Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (phụ đạo)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (phụ đạo)

. KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT

1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:

Đơn vị

bài học Khái niệm Ví dụ

Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng Sông, núi, học, ăn, áo

Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng Quần áo, hợp tác xã

Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt

Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng Lù mù, mù mờ

Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng

Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị

Từ nhiều nghĩa Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa “lá phổi” của thành phố

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)

 

doc 128 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (phụ đạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A
Nội dung kiến thức cơ bản
I. Kiến thức về tiếng việt
1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:
Đơn vị 
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng
Sông, núi, học, ăn, áo
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
Quần áo, hợp tác xã
Từ ghép
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt
Từ láy
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Lù mù, mù mờ
Thành ngữ
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
“lá phổi” của thành phố
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Con ngựa đá con ngựa đá
Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Quả - trái, mất-chết - qua đời
Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp
Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
Phi cơ, hoả xa, chiến đấu
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Lom khom, ngoằn ngoèo
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
Róc rách, vi vu, inh ỏi
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt, im như thóc
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ nguồn
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD1: Nở từng khúc ruột.
VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (Tố Hữu)
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã đi về với tổ tiên
Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu)
Liệt kê
Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt bò.
2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:
Đơn vị 
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm...
Bác sĩ, học trò, gà con
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Học tập, nghiên cứu, hao mòn...
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
Xấu, đẹp, vui, buồn...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai...
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Tôi, nó, thế, ai, gì, vào, kia, này, đó...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn
Của, như, vì... nên
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
A! ôi !
Thán từ
Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Than ôi ! Trời ơi !
Thành phần chính của câu
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (CN – VN)
Mưa / rơi
Súng / nổ
Thành phần phụ của câu
Là những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu
Thành phần biệt lập
Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú)
- Hình như, có lẽ, chắc chắn; ôi, chao ôi; này, ơi...
Khởi ngữ
Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Quyển sách này, tôi đã đọc rồi
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Mưa. Gió. Bom. Lửa
Câu rút gọn
Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ
- Anh đến với ai?
- Một mình !
Câu ghép
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng phó từ, đại từ.
+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm...
VD1: Trời bão nên tôi nghỉ học.
VD2: Vì anh Khoai chăm chỉ khoẻ mạnh nên phú ông rất hài lòng
Mở rộng câu
Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành phần câu -> CN có C-V, TN có C-V, BN có C-V, ĐN có C-V, TN có C-V.
Hoa nở -> Những đóa hoa đầu mùa đã nở rộ.
Chuyển đổi câu
Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Chuột bị mèo bắt -> Mèo bắt chuột.
Câu cảm thán
Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương.
VD1: “Nghĩ lạ đến giờ sống mũi vẫn còn cay” (Bằng Việt).
VD2: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
Câu nghi vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ...
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” (Bằng Việt)
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Xin đừng hút thuốc!
Câu phủ định
Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo, phản bác...
- Con không về phép được mẹ à!
Liên kết câu và đoạn văn
- Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: Tập trung làm rõ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.
- Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên kết chặt chẽ.
- Kế đó, ... Mặt khác, Ngoài ra..., ngược lại
Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở những từ ngữ ấy.
Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Cách dẫn trực tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lý.
Mơ ước cả đời của Bác là cho nhân dân no ấm, được học hành
Hành động nói
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc...)
3. Phương pháp viết đoạn văn:
A. Lý thuyết: Phương pháp viết đoạn văn.
1. Khái niệm về đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn:
- Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có ý chủ đề và câu chủ đề: 
+ Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
+ Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
	- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng-phân-hợp...
3. Các phương pháp trình bày đoạn văn: (Hướng dẫn một số phương pháp cơ bản thường sử dụng).
a) Đoạn văn quy nạp:
Công thức:	c1 + c2 + c3 + ... + cn = C (chủ đề)
Trong đó: 	c1: mở đoạn hoặc mang tính giới thiệu, không chứa ý chủ đề.
