Giáo án dạy Tuần 26 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 26 - Môn Ngữ văn 9

Tiết 119 : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 Giúp h/s:

 - Biết cách viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng Thực hành các bước khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Cách tổ chức triển khai các luận điểm

II. CHUẨN BỊ:

1. GV soạn giáo án, bảng phụ

2. HS tự học trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp: 5 P

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đonạ trích)

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 26 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 7/3/2011 G: 8/3/2011
Tiết 119 : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 Giúp h/s:
 - Biết cách viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng Thực hành các bước khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Cách tổ chức triển khai các luận điểm
II. CHUẨN BỊ:
GV soạn giáo án, bảng phụ
HS tự học trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: 5 P
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đonạ trích) 
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài 5 P
Gv: sử dụng bảng phụ
H/S đọc các đề bài t
Gv? Các đề bài trên y/c NL về vấn đề gì?
Đ1: Thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
Đ2: NL về diễn biến cốt truyện
Đ3: NL về thân phận Thúy Kiều
Đ4: NL về đ/s tình cảm gia đình trong chiến tranh.
Gv chốt vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện 
- Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, NT của truyện.
Gv? Các từ suy nghĩ, phân tích đòi hỏi phải làm khác nhau ntn?
- Hs trả lời , nhận xét
- Suy nghĩ: xuất phát từ sự cảm thụ, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Phân tích: xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách làm bài 
20 P
- H/S đọc đề bài trong SGK nhắc lại các bước làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí 
Gv: Đề thuộc loại NL vấn đề gì? 
Gv: Đề yêu cầu NL vấn đề ntn?
- Hs trả lời
Tìm ý:
Gv:? Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai ? 
- HS Yêu làng, yêu nước.
Gv:? T/y làng yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong những tình huống nào?
- Ông Hai vào phòng thông tin của huyện (nơi tản cư còn là vùng tự do) để nghe đọc báo, nắm tin tức kháng chiến.
- Trên đương đi ông gặp những người tản cư ở dưới xuôi lên. Ông Hai hỏi thăm tình hình. Một người đàn bà nói cho ông biết Pháp tấn công vào làng chợ Dầu. Làng chợ Dầu yêu quý của ông trở thành Việt Gian theo Tây
- Niềm vui khi tin đồn được cải chính 
Gv:? T/cảm ấy có điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ?
- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
Gv:? Những chi tiết NT nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng & lòng yêu nước đó?
GV?Phần mở bài cần phải làm gì?
G.thiệu truyện ngắn làng và nhân vật ông Hai.
Đánh giá đó là tác phẩm ntn
Gv: Phần thân bài cần làm gì?
Triển khai các nhận định về t/y làng, yêu nước của ông Hai.( luận điểm) 
Gv: Phần kết bài sẽ làm gì?
- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi XD nhận vật ông Hai.
Gv: Khi viết bài phần mở bài cần cần chú ý điều gì
- Giới thiệu ngắn gọn
- Nêu được vấn đề mình sẽ phân tích 
Gv: Có những cách nào khí làm phần mở bài?
- Đi từ khái quát -> cụ thể
- nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết.
Gv: Ở phần thân bài cần làm gì?
- Nêu các nhận xét, ý kiến của mình về t/y làng, lòng yêu nước của nhân vật ông Hai
- Giữa các luận điểm đoạn văn có sự liên kết.
Gv: Nhận xét phần kết bài?
Nêu nhận định, đánh giá chung ý kiến riêng của người viết
Gv: Phần đọc lại bài viết và sửa bài cần làm gì?
Hoạt động 3: Luyện tập: 15 P
Gv: Cho H/S đọc đề bài:
Gv: Cho học sinh nhắc lại nội dung truyện Lão Hạc 
Gv: gợi ý nội dung
Gv: Cho H/S viết phần Mở bài 
H /s trình bày, nhận xét
Gv: nhận xét, chữa bổ sung. 
Gv: nhận xét, chữa bổ sung. 
I. Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Đề bài SGK
2. Nhận xét
- Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Đề 2: Phân tích diễn diễn biến cốt truyện
- Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều
- Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
=> Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, NT của truyện.
- Suy nghĩ: xuất phát từ sự cảm thụ, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Phân tích: xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
 Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề
- Thể loại: nghị luận về tác phẩm truyện
- Yêu cầu nghị luận: nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện 
* Tìm ý:
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
- Tình huống: Tình cờ ông Hai nghe tin làng chợ Dầu yêu quý của ông trở thành Việt Gian theo Tây.
