Giáo án dạy thêm - Ngữ văn 9 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án dạy thêm - Ngữ văn 9 - Năm học 2011 - 2012

CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN THUYẾT MINH

( Thời gian: 3 buổi)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức về văn bản thuyết minh.

-Cách làm bài văn thuyết minh ở các dạng bài cụ thể.

-Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh.

B- NỘI DUNG:

Buổi 1: ÔN TẬP LÍ THUYẾT

A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:

I-. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

II. Yêu cầu:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

 

doc 124 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm - Ngữ văn 9 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 4 tháng 9 năm 2011
	Ngày dạy: 6 tháng 9 năm 2011
 CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN THUYẾT MINH
( Thời gian: 3 buổi)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
-Cách làm bài văn thuyết minh ở các dạng bài cụ thể.
-Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh.
B- NỘI DUNG:
Buổi 1: ÔN TẬP LÍ THUYẾT
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:
I-. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
II. Yêu cầu:
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
III. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:
Văn miêu tả
Văn thuyết minh
+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng.
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ ít dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già”
+Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ Dùng số liệu cụ thể.
VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày”
 * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
IV. Phương pháp thuyết minh:
Phương pháp nêu định nghĩa:
C©u ®Þnh nghÜa th­êng:
- Cã vÞ trÝ ®øng ë ®Çu bµi, ®Çu ®o¹n.
- Gi÷ vai trß giíi thiÖu.
- Trong c©u ®Þnh nghÜa ta th­êng gÆp tõ " lµ"
- Sau tõ "lµ", ng­êi ta cung cÊp mét ph¸n ®o¸n: qui sù vËt ®­îc ®Þnh nghÜavµo lo¹i cña nã vµ chØ ra ®Æc ®iÓm, c«ng dông riªng.
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
Phương pháp liệt kê:
-KÓ ra hµng lo¹t nh÷ng con sè, nh÷nh vÝ dô, b»ng chøng...
-KÓ ra lÇn l­ît c¸c ®Æc ®iÓm, tÝnh 
chÊt cña sù vËt theo mét trËt tù nµo ®ã
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm
 Phương pháp nêu ví dụ:
-Gióp ng­êi ®äc hiÓ râ, hiÓu s©u s¾c b¶n chÊt cña mét sù vËt, mét hiÖn t­îng nµo ®ã
-Trong v¨n b¶n thuyÕt minh, vÝ dô ®­îc xem nh­ lµ b»ng chøng.
 - VÝ dô ph¶i cô thÓ, chÝnh x¸c, kh¸ch quan vµ cã søc thuyÕt phôc.
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
Phương pháp dùng số liệu:
-Ph­¬ng ph¸p dïng sè liÖu , con sè gióp ng­êi ®äc h×nh dung ®­îc qui m« cña sù vËt cã biÓu hiÖn ®Æc tr­ng ë sè l­îng.
-Trong v¨n thuyÕ minh , sè liÖu , con sè còng ®­îc xem nh­ lµ b»ng chøng.
- Sè liÖu, con sè ph¶i cô thÓ, chÝnh x¸c, kh¸ch quan
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”.
Phương pháp so sánh:
-Ph­¬ng ph¸p so s¸nh cã t¸c dông lµm næi bËt b¶n chÊt cña vÊn ®Ò cÇn ®­îc thuyÕt minh.
-So s¸nh ph¶i cô thÓ, chÝnh x¸c vµ cã søc thuyÕt phôc
VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Phương pháp phân loại, phân tích:
-Ph­¬ng ph¸p ph©n lo¹i, ph©n tÝch gióp ng­êi ®äc hiÓu râ rµng, chi tiÕt cÆn kÏ
 - Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch gióp ng­êi ®äc hiÓu ®­îc cÊu t¹o, nguyªn nh©n... cña sù vËt, hiÖn t­îng.
- §èi víi sù vËt ®a d¹ng, nhiÒu c¸ thÓ th× nªn ph©n ra tõng mÆt mµ tr×nh bµy lÇn l­ît
 - Cµng cã hiÓu biÕt, kiÕn thøc, cµng ph©n tÝch tèt.
- Ph©n tÝch ph¶i s¾c bÐn, ®Çy ®ñ, kh¸ch quan.
VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật
V. Cách làm bài văn thuyết minh:
- Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.
 + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
 + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
 + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
- Bước 2: Lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
+ Viết phần mở bài: 
Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 
 Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp
 Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán DìuTuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.
 Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.
Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và nhữnglàn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.
+ Viết phần thân bài:
 Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài
 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức ( từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước- sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.
+ Viết phần kết bài:
 Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.
Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào. 
B. Các dạng đề:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau: 
 	Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Gợi ý : Yếu tố thuyết minh:
 Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
* Mở bài: 
Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam
* Thân bài:
- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu
VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg
- Vai trò, lợi ích của con trâu:
Trong đời sống vật chất:
+ Là tài sản lớn của người nông dân.
+ Là công cụ lao động quan trọng.
+Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón
Trong đời sống tinh thần:
+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.
+ Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), hội đâm trâu (Tây Nguyên))
* Kết bài:
Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.
C. Bài tập về nhà: (Dạng đề 5 hoặc 7 điểm)