	c2, c3, cn: triển khai nội dung.
	C (câu cuối đoạn): khái quát nội dung – chủ đề.
b) Đoạn văn diễn dịch:
Công thức:	C = c1 + c2 + c3 + ... + cn
Trong đó:	C (câu mở đoạn): nêu ý chủ đề.
	c1, c2, c3, ..., cn: triển khai ý chủ đề.
c) Đoạn văn tổng-phân-hợp:
Công thức:	C = c1 + c2 + c3 + ... + cn = C’
Trong đó: 	C (câu mở đầu đoạn): nêu ý chủ đề.
	c1, c2, c3, ..., cn: triển khai ý chủ đề.
	C’: câu kết đoạn chứa ý chủ đề và cảm xúc, nhận xét của người viết.
B. Mô hình khái quát:
C (chủ đề)
C (chủ đề)
c1
c2
c3
cn
Đoạn diễn dịch
Đoạn quy nạp
Đoạn T-P-H
II. Nội dung ôn tập văn học trung đại
TT
Tên đoạn trích
Tên tác giả
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật chủ yếu
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ (TK16)
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ VN.
- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
- Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
(TK18)
Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.
Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.
3
Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia Văn Phái, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du (TK 18)
- Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
- Sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.
- Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du (TK 18-19)
Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát.
- Tóm tắt nội dung cốt truyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK).
a
Chị em Thuý Kiều
Nguyễn Du (TK 18-19)
Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những ... ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr.120)
	Em hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định được thể hiện qua phần văn bản trên.
Câu 2 (6 điểm).
	Trong bài thơ “Con cò”, để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ, nhà thơ Chế Lan Viên đã có những sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.
	Hãy làm sáng rõ điều đó qua đoạn thơ trích dưới đây:
	 [...] “Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
	Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
	Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
	Con làm gì?
Con làm thi sĩ !
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...” [...]
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr.46)
--------------------Hết--------------------
Họ tên thí sinh:..............................................	Số báo danh:................................
Chữ ký Giám thị số 1:	Chữ ký Giám thị số 2:
Sở giáo dục và đào tạo
Hà Nội
----------------------
đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
Năm học 2007 – 2008
Thời gian: 150 phút
Câu 1 (5 điểm)
“... – Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
	Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão.
	Đến cả mụ chủ nhà là người ông lão yên trí nghe tin này thế nào mặt mụ cũng sa sầm xuống mà nói tức nói xóc, thì trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng. Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo:
	- A thế chứ ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy... Thôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên ai bảo sao. Ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu...”.
(Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 171)
	Hãy trình bày cảm nhận của em về tinh thần kháng chiến chống Pháp của người nông dân thuần hậu, chất phác trong đoạn văn trên.
Câu 2 (5 điểm)
	“Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.
	Hãy phân tích bài thơ để làm sáng rõ ý kiến trên.
Đáp án và biểu điểm 
đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên 
Năm học 2007 – 2008
Thời gian: 150 phút
Câu 1:* Yêu cầu chung: HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
Về nội dung:
- Đoạn văn kể, tả tâm trạng của ông Hai khi hay tin nhà mình bị giặc đốt cháy, làng Chợ Dầu quê hương ông không theo giặc. Niềm vui, niềm tự hào của các nhân vật biểu hiện tinh thần toàn dân kháng chiến, nhận thức danh dự của mỗi người dân gắn liền với danh dự của làng quê, đất nước. Tác giả đã cho thấy tấm lòng của những người nông dân như ông Hai quyết tâm kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ thật cảm động và đáng trân trọng.
- Nhân vật có đặc điểm thuần hậu, chất phác được thể hiện qua ngôn ngữ (trần thuật, đối thoại), cử chỉ, hành động (lật đật đi hết chỗ này đến chỗ khác, múa tay lên mà khoe...), qua chuỗi sự việc (ông Hai vui mừng, bà chủ nhà cũng vui mừng, ai ai cũng vui mừng).
Về hình thức:
Bảo đảm bố cục rõ ràng, biết cách tiếp cận, phân tích tâm trạng nhân vật trong một đoạn văn bản của thể loại tự sự, chủ động trong việc hành văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, viết văn có cảm xúc.
Biểu điểm:
- Điểm 5: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên; tỏ ra sắc sảo, có ý kiến riêng trong cảm nhận về nhân vật, có ý thức về mối liên hệ giữa nội dung và cách thức lựa chọn thể hiện của nhà văn. Có thể còn một vài lỗi nhỏ không thuộc về kiến thức cơ bản.
- Điểm 4: Về cơ bản nêu được những yêu cầu trên, có thể chưa sâu ở một vài điểm nhưng tỏ ra tương đối sắc sảo trong cảm nhận về nhân vật, diễn đạt không sai lạc ý.
- Điểm 3: Xác định được yêu cầu, tuy nhiên còn lúng túng trong việc lập luận, còn mắc những sai sót thuộc về kỹ năng, diễn đạt.
- Điểm 1: Nắm chưa vững vấn đề cần trình bày, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều sai phạm diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài.
Câu 2:
* Yêu cầu chung: HS có thể có cách trình bày và lập luận khác nhau nhưng bài viết phải đạt được các yêu cầu của đề là:
Về nội dung, nêu được:
- Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ qua các chi tiết miêu tả hương quả, gió, sương, dòng sông, mây, nắng, mưa... Đó là hình ảnh đất trời với những biến chuyển sang thu nhẹ nhàng, nên thơ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cách dùng từ, đặt câu, tính ẩn dụ của hình ảnh làm cho bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn.