 Niềm vui khi tin đồn được cải chính 
- Tâm trạng 
- Cử chỉ
- Hành động
- Lời nói
2. Lập dàn ý: SGK
a. Mở bài : 
b. Thân bài : 
c. Kết bài : 
3. Viết bài:
a. Mở bài 
- Đi từ khái quát đến cụ thể
- Nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết.
b. Thân bài: trình bày các luận điểm
c. Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
Đọc lại bài – sửa lỗi
Sửa lỗi liên kết
Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.
Cho H/S đọc phần ghi nhớ. 
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn lão Hạc.
Nội dung 
Xã hội VN thời phong kiến 
Nhân vật Lão Hạc với cuộc sống 
Tâm trạng của lão sau khi bán cậu vàng
Cái chết của lão
Nhân vật ông giáo và Binh Tư 
- Nghệ thuật xây dựng truyện
* Củng cố: Các bước làm bài NL về tp truyện (Hoặc đoan trích)
* Dặn dò: Học bài,
 Soạn bài phần luyện tập Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
 ( hoặc đoạn trích) 
S: 8/3/2011 G: 9/3/2011
TIẾT 120 : LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ 
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 Giúp h/s: củng cố tri thức về Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 
II. CHUẨN BỊ:
GV soạn giáo án, bảng phụ
HS tự học trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: 5 P
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đonạ trích) 
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của H/S 5 P
Hoạt động 2: Gv cho h/s lập dàn ý 32 P
H/S đọc đề bài trong SGK
H/S suy nghĩ và lập dàn ý chi tiết.
Gv: Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì?
Đề yêu cầu: cảm nhận về đoạn trích: Chiếc lược ngà
Gv Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng p.hướng làm bài?
Chú ý: Từ cảm nhận, từ đoạn trích Chiếc lược ngà”
Gv Em biết gì về h/c LS miền Nam trước đây khiến cho nhiều người phải chịu mất mát về gia đình?
Gv Nêu nhận xét ý kiến về 2 nhân vật ông Sáu & bé Thu trong đoạn trích?
- Những mất mát thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh & nghị lực, niềm tin.
Gv Những đặc điểm cụ thể của tình cha con ông Sáu? 
Chú ý: Chi tiết, cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng.
- Hành động bất ngờ khi nhận ba ở giờ phút chia tay.
- NT tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết có t/d gợi cảm ntn?
Gv: Cho học sinh lập dàn ý của từng phần 
Hs trình bày, nhận xét
Gv đưa ra dàn ý tham khảo
I: Chuẩn bị ở nhà
II: Luyện tập trên lớp
 Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 Hãy lập dàn ý chi tiết
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác phẩm “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, trích là ở phần giữa câu truyện, 
b. Thân bài: Tình cảm cha con sâu nặng.
*Luận điểm 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách.
- Diễn biến, tâm lí của Thu (thái độ, tình cảm) trước khi nhận ra ông Sáu là cha, sau khi nhận ra ông Sáu là cha
- Nỗi khát khao gặp lại con của anh Sáu. Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà
*Luận điểm 2: Niềm yêu quý và thương nhớ con khi ở chiến khu
- Ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con
- Nhớ lời dặn của con... tìm một khúc ngà voi làm chiếc lược cho con.
- Nhưng rồi ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược.
*Luận điểm 3: Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác phẩm.
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều bất ngờ nhưng hợp lí
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lí, tinh tế.
- Kể xen miêu tả. Giọng kể giầu cảm xúc, chân thực, sinh động, 
C. Kết bài
- Truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
2 P
* Củng cố: - Nghị luận về tác phẩm truyện cần chú ý điều gì? 
* Dặn dò: Học bài,
 Soạn bài Sang thu, đọc trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Làm ở nhà)
I: Mục tiêu cần đạt
- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng lsmf bài văn gnhij luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Biết vận dụng các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh .. để làm bài
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn (bố cục, diễn đạt, chính tả..)
