Giáo án dạy thêm môn Văn 9 (chuẩn)

Giáo án dạy thêm môn Văn 9 (chuẩn)

Buổi 1

ÔN LẠI TRUYỆN TRUYỀN KÌ MẠN LỤC “ NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”

A.Mục tiêu cần đạt:

_ Hiểu rõ và nhớ định nghĩa về truyện truyền kì.

_ Nắm được hệ thống và đặc điểm của các nhân vật chính.

_ Cảm thụ một số chi tiết quan trọng.

B.Thiết kế bài dạy:

a) Tóm tắt lại truyện trên bằng một đoạn văn khoảng 15 câu?

b) Trong truyện ấy, nhân vật nào là nhân vật chính?

c) Hệ thống Bài tập.

I.TRẮC NGHIỆM:

1.Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

2.Nhận định nào sau đây đúng về truyện truyền kì?

A. Là những chuyện kể về những nhân vật hoàn toàn có thật.

B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.

C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.

D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Văn 9 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1
Ôn lại truyện truyền kì mạn lục “ Người con gái Nam Xương”
A.Mục tiêu cần đạt:
_ Hiểu rõ và nhớ định nghĩa về truyện truyền kì.
_ Nắm được hệ thống và đặc điểm của các nhân vật chính.
_ Cảm thụ một số chi tiết quan trọng.
B.Thiết kế bài dạy:
Tóm tắt lại truyện trên bằng một đoạn văn khoảng 15 câu?
Trong truyện ấy, nhân vật nào là nhân vật chính?
Hệ thống Bài tập.
I.Trắc nghiệm:
1.Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử nước ta từ xưa đến nay.
Ghi chép tản mạn cuộc đời những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
2.Nhận định nào sau đây đúng về truyện truyền kì?
Là những chuyện kể về những nhân vật hoàn toàn có thật.
Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
3.Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương?
Vũ thị Thiết, người con gái quê ở Nam xương, tính tình thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phạt và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
Nàng hết sức xót thương, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha đẻ mình.
Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
4.Câu văn nào nói lên cáh cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
Đâu có mất nết hư thân như lời chàng nói.
Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết.
Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà.
5. Nhận định nào sau đây nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ nương gieo mình xuống sông tự vẫn?
Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bày tỏ niềm thương cảm cuat tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ.
Cả A, b, C đều đúng.
6.Nhận định nào nói đúng và đầy đủ tác dụng của chi tiết: “ trước đây, thường có một người đàn ông , đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”
Thể hiện nhận thức ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ.
Làm tăng tính hay nghi ngờ và ghen tuông của Trương Sinh.
Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn.
Cả A và B đều đúng.
7. ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối tác phẩm?
Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ nương.
Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm.
Cả A,B,C đều đúng.
8. Nhận định nào nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “ chuyện người con gái Nam Xương”
Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn.
Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.
Kết hợp tự sự với trữ tình.
Cả A,B,C đều đúng.
II.Tự luận
 Đề 1. Hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh chiếc bóng?
*Gợi ý:
1) Xác định yêu cầu của đề bài:
+ Nêu suy nghĩ ( cảm nghĩ, đánh giá có kèm phân tích, bình luận )
+ của em => xác định ngôi.
2) Phạm vi đề: giới hạn trong truyện, xoay quanh hình ảnh chiếc bóng.
3) Lập dàn ý:
Mở bài:
_ Bám sát yêu cầu của đề, thể hiện được yêu cầu đó.
