Giáo án dạy thêm học sinh yếu Ngữ văn 9 - Học kì II

Giáo án dạy thêm học sinh yếu Ngữ văn 9 - Học kì II

Bàn về đọc sách

(Trích - Chu Quang Tiềm)

I - Gợi ý

 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học hiện đại Trung Quốc, bút danh Mạnh Tực, Mạnh Thạch, người Đông Thành, tỉnh An Huy. Năm 1916, thi vào Khoa Văn học Trường cao đẳng Sư phạm Vũ Xương, năm sau vào Đại hội Hương Cảng, học Ngôn ngữ và Văn học Anh, Sinh vật học, Tâm lí học, Giáo dục học, 1922, làm giáo viên trung học Thượng Hải. Năm 1925 ông thi vào Đại học Êđinbơc (Edimburg) nước Anh, 1929 tốt nghiệp, lại thi vào Đại học Luân Đôn, đồng thời ghi danh vào Đại học Pari rồi sau thi vào Đại học Xtraxbuôc (Strasbourg) nước Pháp, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ với đề tài Tâm lí học bi kịch. 1933, về nước giảng dạy tại các Đại học Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Vũ Hán, từng làm Viện trưởng Viện Văn học Đại học Bắc Kinh. Sau 1949, là Giáo sư Đại học Bắc Kinh, ủy viên Chính phủ Hiệp thương chính trị Trung ương bốn khóa, Hội trưởng Hội nghiên cứu mĩ học Trung Quốc, ủy viên thường trực Hội Nghiên cứu văn học nước ngoài của Trung Quốc.

2. Tác phẩm: Tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm là Tâm lí học văn nghệ (Văn nghệ tâm lí), và Bàn về thơ (Thi luận). Tâm lí học văn nghệ chủ yếu giới thiệu lí luận mĩ học cận, hiện đại phương Tây, nhất là lí luận trực giác của Crâuxơ (B. Croce, 1866-1952), thuyết khoảng cách của Bulaoth (E. Bullougth, 1880-1934), thuyết di tình của Lipxơ (T. Lipps, 185-1914), thuyết nội mô phỏng của Grôx (K.Groó, 1861).

3. Tóm tắt:

Trong bài viết, tác giả nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách; các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay và cách lựa chọn sách cần đọc, cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

 

doc 41 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm học sinh yếu Ngữ văn 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy th¸ng n¨m 2010
Bàn về đọc sách
(Trích - Chu Quang Tiềm)
I - Gợi ý 
 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học hiện đại Trung Quốc, bút danh Mạnh Tực, Mạnh Thạch, người Đông Thành, tỉnh An Huy. Năm 1916, thi vào Khoa Văn học Trường cao đẳng Sư phạm Vũ Xương, năm sau vào Đại hội Hương Cảng, học Ngôn ngữ và Văn học Anh, Sinh vật học, Tâm lí học, Giáo dục học, 1922, làm giáo viên trung học Thượng Hải. Năm 1925 ông thi vào Đại học Êđinbơc (Edimburg) nước Anh, 1929 tốt nghiệp, lại thi vào Đại học Luân Đôn, đồng thời ghi danh vào Đại học Pari rồi sau thi vào Đại học Xtraxbuôc (Strasbourg) nước Pháp, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ với đề tài Tâm lí học bi kịch. 1933, về nước giảng dạy tại các Đại học Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Vũ Hán, từng làm Viện trưởng Viện Văn học Đại học Bắc Kinh. Sau 1949, là Giáo sư Đại học Bắc Kinh, ủy viên Chính phủ Hiệp thương chính trị Trung ương bốn khóa, Hội trưởng Hội nghiên cứu mĩ học Trung Quốc, ủy viên thường trực Hội Nghiên cứu văn học nước ngoài của Trung Quốc...
2. Tác phẩm: Tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm là Tâm lí học văn nghệ (Văn nghệ tâm lí), và Bàn về thơ (Thi luận). Tâm lí học văn nghệ chủ yếu giới thiệu lí luận mĩ học cận, hiện đại phương Tây, nhất là lí luận trực giác của Crâuxơ (B. Croce, 1866-1952), thuyết khoảng cách của Bulaoth (E. Bullougth, 1880-1934), thuyết di tình của Lipxơ (T. Lipps, 185-1914), thuyết nội mô phỏng của Grôx (K.Groó, 1861).