II: Chuẩn bị 
- GV ra đề kiểm tra, xây dựng đáp án, hướng dẫn chấm
- HS xem lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
III: Nội dung kiểm tra
	Đề bài : Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
IV: Đáp án, hứng dẫn chấm
1. Yêu cầu về kĩ năng
	HS làm viết được bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng xác đáng, văn viết mạch lạc. Không mắc lỗi chính tả (1 điểm)
2. Yêu cầu về kiến thức
	HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt được một số ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận: tác phẩm thể hiện tình cảm gia đình, tình cha con rất sâu nặng (1 điểm)
- Nêu được các luận điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện (7 điểm)
+ Hoàn cảnh nước ta thời kì đó có nhiều người như ông sáu phải xa nhà đi chiến đấu (1 điểm)
+ Ông Sáu là một người cha rất yêu thương con (2,5 điểm)
 Mong nhớ được gặp con, quan tâm chăm sóc con, ân hận vì đã dánh con, tỉ mẩn làm cho con chiếc lược ngà, khi hi sinh chỉ nhớ về con kịp trao chiếc lược ngà cho đồng đội.
+ Bé Thu là một người rất yêu ba (2,5 điểm)
 Không chịu nhận ba vì không giống người trong ảnh, chứng tỏ em rất yêu ba trong ảnh. Khi nhận ra ba thể hiện tình yêu mãnh liệt xen lẫn niềm ân hận
+ Tình cảm giữa hai cha con là tình cảm rất cao đẹp vượt lên mội gian khổ hi sinh của chiến tranh, đó là tình cảm gia đình của người dân Việt Nam trong thời kì chiến tranh (1 điểm)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí, xây dựng tình thuống truyện thể hiện tình cảm của nhận vật (1 điểm)
- Tác phẩm thành công trong việc thể hiện đời sống tình cảm gia đình trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Liên hệ với bản thân mọi người (1 điểm)
* Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi bài viết của hs không mắc lối về kĩ năng
S: 8/3/2011 G: 9/3/2011
TIẾT 121 : VĂN BẢN – SANG THU
 - Hữu Thỉnh - 
I: Mục tiêu cần đạt
1: Kiến thức: 
Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu. 
2: Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ 
3: Thái độ: bồi dưỡng ... hận về thời điểm giao mùa một cách trực tiếp bằng nhiều giác quan thì ở khổ thơ cuối cảm nhận về thời điểm giao mùa đã đi dần vào lý trí. Nắng mưa ở thời điểm giao mùa hạ sang thu thể hiện qua quan sát, nhận xét rất tinh tế.
 + Vẫn còn đó dấu ấn của nắng, mưa mùa hạ. Nhưng nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng song nhạt dần, những cơn mưa cũng không còn ào ạt. Hai chữ “bao nhiêu” nghe như say mê luyến tiếc. 
 + Tiếng sấm cũng bớt đi sự bất ngờ, thưa và nhỏ dần.
- HS Đọc lại2 dòng cuối. 
GV ? Hai dòng cuối bài thơ là hình ảnh ẩn dụ. Đúng hay sai ? Giải thích ?
- Hoạt động nhóm: - Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ cuối vừa có tính tả thực vừa chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. ý kiến của em như thế nào?
- Đại diện nhóm trả lời 
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung, 
- GV chốt lại.
Hoạt động 3: Tổng kết 5 P
- HS Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ ?
- GV nhận xét
- HS đọc ghi nhớ SGK 
- Hs thực hiện phần luyện tập, viết đoạn văn, trình bày nhận xét, gv nhận xét
I- Đọc , Tìm hiểu chung :
1- Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: SGK
b. Tác phẩm:Bài “Sang thu” được sáng tác vào gần cuối năm 1977
2. Đọc, giải thích từ khó
3- Bố cục : 3 phần
II- Đọc hiểu văn bản
1- Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu
- Hương ổi (đang vào độ chín)
- Gió se ...(nhẹ, kho, hơi lạnh)
- Sương chùng chình ..(cố ý chậm lại)
-> Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se mang theo hương ổi.
- “Bỗng, Hình như ”
Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
2- Những biển chuyển trong không gian lúc sang thu
- Sông ... dềnh dàng
- Chim ... vội vã
- Mây ... vắt nửa mình ...
Nghệ thuật nhân hóa
-> Vẻ đẹp của sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên.
- Vẫn còn ... nắng
- Đã vơi ..... mưa
- Sấm ... bớt bất ngờ ...
-> Cảnh vật, thời tiết thay đổi. dấu hiệu của mùa hạ giảm dần mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu.
3- Cảm nhận về hình ảnh ở hai câu thơ cuối.
