Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 75 - Năm học 2019-2020 - Cao Thị Loan

Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 75 - Năm học 2019-2020 - Cao Thị Loan

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp hs hiểu, năm được khái niệm văn tự sự và văn thuyết minh

- Biết cách làm bài văn tự sự và văn thuyết minh

- Phân biệt được văn thuyết minh và văn tự sự

 

doc 142 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 75 - Năm học 2019-2020 - Cao Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM NĂM HỌC 2019-2020
 Môn: Ngữ văn 9 – Lớp 9C
Cả năm: 20 buổi ( 60 tiết) 
BUỔI
TIẾT
NỘI DUNG
1
1,2,3
Ôn Tập các phương châm hội thoại
2
4,5,6
Ôn tập văn thuyết minh
3
7,8,9
Ôn tập Truyện Kiều
4
10,11,12
Ôn tập cảm nhận về một đoạn thơ
5
13,14,15
Ôn tập văn tự sự
6
16,17,18
Ôn tập văn nghị luận
7
19,20,21
Ôn tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
8
22,23,24
Ôn tập văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” 
9
25,26,27
Ôn tập nghị luận về một tư tưởng đạo lí
10
28,29,30
Ôn tập Tiếng việt
11
31,32,33
Ôn tập văn bản “Bàn về đọc sách”
12
34,35,36
Cảm thụ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
13
37,38,39
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
14
40,41,42
Cảm thụ văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ”
15
43,44,45
Cảm thụ văn bản “ Viếng lăng Bác”
16
46,47,48
Ôn tập nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích
17
49,50,51
Cảm thụ văn bản “ Sang thu”
18
52,53,54
Cảm thụ văn bản “ Nói với con”
19
55,56,57
Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý
20
58,59,60
Cảm thụ văn bản “ Bến quê”
21
61,62,63
22
64,65,66
23
67,68,69
24
70,71,72
25
73,74,75
Người lập kế hoạch TT.tổ Văn-Sử-Địa-GD Chuyên môn 
Hà Thị Hoa Hà Thị Hoa Cao Thị Loan 
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM NĂM HỌC 2019-2020
 Môn: Ngữ văn 9
Cả năm: 25 buổi ( 75 tiết) 
BUỔI
TIẾT
NỘI DUNG
1
1,2,3
Ôn Tập các phương châm hội thoại
2
4,5,6
Ôn tập văn thuyết minh
3
7,8,9
Ôn tập Truyện Kiều
4
10,11,12
Ôn tập cảm nhận về một đoạn thơ
5
13,14,15
Ôn tập về trường từ vựng 
6
16,17,18
Ôn tập văn tự sự
7
19,20,21
Ôn tập văn tự sự
8
22,23,24
Ôn tập văn nghị luận
9
25,26,27
Ôn tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
10
28,29,30
Ôn tập văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” 
11
31,32,33
Ôn tập nghị luận về một tư tưởng đạo lí
12
34,35,36
Ôn tập Tiếng việt
13
37,38,39
Ôn tập văn bản “Bàn về đọc sách”
14
40,41,42
Ôn tập về khởi ngữ
15
43,44,45
Cảm thụ văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”
16
46,47,48
Cảm thụ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
17
49,50,51
Cảm thụ văn bản “ Chó sói và Cừu non của La phông ten
18
52,53,54
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
19
55,56,57
Cảm thụ văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ”
20
58,59,60
Cảm thụ văn bản “ Viếng lăng Bác”
21
61,62,63
Ôn tập nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích
22
64,65,66
Cảm thụ văn bản “ Sang thu”
23
67,68,69
Cảm thụ văn bản “ Nói với con”
24
70,71,72
Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý
25
73,74,75
Cảm thụ văn bản “ Bến quê”
 Người lập kế hoạch TT.tổ Văn-Sử-Địa-GD Chuyên môn Hiệu trưởng
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9
Năm học 2019-2020
Ngày soạn: 01/12/2019
Ngày dạy: 13 /12/2019
Buổi 1 ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được các phương châm hội thoại trong khi giao tiếp
- Biết cách sử dụng phù hợp các phương châm hội thoại đã học
B. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
- ổn định lớp
- Bài cũ: Kiểm tra vở ghi của học sinh
- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1.
