Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 9 - Tuần 21

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 9 - Tuần 21

LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

A. Mục tiêu:

 - Nắm chắc khái niệm phân tích, tổng hợp để nhận dạng văn bản.

 - Viết được một văn bản ngắn dạng phân tích tổng hợp

B. Tổ chức dạy học:

I. Lý thuyết.

 - Phân tích là phân chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận tạo thành nó nhằm tìm ra các điểm, bản chất của từng bộ phận và MQH của các bộ phận với nhau.

 - Tổng hợp là phép tư duy ngược lại với phân tích. Nó đem kết quả của phân tích mà liên kết lại với nhau và rút ra nhận định chung.

II. Luyện tập.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vạn dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?

a. Lần đầu nữ sỹ bước tới Đèo Ngang, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” – địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nghiêng, đã chênh chênh, trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu hai tả cảnh sắc cỏ cây hoa lá đá, hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: đá – lá; vần chân: tà – hoa, thơ sầu âm điệu réo rắt như tiếng lòng biệu lộ sự ngạc nhiên về cảnh sắc hoang văng nơi Đèo Ngang hai trăm năm về trước. Chỉ có hoa rừng, cỏ dại, chen với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đên nao lòng.

 Nữ sỹ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong câu miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương đọc lên nghe rất thú vị:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

 Điểm nhìn đã thay đổi: đứng trên cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả gánh củi xuống nui. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh ngục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Chỉ mấy cái lều chợ miền núi. Sở dĩ nữ sỹ gọi “chợ mấy nhà” để reo vần mà thôi. Cũng là cảnh hoang văng, heo hut, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

 Phép lập luận được vận dụng: Giải thích, chứng minh, so sánh và đối chiếu.

 HS chỉ ra tác giả đã sử dụng từng phép lập luận như thế nào trong văn bản.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 9 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21: 
Ngày soạn:01/1/2010
Ngày dạy: 04/1/2010
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu: 
	- Nắm chắc khái niệm phân tích, tổng hợp để nhận dạng văn bản.
	- Viết được một văn bản ngắn dạng phân tích tổng hợp
B. Tổ chức dạy học:
I. Lý thuyết.
	- Phân tích là phân chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận tạo thành nó nhằm tìm ra các điểm, bản chất của từng bộ phận và MQH của các bộ phận với nhau.
	- Tổng hợp là phép tư duy ngược lại với phân tích. Nó đem kết quả của phân tích mà liên kết lại với nhau và rút ra nhận định chung.
II. Luyện tập.
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vạn dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
a. Lần đầu nữ sỹ bước tới Đèo Ngang, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” – địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nghiêng, đã chênh chênh, trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu hai tả cảnh sắc cỏ câyhoa láđá, hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: đá – lá; vần chân: tà – hoa, thơ sầu âm điệu réo rắt như tiếng lòng biệu lộ sự ngạc nhiên về cảnh sắc hoang văng nơi Đèo Ngang hai trăm năm về trước. Chỉ có hoa rừng, cỏ dại, chen với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đên nao lòng.
	Nữ sỹ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong câu miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương đọc lên nghe rất thú vị:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
	Điểm nhìn đã thay đổi: đứng trên cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả gánh củi xuống nui. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh ngục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Chỉ mấy cái lều chợ miền núi. Sở dĩ nữ sỹ gọi “chợ mấy nhà” để reo vần mà thôi. Cũng là cảnh hoang văng, heo hut, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
® Phép lập luận được vận dụng: Giải thích, chứng minh, so sánh và đối chiếu.
	HS chỉ ra tác giả đã sử dụng từng phép lập luận như thế nào trong văn bản.
Câu 2: Sử dụng phép phân tích tổng hợp, trình bày suy nghĩ của em về thói ăn chơi, đua đòi 
® 	Bước 1: Giải thích thế nào là “thói” và “thói ăn chơi đua đòi”
Bước 2: Đưa ra dẫn chứng cụ thể về thói ăn chơi đua đòi(lập luận chứng minh)
Bước 3: Nhận định thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực trái với nếp sống và đạo lý của nhân dân cần phải tránh(tổng hợp)
* Lưu ý: Ngoài sử dung biện pháp giải thích, phân tích và chứng minh, HS cần sử dụng các phép so sánh đối chiếuđể bài viết sâu hơn.
Câu 3: Tìm hiểu kỹ năng, phân tích và tổng hợp trong văn bản tiếng nói của văn nghệ ® Kỹ năng phân tích và tổng hợp được trình bày qua ba luận điểm:
	- Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ
	- Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với của con người.
	- Luận điểm 3: Sức mạnh của văn nghệ là khả năng lôi cuốn và cảm hóa con người.
	Mỗi một luận điểm có những câu nghị luận rút ra từ những luận điểm đã được phân tích.
VD: Luận điểm 3 câu cuối cùng của luận điểm: “trên nền tảng cuộc sống của XH, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho XH”
Câu 4: Viết một đoan văn ngắn phân tích bản chất của sống đẹp và tổng hợp để nêu lên tác dụng của nó.
	HS viết, đọc.
	GV sửa
Tuần 21: 
Ngày soạn:08/1/2010
Ngày dạy: 11/1/2010
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH – TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
A. Mục tiêu:
	- HS củng cố về kiểu văn nghị luận
	- Làm bài tập trắc nghiệm khắc sâu kiến thức về hai văn bả trên.
B. Tổ chức dạy học:
I. Lý thuyết.
1. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm.
	- Hướng dẫn HS khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật của văn bản(một số kiến thức kỹ năng – trang 117)
	- Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
	+ Luận điểm: 3 luận điểm.
	+ Luận cứ, lập luận: GV hướng dẫn HS bám vào SGK.
2. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi.
	- Hướng dẫn HS khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật của văn bản(một số kiến thức kỹ năng – trang 124)
	- Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
+ Luận điểm:2 luận điểm.
	+ Luận cứ, lập luận: GV hướng dẫn HS bám vào SGK
II. Bài tập:
* Phần 1: Trắc nghiệm.
Câu 1: vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ.
A. Sách thì nhiều nhưng sách hay thì ít.
B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu.
C. Không dễ tìm sách hay để đọc.
D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người.
Câu 2: loại sách thưởng thức cần cho ai?
A. Người ít học.	B. Các học giả chuyên sâu.
C. Chỉ cần cho những người yêu quý sách.	D. Cần cho mọi công dân.
Câu 3: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?
A. Vì trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác.
B. Vì không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể ngắn gọn.
C. Vì biết rộng thì sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ mâu thuẫn nào.
D. Cả ba lý do trên.
Câu 4: Văn bản Bàn về đọc sách sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự.	B. Miêu tả.	C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
Câu 5: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ sử dụng phương thức biểu đạt giống văn bản nào?
A. Làng.	B. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trinh.
C. Bàn về đọc sách.	D. Những đứa trẻ
Câu 6: Theo tác giả tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ phong phú hơn cuộc sống của mình
B. Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt, khắc khổ hằng ngày, giúp con người vươn lên biết rung cảm và ước mơ.
C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay chính tâm hồn của mỗi người.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7: Ý nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi.
A. Sinh năm 1924, mất 2003.	B. Từng là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam
C. Từng là đạo diễn điện ảnh	D. Được trao giải thưởng HCM về VHNT.
Câu 8: Nhận đinh nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng nói cuả văn nghệ.
A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
B. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với ĐSXH.
C. văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ.
D. văn bản phân tích những nội dung phản ánh thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
* Phần 2: Tự luận.
Câu 1: Hãy phân tích một tác phẩm đã học để làm rõ ý sau: Văn học phản ánh tình cảm tốt đẹp của con người.
Câu 2: Bài tập 2; 3 trang 126 – Sách một số kiến thức kỹ năng và bài tập nâng cao.
Tuần 22: 
Ngày soạn: 22/1/2010
Ngày dạy: 25/1/2010
LUYỆN TẬP
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về văn nghị luận, về một sự việc, hiện tương đời sống.
	- Rèn kỹ năng nhận diện và viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
B. Tổ chức dạy học:
I. Lý thuyết:
	- Giáo viên củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
1. Khái niệm:
	Là bàn về một SV,HT có ý nghĩa đối với XH, đáng khen, đáng trê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Yêu cầu về nội dung:
	Nêu rõ được sự việc, HT có vấn đề phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến nhận định của người viết.
3. Yêu cầu về HT: Bố cục mạch lạc, rõ ràng dẫn chứng xác thực, lập luận phù hợp
4. Cách làm:
	- Bốn bước.
a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
b. Lập dàn ý.
* Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc HT.
* Thân bài: Tóm tắt SVHT.
	Lần lượt phân tích từng mặt của vấn đề.
* Kết bài: Tổng hợp sự phân tích để rút ra kết luận.
c. Viết bài.
d. Đọc, sửa chữa.
II. Luyện tập:
Bài 1: lập đàn ý cho đề: Quay cóp là hiện tượng diễn ra trong các tiết kiểm tra, em hãy góp ý kiến trong mỗi buổi sinh hoạt lớp.
Dàn ý
a. Mở bài:
	- Kiểm tra là một trong những cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	- Vì chạy theo thành tích, lười học, có một số bạn không trung thực, quay cóp trong giờ kiểm tra.
b. Thân bài:
	- Nêu các HT quay cóp: Nhìn bài bạn, làm phao giấu dưới nhiều hình thức
	- Phân tích tác hại của quay cóp: lười học, dựa dẫm ỷ lại vào bạn bè, mất thời gian trong việc làm phaođặc biệt nó là biểu hiện của tính không trung thực đánh mất lòng tự trọng
	- Vậy để loại bỏ hiện tượng quay cóp, HS phải làm thế nào.
c. Kết bài: 	Quay cóp là một việc làm xấu.
	Học sinh chúng ta nói không với quay cóp trả lại MT học tập trong sáng
Bài 2: An toàn giao thông - một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội.
* Gợi ý: 
	1. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần làm rõ các vấn đề sau:
	* Tại sao ATGT là một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn XH?
	- Đưa một số dẫn chứng, số liệu cụ thể về tình hình mất ATGT hiện nay.
	- Nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn GT 
	+ Thiệt hai về người.
	+ Thiệt hai về của cải vật chất.
	+ Ảnh hưởng đến tinh thần tình cảm
	+ Ảnh hưởng đến trật tự xã hội
- Nguyên nhân.
+ Khách quan: Cơ sở đường xá,PTGT
+ Chủ quan: Ý thức thái độ của con người.
- Biện pháp.
+ Nâng cao cải tạo CSVC của HTGT
+ Luật GT phải được phổ biến rộng rãi và được thực hiện nghêm.
+ Ý thức của người TGGT phải được nâng cao.
2. Yêu cầu về hình thức.
- Lý lẽ thuyết phục và chặt chẽ.
- Diễn đạt mạch lạc.
Tuần 23: 
Ngày soạn: 22/1/2010
Ngày dạy: 25/1/2010
TIẾNG VIỆT: KHỞI NGỮ
THÀNH PHẦN BIẾT LẬP
A. Mục tiêu:
	- Học sinh củng cố kiến thức về thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập (khái niệm, nhận diện).
	- Học sinh làm bài tập nhận diện và sáng tạo, khởi ngữ và thành phần biệt lập.
B. Tổ chức dạy học:
I. Lý thuyết.
1. Khởi ngữ.
	- Khởi ngữ (hay còn gọi là đề ngữ, thành phần khởi ý) là thành phần câu nêu lên đề tài được nói đến trong câu được đặt trước chủ ngữ hoặc đặt trước nòng cốt câu đặc biệt.
	- Để nhận diện khởi ngữ có thể thêm các từ: về, đối với vào trước khởi ngữ và thêm thì vào sau khởi ngữ.
2. Thành phần biệt lập.
	- Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.
	- Các thành phần biệt lập: Tỉnh thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.
TT
Thành phần biệt lập
Nội dung
Ví dụ minh họa
1
2
3
4
 	Giáo viên kết luận.
II. Luyện tập:
Bài 1: Vì sao khởi ngữ giữ vai trò nêu và nhấn mạnh chủ đề câu, nhưng vẫn không được xem là thành phần chính của câu.
Bài 2: Xác định khởi ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng khởi ngữ trong câu văn sau:
	Anh ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
Bài 3: Hãy viết lại những câu sau đây bằng cách chuyển phần in đầm thành khởi ngữ:
a. Bà ấy có hàng trăm mẫu ruộng.
b. Tôi đã làm thử cách ấy rồi.
c. Tôi đã từng nghe nhiều huyền thoại về vùng đất Thăng Long văn hiến này.
Bài 4: Xác định từ tình thái trong hai câu sau và so sánh nghĩa tình thái của chúng:
a. Từ nay đến hè chỉ còn có hơn một tháng.
b. Từ nay đến hè chỉ còn những hơn một tháng.
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi có chứa thành phần tình thái và cảm thái.
Bài 6: Tìm thành phần gọi đáp trong câu sau và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai?
Ai ơi bưng bát cơm đây
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bài 7: Chỉ ra các thành phần phụ chú có trong các đoạn văn sau và cho biết chúng bổ xung điều gì? Thành phần phụ chú liên quan đến từ ngữ nào trước đó.
a. Đến chiều anh dọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghê dựa, một bộ tam sư và một chiếc cân. Anh lại xin tất cả các đám tro(ở quê tôi người ta nấu bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón ruộng), chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở. 
Cố hương – Lỗ Tấn
b. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năn năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy.
® Đáp án
Bài 2: Có 3 khởi ngư: 	Khởi ngữ của cả câu: là anh ấy.
	Khởi ngữ của vế thứ nhất: Thuốc.
	Khởi ngữ của vế thứ hai: rượu.
	Tác dụng: nhấn mạnh vào đối tượng được nói đến là anh ấy và đề tài được nói đến là những ưu điểm của anh ấy.
Bài 3:
	a: Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu.
	b. Cách ấy, tôi đã làm thử rồi.
	c. Thăng Long, tôi đã từng nghe nhiều huyền thoại về vùng đất văn hiến này.
Bài 4:
Từ tình thái: chỉ ® người nói cho là ngắn.
Từ tình thái: những ® người nói cho là dài.
Bài 5: Học sinh viết, giáo viên sửa.
Bài 6: Thành phần gọi đáp: Ai ơi lời gọi đó hướng vào đối tượng nhiều người, những người hưởng thụ thành quả lao động của người nông dân.
Tuần 24: 
Ngày soạn: 28/1/2010
Ngày dạy: 1/2/2010
LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Rèn kỹ năng nhận diện và viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
B- Tổ chức dạy học:
I- Lý thuyết
Gv củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
1. Khái niệm:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức lối sống của con người.
2. Yêu cầu về nội dung:
Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lý bằng cách giải thích, chưng minh so sánh đối chứng, phân tíchđể chỉ ra chỗ đúng, sai của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
3. Yêu cầu về hình thức:
	- Bố cụ mạch lạc ba phần, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.
4. Cách làm:
	- Bốn bước.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
b. Lập dàn bài.
* Mơ bài:
	- Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý cần nghị luận.
* Thân bài.
	- Giải thích vấn đề:
	+ Nghĩa đen.
	+ Nghĩa bóng.
	- Nhận định đánh giá vần đề.
	+ Khẳng định vấn đề đúng, sai, giải thích tại sao(dẫn chứng)
	+ Phê phán tư tưởng, quan niệm, thái độ, hành động sai(dẫn chứng)
	+ Đưa ra hành động, tư tưởng đúng, 
* Kết bài.