- “Sấm ... bớt bất ngờ”
- “Hàng cây đứng tuổi” 
-> Tả thực về thiên nhiên lúc sang thu
-> Ẩn dụ
 + Sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời
 + Hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải
- Suy ngẫm :
Khi con người đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III- Tổng kết :
1: Nghệ thuật
- Hình ảnh giàu sức biểu cảm
- Nhân hóa, ẩn dụ
2: Nội dung
- Ghi nhớ SGK
IV: Luyện tập
 Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 1 
 2 P	Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ
 Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ,
 Chuẩn bị bài Nói với con, đọc văn bản, trả lời câu hỏi 
S: 11/3/2011 G: 12/3/2011
Tiết 122: VĂN BẢN - NÓI VỚI CON
	 Y Phương
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua thơ Y Phương.
2. Kĩ năng : Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi của các nhà thơ dân tộc.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm lòng yêu mến tự hào về truyền thống của quê hương
II: Chuẩn bị
1. GV: SGK- SGV, giáo án
2. HS: đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
II: Các hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức : 5 P
2- Kiểm tra : 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”. Nêu nội dung chính của bài ?
3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 10 P
- HS trình bày hiểu về nhà thơ qua chú thích SGK 73 ? 
 + Nhà thơ dân tộc Tày.
 + Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
- GV hướng dẫn HS đọc, nhận xét
- Nêu bố cục bài thơ ? 
- Nhận xét bố cục ?
 + Bố cục bài thơ thể hiện rõ ý đồ của nhà thơ. Bố cục đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. 
Hoạt động 2: HD đọc hiểu văn bản 22 P
? Đọc đoạn đầu bài thơ. Bốn câu thơ đầu đã gợi lên cho em một không gian nào ?
- Hs chỉ ra và nhận xét
- Gv chốt
? Hai câu thơ trên cho thấy cuộc sống lao động cảu người đồng mình ntn?
? Nhận xét về từ loại được sử dụng ?
? Cảm nhận của em về hai câu thơ trên ?
- Hs nêu cảm nhận
+ Rừng núi quê hương rất thơ mộng, nghĩa tình, đây là nơi che chở, đùm bọc và nuôi dưỡng con người từ tình cảm đến lối sống. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình.
 - GV nâng cao :
 Cả đoạn thơ là những hình ảnh thân thương về sự đùm bọc và che chở của cha mẹ, quê hương đối với người con, là cái nôi nuôi dưỡng cả tâm hồn và thể chất của mỗi con người.
- HS đọc : 
Người đồng mình thương lắm con ơi
................
Không lo cực nhọc
? Đoạn thơ nói lên cuộc sống của người đồng mình ntn ?
? Người cha mong muốn con phải làm gì ?
- Hs trao đổi trả lời
- GV bình, mở rộng :
 Là nhà thơ dân tộc, Y Phương đã nói theo cách nói của dân tộc mình, đã hiểu theo cách hiểu của họ và cảm theo cách cảm của “người đồng mình”. Đó là cách nói ví von qua hình ảnh cụ thể, diễn tả mộc mạc mà gợi cảm, 
 ? người đồng mình giàu chí khí và niềm tin vì vậy họ còn có đức tính cao đẹp nào ? 
? Kết thúc bài thơ người cha mong muốn con điều gì qua lời tâm tình về quê hương và người đồng mình ?
 + “Con ơi ... da thịt
 Lên đường
 Không ... nhỏ bé
 Nghe con.” 
? Em cảm nhận ntn về tình cảm của người cha đối với con ?
? Điều lớn ao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì ?
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết
? Nhận xét về nghệ thuật? Khái quát nội dung toàn bài ?
- HS nhận xét
- Gv chốt lại
- Gv yêu cầu hs về nhà làm bài tập.
I- Đọc ,Tìm hiểu chung :
1- Tác giả, tác phẩm: SGk
2. Đọc 
3. Bố cục : 2 phần
+ Từ đầu -> đẹp nhất trên đời:- Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương. 
 + Đoạn còn lại:- Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha.
II- Đọc hiểu văn bản
1- Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương.
 Chân phải bước tới cha
.........
 Hai bước tới tiến cười
- Gợi không gian đầm ấm của gia đình. Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ
-> Hình ảnh cụ thể về một gia đình đàm ấm hạnh phúc.