- Gv gọi hs đọc ví dụ và trả lời câu hỏi
- Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An hỏi hay không?
- Em hiểu bơi là gì?
Vậy cần trả lời như thế nào?
- Từ đó em rút ra bài học gì trong khi giao tiếp?
- Gv: gọi hs đọc văn bản “Lợn cưới áo mới”
- Vì sao truyện lại gây cười? theo em 2 nhân vật chỉ hỏi và trả lời như thế nào là đủ ?
- Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
* Hoạt động 2.
- Gv cho hs đọc vd ở sgk
- Truyện cười phê phán điều gì? 
- Vậy trong giao tiếp điều gì cần tránh?
* Hoạt động 3. 
GV:Gọi hs đọc ví dụ ở sgk
HS: Đọc và nhận xét theo câu hỏi
- Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt”dùng để chỉ tình hưống hội thoại nào?
- Điều gì sẽ xuất hiện nếu xảy ra tình huống hội thoại như vậy ?HS:trả lời ,nhận xét 
*Hoạt động 4:
GV:Gọi hs đọc ví dụ ở sgk
HS:Đọc và nhận xét theo câu hỏi .
- Hai TN: “Dây cà ra dây muống, “Lúng búng hột thị”dùng để chỉ cách nói ntn?
- Câu “Tôi đồng ý .ông ấy”có thể hiểu theo mấy cách?
-Nên nói ntn khỏi người nghe hiểu nhầm?
HS:trả lời ,nhận xét 
*Hoạt động 5
GV:Gọi hs đọc ví dụ ở sgk
HS:Đọc và nhận xét theo câu hỏi .
 - Vì sao cậu bé và người ăn xin đều cảm thấy như nhận của nhau một cái gì? Điều mà cả 2 người nhận được là gì.
- Bài học rút ra là gì?
*Hoạt động 6
- Trong tiếng việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? cách dùng chúng ra sao? 
- Hs Suy nghĩ trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Gv:Nhận xét ,bổ sung.
- Hs:đọc ví dụ 2 ở sgk.
Xác định từ ngữ xưng hô trong ví dụ trên? 
- Em có nhận xét gì về cách xưng hô này.
*Hoạt động 7
Vì sao lại có sự thay đổi trong cách xưng hô .Từ ví dụ trên em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng việt ? Cách sử dụng ra sao?
GV hướng dẫn cho hs làm các bài tập.
Hs làm vào phiếu học tập sau đó trình bày.Hs khác bổ sung nhận xét.
GV:Hướng dẫn,gợi ý cách làm các bài tập.
Gv hướng dẫn cho hs kàm bài tập 
Hs chọn từ thích hợp điền vào chổ trống .
I. Phương châm về lượng.
1.Ví dụ1: (sgk)
*Nhận xét:
- Không đáp ứng điều mà An hỏi
Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
- Cần trả lời cho đầy đủ nội dung
VD: .ở bể bơi thành phố,
=> Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp
2.Ví dụ 2:(sgk)
*Nhận xét:
-Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói.
VD:Chỉ cần nói “Bác có thấy con lợn chạy qua đây không?” và “Tôi chả thấy con lợn nào chạy qua đây cả”
- Không nên nói nhiều hơn những điều cần nói. =>Phương châm về lượng
II. Phương châm về chất
1.Ví dụ 1:(sgk)
2.Nhận xét:
- Truyện phê phán tính khoác lác
- Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật .
=> Đây gọi là phương châm về chất
III. Phương châm quan hệ
1.Ví dụ:(sgk)
2.Nhận xét: 
- Thành ngữ này chỉ tình huống giao tiếp mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau.
- Chúng ta sẽ không giao tiếp được với nhau và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối ren. Người nói và người nghe không hiểu nhau.