VD: ám ảnh nhất và khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất sau khi đọc xong tác phẩm truyền kì mạn lục “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chính là hình ảnh chiếc bóng. Nó cứ trở đi trở lại trong tâm trí tôi khi bài học đã kết thúc, trang sách văn học đã khép lại từ bao giờ.
Thân bài.
*Nêu những suy nghĩ khái quát về chiếc bóng trong tác phẩm:
+ Cái bóng xuất hiện đầu tiên hết sức bình thường. Nó chỉ là hình ảnh phản chiếu của con người khi có ánh sáng trong đêm tối. Với suy nghĩ như vậy, Vũ nương đã trỏ bóng mình và bảo đó là cha của bé Đản. Việc làm của nàng không có gì kì quặc, khác thường, nó rất bình thường vì nàng là một người mẹ hết mực thương con, muốn bù đắp phần nào sự thiếu vắng bóng dáng người cha cho con trẻ. Tuy nhiên, khi làm vậy, nàng đã vô tình quên đi rằng TS là một người chồng rất đa nghi, hay ghen. Bi kịch cuộc đời nàng bắt đầu từ đó.
* Suy nghĩ về chiếc bóng trong hoàn cảnh cụ thể:
+ Khi Trương sinh trở về, nghe lời ngây thơ của con trẻ, chàng nghi ngờ người vợ đảm đang, đức hạnh của mình ăn ở hai lòng, đùng đùng mắng mỏ thậm tệ rồi đuổi đi mà không chịu nghe một lời giải thích. Cái bóng lúc ấy là cái bóng oai nghiệt, trái ngang. Nó thổi bùng lên sự ghen tuông mù quáng và vô lí của Trương Sinh, làm cốt truyện trở nên gay cấn. Cái bóng oan nghiệt biết bao! Đời người con gái đức hạnh và thuỷ chung tan nát từ đấy. Tan nát đến mức thánh thần trời phật cũng chỉ có thể an ủi, bù đắp chút ít chứ không thể cứu lại được nữa. Ai đã phá nát hạnh phúc cuộc đời nàng? Bé Đản chăng? Không, còn quá non nớt, trong trắng , ngây thơ, nếu có bị hại thì nó phải là người đầu tiên chứ chẳng thể làm hại người mẹ đã rứt ruột đẻ ra nó. Nó hoàn toàn vô tội. Nhưng thực tế khách quan nó lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khổ đau tột cùng trong cuộc đời mẹ nó. Thật đáng sợ thay cái cuộc sống ma quái của con người trên cõi trần này. Trong Truyện kiều, nàng K bị nát tan hp, chịu hết nạn này đến nạn kia bởi có thằng bán tơ vu oan, bởi có viên quan quen nghề ăn hối lộ, có MGS, TB, SK chuyên nghề kiếm ăn ở miền nguyệt hoa, có Hoạn Bà, Hoạn Thư ỷ thế danh gia nanh nọc, có HTH nổi tài lật lọng, có chế độ đa thê...tóm lại là có nguyên nhân xã hội cụ thể, có kẻ gian ác cụ thể sờ sờ trước mắt. Người ta dù chưa đủ sức chống trả thì cũng biết tìm cách né tránh và xa lánh nó. Đằng này, VN làm sao né tránh được những tác nhân phá hoại đời mình khi nó lại nằm trong cái bóng của chính mình, nằm ngay trong cảnh mình vui đùa với con, nằm ngay trong khi mình còn muốn gắn bó keo sơn với người chồng đang phải xa cách, nằm ngay trong câu nói hồn nhiên, vô tư của đứa con ngây thơ, trong trắng của mình.
+Tuy nhiên, có một điều mà ai cũng phải thữa nhận đấy là mâu thuẫn của truyện hoàn toàn có thể giải quyết nêu anh chàng có tiền nhưng ít học Trương Sinh chịu để cho nàng giải thích dù chỉ một lời. Nằng chết vì sự tàn nhẫn, vô tình, vì cơn ghen mù quáng của Trương Sinh. Nàng chết vì nàng sinh ra trong cái xã hội phong kiến nam quyền thối nát và mục ruỗng ấy. Chính chồng nàng là kẻ nam quyền, gia trưởng độc đoán, là đại diện cho chế độ xã hội khốn nạn đó. Nàng là phận gái, là con sâu cái kiến, nàg không thể minh oan bằng lời mà chỉ có thể chứng minh bằng cái chết.
+ Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận của nhân vật xoay quanh cái bóng. Cái bóng không uất hiện ở phần đầu, phần giữa, cũng không được miêu tả nhiều lần mà nó chỉ xuất hiện ở cuối truyện, chỉ một lần duy nhất, lại là cái bóng của chính Trương Sinh. Nêu như nó là nguyên nhân số phận bi đát của VN thì đồng thời nó cũng tạo nên tình tiết để giải oan cho nàng- tuy đã muộn. Cái bóng thắt buộc và cũng gợi mở thật nhiều tình tiết.
Kết bài:
_ Khẳng định: cái bóng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả.
+ Là nguyên nhân của mọi bất hạnh trong cuộc đời VN.
+ Có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội PK đã bức tử sự sống của người phụ nữ.
