Giáo án Đại số Lớp 9 - Bài 18: Thu thập và tổ chức dữ liệu - Năm học 2021-2022

Giáo án Đại số Lớp 9 - Bài 18: Thu thập và tổ chức dữ liệu - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

– Lí giải và thiết lập được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

– Phát hiện và lí giải được số liệu không chính xác dựa trên mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn trong những ví dụ đơn giản.

– Lí giải và thực hiện được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu về thu thập và tổ chức dữ liệu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hoạt động thực hiện tốt bài tập.

- Năng lực tính toán: Đưa ra đáp án chính xác của các bài tập.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng thành thạo các chữ số, chữ cái, kí hiệu toán học, tóm tắt được các kiến thức toán học cơ bản, trọng tâm trong sách bằng ngôn ngữ kí hiệu.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức về thu thập và tổ chức dữ liệu vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng thành thạo máy tính cầm tay.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức làm bài tập ở nhà.

- Trung thực: Báo cáo đúng kết quả.

 

docx 8 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Bài 18: Thu thập và tổ chức dữ liệu - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/03/2022	
Ngày dạy: 9A: 
THU THẬP VÀ TỔ CHỨC DỮ LIỆU
Thời lượng: 02 tiết (tiết 1, 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Lí giải và thiết lập được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).
– Phát hiện và lí giải được số liệu không chính xác dựa trên mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn trong những ví dụ đơn giản.
– Lí giải và thực hiện được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu về thu thập và tổ chức dữ liệu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hoạt động thực hiện tốt bài tập.
- Năng lực tính toán: Đưa ra đáp án chính xác của các bài tập.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng thành thạo các chữ số, chữ cái, kí hiệu toán học, tóm tắt được các kiến thức toán học cơ bản, trọng tâm trong sách bằng ngôn ngữ kí hiệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức về thu thập và tổ chức dữ liệu vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng thành thạo máy tính cầm tay.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức làm bài tập ở nhà.
- Trung thực: Báo cáo đúng kết quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: SGK, sách tham khảo, các tài nguyên trên mạng internet, thước thẳng, compa, MTCT.
- Học liệu: ĐDHT, MTCT, SGK, SBT để thực hiện nhiệm vụ học tập và khai thác thông tin kiến thức.
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu: Giúp HS huy động được kiến thức đã học về biểu đồ; Tạo cho HS 
sự tự tin, không khí phấn khởi để bước vào tiết học.
b) Nội dung: Hai đội chơi trò ghép tên tương ứng với các hình ảnh đã cho.
Biểu đồ thể hiện số cây mà mỗi khối trồng được của một trường THCS.
Biều đồ thể hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ  trong năm 2018.
n: Số học sinh; x: số tiền( nghìn đồng)
Biểu đồ thể hiện số tiền ủng hộ chương trình “Xuân yêu thương”của lớp 9A.
Biểu đồ biểu diễn sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 – 2016
Biểu đồ thể hiện dân số Việt Nam qua tổng điều tra trong thế kỉ XX.
Biểu đồ cột
Biểu đồ hình quạt tròn
Biểu đồ tranh
Biểu đồ cột kép
Biểu đồ đoạn thẳng
Luật chơi: Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử một đội chơi gồm 5 bạn. Sau thời gian thảo luận 1 phút, 5 bạn xếp thành 1 hàng dọc. Bạn đứng đầu chạy lên trên bảng lấy tấm bìa có tên ghép vào hình ảnh tương ứng rồi chạy về đứng xuống cuối hàng, tiếp theo là bạn đứng thứ 2 ... cứ như vậy cho đến bạn thứ 5 là kết thúc.
c) Sản phẩm: Sản phẩm ghép đôi trên bảng của 2 nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu nội dung trò chơi và luật chơi lên màn hình và yêu cầu học sinh: Thực hiện chơi trò chơi theo luật chơi.
- Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các đáp án, nhận xét về thái độ học tập của các nhóm và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- GV đưa ra một yêu cầu: Em hãy chọn một biểu đồ và các dữ liệu có trên biểu đồ đó?
- HS nhận nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
- Thực hiện chơi trò chơi theo luật chơi.
- Báo cáo, thảo luận:
- Hai đội báo cáo kết quả;
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1
Nội dung: Đọc và mô tả các dữ liệu biểu đồ.
a) Mục tiêu:
 - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh, biểu đồ cột kép, biểu đồ hình quạt tròn
- Đọc và mô tả thành thạo các thông tin trên: biểu đồ tranh, biểu đồ dạng cột kép, biểu đồ hình quạt tròn.
b) Nội dung: HS làm được các ví dụ 1, Ví dụ 2, ví dụ 3.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
- GV đưa ra ví dụ 1, 2.
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
Ví dụ 1: Biểu đồ tranh trên đây cho biết số cây mà mỗi khối trồng được của một trường THCS
1) Khối nào trồng được nhiều cây nhất, khối nào trồng được ít cây nhất?
2) Khối 9 của trường trồng được bao nhiêu cây?
3) Tổng số cây mà cả trường đã trồng được là bao nhiêu?
Ví dụ 2:
Biểu đồ dưới đây biểu diễn sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 – 2016
1) Hoàn thành số liệu trong bảng sau
Năm
2000
2005
2010
2016
Khai thác (nghìn tấn)
Nuôi trồng (nghìn tấn)
2) Tổng sản lượng khai thác từ năm 2000 đến năm 2016?
3) Những năm nào có sản lượng khai thác nhiều hơn nuôi trồng?
- Kết luận, nhận định:
- Biểu đồ cột kép thể hiện tốt tính trực quan khi so sánh sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong cùng một năm.
 - Từ biểu đồ ta có biểu diễn số liệu dưới dạng bảng. Từ các số liệu nếu cho dưới dạng bảng ta có thể vẽ được biểu đồ hợp lý. Cách vẽ biểu đồ từ số liệu các em sẽ được học ở phần sau.
Ví dụ 3:
Biểu đồ trên cho biết số người cách ly do dịch bệnh covid – 19 tính đến ngày 04/7/2021 của Việt Nam. Em hãy cho biết:
1) Tỉ số phần trăm số người cách ly trong mỗi trường hợp?
2) Những trường hợp nào phải cách ly tập trung. Để phòng chống dịch bệnh covid – 19 chính phủ Việt Nam thực hiện theo thông điệp 5K. Thông điệp 5K đó là gì?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các đáp án, nhận xét về thái độ học tập của các nhóm và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- GV chốt lại
-GV: Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt với căn bệnh mà ta gọi là Covid – 19. Để đảm bảo sức khỏe cho mình và cộng đồng các em hãy thực hiện tốt thông điệp 5K và tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh cùng thực hiện.
- HS nhận nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
- Thực hiện cá nhân.
Ví dụ 1:
1) Khối trồng được nhiều cây nhất là khối 8; khối trồng được ít cây nhất là lớp 6
2) Số cây mà khối 9 trồng được là: 80 cây
3) Tổng số cây cả trường trồng được là: 50 + 60+90+80=280( cây)             	
Ví dụ 2:
1)
Năm
2000
2005
2010
2016
Khai thác (nghìn tấn)
1660,9
1987,9
2414,4
3226,1
Nuôi trồng (nghìn tấn)
589,6
1478
2728,3
3644,6
2) Tổng sản lượng khai thác từ năm 2000 đến năm 2016 là: 9589,3 (nghìn tấn)
3) Năm 2000 và năm 2005 có sản lượng khai thác nhiều hơn nuôi trồng.
- Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo kết quả;
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
Ví dụ 3:
1) Tỉ số phần trăm người cách ly tập trung tại bệnh viện là: 0,92%       	
 Tỉ số phần trăm người cách ly tập trung tại cơ sở khác: 22,50%	
Tỉ số phần trăm người cách ly nhà, nơi cư trú: 76,58 %     	
2) Những trường hợp là F1, những người về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội có ổ dịch, các địa bàn bị phong tỏa đều phải cách ly tập trung.
Thông điệp 5k là : Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách- Không tụ tập – Khai báo ytế.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hs sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để vẽ được biểu đồ thích hợp ở dạng biểu đồ tranh, biểu đồ cột kép, biểu đồ hình quạt tròn;
