Giáo án dạy Tuần 25 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 25 - Môn Ngữ văn 9

Tiết 114 – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ

TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

II: Chuẩn bị

- GV soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng bảng phụ

- Hs chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk

III: Các hoạt động dạy học

- Ổn định lớp: 5 P

- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một vấn dề tư tưởng đạo lí ? Yêu cầu về nội dung, hình thức của bài ?

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 25 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 27/2/2011
G: 28/2/2011
Tiết 114 – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I.	Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
II: Chuẩn bị
- GV soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
- Hs chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp: 5 P
- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một vấn dề tư tưởng đạo lí ? Yêu cầu về nội dung, hình thức của bài ?
- Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài
- Gv sử dụng bảng phụ
- Hs đọc các đề bài
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Hs trao đổi bàn trả lời
? Với dạng đề không có mệnh lệnh em sẽ làm như thế nào ?
- HS trình bày ý hiểu
- GV Nh­ vËy khi ®Ò bµi chØ nªu lªn ng¾n gän 1 t­ t­ëng, ®¹o lý mµ kh«ng nªu y/c, mÖnh lÖnh cô thÓ. Tøc lµ ngÇm ý ®ßi hái ng­êi viÕt lÊy vÊn ®Ò t­ t­ëng, ®¹o lý Êy lµm néi dung, nhan ®Ò ®Ó viÕt mét bµi NL. Nh­ v©þ, khi gÆp kiÓu ®Ò nµy, ph¶i vËn dông linh ho¹t c¸c phÐp gi¶i thÝch, CM hoÆc b×nh luËn ®Ó viÕt.
- Gv So sánh với đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Gv yêu cầu hs tự nghĩ ra một đề bài tương tự
- Hs trình bày
- Gv ghi lên bảng, hs nhận xét
Hoạt động 2: Cách làm bài nghị luận
- Hs dọc đề bài sgk, GV ghi lên bảng
? Bước đầu tiên ta cần phải làm gì ?
? Tính chất của đề bài trên là gì ?
? Về nội dung đề yêu cầu người viết làm gì?
- Gv “suy nghĩ”ở đây là yêu cầu người viết thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
? Để làm được đề bài trên, người viết cần có những tri thức nào ?
? Theo yêu cầu của đề bài trên bài viết cần có những ý nào ?
- Hs trình bày
- Gv sử dụng bảng phụ chốt lại phần tìm ý
* Giải thích nghĩa đen:
+ Nước: sự vật tự nhiên, thể lỏng, không màu , không mùi , có vai trò q.trọng trong đ/s (nhất nước nhì phân tam cần tứ giống).
+ Nguồn: là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy
* Giải thích nghĩa bóng
+ Nước: là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, non sông gấm vóc, thống nhất hòa bình...) cho đến các giá trị tinh thần văn hóa (văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật...) 
+ “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình...
? Sau khi tìm ý song ta phải làm gì ?
- HS Lập dàn bài 
- Gv cho hs đọc dàn bài đã chuẩn bị.
- Hs nhận xét
- GV đưa ra bảng phụ dàn ý tham khảo
? Sau khi lập song dàn bài ta tiến hành làm gì?
- Hs viết bài
? Em sẽ viết bài theo bố cục ntn ?
- HS: bố cục: MB, TB, KB.
? Theo em ta có thể viết mở bài theo những cách nào ?
- Hs trình bày theo sgk
- Gv cho hs tập viết một đoạn phần thân bài: Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ
- Hs trình bày, nhận xét
- GV nhận xét:
? Em sẽ viết phần kết bài ntn ?
- Hs trình bày sgk	
? Sau khi viết bài song ta phải làm gì ?
- HS đọc lại và sửa chữa
? Theo em bước này có cần thiết không ? Nó có ý nghĩa ntn?
? Qua việc tìm hiểu trên em thấy muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần phải làm gì ?
- HS trình bày ghi nhớ sgk
- Gv trình bày, giải thích lại cho hs
Hết tiết 114
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Đề bài: SGK
2. Nhận xét
* Giống nhau: các đề đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Khác nhau: 
- Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh là:
+ Đề 1: Suy nghĩ từ truyền ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
+ Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn
+ Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao “công cha như... chảy ra”
- Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: các đề còn lại: 2,4,5,6,7,8,9
 Ph¶i vËn dông linh ho¹t c¸c phÐp gi¶i thÝch, chøng minh hoÆc b×nh luËn ®Ó viÕt.
Ví dụ: 
a. Có kèm theo mệnh lệnh
- Bàn về chữ hiếu
- Suy nghĩ về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