3. Tóm tắt: 
Trong bài viết, tác giả nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách; các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay và cách lựa chọn sách cần đọc, cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
II - Giá trị tác phẩm
Không phải khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão thì việc đọc sách không được quan tâm nữa. Thậm chí ngược lại. Người dân ở huyện Mi-y-a-kô (Nhật Bản) từ năm 1967 đã lấy ngày chủ nhật thứ ba trong tháng làm "ngày gia đình", "ngày không xem ti-vi"
. Còn ở thành phố Buxtenhude (Đức) từ đâu năm 2004 đã xuất hiện nhiều buồng đọc sách công cộng trên đường phố nhằm khuyến khích cho phong trào đọc sách trong dân chúng
 và mô hình này đang không ngừng nhân rộng. Điều đó phần nào nói lên tầm quan trọng không thể thay thế của sách. Phải có người đọc sách thì sách mới có thể ấn hành nhiều đến thế. Thị hiếu là gì nếu không phải là cái bắt đầu từ những nhu cầu thiết yếu nổi trội của con người! Chu Quang Tiềm đã nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa của sách đối với đời sống con người. Hơn thế, từ đó, ông đã chỉ ra những điều hết sức cơ bản có thể xem là cẩm nang của cách thức đọc sách. Bài luận Bàn về đọc sách sẽ thuyết phục chúng ta về những điều này.
Từ việc khẳng định ý nghĩa của sách và việc đọc sách đến cách chọn sách mà đọc và cách đọc sách cho có hiệu quả cao nhất, đó là mạch lập luận của Bàn về đọc sách. Nhưng nếu chỉ là như thế thì bài viết chưa thể đạt được sức thuyết phục cao. Triển khai mạch lập luận này, trong từng phần, tác giả đã đưa ra được hệ thống những lí lẽ và dẫn chứng chân xác, sinh động để thuyết phục luận điểm.
ở phần đầu của văn bản (từ "Học vấn không chỉ là..." cho đến "... nhằm phát hiện ra thế giới mới"), tác giả phân tích tầm quan trọng của sách và việc đọc sách. Trước hết, Chu Quang Tiềm chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sách và học vấn. Về điểm này, tác giả viết: "Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả do toàn nhân loại phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại". Từ đó đi đến khẳng định: "Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại (...), là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật...". Khẳng định điều này để dẫn tới khẳng định điều sau đó như một hệ quả tất yếu. Đó là muốn "tiến lên" thì nhất thiết "phải lấy thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát". Có như thế mới tránh được tình trạng "lạc hậu", tụt hậu.
Làm rõ tầm quan trọng của sách đối với nhận thức của con người thực chất là hướng tới làm nổi bật việc cần thiết phải đọc sách. Vai trò của sách xem như là luận cứ để dẫn tới luận điểm rằng: "Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy của biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được". Nhờ đó "mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới". Đến đây, một vấn đề nảy sinh: vì sách là nơi kết tinh, hội tụ những kiến thức của nhân loại trong suốt mấy nghìn năm, văn hoá nhân loại tiến hoá không ngừng, mở mang không ngừng cho nên để xử lí được khối lượng đồ sộ và cực kì đa dạng của kho tri thức ấy là một vấn đề khó khăn, không thể thực hiện cuộc trường chinh vạn dặm" ấy, không thể đọc sách mà không có những con đường đi, phương hướng đúng đắn.
Tác giả đã sắp xếp khéo léo để các vấn đề được đặt ra, triển khai móc nối, lôgic chặt chẽ với nhau. Hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra như một nhu cầu ở trên, ở đầu phần hai của bài viết, tác giả dừng lại phân tích thực trạng việc đọc sách. Nội dung này thể hiện ở đoạn từ "Lịch sử càng tiến lên..." cho đến "tự tiêu hao lực lượng". Bằng những hiểu biết thực tế, tác giả chỉ ra "hai cái hại thường gặp" của việc đọc sách. Cái hại thứ nhất là "sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu". Để thuyết phục điều này, tác giả dẫn ra kinh nghiệm đọc sách của các học giả Trung Hoa cổ đại: "Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Đối lập với thực tế ngày nay, sách tuy nhiều, dễ kiếm nhưng "không tiêu hoá được", dẫn tới thói "hư danh nông cạn". Cái hại thứ hai là "sách nhiều khiến người đọc lạc hướng". Tác giả ví việc đọc sách cũng như đánh trận: "cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đánh bên tây, hoá ra thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng". Những trở ngại căn bản nhất của việc học nói chung, đọc sách nói riêng đã được tác giả khái quát chính xác.