Đề 2: Hãy nêu cảm nhận của em về cuộc đời của những người phụ nữ trong XHPK thông qua việc phân tích nhân vật VN.
*Gợi ý:
Mở bài:
_ Nếu không được đọc, được nghe những câu chuyện nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội PK thì ít ai có thể thấu hiểu nỗi khổ cực và cuộc đời nhiều nước mắt, ít tiếng cười của họ. Những cuộc đời ấy, những thân phận nhỏ nhoi, khốn khổ ấy được phản ánh rất rõ qua thân phận Vũ Nương- một người con gái đẹp người, đẹp nết nhưng lại phải chịu nhiều ngang trái....
Thân bài:
*Phân tích nhân vật VN trong các hoàn cảnh khác nhau để thấy được những phẩm chất tốt đẹp của nàng.
*Phân tích nỗi oan khổ và cái chết thương tâm của nàng để thấy được:
+ Là những nạn nhân đáng thương trong chế độ pk thối nát.
+ Mọi gánh nặng gia đình đều đè lên đôi vai nhỏ bé của họ. Họ nhận lấy những trách nhiệm nặng nề ấy như một lẽ dương nhiên mà không hề kêu ca oán thán nửa lời.
+ Người con gái xưa không có bất cứ một tiếng nói nào dù là nhỏ bé nhất trong xã hội.
+ Họ sinh ra chỉ để phục vụ, hi sinh cho chồng và gia đình nhà chồng. Bản thân họ không được phép nghĩ cho mình, sống cho mình.
+ Họ không được quền quyết định bất cứ điều gì, ngay cả thân phận và cuộc sống của mình cũng vậy.
+ Họ luôn bị ràng buộc bởi những luật lệ hà khắc của chế độ pk.
+ Khi bị oan, họ cũng không được phép thanh minh cho mình mà chỉ có thể minh oan bằng cái chết.
Số phận của học chính là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội pk bất công thối nát.
Kết bài:
Học sinh tự nêu.
Buổi 2.
Củng cố văn bản “truyện kiều”
I.Trắc nghiệm.
II.Tự luận
Đề 1: Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du sau khi học xong đoạn trích “ chị em Thuý Kiều”
*Gợi ý:
Mở bài:
_Là một nhà thơ đầy tài năng, Nguyễn Du đã cống hiến cho đời biết bao tác phẩm có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Một trong số đó là thiên truyện Kiều bất hủ. Tuy mới chỉ được học một đoạn trích ngắn “ Chị em Thuý Kiều'’ nhưng chúng ta cũng phần nào thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, độc đáo của ông.
Thân bài
_ Đọc đoạn trích trên, chúng ta thấy Nguyễn Du như một hoạ sĩ đầy tài năng vẽ nên bức chân dung tuyệt vời về hai người thiếu nữ bằng chất liệu ngôn từ đầy tính nghệ thuật.
_ Gói gọn trong 24 câu thơ giới thiệu và miêu tả nhân vật nhưng xét trong tổng thể truyện kiều, đây được coi là một kết cấu rất hài hoà, hoàn chỉnh, trong đó có cả cái chung lẫn cái riêng.
_ Bốn câu thơ đầu tiên giọng thơ thật thong dong, thư thái, đó là một lời giới thiệu gia cảnh hai chị em K. tuy nhiên, bắt đầu từ câu thứ hai, nhịp thơ có sự thay đổi. Nhịp đôi được thay bằng nhịp 3/3. Một loạt thanh trắc đi liền nhau: cốt, cách, tuyết tạo nên điểm nhấn, gây được sự chú ý của người đọc.
_ Tác giả đi sâu miêu tả từng nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
_ Vẻ đẹp của Thuý Vân được tác giả khắc hoạ thật rõ nét với:
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Đó là vẻ đẹp rất tròn trịa, đầy đặn, phúc hậu. Những danh từ mang tính ước lệ được sử dụng thật tài tình. Qua đó, chúng ta không chỉ thấy hình ảnh của một người con gái đẹp, tràn đầy sức sống mà chúng ta còn phần nào thấy được cuộc đời bình lặng, êm ả của nàng trong tương lai.
_ Biện pháp nhân hoá được sử dụng như một dự báo trước cho cái tương lai tròn đầy viên mãn ấy. Tạo hoá chịu thua mái tóc mây, màu da tuyết để nhường bước cho nàng đi trên con đường quang đãng, bằng phẳng của cuộc đời.
_ Gói gọn trong 12 câu thôi nhưng một bức chân dung hoàn thiện về một người con gái tuyệt mĩ đã hiện lên thật rõ nét trước mắt chúng ta. Nguyễn Du thật tài tình và tinh tế khi đặt K trong sự so sánh, đối chiếu với cô em gái của mình. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ miêu tả Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau (vẫn biết rằng điều này làm ngược lại hoàn toàn so với bản gốc). Hình ảnh nàng Vân hiện lên qua ngòi bút của tác giả đẹp tưởng chừng không gì sánh nổi, một vẻ đẹp hoàn thiện đến mức thiên nhiên cùng phải “nhường”, “thua”. Vậy mà Vân chỉ là cái nền để bức chân dung K hiện lên rực rỡ hơn, hoàn thiện hoàn mĩ hơn. 