3.Bài học:(sgk)
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
IV. Phương châm cách thức
1.Ví d 1:(sgk)
* Nhận xét: 
- TN1:Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
- TN2:Chỉ cách nói ấp úng không thành lời.
- Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt.
2. VD2:Có thể hiểu theo 2 cách.
* Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
* Cách 2: Tôi đồng ý với những nhận định của một ( những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy.
-> Nên nói: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
- Hoặc: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
- Hoặc:Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.
3.Bài học:(sgk)
- Khi gt cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ
V. Phương châm lịch sự
1. Ví dụ:(sgk)
2. Nhận xét: 
- Cả hai đều nhận ở nhau sự chân thành và lòng tôn trọng(không phân biệt giàu nghèo sang hèn)
3. Bài học:(sgk)
Trong giao tiếp dù địa vị xh và hoàn cảnh người gtiếp ntn đi nữa thì người nói cũng phải tôn trọng người đó. Không nên vì họ thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.
=> Khi gtiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
VI. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1.Các ví dụ:
1. Đọc lại các ví dụ đã học:
Trừ tình huống phương châm lịch sự. Còn tất cả các tình huống đã học đều không tuân thủ PC hội thoại.
2. Đọc đoạn đối thoại
- Không đáp ứng thông tin(Vi phạm phương châm về lượng )vì không biết rõ năm chế tạo, sản xuất .
-Ba đành phải trả lời 1 cách chung chung như vậy để đáp ứng, tuân thủ PC về chất .
 Cách nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá
3. Bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân an tâm điều trị.(Vi phạm phương châm về chất ) nói ra điều mình không tin là đúng nhưng vì lòng nhân ái nên bác sĩ không thể nào nói khác được.
- Chấp nhận được vì nói dối mà có lợi cho người khác.
 Cách nói ưu tiên cho 1 PC hội thoại hoặc 1 yêu cầu khác quan trọng hơn.
4. Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội dung, nghĩa là vẫn đảm bảo phương châm về lượng.
- Quan niệm người nói đó là :(Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Không nên chạy đua theo tiền bạc mà quên đi bao điều khác quan trọng hơn).
 Gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo 1 hàm ý nào đó.
- hs đọc ghi nhớ
VII. Luyện tập: 
Bài tập 1:
Gợi ý :Ở đây cậu bé mới ba tuổi “tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao” thì ngoài sức của cậu bé (Vi phạm phương châm cách thức)
Bài tập 2: Thái độ lời nói của nhân vật đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự.
Bài tập 3:- 2 cách a,b mắc lỗi ở chổ:
a)Thừa cụm từ:”nuôi ở nhà” vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi ở nhà.
b)Tất cả loài chim đều có hai cánh vì thế câu này thừa cụm từ “có hai cánh”
Bài tập 4: 
a) Nói có sách, mách có chứng
b) Nói dối d) Nói nhăng nói cuội 
c) Nói mò e) Nói trạng 
Bài tập 5: Vi phạm phương châm về lượng 
Bài tập 6: a.Tôn trọng phương châm về chất.
 b.Tôn trọng phương châm về lượng.
 Bài tập 7:
+ Ăn đơm nói đặt: vu khống, bịa đặt.
+ Ăn ốc nói mò: Nói vu vơ, không có bằng chứng.
+ Ăn không nói có: vu cáo, bịa đặt.
+ Cãi chày cãi cối: ngoan cố không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng.
+ Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác.
+Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, nhảm nhí.
+ Hứa hươu hứa vượn : hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo.
Các thành ngư trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm về chất trong hội thoại.
Bài tập 8: 
- Cần suy nghĩ lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp. Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
* Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
* Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
* Một câu nhịn là chín câu lành
Bài tập 9: 
- Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là: Nói giảm nói tránh
VD:- Chị cũng có duyên( Nói giảm nói tránh) - Thực ra là xấu
 - Bài viết chưa được hay lắm.
Bài tập 10: a)Nói mát b) Nói hớt 
 c) nói móc; d) nói leo; e) nói ra đầu ra đũa.
-Các từ ngữ chỉ cách nói trên liên quan đến phương châm lịch sự( a,b,c,d); và phương châm cách thức ( e).