b. Không kèm theo mệnh lệnh
- Ăn vóc học hay
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
- Lòng nhân ái
- Lá lành đùm lá rách
II: Cách làm bài nghị luận về một vấn dề tư tưởng, đạo lí
 Cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Tìm hiểu đề.
- Tính chất của đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Yêu cầu về nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Tri thức cần có: 
b. Tìm ý
- Giải thích nghĩa đen: (ngắn gọn)
+ Nước: sự vật tự nhiên, thể lỏng, không màu + Nguồn: là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy
- Giải thích nghĩa bóng
+ Nước: là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, 
+ “Nguồn” là những người làm ra thành quả, 
- Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” Người được hưởng thành quả phải biết ơn người làm ra nó.
- “Nhớ nguồn” là lương tâm, trách nhiệm đối với nguồn. là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo, là không vong ân bội nghĩa, là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới.
- Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
- Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam. 
2. Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội
b. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
- Nhận định, đánh giá (tức bình luận)
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người
+ Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn
+ Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
c. Kết bài
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
3. Viết bài
a. Mở bài: SGK
Ví dụ:
- Dân tộc Việt Nam có nhiều câu tục ngữ thể hiện đạo lí làm người. Một trong những câu đó là câu “”Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn những người đã làm nên thành quả để chúng ta hưởng thụ
b. Thân bài: SGK
- Giải thích nghĩa bóng:
“Uống nước” là chúng ta hưởng thụ những thành quả vật chất, tinh thần. “Nguồn” là nguồn gốc, cội nguồn của những thành quả. “Nhớ nguồn” là thành qủa không tự nhiên mà có, đó là do cha ông ta đã hàng ngàn năm xây dựng nên, do đó người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn và phát huy các thành quả của người làm ra chúng.”
c. Kết bài: SGK
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
 SGK
* Ghi nhớ sgk 54
Củng cố: Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
Dặn dò: Học bài, chuẩn bị phần III: Luyện tập
S: 28/2/0211
G:1/3/2011
Tiết 115 – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I.	Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh thực hành làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
II: Chuẩn bị
- GV soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
- Hs chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp: 5 P
- Kiểm tra bài cũ: Nêu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?
- Bài mới
Hoạt động 1
III: Luyện tập
	Bài tập sgk : 55 Lập dàn bài cho đề 7 ở mục 1: 
- Gv cho hs đọc yêu cầu của bài tập
- Hs sinh trao đổi theo bàn làm bài tập
- Gv gợi ý hs phải biết phân tích, giải thích để tìm ý
- HS trình bày dàn bài, Lớp nhận xét góp ý
- GV nhận xét, đưa ra dàn bài tham khảo
1. Mở bài
	Giới thiệu về mục đích của việc học, ý nghĩa của tinh thần tự học.
2. Thân bài
a. Giải thích:
* Học là gì
Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức:
- Học tập dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo: hoạt động này diễn ra trong những không gian cụ thể, thời gian cụ thể, những điều kiện và những qui tắc cụ thể...
- Tự học: dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng.
Hình thức học này không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời.
* Tinh thần tự học là gì
- Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập.
- Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.
- Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể.
- Là khiêm tốn, học hỏi ở bạn bè và những người khác.
b. Dẫn chứng:
- Các tấm gương trong sách báo
- Các tấm gương ở bè bạn xung quanh mình.
3. Kết bài:
Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
Hoạt động 2:
- Gv cho hs tập viết đoạn văn phần Thân bài: Giải thích học là gì, tinh thần tự học
- HS trình bày đoạn văn, lớp nhận xét
- GV nhận xét, đọc đoạn văn tham khảo
	Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó. Do đó mọi sự học luôn luôn là tự học. Ai học thì người ấy có kiến thức, không có chuyện ai học hộ cho ai được. Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập cảu mỗi người.