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
Từ “càng” được sử dụng như một nốt nhấn để minh chứng cho sự vượt trội đó. Không những thế, nhà thơ còn sử dụng lối so sánh hơn để nói về K:
“So bề tài sắc lại là phần hơn”
Đó là hai phẩm chất mà Vân chưa có hoặc có chưa trọn vẹn: tài và sắc. “ Sắc sảo” là trí, là tài, là sự nhanh nhạy, tháo vát, ứng xử linh hoạt, kịp thời. Còn “Mặn mà” là tình, là sự nồng nàn, say đắm chứ không nhạt nhẽo, vô tâm.
Khác với Thuý Vân, tác giả không miêu tả khuôn mặt đoan trang phúc hậu, ông tập trung vào đôi mắt của Kiều:
“Làn Thu thuỷ nét xuân sơn”
Cũng là một đôi mắt và đôi lông mày được nói đến bằng bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ cổ nhưng nhà thơ không tả tỉ mỉ đôi mắt mà chỉ gợi để người đọc mặc sức tưởng tượng. Đó là một đôi mắt đẹp tuyệt vời. Nó trong xanh như làn nước tinh khiết của mùa thu, sâu thăm thẳm, biết nói, biết cười và là biểu hiện của một tuổi trẻ tiềm năng đang bừng thức. Nhan sắc ấy không chỉ là nhan sắc, nó đã hoá linh hồn. Bức chân dung ấy là một bức chân dung hiếm thấy trong thiên hạ, nó khiến thiên nhiên hiền lành là thế cũng có thái độ ghen ghét, đố kị:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Không chỉ đẹp, kiều còn có tài cầm, kì thi, hoạ. Cả bốn thú vui tao nhã ấy nàng đều giỏi đến mức thành “nghề”. Có lẽ, tài đàn của nàng là nổi bật hơn cả. Với cung bạc mệnh, nàng khiến người nghe phải xúc động mà rơi lệ, lệ của cuộc đời nàng cũng vì tiếng đàn mà đổ xuống trong suốt 15 năm.
_ K tài quá, xinh đẹp quá nên có lẽ vì thế mà cuộc đời nàng sóng gió dập dồn chứ không êm ả, bình lặng bởi: “ chữ tài liền với chữ tai một vần”. Nguyễn Du đã ngầm nói đến tương lai của nàng qua bức chân dung mang tính dự báo ấy.
_ Tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung hai chị em V-K hiện lên thật đa dạng, “mỗi người một vẻ”, không ai giống ai.
_ Bốn câu cuối là một lời nhận xét hoàn chỉnh về cuộc sống gia giáo đức hạnh của cả hai chị em. Nó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của các nhân vật và tạo một kết cấu đóng hoàn chỉnh cho đoạn trích.
Kết luận: học sinh tự viết
Trắc nghiệm:
Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong truyện K?
Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ
Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc
Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung truyện Kiều?
Truyện Kiều có giá trị hiênh thực.
Truyện kiều có giá trị nhân đạo
Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.
Cả A và B.
Trong đoạn “ chị em thuý Kiều”, bốn câu thơ đầu có tác dụng gì?
Giới thiệu khái quát các nhân vật.
Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân
Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Cả A,B,C đều đúng.
Câu thơ “ mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.
Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người phụ nữ.
Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ
Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của TV trước vẻ đẹp của TK?
Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều
Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Tác giả muốn đề cao Thuý Vân
Câu thơ “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
Nụ cười và giọng nói.
Khuôn mặt và hàm răng
Trí tuệ và tâm hồn.
Làn da và mái tóc.
Theo em, khi miêu tả Thuý Kiều, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời Thuý Kiều diễn ra theo chiều hướng nào?
Giàu sang, phú quý.
Hạnh phúc, vinh hiển.
Bình lặng, suôn sẻ.
Trắc trở, khổ đau.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 day them.doc