Bài tập 11: 
a, Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó nhưng không thuộc đề tài đang trao đổi thì dùng cách diễn đạt trên( phương châm quan hệ)
b, Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe những điều mình sắp nói
( phương châm lịch sự).
c, Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng , tuân thủ phương châm lịch sự
3. Củng cố, dặn dò: GV cho hs nhắc lại 2 nội dung bài học ở sgk
 Học kỉ bài, làm bài tập 4.5 
 Chuẩn bị :”Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”
 Đọc bài và chuẩn bị theo nội dung câu hỏi sgk 
C. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................. ... ản được giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức được quan niệm sống của tác giả về gí trị cuộc sống, bài học, ý nghĩa đích thực của đời sống rút ra từ câu chuyện.
- Suy nghĩ sáng tạo.
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Động não: Suy nghĩ về nhan đề và chiêm nghiệm của nhân vật
- Thảo luận nhóm, tìm và phân tích những điều sâu sắc nhất rút ra từ câu chuyện
D. Tiến trình lên lớp 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản 
Hoạt động 1
 Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trên giường bênh 
- Vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng được Nhĩ cảm nhận như thế nào, bắt đầu từ đâu ?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả đó? Tại sao tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh như vậy?
GV bình
- Đọc đoạn cảnh chăm sóc Nhĩ của Liên và suy nghĩ của Nhĩ. Hoàn cảnh của Nhĩ bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông vào sự chăm sóc của vợ con. Trong buổi sáng đó như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra rằng thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa. 
 + Câu hỏi của Nhĩ với Liên “đêm qua gần sáng em có nghe thấy gì không ?”, “Hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ ?”
+ Liên cảm nhận điều ấy và lảng tránh trả lời
- Từ hoàn cảnh của mình Nhĩ phát hiện ra quy luật giống như nghịch lý của đời người. Đầu tiên là cảm nhận của anh về Liên ?
- Qua đó em thấy vẻ đẹp nơi bến quê ntn
- Từ đó em hiểu gì về nv Nhĩ
- NV Nhĩ hiện lên trong các mối quan hệ nào
- NV Liên được mtả ntn, qua những chi tiết nào
- Qua nv Liên em thấy h/ả người phị nữ xuất hiện với những vẻ đẹp nào.
- Để cảm nhận điều đó tg sử dụng biện pháp NT gì.
- Qua đó em thấy Nhĩ có một gia đình ntn.
- Hàng xóm đã giúp anh những gì.
- Em có nhận xét gì về tình làng nghĩa xóm
- Nhĩ thực hiện ước mơ của mình bằng cách nào?
- Trong quan hệ xã hội Nhĩ có những suy tư sâu sắc, đoạn văn nào thể hiện suy tư này
- Em hiểu những suy tư đó ntn. Từ đó em hiểu điều đáng quý ở Nhĩ là gì.
- Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Nhĩ mong ước điều gì?
- Mơ ước đó có thực hiện được không?
- Từ đó Nhĩ hiểu được gì về quy luật của c/đ
- Tại sao Nhĩ có niềm khao khát đó? Có ý nghĩa như thế nào?
- Hình ảnh cuối truyện tác giả tập trung miêu tả cử chỉ nhân vật Nhĩ với vẻ khác thường điều đó có ý nghĩa gì?
- Từ đó nhà văn NMC đã gửi gắm điều gì qua nv Nhĩ, cách gửi gắm đó có gì đặc sắc.
- Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu đã chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm gì của nhà văn ?
- Nêu các hình ảnh có nghĩa biểu tượng trong tác phẩm ?
- Thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê ?
- Tìm 1 số bài ca dao, bài thơ, bài hát ca ngợi về q/h
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh vật nơi làng quê
* Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên
- Màu hoa bằng lăng
- màu nước sông Hồng
- Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu
à Cảnh vật được miêu tả qua cách nhìn của Nhĩ (trên giường bệnh) qua khung cửa sổ. Cảnh vật theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều rộng, sâu.
- Cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế.
à Miêu tả tỉ mĩ từng chi tiết màu sắc. Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
à Sinh động ,gợi cảm ,bình dị, gần gũi quen thuộc.
- Con người đi đây đó nhiều nơi khi sắp từ giã cõi đời bỗng nhận ra những vẻ đẹp bình dị gần gũi quanh ta có thể là xa lạ nếu ta không thực sự sống với chúng.
à Từng trải am hiểu cuộc sống. Tha thiết mến yêu cuộc sống quê hương.
2. Tâm trạng nhân vật Nhĩ và con người nơi làng quê.
* Quan hệ gia đình:"Từ Nhĩ khó nhọc đến mấy đồng bạc"
- Cảm nhận về Liên 
+ Hình dáng,cử chỉ: những ngón tay...mòn lõm.
+Lời nói:anh cứ yên tâm.....trong gian nhà này
=> Dịu dàng, nhẫn nại, giàu tình yêu thương, tần tảo và đức hy sinh -> Nơi nương tựa chính là gia đình
- NT: So sánh
à Hạnh phúc, biết cảm nhận và trân trọng tình thương yêu ruột thịt
* Quan hệ làng xóm:"phần còn lại"
- Bọn trẻ: giúp anh đặt bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao mông, lấy gối đặt sau lưng,..
- Ông giáo Khuyến: sáng nào cũng ghé vào thăm...
à Vô tư, trong sáng, giàu cảm thông chia sẻ,
" Họa chăng anh đã từng..không bao giờ giải thích hết"; "Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên...trong những ngày này"
- Đó là những suy tư về vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của c/s
à Luôn quý trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của c/s quê hương. GĐ là chỗ dựa vững chắc, là tổ ấm của mỗi con người.
- Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông :
- Nhờ con trở lại bãi bồi bên kia sông mà mình chưa một lần đặt chân tới...
- Nhĩ nhận ra những nghịch lý của cuộc đơi:
- Đã từng đi đây đó mà cuối đời bị cột chặt vào giường bệnh vì 1 căn bệnh quái ác.
- Từng đi khắp mọi xó xỉnh mà bãi bồi bên kia sông lại chưa 1 lần đặt chân tới
- Nhờ con đến bãi bồi bên kia sông thì con lại sa vào đám người chơi phá cờ dọc đường.
- Ông sống với vợ gần cả c/đời mà ông mới thấu hiểu tấm lòng và đức hi sinh cao cả của vợ
à Sau nhiều năm bôn tẩu tìm kiếmNhĩ tìm thấy nơi nương tựa chính là gia đình. Không những vậy mà còn có cả bà con hàng xóm, lũ trẻ,.Phải chăng gia đình và ngõ xóm là "Bến quê"neo đậu của c/đ mỗi con người.
+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống hay bị con người lãng quên vô tình.
+ Quy luật phổ biến của đời người : “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”
=> Thức tỉnh mọi người hướng về cái giá trị đích thực giản dị mà gần gũi.
- Bộc lộ niềm khao khát sống, và là lời trăng trối trong phú lâm chung.
- Có t/y mãnh liệt vẻ đẹp của q/h, đó cũng chính là t/y cuộc sống
- Biểu hiện sự nôn nóng thúc giục cậu con trai mau lên kẻo lỡ chuyến đò, nhằm thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời.
=> C/đ và số phận mỗi con người thường chứa đầy những nghịch lý khó tránh khỏi
- Biết trân trọng những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi như: bến quê,bãi bồi, vợ con, lũ trẻ,...
- Những chiêm nghiệm và triết lý về đời người được nhà văn gửi gắm qua thế giới nội tâm của nv sắp từ giã cõi đời và nhiều h/ả mang tính biểu tượng.
III. Tổng kết
1 Nội dung :
Suy ngẫm, trải nghiệm về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gẫn gũi của cuộc sống quê hương
2 Nghệ thuật :
- Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: 
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống, của quê hương xứ sở trong những cái gần gũi bình dị
+ Biểu tượng cho sự sống tàn lụi trong những ngày cuối cùng của đời Nhĩ.
