I. Mục tiêu:
HS nắm được khái niệm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Khái niệm hai hệ phương trình tương đương
II . Chuẩn bị:
GV : Bảng phụ
HS : Bảng nhóm
III . Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
Hỏi HS 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn? Cho ví dụ?
Thế nào là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn? Số nghiệm của nó?
Cho phương trình 3x – 2y = 6 viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình
Ngày soạn: 03/12/2008 Ngày dạy: 04/12/2008 Tiết 31. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Khái niệm hai hệ phương trình tương đương II . Chuẩn bị: GV : Bảng phụ HS : Bảng nhóm III . Hoạt động trên lớp: Ổn định lớp Kiểm tra Hỏi HS 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn? Cho ví dụ? Thế nào là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn? Số nghiệm của nó? Cho phương trình 3x – 2y = 6 viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình HS 2 : Chữa bài tập 3 tr 7 SGK Cho hai phương trình x + 2y = 4 ( 1 ) Và x – y = 1 ( 2 ) Vẽ hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình đó trên cùng một hệ trục tọa độ . Xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng và cho biết tọa độ của nó là nghiệm của các phương trình nào Bài mới GV HS 1 . Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn GV : Trong bài tập trên hai phương trình bậc nhất hai ẩn có cặp số ( 2 ; 1 ) vừa là nghiệm của phương trình thứ nhất, vừa là nghiệm của phương trình thứ hai . Ta nói cặp số ( 2 ; 1 ) là một nghiệm của hệ phương trình: x + 2y = 1 x – y = 1 GV : Xét hai phương trình 2x + y = 3 và x – 2y = 4 Thực hiện?1 Kiểm tra cặp số ( 2 ; -1 ) là nghiệm của hai phương trình trên GV : Ta nói cặp số ( 2 ; -1) là một nghiệm của hệ phương trình: 2x + y = 3 x– 2y = 4 GV : Yêu cầu HS đọc tổng quát SGK 2 . Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn GV : Quay lại hình vẽ của Hs 2 lúc kiểm tra bài nói: Mọi điểm thuộc đường thẳng x + 2y = 4 có tọa độ như thế nào đối với phương trình x + 2y = 4 ? Tọa độ của điểm M thì sao? GV yêu cầu HS đọc SGK: từ (Trên mặt phẳng tọa độ .. đến .của T (d) và (d’) GV : Để xét xem một hệ phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm, ta xét các ví dụ sau . Ví dụ 1: Xét hai phương trình: x + y = 3 (1) x – 2y = 0 (2) Hãy biến đổi các phương trình trên về dạng hàm số bậc nhất, rồi xét xem hai đường thẳng có vị trí tương đối như thế nào GV : Lưu ý Khi vẽ đường thẳng ta không nhất thiết về dạng hàm số bậc nhất, nên để ở dạng ax +by = c Việc tìm giao điểm của đường thẳng với hai trục tọa độ sẽ thuận lợi . VD : phương trình x + y = 3 Cho x = 0 Þ y =3 Cho y = 0 Þ x = 3 Hay phương trình x – 2y = 0 Cho x = 0 Þ y = 0 Cho x = 2 Þ y = 1 GV : Yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng biểu diễn hai phương trình trên cùng một mặt phẳng tọa độ Xác định giao điểm hai đường thẳng . Hỏi: Thử lại xem cặp số ( 2 ; 1 ) có là nghiệm của hệ phương trình đã cho hay không? Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là M ( 2 ; 1 ) x= 2 ; y = 1 là nghiệm của hai phương trình đã cho . Thử lại: Thay x = 2 ; y = 1 vào vế trái của phương trình (1 ) ta được vế trái bàng vế phải . Tương tự với PT ( 2 ) VT = VP HS nhận xét bài HS : Thay x = 2 ; y = -1 vào vế trái phương trình 2x + y = 3 ta được 2 . 2 + ( -1 ) =3=VP Thay x = 2 ; y =-1 vào vế trái phương trình x – 2y = 4 ta được 2 – 2. (-1) = 4 = VP . Vậy cặp số ( 2 ; -1 ) là nghiệm của hai phương trình đã cho HS : đọc tổng quát SGK HS : Mỗi điểm thuộc đường thẳng x +2y=4 có tọa độ thỏa mãn phương trình x +2y =4 , hoặc có tọa độ là nghiệm của phương trình x +2y = 4 của hai đường thẳng x +2y = 4 và x – y = 1 Vậy tọa độ của điểm M là nghiệm của hệ phương trình x + 2y = 4 x – y = 1 HS : Đọc SGK HS : Biến đổi: x+ y = 3 Þ y = - x + 3 x – 2y = 0 Þ y = Hai đường thẳng trên cắt nhau vì chung có hệ số góc khác nhau ( -1 ) 4. Hướng dẫn về nhà : Nắm vững số nghiệm của hệ phương trình ứng với vị trí tương đối của hai đường thẳng Bài tập 5, 6 , 7 Tr 11 , 12 SGK Bài 8, 9 Tr 4 , 5 SBT
Tài liệu đính kèm: