Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 38+39: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2021-2022

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 38+39: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

2. Kĩ năng:

- Tìm số nghiệm của hệ phương trình.

- Giải thích nghiệm của hệ phương trình.

doc 5 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 38+39: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../01/2022
Ngày giảng:..../01/2022
Tiết 38+ 39: MINH HỌA HÌNH HỌC TẬP NGHIỆM CỦA HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
2. Kĩ năng: 
- Tìm số nghiệm của hệ phương trình.
-Giải thích nghiệm của hệ phương trình.
3. Th¸i ®é:
- TÝnh to¸n cÈn thËn, chÝnh x¸c, tự giác, tích cực, hợp tác, chia sẻ.
II. Chuẩn bị	
GV: Tài liệu hướng dẫn học, phấn màu, MTCT, máy chiếu.
HS: Tài liệu hướng dẫn học, thước kẻ, ôn tập cách vẽ đồ thị hàm số y = a x +b, MTCT. 
Nội dung tinh giản: 1b hệ (I), phần 3 ví dụ, bài 1c, 2a, bài 3 giao về nhà.
III.Tổ chức các hoạt động 
Tiết 38
1. Khởi động: Không 
2. Bài mới
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động và hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Tìm số nghiệm của hệ phương trình.
- Giải thích nghiệm của hệ phương trình.
Cách tiến hành
1a.GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân thực hiện 1a theo yêu cầu
Hs thực hiện theo yêu cầu.
- GV theo dõi, quan sát hoạt động của hs, trợ giúp hs yếu.
- 1 HS báo cáo và điều hành chia sẻ.
- GV phân tích, đánh giá, tổng hợp và thống nhất kết quả, cho điểm. KL
? Vậy nghiệm của hệ phương trình (I) biểu diễn ntn ?
Gv Thông báo giao điểm của hai đt trên là nghiệm của hệ. Hệ có một nghiệm, nghiệm đó là (3;1)
1b.GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân thực hiện 1b đối với hệ (II) và (III) theo yêu cầu
Hs thực hiện theo yêu cầu.
- GV theo dõi, quan sát hoạt động của hs, trợ giúp hs yếu.
- 2 HS báo cáo và điều hành chia sẻ.
Yêu cầu của sản phẩm: lời giải các bài tập mục 1b
- GV phân tích, đánh giá, tổng hợp và thống nhất kết quả, cho điểm. KL
GV hỏi: Vậy 1 hpt bậc nhất hai ẩn có thể có bao nhiêu nghiệm, ứng với vị trí tương đối nào của 2 đường thẳng.
-HS trả lời theo SHD - 14
GV nói: 
+) Khi minh họa tập nghiệm của hệ hai pt bậc nhất hai ẩn ta cũng có thể tìm được nghiệm của hpt bằng cách xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng tuy nhiên kết quả thu được có thể không chính xác. Bời vậy, khi muốn khẳng định chính xác một cặp số là nghiệm của hệ pt, ta nên thử lại bằng tính toán.
+) Không cần tính nghiệm hay vẽ đồ thị ta cũng có thể biết được 1 hpt bậc nhất hai ẩn cho trước có 1 nghiệm duy nhất, vn hay vô số nghiệm . Muốn vậy ta biểu diễn tập nghiệm của mỗi pt trong hệ bởi một đường thẳng rồi xét hai đường thẳng đó cắt nhau, song song hay trùng nhau( ta có thể nhận biết được điều đó thông qua hệ số góc và tung độ gốc của các đường thẳng được xét)
1. Minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
a)VD1. Xét hệ PT: (I)
+ Vẽ 2 đường thẳng (d1); (d2) trên cùng 1 hệ trục toạ độ.
+ (d1) cắt (d2)=> (d1) và (d2) có 1 điểm chung => Hệ pt đã cho có 1 nghiệm duy nhất. Tọa độ giao điểm của (d1) và (d2) là M( 3;1)
Vậy hpt đã cho có nghiệm(3;1) 
b)VD. +)Xét hệ PT: (II)
Hai đường thẳng (d1) và (d2) song song với nhau vì có hệ số góc bằng nhau(= ) và tung độ gốc khác nhau ( )
(d1) và (d2) không có điểm chung vậy HPT(II) vô nghiệm.
+ Xét hệ PT: (III)
Hai đường thẳng (d1) và (d2) trùng nhau vì có hệ số góc bằng nhau(= ) và tung độ gốc bằng nhau ( )
(d1) và (d2) có vô số điểm chung vậy HPT(III) vô số nghiệm.
* Tổng quát(SHD -14)
3. Hướng dẫn về nhà: 
-Gv yêu cầu học thuộc phần tổng quát; ôn lại điều kiện để hai đường thẳng song, cắt nhau; trùng nhau đã học ở chương 2.
- Học bài theo vở ghi.