Củng cố: Dàn bài của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?
Dặn dò: Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
S: 1/3/2011
G: 2/3/2011
TIẾT 116 : VĂN BẢN – MÙA XUÂN NHO NHỎ
 - Thanh Hải - 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 Giúp h/s:
 - Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân cảu thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ. 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục lòng Yêu thiên nhiên, biết sống vì người khác.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng
 2. HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: 5 P 
2. Bài cũ: Phân tích hình tượng con cò qua các đoạn thơ trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?
3. Bài mới: 
 Mỗi khi tết đến, xuân về chúng ta lại được nghe bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải. Bài thơ ntn hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để thấy được nhà thơ muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản: 10 P
Gv: Nêu vài nét về tác giả Thanh Hải?
Gv: Bài thơ được viết trong t.gian nào?
- HS nêu những nét chính về tác giả tác phẩm
- GV chốt lại các ý chính
- GV hướng dẫn h/s đọc bài thơ
Phần đầu giọng say sưa trìu mến
Phần 2: Nhịp nhanh hối hả phấn chấn
Phần cuối giọng tha thiết trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện 
GV đọc mẫu, hs đọc nhận xét.
Gv: Cho h/s tìm hiểu từ khó sgk
Gv: Cho h/s đọc từ khó trong phần chú thích
Gv? Văn bản có thể chia làm mấy phần? ND của từng phần? 
Gv? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? PTBĐ của văn ?
- HS : 5 chữ, biểu cảm- miêu tả
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản: 20 P
-Gv: H/S đọc 6 câu thơ đầu:
Gv? Mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng vơi ý nghĩa gì ?
Gv ? H/ả mùa xuân được t/g phác họa ntn?
Gv ? Cấu tạo ngữ pháp của hai câu thơ đầu có gì đặc biệt?
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
- HS nhận xét: Đảo Vị ngữ
Gv? Động từ mọc đặt ở đầu câu kết hợp nghệ thuật đảo ngữ có ý ng ... tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, gần với các điệu dân ca, âm hưởng nhẹ nhàng , Gieo vần liền 
- Hình ảnh tự nhiên giản dị giàu biểu trưng
- Cấu tứ chặt chẽ 
2. Nội dung
* Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập
1. học thuộc lòng bài thơ
2. Viết đoạn văn
2 P
* Củng cố: Tâm niệm cảu nhà thơ được thể hiện ntn ?
* Dặn dò: Học bài,
 Soạn bài “Viếng lăng Bác” Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
S:4/3/2011
G: 5/3/2011
TIẾT 117 – VĂN BẢN : VIẾNG LĂNG BÁC
 - Viễn Phương - 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 - Cảm nhận được niềm xúc động, thiêng liêng, tấm lòng tha tiết thành kính của tác giả đối với Bác. Thấy được những đặc điểm nổi bật của bài thơ
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình. 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục lòng Kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 2. HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: 5 P 
2. Bài cũ: Phân tích hình tượng con cò qua các đoạn thơ trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
 Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung 10 p
Gv: Cho h/s tìm hiểu chú thích
G/v? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- Hs trình bày, GV chốt lại ý chính, yêu cầu hs xem thêm sgk
GV hướng dẫn đọc: thành kính, trang nghiêm, trầm lắng thể hiện nỗi đau xót lẫn niềm tự hào 
GV đọc mẫu, h/s đọc, nhận xét, Gv nhận xét,bổ sung.
Gv: Cho h/s đọc vài từ khó
Gv? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? 
- Hs chia bố cục, nêu nội dung
Gv: Từ mạch cảm xúc này em nhận xét về bố cục của bài thơ?
- HS Đơn giản, tự nhiên, hợp lý.
GV? Nhận xét về thể thơ và ptbđ ?
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: 25 p
Gv? trình tự biểu hiện cảm xúc bao chùm bài thơ của t/g ntn? 
- HS Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi t/g vào lăng viếng Bác.
Trình tự: ngoài -> trong
Gv: Cho h/s đọc đoạn thơ I:
Gv? Câu thơ đầu cho ta biết điều gì?
- Tự sự, thông báo, kể chuyện g.dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương.
Gv: Tác giả xưng hô như thế nào? Nhận xét cách xưng hô của tác giả?
- HS Thể hiện tình cảm vừa thành kính vừa gần gũi (Con: miền Nam gần gũi)
