hiểu thế nào về kí hiệu: f(0); f(1); f(a);....
-Cho Hs làm ?1
- y = 5 có phải hàm số không? Thế nào là hàm hằng?
-Khi y phụ thuộc vào x sao cho mỗi giá trị x luôn xác định được một giá trị tương ứng của y
-Có thể cho bằng bảng hoặc bằng công thức.
-Vì mỗi x chỉ xác định được 1 giá trị y tương ứng.
* y không là hàm số của x vì với x=3 có hai giá trị tương ứng của y là 4 và 6.
-Suy nghĩ, trả lời
-Dựa vào VD 1a để giải thích.
-Là giá trị của hàm số tại x=0; x=1; x=a; ...
-Tại chỗ nêu cách tính, kết quả.
-Khi x thay đổi mà y luôn nhận giá trị không đổi.
- Mỗi giá trị của x chỉ xác định được một giá trị y tương ứng -> y là hàm số của x.
VD1:
y là hàm số của x được cho bởi bảng
x
1/3
1/2
1
2
3
4
y
6
4
2
1
2/3
1/2
b) y là hàm số của x cho bởi công thức.
y = 2x
y = 2x + 3
y = 
y = 
* y là hàm số của x ta có thể viết:
y = f(x); y = g(x);...
VD: y = f(x) = 2x + 3
?1 Cho hàm số y = x + 5
f(0) = 5
f(1) = 
f(-10) = 0
f(a) = a + 5
Hoạt động2. Đồ thị của hàm số(10ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Yêu cầu Hs làm ?2
Gọi đồng thời 2 Hs lên bảng, mỗi em làm một câu.
-Gọi Hs dưới lớp nhận xét.
- Đồ thị hàm số y=2x có dạng như thế nào?
- Cách vẽ đồ thị hàm số y=2x?
- Thế nào là đồ thị hàm số y= f(x)?
- Các cặp số của ?2a là của hàm số nào trong các ví dụ trên? đồ thị hàm số đó là gì?
? Đồ thị hàm số y=2x là gì?
-Hai Hs lên bảng làm ?2. Dưới lớp làm vào vở. Sau đó nhận xét bài trên bảng.
-Là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
-Vẽ đường thẳng đi qua O(0;0) và A(1;2).
- Là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số ( x;f(x) ) trên mặt phẳng toạ độ.
-Là tập hợp các điểm A,B,C,D,E,F
-Là đường thẳng OA
?2
a, 
b,
* Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số ( x;f(x) ) trên mặt phẳng toạ độ.
Hoạt động 3. Hàm số đồng biến, nghịch biến.(8ph)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
-Yêu cầu Hs làm ?3.
-Sau ít phút Gv đưa kết qủa của ?3 lên bảng phụ.
? (2x + 1) xác định với những giá trị nào của x?
?Khi x tăng dần thì giá trị tương ứng của y=2x+1 thế nào?
G: => hàm số y=2x + 1 đồng biến trên R
? Hãy xét tương tự với hàm số y=-2x+1.
?Hàm số y=-2x+1 đồng biến hay nghịch biến?
-Cho Hs đọc tổng quát SGK/44
-Cả lớp tính và điền kết quả vào bảng trong SGK/43. Sau đó đối chiếu kết quả trên bảng.
(2x-1) xác định với mọi x thuộc R.
- Khi x tăng thì y tăng dần.
-Hs xét tương tự.
-Đọc to tổng quát
?3
x 
-2,5
-2
...
1
1,5
y=2x+1
-4
-3
...
3
4
y=-2x+1
6
5
...
-1
-2
*Với hàm số y=2x+1 thì giá trị của x tăng dần => giá trị của y tăng dần => hàm số đồng biến trên R
* Với hàm số y=-2x+1 thì giá trị của x tăng dần => giá trị của y giảm dần => hàm số nghịch biến trên R.
*Tổng quát : SGK/44
	IV. Củng cố.(7ph)
?Trong bài này ta cần nắm được những kiến thức nào?
-BT: Cho hàm số y = x + 3. Hãy điền giá trị tương ứng của y theo x (Bảng phụ).
	? Hàm số y = x + 3 đồng biến hay nghịch biến?
	V. Hướng dẫn về nhà.(4ph)
	- Nắm vững các khái niệm: hàm số, đồ thị hàm số, hàm số đồng biến, nghịch biến.
	- BTVN: 1,2,3/44SGK; BT 4/56-SBT.
	HD: BT4/56-SBT: Ta xđ 2 giá trị x1,x2 : x1<x2. Ta c/m: f(x1)<f(x2).
	- Xem trước các bài tập phần luyện tập.
E. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doct19.doc