- Xem lại cách giải các BT đã làm
- Làm các bài C1; C2; C3; nghiên cứu phần D,E.
Tiết 39: MINH HỌA HÌNH HỌC TẬP NGHIỆM CỦA
HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN( tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
2. Kĩ năng: 
- Tìm số nghiệm của hệ phương trình.
- Giải thích nghiệm của hệ phương trình.
3. Th¸i ®é: 
- TÝnh to¸n cÈn thËn, chÝnh x¸c, tự giác, tích cực, hợp tác, chia sẻ.
II. Chuẩn bị	
GV: Tài liệu hướng dẫn học, phấn màu, máy chiếu.
HS: Tài liệu hướng dẫn học, ôn tập điều kiện điều kiện song song, cắt nhau, trùng nhau của hai đường thẳng đã học ở chương 2, MTCT.
III.Tổ chức các hoạt động 
Tiết 39
1. Khởi động: 
GV đặt vấn đề:
Để đoán nhận số nghiệm của một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn ta chỉ cần dựa vào hệ số góc và tung độ gốc để đoán nhận mà không nhất thiết phải vẽ hình=> bài luyện tập
2. Bài mới
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: 
- Củng cố phương pháp minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Tìm số nghiệm của hệ phương trình.
- Giải thích nghiệm của hệ phương trình.
Cách tiến hành:
C1: GV yêu cầu hs nêu yêu cầu C1.
? Để biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau, giải thích vì sao ta làm như thế nào?
Hs: Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng đó, nếu hai đường thẳng đó cắt nhau thì hệ có nghiệm duy nhất; nếu song song thì hệ vô nghiệm; nếu trùng nhau thì hệ vô số nghiệm.
GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân thực hiện C1a, b, d theo yêu cầu
Hs thực hiện theo yêu cầu.
- GV theo dõi, quan sát hoạt động của hs, trợ giúp hs yếu.
- 3 HS báo cáo và điều hành chia sẻ.
- GV phân tích, đánh giá, tổng hợp và thống nhất kết quả, cho điểm. KL
GV chốt kt: Không cần tính nghiệm hay vẽ đồ thị ta cũng có thể biết được 1 hpt bậc nhất hai ẩn cho trước có 1 nghiệm duy nhất, vn hay vô số nghiệm=> ta có thể nhận biết được điều đó thông qua hệ số góc và tung độ gốc của các đường thẳng được xét . 
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm C2 b 
- HS hoạt động nhóm làm bài tập . 
- GV theo dõi, quan sát hoạt động của nhóm, trợ giúp hs yếu.
- Yêu cầu nhóm làm bài chuẩn lên báo cáo và điều hành chia sẻ.
- GV phân tích, đánh giá, tổng hợp và thống nhất kết quả, chấm điểm chéo với thang điểm 10: biến đổi đưa mỗi pt của hệ về dạng y =kx + m được 5đ; giải thích đúng 5đ
Gv kết luận.
GV thông báo: Ta có thể nhận biết một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có nghiệm duy nhất, vô nghiệm hay vô số nghiệm dựa vào kết quả sau đây( chiếu trên slide 1)
Bài C1(SHD -14): Cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau , giải thích vì sao?
a) 
Đường thẳng và (d2) cắt nhau do có hệ số góc khác nhau( -2 3). Suy ra hệ phương trình có một nghiệm duy nhất.
b)
Hai đường thẳng này song song với nhau do có hệ số góc bằng nhau( ), có tung độ gốc khác nhau(). Suy ra hệ trên vô nghiệm. 
Hai đường thẳng trùng nhau do có hệ số góc và tung độ gốc bằng nhau. Suy ra hệ trên vô số nghiệm. 
Bài C2- b (SHD -15)
Hai đường thẳng này song song với nhau do có hệ số góc bằng nhau( ), có tung độ gốc khác nhau(). Suy ra hệ trên vô nghiệm. 
*Nhận biết một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có nghiệm duy nhất, vô nghiệm hay vô số nghiệm dựa vào kết quả sau đây:
Hệ phương trình 
khác 0)
+ Có vô số nghiệm nếu 
+Vô nghiệm nếu
+ Có một nghiệm duy nhất nếu
3. Hướng dẫn về nhà: 
-Gv yêu cầu học thuộc phần tổng quát; ôn lại điều kiện để hai đường thẳng song, cắt nhau; trùng nhau đã học ở chương 2.
- Học bài theo vở ghi.
- Xem lại cách giải các BT đã làm
- Ôn lại cách giải hệ phương trình bằng pp thế và cộng đại số.
- Nghiên cứu trước phần A, B bài 5
4. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_3839_minh_hoa_hinh_hoc_tap_nghiem.doc