Gv: Tại sao ở nhan đề là viếng ở câu đầu lại dùng “thăm” ? 
- Thăm như con về thăm cha , thăm nơi nghì thăm chỗ Bác nằm ( Nỗi đau cố giấu nhưng giọng thơ vẫn ngậm ngùi)
Gv: H/ả đầu tiên tác giả quan sát & cảm nhận là gì?
GV Là h/ả hàng tre bát ngát trong sương
trong sương gợi sự nóng lòng hồi hộp nhà thơ đến lăng từ rất sớm 
Gv: H/ả hàng tre trong sương sớm gợi lên điều gì?
- GV Thép mới viết: tre mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất. Biểu tượng của sức sống bề bỉ kiên cường h/ả hàng tre mang màu đất nước hội tụ về giữ giấc ngủ bình yên cho Người như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác 
- Gv: Cho học sinh đọc khổ hai 
Gv: Phân tích sự khác nhau giữa 2 h/ả mặt trời, b.pháp NT nào được sử dụng? t/d của chúng?
- HS
- Mặt trời thiên nhiên ngày ngày đi qua lăng Bác -> Mặt trời là ánh sáng, nguồn sồng cho mọi sinh vật trên trái đất 
- Mặt trời trong lăng là ẩn dụ 
GV hình ảnh mặt trời ẩn dụ nói lên điều gì ?
- HS trao đổi trả lời
Gv: H/ả tiếp theo gây ấn tượng là h/ả gì? 
- H/ả dòng người vào lăng viếng Bác
Gv: Theo em hình ảnh nào là hình ảnh thực 
- HS: Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực 
- Kết tràng ....xuân : ẩn dụ Mỗi người với nỗi nhớ thương là một đóa hoa kềt nên tràng hoa dâng 7mươi 9 mùa xuân 
GV hình ảnh ẩn dụ thể hiện điều gì ?
Gv: Cho h/s đọc khổ 3
Gv: Về thời gian, không gian , địa điểm có gì khác so với 2 khổ thơ trên?
- HST/g ở trong lăng, quan sát, cảm nhận và suy nghĩ
Gv: h/ả vầng trăng sáng dịu hiền gợi điều gì?
- Hs nêu ý hiểu
GV câu thơ “vẫn biết trời xanh..” có nghĩa là gì ?
- Hs nêu ý hiểu
Gv: Tại sao nhà thơ vẫn thấy nhói đau ở con tim dù biết đó là quy luật của tạo hóa ? 
- GV Không ai tin là sự thật, tình cảm tiếc thưong vô hạn của nhân dân. Đặc biệt là nhân dân MN day dứt khôn nguôi bởi không được: Rước Bác vào thăm thấy Bác cười.
- Hs đọc khổ 4
Gv: Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về miền Nam là gì? 
- HS Làm con chim, bông hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu.
GV biện pháp nghệ thuật nào được sử dung trong khô 4 ?
Gv: Điệp ngữ “muốn làm” nói lên điều gì?
- HS Mong muốn mãnh liệt muốn được gần Bác mãi mãi canh giấc ngủ cho Bác.
Hoạt động 3: Tổng kết 3 P
GV nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ?
- HS nhận xét 
- GV bổ sung một số nét nghệ thuật
GV nêu nội dung chính của bài thơ ?
Gv: Cho h/s đọc ghi nhớ 
Hoạt động 4: Luyện tập
- BT 1 Gv yêu càu hs học thuộc lòng bài thơ
- BT 2 (nếu còn thời gian) Gv: H/S viết 1 đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3
- HS trình , nhạn xét
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: : Tên khai sinh:Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928.Quê tỉnh An Giang.
b. Tác phẩm: Sáng tác 1976, in trong “Như mây mùa xuân” năm 1978.
2. Đọc, giải thích từ khó
3. Bố cục: 4 phần
- P1: Khổ 1: cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng
- P2: Khổ 2: cảm xúc trước hình ảnh dòng ngừơi vào lăng viếng Bác
- P3: Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng đứng trước Bác 
- P4: khổ 4: cảm xúc khi sắp trở về Miền Nam 
4. Thể thơ, Phương thức biểu đạt
- Tám chữ
- Miêu tả, biểu cảm
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Khổ thơ 1: cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng
“Con ..ra thăm...”
- Thông báo thể hiện nỗi xúc động, bồi hồi của người con miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Con: Thể hiện tình cảm vừa thành kính vừa gần gũi 
- Hàng tre: bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng
-> Hình ảnh quen thuộc của Làng quê của đất nước Việt Nam là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc
2. Khổ thơ 2: cảm xúc trước hình ảnh dòng ngừơi vào lăng viếng Bác
“Ngày ngày mặt trời....
 ...............mặt trời trong lăng...”
- Mặt trời 1: là hình ảnh thực
- Mặt trời 2: là hình ảnh ẩn dụ
-> Sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) vừa thể hiện sự ton kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác
 “Dòng người........
 .............. mùa xuân”
- Dòng người... là hình ảnh thực
- Kết tràng hoa...là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo
-> Thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta dối với Bác
3. Khổ thơ 3: cảm xúc khi vào trong lăng đứng trước Bác 
 “Bác nằm trong...
 ................dịu hiền”
- Yên tĩnh, trang nghiêm