Viết bài văn hoàn chỉnh từ đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Gợi ý : ( theo dàn ý chi tiết đã xây dựng tại lớp) 
	..................................................................................................
 Ngày soạn: 15 tháng 9 năm 2011
	 Ngày dạy: 17 tháng 9 năm 2011
Buổi 2: 
CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:
 - Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh:
* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
- Cấu tạo của đối tượng
- Các đặc điểm của đối tượng
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng, cách bảo quản
- Lợi ích của đối tượng
* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
	- Nguồn gốc
	- Đặc điểm
	- Hình dáng
	- Lợi ích
* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
- Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Cách gieo vần.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
- Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
- Hoàn cảnh xã hội.
- Thân thế và sự nghiệp.
- Đánh giá xã hội về danh nhân .
Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
*Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thức.
B. Các dạng đề:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món Cơm lam quê em.
 Gợi ý: - Cơm lam là một món ăn dân dã, quen thuộc của người miền núi phía Bắc
- Cách làm: Cho gạo đã vo vào ống nứa (tre) non, cuộn lá chuối hay lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều đến khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng là cơm chín.
- Cách thưởng thức: nếu ăn ngay chỉ việc chẻ ống nứa ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp nứa bị cháy chỉ để lại lớp vỏ trắng
- Hiện nay Cơm lam còn trở thành đặc sản trong nhà hàng, khách sạn.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
 *Gợi ý: xây dựng dàn ý chi tiết 
1.Mở bài: 
 Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (hoa đào)
- Xuất hiện vào mùa xuân , trong sự vui tươi, náo nức của ngày tết.
- Hoa đào là loài hoa đẹp, có sức sống mạnh mẽ, có ý nghĩa tro ... hái và Cửu thì Ngọc đã nói thác là đi bắt hai tên tướng cướp và lảng sang chuyện khác. Nhưng tất cả sự toan tính và bản chất của Ngọc đã không giấu được Thơm.
- Xây dựng một nhân vật phản diện như Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào những cái xấu xa, tàn ác mà vẫn chú ý khắc họa tính cách của một con người, nhất quán nhưng không đơn giản. Ngọc cũng yêu vợ, rất chiều vợ. Cũng có lúc có chút lương tâm còn sót lại y cảm thấy việc mình làm là xấu, nhưng rồi y lại tự biện bạch cho việc lùng bắt những người cách mạng.
c) Kết bài: Khẳng định ý kiến của em: Ngọc là nhân vật phản diện, là kẻ thù không đơn giản. Nhận xét của tác giả quả là đúng, thật tinh tế và chính xác.
------------------------------
Tiết 9 TÔI VÀ CHÚNG TA
 ( Trích cảnh ba)
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1- Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê Đà Nẵng, vừa là nhà thơ vừa là nhà viết kịch nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đều đề cập đến những vấn đề có tính nóng hổi trong cuộc sống đương thời.Từ năm 1980 đến cuối đời tài năng thơ và vốn hiểu biết về sân khấu của ông đã kết tinh trong hơn 50 vở kịch. Lưu Quang Vũ được xem là tác giả tiêu biểu của kịch trường Việt Nam thời kì những năm 80 của thế kỉ XX.
2. Tác phẩm
a) Nội dung
- Vở kịch Tôi và chúng ta có 9 cảnh, đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
- Qua câu chuyện làm ăn của xí nghiệp Thắng Lợi vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí, lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta ở thời kì có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Lúc này, nhiều nguyên tắc, quy chế, nhiều phương thức sản xuất cũ ngày càng tỏ ra xơ cứng, lạc hậu trước sự vận động sinh động của cuộc sống. Những con người tiên tiến đã nhận ra điều ấy và khát khao thay đổi mạnh mẽ phương thức quản lí, tổ chức. Nhưng họ đã vấp phải sự chống đối khá quyết liệt của những kẻ bảo thủ, xu nịnh mượn danh bảo vệ truyền thống. Cuộc đấu tranh giữa hai phái ấy thật gay gắt nhưng tất yếu chiến thắng sẽ thuộc về con người mới.
- Với cái tên Tôi và chúng ta, vở kịch cũng đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Trong khi thể hiện sự xung đột giữa hai phái tiên tiến và lạc hậu, bảo thủ, tác giả đồng thời khẳng định rằng không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái "chúng ta" được hình thành từ nhiều cái "tôi" cụ thể, vì thế cần quan tâm, chăm chút đến quyền lợi, hạnh phúc từng cá nhân con người. 
b) Nghệ thuật
- Tác giả xây dựng tình huống kịch với những xung đột, những mẫu thuẫn căng thẳng, diễn tả các hành động kịch cụ thể, sinh động để làm nổi bật chủ đề tư tưởng và tạo cơ sở để các nhân vật bộc lộ tính cách.
c) Chủ đề
Là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Đó là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Tuy gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
B- CÁC DẠNG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
* Đề1: Viết đoạn văn ngắn (15 đến 20 dòng) về vấn đề cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì bấy giờ.
* Gợi ý
1. Mở đoạn
- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí lề lối hoạt động của xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng và các xí nghiệp khác nói chung của đất nước ta những năm đầu thập niên 80 của thể kỉ XX.
2. Thân đoạn
- Vấn đề vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra là: Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cơ chế đã trở thành cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí thúc đẩy sản xuất phát triển đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.
- Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái ”chung” được tạo thành từ những cái ”tôi” cụ thể. vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