Phần còn lại của bài viết, tác giả dành sự quan tâm đến việc đưa ra những cách thức đọc sách đúng đắn, giúp người đọc sách khắc phục được những trở ngại, tiến tới xác định cho mình được phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn, đạt hiệu quả đích thực. Đây là vế quan trọng trong lập luận của bài văn. Có thể tóm lược các luận điểm chính của phần này như sau:
Một là, "phải chọn đọc cho tinh, đọc cho kĩ";
Hai là, phải biết phân loại thành sách thường thức và sách chuyên môn để có cách đọc cho phù hợp;
 Ba là, phải chú ý tới mối quan hệ hữu cơ giữa cái thường thức và cái chuyên sâu.
Ba luận điểm trên được tổ chức triển khai theo hướng tổng - phân - hợp. Thế nào là đọc tinh, đọc kĩ? Vấn đề tưởng là hai mà thực chất là một. Không thể đọc kĩ tất cả mà phải chọn cuốn thật sự có giá trị. Chọn được cuốn có giá trị mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhiều cuốn mà chỉ lướt qua. Về điểm này, tác giả diễn đạt thật hấp dẫn, sắc sảo: "Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về". Nhưng lựa chọn thế nào để đọc cho kĩ? Trả lời câu hỏi này, tác giả xác lập luận điểm thứ hai của phương pháp đọc: phải phân biệt sách thường thức và sách chuyên môn. Sách chuyên môn thì phải đọc kĩ, điều này đã được làm rõ ở luận điểm trước, vấn đề là làm sao để vừa đọc kĩ mà vẫn đảm bảo sự toàn diện? Tác giả viết:"mỗi môn phải chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn,(...), tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển".
ở phần cuối bài viết, tác giả lập luận về việc phải biết kết hợp giữa đọc sâu và đọc rộng. Những điều tác giả bàn đến trong đoạn kết bài không chỉ là phương pháp đọc sách, mà còn là quan điểm nhận thức nói chung. Một mặt, phải thừa nhận sự chuyên sâu là cần thiết. Nhưng chuyên sâu không có nghĩa là cô lập, đóng kín; bởi vì: "Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các qui luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào một chỗ nào đó tất liên quan đến cái khác, do đó các loại học vấn nghiên cứu qui luật nào đó, tuy bề mặt có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận". Bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với lối diễn đạt bằng hình ảnh ví von, so sánh, tác giả đã thuyết phục người đọc hết từ luận điểm này đến luận điểm khác. Từ cách chọn sách, đọc sách, tác giả nâng lên thành quan điểm nhận thức, từ phương hướng nhận thức mà đúc kết thành cách học, cách chiếm lĩnh tri thức nói chung: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào".
Với lập luận chặt chẽ, biến hoá tự nhiên, uyển chuyển; lí lẽ sắc sảo, lôgic; dẫn chứng sinh động, chân thực; ngôn ngữ diễn dạt hấp dẫn, Chu Quang Tiềm đã chứng tỏ tài nghị luận bậc thầy của mình. Qua bài văn này, chúng ta không chỉ hiểu sâu sắc thêm về vai trò của học vấn, vai trò của sách đối với nhận thức mà quan trọng hơn là có thể tìm thấy cách đọc, cách học đúng đắn.
=====================================================================
Ngµy th¸ng n¨m 2010
Tiếng nói của văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
I - Gợi ý
1. Tác giả:
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lí luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng.
"Là người nghệ sĩ đa tài, Nguyễn Đình Thi sáng tác nhiều thể loại: thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu luận phê bình và ở thể loại nào cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi gắn bó chặt chẽ với cuộc đời hoạt động cách mạng bền bỉ của ông, đặc biệt trên mặt trận văn nghệ. Do đó, ông luôn có những tìm tòi mang ý nghĩa tiên khởi trên cơ sở những yêu cầu thực tiễn của cách mạng và đời sống văn học dân tộc.
Nguyễn Đình Thi cũng là cây bút lí luận sắc sảo. Đi vào kháng chiến trước yêu cầu thực tiễn của đời sống văn nghệ kháng chiến ông viết Thực tại với văn nghệ, đặc biệt nhận đường, có tác dụng tích cực trong việc hướng định văn nghệ sĩ hoà nhập với công cuộc sống kháng chiến và sáng tác phục vụ kháng chiến. Những công trình: Mấy vấn đề văn nghệ, công việc của người viết tiều thuyết... là những đóng góp thiết thực có giá trị của Nguyễn Đình Thi với đời sống văn học. V ... trang phục từ đầu đến cuối toàn bằng da dê (trong hoàn cảnh ấy, dù có tỉ mẩn đến đâu cũng khó có thể gọi là đẹp), quanh người lỉnh kỉnh toàn vật dụng (cưa, rìu, thuốc súng...), trên mép ngất nghểu một bộ ria "dài đến mức có thể dùng treo mũ"...
Có lẽ bởi sợ hung mạo ấy sẽ gây ấn tượng không tốt đến bạn đọc nên ngay câu đầu tiên tả diện mạo, tác giả đã "rào trước đón sau": "Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín mười độ vĩ tuyến miền xích đạo".
Có thể nói yếu tố có giá trị lớn nhất, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với bạn đọc chính là lời văn miêu tả. Con người luôn tự trào lộng về mình ấy cũng là con người ý thức rất rõ về giá trị và nghị lực của mình. Chỉ riêng việc chăm chút cho bộ ria thôi, Rô-bin-xơn cũng đã tính toán rất kĩ: một "cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ...". Nếu chỉ nhìn ở khía cạnh bề ngoài thì sự chăm chút ấy chẳng có nghĩa gì (thậm chí có thể coi là vô tích sự), thế nhưng đó lại là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu cuộc sống, cho khát vọng trở về với cuộc sống bình thường của Rô-bin-xơn.
Hầu như trong cả đoạn trích này, nhân vật "tôi" không hề tỏ ra cô đơn. Dù đang sống một mình trên hòn đảo hoang vu, xa cách loài người cả về không gian và thời gian, cách miêu tả của Rô-bin-xơn luôn mang đến cho ta cảm giác nhân vật đang sống giữa xã hội thân thuộc và vui nhộn của mình. Cảm giác về cuộc sống bình thường không hề mất đi, trái lại, nó càng được bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt hơn. Mở đầu là sự hình dung gặp một ai đó "ở nước Anh", cụ thể hơn là cảnh lang thang "khắp miền Y-oóc-sai", những tấm da dê được khâu rất khéo thành bộ trang phục đủ lệ bộ như của con người, xén một bộ ria thì luôn hình dung do giống người này mà lại không giống người khác, kết thúc lại là cảnh "mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh". Khao khát trở về với cuộc sống bình thường mãnh liệt đến mức tác giả luôn hình dung mình đang sống, đang dạo khắp nước Anh, thậm chí cả châu Âu và châu Phi.
Dù chỉ là một đoạn trích nhưng Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên mọi khó khăn gian khổ của con người.
Bố của xi-mông
(G. đơ Mô-pa-xăng)
I - Gợi ý
1. Tác giả:
- Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, từng tham gia chiến tranh Pháp - Phổ (1870). Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri để kiếm sống, bắt đầu tạo dựng cuộc sống cho mình.
Mô-pa-xăng là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Một uộc đời, Ông bạn đẹp và hơn ba trăm truyện ngắn.
2. Tác phẩm:
Văn bản này là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thậm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân, chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về bố của mình.
3. Tóm tắt:
Có thể chia văn bản này thành bốn đoạn: 
- Đoạn 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; 
- Đoạn 2 (tiếp đến "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố"): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em; 
- Đoạn 3 (tiếp đến "bỏ đi rất nhanh"): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em; 
- Đoạn 4 (còn lại) Xi-mông đến trường, khoe với các bạn và tin tưởng rằng mình em có một ông bố tên là Phi-líp.
II- Giá trị tác phẩm
Đối với một chú bé, việc không có bố thật phiền hà, nhất là khi người ta không thể biết bố của chú là ai. Mẹ của Xi-mông vì lầm lỡ mà sinh ra chú, bởi thế không những bạn bè trong lớp không chơi với chú mà còn khinh ghét, hành hạ chú.
Đoạn trích được mở đầu với đoạn miêu tả thời tiết thật ấm áp, dễ chịu. Sở dĩ như thế vì Xi-mông vừa mới khóc xong, nước mắt đã làm vơi đi phần nào nỗi tủi hờn đang đè nặng trong tâm trí.
Một chú bé dù sao cũng chỉ là... một chú bé, nghĩa là nhớ đấy rồi lại quên ngay đấy. Nỗi buồn chóng qua đi và cũng dễ trở lại bất cứ lúc nào. Vì nắm vững tâm lí của trẻ em nên đoạn miêu tả này của Mô-pát-xăng không rơi vào trạng thái quá bi thảm sầu não (mặc dù trước đó, thậm chí chú bé còn nghĩ đến chuyện tự tử). Sau khi khóc chán, chú chơi đuổi bắt con nhái bén rồi từ đó lại nhớ nhà, nhớ đến hoàn cảnh tồi tệ của mình và khóc hoài.
Sự xuất hiện của bác Phi-líp thật đúng lúc. Tấm lòng nhân hậu của người thợ già khiến chú bé nguôi đi nỗi tủi hờn. Tâm trí non nớt của chú chưa thể hiểu được "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố" nghĩa là như thế nào, miễn là chú có bố. Và thế là chú bé ngoan ngoãn theo bác về nhà.
Những suy nghĩ của bác Phi-líp cũng khá thú vị. Ban đầu chỉ vì thương chú bé, bác lựa lời an ủi. Nhưng khi biết chú là con của người đàn bà đẹp nhất vùng, bác lại mỉm cười. Nụ cười đầy ẩn ý được nhà văn diễn giải: "có lẽ trong thâm tâm, bác nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa". Suy nghĩ ấy xem ra không được trong sáng lắm nhưng dẫu sao cũng khiến cho câu chuyện thêm phần thú vị.
Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Ngay khi gặp mẹ của chú bé, bác lập tức hiểu ra rằng người phụ nữ ấy hoàn toàn không thích hợp với ý định bỡn cợt của bác. Bác trở về với những suy nghĩ hoàn toàn nghiêm túc. Đây chính là điểm nhấn quan trọng cắt nghĩa thái độ của bác sau này.
Có lẽ trước khi nghe được câu chuyện giữa hai mẹ con, bác Phi-líp không hiểu được rằng vấn đề lại phức tạp đến thế. Khi Xi-mông chạy đến bên bác và hỏi:
- Bác có muốn làm bố cháu không?
Nhìn mẹ chú bé "lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn" khiến bác cũng chưa biết nên trả lời chú như thế nào. Nhưng khi chú bé nói:
- Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối.
Sự việc diễn ra đường đột và quá nhanh. Nhà văn không miêu tả chi tiết, chỉ thuật lại cuộc đối thoại đang diễn ra. Mặc dù vậy, bạn đọc vẫn có thể hình dung sự bối rối của bác khi nghe câu hỏi của chú bé. Trả lời như thế nào đây để chú bé yên lòng mà vẫn không xúc phạm đến người mẹ? Ban đầu bác đưa đẩy:
- Có chứ, bác muốn chứ.
Khi chú bé hối thúc, hỏi tên bác, bác đã đáp rất gọn:
- Phi-líp.
Đó không còn là lời đáp cho qua chuyện, lại càng không phải là sự bỡn cợt. Đó là thái độ hết sức nghiêm túc của người thợ trước hoàn cảnh bất ngờ. Để nâng đỡ, che chở một tâm hồn ngây thơ, non nớt, người thợ quyết định mở lòng mình ra để đón nhận chú bé. Đó cũng không phải là sự ép buộc mà là niềm vui khi thấy mình đã làm được một việc có ích. Bởi thế, khi chú bé nói: "Thế nhé, bác Phi-líp, bác là bố cháu đấy nhé", người thợ đã nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em. Không cần nói thêm một lời nào, đó chính là sự thừa nhận tự nguyện và vui vẻ. Bác bỏ đi rất nhanh như để che giấu những cảm xúc của mình (và cũng để tránh cho người phụ nữ khỏi cảnh khó xử).
Người thợ chắc không thể đánh giá hết việc làm của mình có ý nghĩa quan trọng đến mức nào đối với chú bé. Bằng việc nhận làm bố chú bé, bác đã mang đến cho chú niềm tin, đồng thời còn giúp chú có thêm sức mạnh để chống lại những lời chế giễu đầy ác ý của lũ trẻ. Khi bị chúng trêu chọc như mọi ngày, thay vì bỏ chạy, chú bé đã đáp trả bằng giọng đầy tự hào:
- Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.