- Vầng trăng dịu hiền: Tâm hồn thanh cao sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”
- Hình ảnh ẩn dụ -> Bác còn mãi với non sông đất nước như trờì xanh còn mãi.
“Mà sao nghe nhói..”
-> Thể hiện trực tiếp nối đau xót vì sự ra đi của Bác
4. Khổ thơ 4: cảm xúc khi sắp trở về Miền Nam
- Muốn làm con chim ca hót
- Muốn làm đóa hoa tỏa hương
- Muốn làm cây tre trung hiéu
 Điệp ngữ
=> Diễn tả tâm trạng lưu luyến cảu nhà thơ muốn được ở mãi bên Bác
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào
- Hình ảnh thơ sáng tạo: hình ảnh thực ẩn dụ, biểu tượng
2. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
1. Bài 1: Về nhà
2. Bài tập 2: Viết đoạn văn
2 P
* Củng cố: cảm xúc của tác giả khi sắp trở về Miền Nam ?
* Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, phần phân tích
 - Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 
S: 6/3/2011 G: 7/3/2011
TIẾT 118: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I: Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu rõ bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Nhận diện và phân tích một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
- Rèn kỹ năng thực hành tìm hiểu các yêu cầu của bài nghị luận truyện, đoạn trích.
II: Chuẩn bị
-GV: SGK- SGV, giáo án
- HS: Đọc trước bài
III: Các hoạt động dạy học
- ổn định tổ chức : 
- Kiểm tra : ( 5 phút)
Câu hỏi: Cách làm bài về vấn đề tư tưởng đạo lí?
-Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) (25 phút)
- GV thuyết trình :
 Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của bài văn nghị luận. Chính nó là mạch ngầm làm nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn.
? HS đọc bài văn SGK 61. Vấn đề nghị luận của bài văn ? Phân tích đánh giá về nhân vật nào ? Đặt nhan đề khác ?
 + Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa 
 + Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu.
 + “Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ ..”
? Tóm tắt các luận điểm của vấn đề nghị luận? Thông qua tác phẩm đánh giá anh thanh niên ở tính cách nào ?
? Hình thức của bài nghị luận ?
 + Bố cục 5 phần : Đoạn đầu nhận xét khái quát về các nhân vật trong truyện. Đoạn 2 phân tích tính cách yêu đời, yêu nghề, trách nhiệm cao. Đoạn 3 phân tích đặc điểm thàm người đáng yêu. Đoạn 4 phân tích đức tính khiêm tốn của anh thanh niên. Đoạn 5 khái quát về nghệ thuật và chủ đề của truyện qua hình tượng anh thanh niên.
? Nhận xét về cách trình bày các luận điểm ở từng phần ?
 + Các luận điểm nêu rõ tính cách của nhân vật được nêu ở đầu đoạn theo phép diễn dịch.
 + Triển khai luận điểm chủ yếu bằng dẫn chứng có kết hợp đánh giá và bình luận nhỏ.
? Từ các nhận xét trên em hiểu gì về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ?
- HS đọc
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập (13 P)
- Hoạt động nhóm:
- Đọc đoạn văn SGK 63. Xác định vấn đề nghị luận của bài văn? 
- Tác giả đã trình bày vấn đề nghị luận như thế nào ?
 + Phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc.
 + bài viết làm sáng tỏ nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hy sinh cao quý.
- HS trình bày bài làm của mình theo câu hỏi SGK63.
- GV đánh giá, bổ sung và cho điểm.
I- Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích :
1- Bài văn :
- Vấn đề nghị luận :Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.
- Các luận điểm chính:
+ Đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
 + Đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
 + Có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng rất khiêm tốn.
- Bố cục : 5 phần
- Các luận điểm được nêu cụ thể có lập luận rõ ràng. Trình bày theo lối diễn dịch.
2- Ghi nhớ :
SGK 63
II- Luyện tập :
1- Vấn đề nghị luận
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này 
2- Những ý kiến 
- Phân tích nội tâm, hành động.
- Hiểu thêm nội tâm của nhân vật, diễn biến nội tâm của nhân vật chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.
- Hay: cái chết chỉ là kết quả của một “cuộc chiến đấu giằng xé” trong tâm hồn của nhân vật.
2 P
- Củng cố : - Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
- Hướng dẫn về nhà : \
Tóm tắt nội dung và nghệ thuật các tác phẩm truyện đã học từ lớp 8 đến lớp 9. 
Chuẩn bị : Cách làm bài nghị luận về taccs phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_25_mon_ngu_van_9.doc