b) Nội dung: HS làm được các ví dụ 2.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu nội dung ví dụ 2 lên màn hình.
- Chia lớp làm 5 nhóm: 
Nhóm 1; 2; 3 thực hiện yêu cầu 1 của VD;
Nhóm 4: Thực hiện yêu cầu 2;
Nhóm 5: Thực hiện yêu cầu 3. 
Ví dụ 2: Kết quả xếp loại học lực học kì 1 của 3 lớp 9A, 9B, 9C của một trường THCS được cho bởi bảng sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại học lực
G
K
TB
Y
9A
36
8
16
10
2
9B
34
4
12
16
2
9C
32
4
14
12
2
Mỗi hình trái tim màu đỏ biểu thị cho 2 học sinh có học lực giỏi, mỗi hình trái tim màu vàng biểu thị cho 2 bạn học sinh có học lực khá, mỗi hình trái tim màu xanh biểu thị cho 2 bạn học sinh có học lực trung bình, mỗi hình trái tim màu tím biểu thị cho 2 bạn học sinh có học lực yếu. 
1) Hãy lấy các hình trái tim dán vào các cột tương ứng để hoàn thành biểu đồ tranh dưới đây:
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
Lớp 9A
Lớp 9B
Lớp 9C
2) Thay mỗi hình trái tim bằng một hình vuông cùng màu và vẽ thêm hai trục để tạo thành một biểu đồ cột kép (các hình vuông dán khít vào nhau)
3) Vẽ biểu đồ hình quạt tròn thể hiện xếp loại học lực học kì 1của lớp 9C theo tỉ số phần trăm.
- Kết luận, nhận định:
- Cách vẽ biểu đồ tranh: Biểu thị các đối tượng trong đề bài bằng những biểu tượng, kí hiệu hoặc hình ảnh phù hợp vào các cột hoạc dòng tương ứng.
- Cách vẽ biểu đồ hình cột kép: Biểu thị các đối tượng trong đề bài tương ứng bằng các cột hình chữ nhật liền kề. Mỗi đại lượng khác nhau thể hiện bằng màu sắc ( kí hiệu) khác nhau.
- Cách vẽ biểu đồ hình quạt tròn:
Bước 1: Tính tỉ số phần trăm giữa số Hs đạt các lực học so với số Hs cả lớp: 
Bước 2; Chuyển đổi từ % sang số đo độ: 1% tương ứng với 3,6o.
Bước 3: Vẽ góc ở tâm với các số đo tương ứng
Bước 4: Tô màu hoặc kí hiệu tương ứng với số liệu đề bài cho. 
- Nêu ưu và nhược điểm của từng dạng biểu đồ.
- Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm bài.
1)
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
Lớp 9A
Lớp 9B
Lớp 9C
2 học sinh; 2 học sinh;
 2 học sinh. 2 học sinh
2)
3)
- Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày.
- HS nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào giải bài toán thực tế.
b) Nội dung: HS giải bài tập.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập:
Bài tập 1: Một trường THCS có 200 học sinh tham gia vào các câu lạc bộ thể thao. Biểu đồ hình quạt phía dưới thể hiện tỉ lệ phần trăm học sinh tham gia vào các câu lạc bộ thể thao( mỗi học sinh chỉ tham gia đúng một câu lạc bộ)
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Có bao nhiêu môn thể thao mà các học sinh của trường tham gia?
b. Môn thể thao nào có nhiều học sinh tham gia nhất?
c. Môn thể thao nào có ít học sinh tham gia nhất?
d. Tính số học sinh tham gia từng câu lạc bộ thể thao.
Bài tập 2: Một chủ tiệm bánh ngọt đang muốn vẽ biểu đồ thể hiện số bánh sô-cô-la bán được từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần trước, từ những dữ liệu sau: Thứ hai: 50 cái; thứ ba: 45 cái; thứ tư: 30 cái; thứ năm: 75 cái; thứ sáu: 62 cái. Bác chủ tiệm muốn dùng một biểu đồ để biểu diễn trực quan số bánh bán được trong mỗi ngày, nhưng bác đang phân vân không biết nên dùng biểu đồ tranh hay biểu đồ cột để biểu diễn số liệu.
a. Theo em, bác nên dùng biểu đồ tranh hay biểu đồ cột? Vì sao?
b. Bác chủ tiệm bánh ghi nhận số bánh phô mai bán được như sau: thứ hai bán được 40 cái; thứ ba: 40 cái; thứ tư: 25 cái; thứ năm: 70 cái; thứ sáu: 70 cái. Bác chủ tiệm muốn so sánh số bánh sô-cô-la và phô mai bán được theo từng ngày, theo em dùng biểu đồ cột nào phù hợp nhất? Em hãy vẽ biểu đồ đó.
- Chuẩn bị: Phân tích và xử lý dữ liệu.
- HS nhận nhiệm vụ.
- Giờ sau báo cáo kết quả bài làm trên giấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_9_bai_18_thu_thap_va_to_chuc_du_lieu_nam.docx