	- Tổng kết khẳng định lại vấn đề, đưa ra ý nghĩa của vấn đề.
	- liên hệ rút ra bài học cho bản thân và mỗi người.
c. Viết bài.
d. Đọc và sửa chữa.
II. Luyện tập.
Đề 1: Bình luận câu CĐ
"Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai "
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: Kiên trì( kiên định) là một trong những phẩm chất quí báu để làm nên những thành công của mỗi con người trong cuộc sống...
- Nêu vấn đề: ...
- Trích dẫn
II. Thân bài
1. Giải thích:
- Chí: là định hướng, quan điểm lập trường tư tưởng
- Bền: Là dẻo dai kiên định, không thay đổi, nản lòng mà quyết tâm thực hiện ước mơ, hoài bão.
® Câu CD là lời ru chứa đầy ý nghĩa về một lẽ sống khuyên con người phải có bản lĩnh, ý chí và giữ vững chí khí để xây dựng được mục đích, lý tưởng đúng đắn.
2. Bình:
* Khẳng định vấn đề trên là đúng
- Trong cuộc sống không có một thành công nào lại đạt được khi con người ta sống không có định hướng cho nó... nhưng bên cạnh định hướng phải quyết tâm bản lĩnh vững vàng thì mới có khả năng biến ước mơ hoài bão thành hiện thực...
- Nếu không giữ chí cho bền, sẽ không dẫn đến kết quả cuối cùng.
- Bất cứ làm một việc gì, nếu con người có niềm tin, có ý chí quyết tâm, không do dự, không nản lòng thì công việc sẽ đạt kết quả như mong muốn. 
- Trước khó khăn thử thách nếu không có nghị lực để vượt qua, nếu không có lòng kiên định thì dẫn có định hướng tốt cũng không thể làm được.
- Không vì những tác động tiêu cực bên ngoài mà con người ngả nghiêng dao động. Ta phải đạt được tới mục tiêu đã đặt ra bằng lòng kiên trì và quyết tâm vượt khó...
- Nghe ý kiến phải biết phân tích đặt vào hoàn cảnh tình huống nếu không sẽ không có lập trường kiên định.
Dẫn chứng: 	- Trong cuộc sống
	- Không học tập
3. Mở rộng
- Lời ca dao đọc lên như một lời khuyên, nhưng thực chất nó là bài học về lẽ sống, hướng sống ở đời.
"Có chí thì nên" có gian khổ rèn luyện mới có thành công.
- Luôn trau dồi học hỏi về kiến thức đạo đức tri thức tư cách, phẩm chất để có thể tiếp cận với xã hội, với cuộc đời không lạc hậu bảo thủ.
- Phê phán quan điểm sai trái
III. Kết luận: 
- Khẳng định lại vấn đề
- Rút ra bài học ® liên hệ
* Lớp nhóm viết từng đoạn văn
* Giáo viên chữa bài ® nhận xét.
Đề 2: Bình luận câu ca dao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
* Tìm hiểu đề: 
- Thể loại:
- Nội dung: Đề cao tinh thần đoàn kết 
- Dẫn chứng: 
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: truyền thống...
- Nêu vấn đề : câu ca dao đề cao tuyền thống đoàn kết của dân tộc...
- Trích dẫn: 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
II. Thân bài : 
1. Giải thích:
- Từ một hình ảnh cụ thể, ông cha ta đã khái quát thành một bài học sâu sắc
+ Nhiễu điều là loại vải quý dệt bằng tơ tằm mềm mại óng đẹp được nhuộm bằng màu đỏ.
+ Giá gương là khung bằng gỗ đỏ có gương soi, bài vị được đặt trang trọng trên bàn thờ.
+ Phủ là sự che đậy để bảo vệ lớp gương, bài vị không bụi bẩn nên nó có hình tượng đẹp.
® Câu ca dao khuyên nhủ chúng ta : Người trong cùng một cộng đồng xã hội phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, gắn bó như tấm nhiễu điều che phủ làm cho giá gương sáng trong đẹp đẽ...
2. Bình : Khẳng định vấn đề đúng
- Trên phương diện của công cuộc xây dựng và giữ nước nếu không biết yêu thương, đùm bọc, gắn bó sẽ không thể chống lại thiên nhiên (thiên tai, địch họa)
Dẫn chứng: Hội nghị Diên Hồng
- Trên giá trị tinh thần của mỗi con người, mỗi dân tộc bởi không ai có thể sống đơn độc một mình. Mà sự cô độc không có tình yêu thương, quan tâm là điều đau đớn nhất. Do đó trong cuộc sống con người phải biết nương tựa vào nhau để cùng sống và phát triển. Minh chứng:
+ trong gia đình 
+ làng xóm 
+ bè bạn.
+ Đất nước 
- Yêu thương đùm bọc là một quyền lợi sống còn hạnh phúc, vinh quang hay tủi nhục, đau khổ và cũng chính từ đó nó tạo nên những của cải vô giá cho xã hội con người. Lịch sử văn hóa, lịch sử dân tộc, của cải vật chất trong xã hội nên nó trở thành một đạo lý thiêng liêng, một truyền thống của dân tộc đồng thời cũng biểu hiện khía cạnh của lòng yêu nước, tạo nên nếp sống đẹp cho dân tộc ® cộng đồng văn hóa.
3. Luận:
- Quan điểm cần phê phán: 
+ Đoàn kết yêu thương cục bộ, địa phương chủ nghĩa bởi nó đối lập với quyền lợi dân tộc
+ Phải dựa vào tình quốc tế cộng sản, tránh đối lập với nhân dân.
- Cần phải đoàn kết yêu thương, đùm bọc là sức mạnh vượt mọi khó khăn.
III. Kết luận: 
- Khẳng định lại ý những ý nghĩa của vấn đề
- Rút ra bài học
- Liên hệ bản thân
Giáo viên chữa bài theo từng nhóm ® Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 hoc them.doc