- Hình tượng con người với giác quan nhạy bén nhận ra tín hiệu mùa thu khi mùa thu chưa sang, khi mùa hạ chưa đi qua, xúc cảm bay bổng, bất ngờ trước mùa thu, lưu luyến với mùa hạ; người nhạy cảm, tinh tế, từng trải trước mỗi đổi thay của cảnh vật không được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm nhưng vẫn hiện lên sau những hình ảnh tạo vật sang thu.
Về hình thức:
Bố cục bài viết rõ ràng; thể hiện được cách tiếp cận, hiểu sâu một văn bản thơ trữ tình, chủ động trong việc hành văn nghị luận, tập hợp và chuyển hoá được kiến thức đã học, lập luận chặt chẽ; dùng từ, đặt câu tốt, văn viết có cảm xúc.
Biểu điểm:
- Điểm 5: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên; nhận ra dấu ấn tác giả để lại qua các hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ, qua giọng điệu...; tỏ ra sắc sảo, có ý kiến riêng trong nhận diện, phân tích, đánh giá các yếu tố của thể loại. Có thể còn một vài lỗi nhỏ không thuộc về kiến thức cơ bản.
- Điểm 4: Về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, có thể chưa sâu ở một vài điểm nhưng tỏ ra tương đối sắc sảo trong việc nhận diện, phân tích nội dung thứ hai, diễn đạt không sai lạc ý.
- Điểm 3: Xác định được yêu cầu, tuy nhiên còn lúng túng trong việc lập luận, còn mắc những sai sót thuộc về kỹ năng diễn đạt.
- Điểm 1: Nắm chưa vững vấn đề cần trình bày, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều sai phạm diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
+ Căn cứ vào biểu điểm trên, giám khảo cho các mức điểm còn lại và điểm lẻ 0,5.
+ Không làm tròn điểm ở từng câu cũng như điểm toàn bài. Điểm của bài thi là tổng điểm của tất cả các câu hỏi 1 và 2.
+ Chú ý phát hiện, khuyến khích các bài có ý riêng và sáng tạo trong cách viết.
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học ngoại ngữ
-------------
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 PTCNN năm 2007
Đề chính thức
Đề thi môn: Văn - Tiếng Việt
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 09 - 06 - 2007	Đề thi gồm: 01 trang
(Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào, CBCT không giải thích gì thêm)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Trong hoạt động giao tiếp, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?
2. Trong đoạn trích sau:
	Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
	- Vô ăn cơm!
	Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm".
	Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
	- Cơm chín rồi!
	Anh cũng không quay lại.
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
	a. Câu văn nào chứa hàm ý? Tại sao?
	b. Chỉ ra nội dung hàm ý từ câu văn xác định.
Câu 2 (2,0 điểm):
Không có kính, rồi xe không có đèn
	1. Em hãy chép tiếp ba câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ kết cấu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiết Duật.
	2. Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo phương pháp điễn dịch để phát biểu cảm nghĩ của em về niềm tin và sức mạnh tinh thần của những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ.
Câu 3 (6,0 điểm):
	Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trước những biến đổi của đất trời qua bài Sang thu.
Đại học quốc gia Hà Nội
trường đại học khoa học tự nhiên
đề thi tuyển sinh lớp 10
Hệ thpt chuyên năm 2007
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm 02 trang)
A. Phần bắt buộc đối với mọi thí sinh:
Câu I (3 điểm):
1. Chọn một trong bốn phương án (A, B, C, D) để trả lời các câu hỏi sau:
	a. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình:
	A. Xôn xao;	B. Rũ rượi;	C. Xộc xệch;	D. Xồng xộc.
	b. ý nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết:
	A. Lão Hạc ăn phải bả chó;	B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng;
	C. Lão Hạc rất thương con;	D. Lão Hạc không muốn liên lụy đến mọi người.
	c. Câu thơ: "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng" của Nguyễn Du diễn tả hành động của nhân vật nào?
	A. Kim Trọng;	B. Thúc Sinh;	C. Mã Giám Sinh;	D. Sở Khanh.
	d. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn học thời kỳ trung đại:
	A. Chiếu dời đô;	B. Hịch tướng sĩ;
	C. Bản ánchế độ thực dân Pháp;	D. Bình Ngô đại cáo.
	e. Bài thơ nào không phải là sáng tác của nhà thơ mới lãng mạn 1932 - 1945:
	A. Quê hương;	B. Nhớ rừng;	C. Ông đồ;	D. Khicon tu hú.
	g. Hai câu thơ:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"
	được trích từ bài thơ nào dưới đây:
	A. Viếng lăng Bác;	B. Con cò;	Nói với con;	D. Sang thu.
2. Cho bài ca dao sau:
	"Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
	Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"
	a) ở bài ca dao trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
	b) Hãy phân tích và nêu ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó?
	c) Có thể thay từ "thánh thót" bằng từ khác được không, tại sao?
Câu II (2 điểm)
	Mở đầu "Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi viết:
	"Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
	Nêu cảm nghĩ của em về nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua câu văn trên bằng cách: Viết một đoạn văn khoảng từ 10 - 12 câu theo phương pháp tổng - phân - hợp, trong đó có sử dụng một phép thế và một phép nối để liên kết câu (chú ý gạch dưới chân phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).
B. Phần tự chọn (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc câu IIIb để làm bài)
Câu IIIa (5 điểm):
	Em hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận:
..."Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặn xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"...
(Theo Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005, trang 140)
Câu IIIb (5 điểm):
	Em hãy nêu những cảm nhận và suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành long.
________________________
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docphudao van9.doc