Đó là một câu trả lời khá bất ngờ đối với bọn trẻ. Ai cũng biết Xi-mông không có bố, vậy mà giờ đây chú ta lại đường hoàng bảo: "bố tao tên là Phi-líp". Bởi vậy, ngay sau câu nói của chú, "khắp xung quanh dậy lên những tiếng la hét thích thú:
- Phi-líp gì? Phi-líp nào? Phi-líp là cái gì?... Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?".
Lũ trẻ có thể tin, cũng có thể không tin, nhưng rõ ràng đối với Xi-mông, điều đó có ý nghĩa thật đặc biệt. Bằng chứng là sau khi cứng cỏi đáp trả lũ trẻ, chú không bỏ chạy như mọi khi mà sẵn sàng đứng lại thách thức chúng. Tình cảm bao dung, nhân hậu của người công nhân già đã mang đến cho chú sự tự tin, điều mà trước đó do mặc cảm, chú chưa bao giờ có được.
Đó cũng là tình cảm yêu thương con người được biểu hiện một cách giản dị mà sâu sắc trong tác phẩm của Mô-pát-xăng.
con chó bấc
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã - G. Lân-đơn)
I - Gợi ý
1. Tác giả:
Giắc Lân-đơn (1876-1916) là một nhà văn Mĩ. Ông sinh ở Xan Phran-xít-xcô và đã từng trải qua một thời thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông vào học ở trường đại học Bớc-cơ-li và bắt đầu sáng tác truyện ngắn đăng trên tờ báo sinh viên.
Giắc Lân-đơn nổi tiếng với các tác phẩm: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Mác-tin I-đơn (1909), Sói biển (1904), Gót sắt (1907)...
2. Tác phẩm:
Con chó Bấc là đoạn trích trong truyện ngắn rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn. Trí tưởng tượng cực kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.
3. Tóm tắt
Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
- Mở đầu: Hồi tưởng và so sánh tình cảm của Thẩm phán Mi-lơ và tình cảm của Giôn Thoóc-tơ với Bấc (đoạn 1).
- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).
- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (còn lại).
II- Giá trị tác phẩm
Trong nghệ thuật văn chương, miêu tả tâm lí, tình cảm đã là khó (miêu tả tâm lí nhân vật là một bước tiến lớn trong lịch sử văn học), miêu tả tình cảm của một con chó lại càng khó hơn, dẫu rằng trong số các loài vật nuôi, chó được coi là loài gần gũi nhất, tình nghĩa nhất đối với con người.
Thế nhưng khi Giắc Lân-đơn viết Tiếng gọi nơi hoang dã, điều đó dường như không gây ra bất cứ một trở ngại nào. Câu chuyện về chú chó Bấc, mọi tâm tư, tình cảm của nó được dựng lên hết sức sinh động, gần gũi đến mức nếu chưa nắm bắt được cốt truyện, bất chợt đọc một đoạn nào đó, bạn đọc dễ lầm tưởng nhân vật chính trong truyện là một con người. Mặc dù câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba nhưng có thể coi đó là sự hoá thân toàn vẹn của nhà văn vào nhân vật.
Đoạn trích hầu như không có sự kiện nào đáng kể, chỉ là những tâm tư, tình cảm của Bấc đối với chủ, thế nhưng đây lại là một trong nhiều đoạn văn thành công của tác phẩm. Một phần nguyên do là bởi trong đó, những tâm tư, tình cảm của Bấc đã được miêu tả hết sức sâu sắc, thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận nhạy bén, tinh tế của nhà văn.
Đoạn mở đầu chỉ có tính chất giới thiệu, nhưng không vì thế mà kém sức hấp dẫn. Đó là một thứ tình cảm hoàn toàn mới mẻ mà Bấc chưa từng cảm thấy bao giờ. Đối chứng cụ thể là mối quan hệ của Bấc với các thành viên trong gia đình thẩm phán Mi-lơ:
- Với những cậu con trai của ông Thẩm, tình cảm ấy "chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường".
- Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là "trách nhiệm ra oai hộ vệ".
- Với ông Thẩm, đó là thứ "tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".
Trong những mối quan hệ này, Bấc có vị thế hoàn toàn khác với một con chó thông thường. Đó không phải 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_hoc_sinh_yeu_ngu_van_9_hoc_ki_ii.doc