3. Kết đoạn
- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh tình hình đất nước ta những năm lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Nó là vấn đề cấp thiết từ đời sống thực tiễn, thực tế xã hội có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển chung của đất nước.
2. Dạng đề 5 đến 7 điểm
* Đề 1: Phân tích cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.
* Dàn bài
1. Mở bài
- Giới thiệu Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) và bút pháp sắc sảo nhạy bén đề cập hàng loạt vẫn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX.
- Đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
2. Thân bài
- Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ.
- Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất theo đúng kế hoạch " cấp trên", tuyển công nhân phải thì theo chỉ tiêu biên chế; còn bà trưởng phòng tài vụ cho biết " không có quỹ lương cho thợ hợp đồng", mọi mua sắm nguyên liệu, vật tư " phải làm đúng những quy định".
- Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố chủ động đặt ra trong kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng lên bốn lần. Dừng việc xây nhà khách để trả lương cho công nhân trong hai tháng sau đó sẽ hoàn lại. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công. Những chức vụ vô tích sự như quản đốc Trương sẽ được bố trí làm việc khác. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm nguyên, vật liệu...
- Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả quyết liệt, có khi lại lên cao giọng đạo đức ân tình.
- Quan điểm của Hoàng Việt mới mẻ, tiến bộ.
- Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng những đòn mạnh mẽ quyết liệt nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính một kẻ vô cùng xảo quyệt vả lại sau lưng hắn còn có những thế lực như Trần Khắc, ban thanh tra bộ.
- Cái "tôi" mà Hoàng Việt nêu lên là một tư tưởng lớn: Chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.
3. Kết bài
- Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn hai mươi năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở kịch hay và sâu sắc.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
* Đề 1: Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ bằng một đoạn văn.
* Gợi ý
- Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn, các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở lên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người xem.
* Đề 2: Xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch của vở kịch ”Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ.
* Gợi ý Học sinh trình bày nhận thức của mình trong đó có hai vấn đề chính sau :
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái bảo thủ và đổi mới là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt. Tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.
- Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về cái mới, cáo tiến bộ. Cách nghĩ cách làm của các nhân vật thuộc phái đổi mới phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của công nhân xí nghiệp.
2. Dạng đề 5 đến 7 điểm
* Đề 1 : Tình huống kịch và mâu thuẫn cơ bản trong cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta.
* Gợi ý
1. Mở bài
- Cảnh ba trong vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn trích để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình huống kịch và những mâu thuẫn gay gắt giữa hai truyến nhân vật: Tiên tiến dám nghĩ, dám làm với những người dập khuôn máy móc.
2. Thân bài
- Tình trạng ngừng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. 
- Anh đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí lỗi thời. Những lời công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.
+ Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.
+ Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.
+ Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên và nguyên tắc vào nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.
3. Kết bài
- Với tình huống kịch và những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến dán nghĩ, dám làm và những người bảo thủ máy móc đã chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải có những thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ.
* Đề 2: Phân tích tính cách của các nhân vật tiêu biểu trong cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.
* Gợi ý
1. Mở bài.
- Cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt công khai giữa hai phái đổi mới và bảo thủ diễn ra tại phòng làm việc của giám đốc Hoàng Việt.
- Qua hành động và ngôn ngữ, các nhân vật đã tự bộc lộ tính cách của mình.
2. Thân bài.
- Giám đốc Hoàng Việt - nhân vật trung tâm. Một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám ghĩ, dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực, thẳng thắn kiên quyết đấu tranh với niềm tin và chân lý. Đó là mẫu người lãnh đạo thời kì đổi mới đầu tiên.
- Kĩ sư Lê Sơn: Một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm tại xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị. 
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: Tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan nhiều mánh khoé. Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Anh ta khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.
- Quản đốc phân xưởng Trương: Là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, khô cằn tình người thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.
3. Kết bài.
- Cảnh ba đã tập trung cao độ những xung đột kịch có nhiều kịch tính. Sự phát triển của tình huống kịch và ngôn ngữ, hành động đã khắc hoạ rõ nét tính cách của từng nhân vật.
--------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Day them NV9.doc