+ Biểu tượng cho cái vòng vèo chùng chình trên đường đời
+ ý nghĩa thức tỉnh con người
+ Miêu tả tâm lý tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật tâm trạng nhân vật
- Tự sự+ mtả+b/cảm
- Mtả nv từ đ/s nội tâm
Ca dao: anh đi anh nhớ quê nhà,...
Bài thơ: quê hương(Tế Hanh),...
Bài hát: Về quê (Phó Đức Phương),...
3. Thực hành
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm và nêu chủ đề của truyện 
- Nêu những thành công NT truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
4. Vận dụng:- Nắm chắc nội dung cơ bản
- Bình luận truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
- Chuẩn bị bài ôn tập TV
* Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: /5/2018 
 Ngày dạy: /5/2018
BUỔI 26 ÔN TẬP VỀ NGỮ PHÁP
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
1 Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại và cụm từ(danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)
2. Kĩ năng: 
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
B. Tiến trình lên lớp 
1-	ổn định tổ chức : 
2-	Kiểm tra : Kiểm tra trong giờ
3-	Bài mới :Sự cần thiết phải hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu và các kiểu câu ở tiết tổng kết này.
Hoạt động của thầy & trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
-H/S đọc và trả lời câu 1 SGK trang 145
? Đặt câu có thành phần chính? 
(Nêu rõ nội dung gì ? )
? Các thành phần phụ đã học (trạng ngữ, khởi ngữ ?)
? Cho ví dụ về trạng ngữ?
 ? Cho ví dụ về khởi ngữ?
-H/S đọc 3 VD a, b, c SGK.
? Phân tích các thành phần của câu?
?Thành phần CN, VN, Trạng ngữ, khởi ngữ?
? Tập đặt câu văn, đoạn văn s/d đúng các thành phần của câu?
Hoạt động 2
? Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phàn biệt lập cảu câu?
? Các thành phần biệt lập đó dùng để làm gì?
?Cho VD cụ thể?
-H/S đọc BT2 trang 145
? Chỉ rõ các thành phần biệt lập trong phần a b c d e?
? Tác dụng của nó ntn?
* Thành phần câu
I- Thành phần chính và thành phần phụ
1- Kể tên, nêu dấu hiệu nhận biết
* Thành phần chính: CN; VN
- CN: Thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
- VN: Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? là gì?
* Thành phần phụ:
-Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...
-Khởi ngữ: Thường đứng trước CN nêu lên đề tài của câu nói.
2- Phân tích thành phần của các câu sau:
- Đôi càng tôi/ mẫm bóng.
 CN VN (Tô Hoài)
- Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng
 Tr.N
tôi,/ mấy người học trò cũ/ đến sắp hàng 
 CN VN
dưới hiên rồi đi vào lớp.
 (Thanh Tịnh)
-Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc,/
 K.N
Nó /vẫn là người bạn trung thực, chân 
CN VN
thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng 
không bao giờ biết nịnh hót hay hay độc ác
II- Thành phần biệt lập
1- Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết:
-Thành phần tình thái
-Thành phần cảm thán
-Thành phần gọi - đáp
-Thành phần phụ chú
®Dấu hiệu nhận biết: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc nói trong câu?
2-Tìm thành phần biệt lập:
a)Có lẽ: Tình thái
b)Ngẫm ra: Tình thái
c)Dừa xiêm thấp lè tè quả tròn...dừa nếp....dừa lá đỏ.....(Thành phần phụ chú)
d) Bẩm: gọi - đáp
Có khi: Tình thái
e)Ơi: Gọi - đáp.
C. củng cố
- Y/c phần luyện tập thực hiện trong quá trình tổng kết ® Đây là tiết tổng kết, hoạt động 4 xen lẫn vào quá trình tổng kết các nội dung và các bài tập đã làm trong tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập nội dung 2 tiết tổng kết và giải quyết các bài tập đã yêu cầu.
Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_75_nam_hoc_2019_20.doc