- Đan lờ cài nan hoa
- Vách nhà ken câu hát
 Động từ
=> Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi
- Rừng cho hoa
 Con đường...tấm lòng
=> Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình: che chở và nuôi dưỡng con người về tâm hồn. Lối sống
=> Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương
2- Những đức tính cao đẹp của “Người đòng mình” và niềm mong ước của người cha :
- Người đồng mình thương lắm con ơi
................
Không lo cực nhọc
-> Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo
-> Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết vượt qua mọi gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình
- “Tự đục đá kê cao quê hương .....
...... phong tục
-> Tự lực, tự cường xây dựng quê hương, duy trì những tập quán tốt đẹp.
- Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé ..
-> Người cha mong muốn con biết tự hòa về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời.
3. Tình cảm của người cha đối với con
- Tình cảm yêu thương trìu mến thiết tha và niềm tin tưởng của người cha
- Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, truyền thống cao đẹp của quê hương, niềm tin khi bước vào đời
III- Tổng kết :
1. Nghệ thuật
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến
- Hình ảnh có tính khái quát, mộc mạc
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
2. Nội dung
* Ghi nhớ SGK
- Phong cách thơ Y Phương
- Tình cảm gắn bó với quê hương, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
IV: Luyện tập 
 Về nhà
 3 P
Củng cố :điều mà người cha muốn truyền cho con GD con là gì?
 Dặn dò : Chuẩn bị bài nghĩa tường minh và hàm ý: phần I: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
S:13/3/2011
G: 14/3/2011
Tiết 123- NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp học sinh xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
2. Kĩ năng sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý
II: Chuẩn bị
1. GV nghiên cứu soạn bài, bảng phụ
2. Hs soạn phần I
III: Các hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra : trong giờ
3- Bài mới
Hoaït ñoäng thaày vaø troø 
Noäi dung
Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý: 23 P
GV treo bảng phụ lên bảng.
H/S đọc đoạn trích:
Gv: Câu: Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
- HS Anh tiếc rẻ vì thời gian quá ngắn.
? Dựa vào đâu em hiểu hàm ý đó?
- HS Dựa vào hoàn cảnh sự việc trong bài văn.
Gv: Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?
- HS : Vì anh ngại, muốn che dấu t/c của mình.
- GV Vậy nghĩa không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy được gọi là nghĩa hàm ý.
Gv: Em hiểu thế nào là nghĩa hàm ý?
- HS Cho VD về nghĩa hàm ý, giải thích hàm ý (GV cho điểm)
 HS nhận xét
Gv: Câu: “ Ô! cô còn quên chiếc khắn mùi xoa đây này!” có ẩn ý gì không?
- HS: Không, đây chỉ là lời nhắc nhở cô gái.
- GVVậy phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng câu, từ ngữ trong lời nói gọi là nghĩa tường minh
Gv ? Qua phân tích rút ra nhận xét thế nào là nghĩa tường minh?
HS Cho VD về nghĩa tường minh?
HS nhận xét
Gv: H/S đọc ghi nhớ:
Hoạt động 2: Luyện tập: 20 P
HS đọc bài 1 tr75 tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
- Hs trả lời nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
 HS đọc bài 2 và tìm hàm ý.
- Hs trả lời nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
HS đọc yêu cầu, làm bài 3
- Hs trả lời nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
- HS đọc, làm bài tập 4
- Hs trả lời nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1: Ví dụ 
2. Nhận xt
- Câu ““Trời ơi, chỉ cịn cĩ năm phút”
-> Anh rất tiếc-> Hàm ý về thời gian đi nhanh quá, phải chia tay với cô gái và anh hoạ sĩ.
- Nghĩa hàm ý: là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
VD2: Bây giờ đã 6 giờ rồi đấy.
- Câu “Ô! cô còn quên chiếc khắn mùi xoa đây này!”
- > Không chứa ẩn ý.
=> Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
VD: Bây giờ là 7 giờ.
* Ghi nhớ:SGK
II. Luyện tập:
1. Bài tập1: 
a -“Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.”
-> nhà hoạ sĩ chưa muốn chia tay
b- Mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, quay vội đi
-> Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Vì kín đáo để lại chiếc khăn làm kỷ niệm , anh thật thà gọi cô trả lại.
2. Bài tập 2: 
 Hàm ý : Ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè đấy.
Bài tập 3: 
“ Cơm chín rồi”-> Ông vô ăn cơm.
Bài tập 4: Không phải hàm ý.
- Câu " Hà nắng gớm về nào" -> không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.
- Câu: " tôi thấy -> là câu bỏ lửng
2 P
Củng cố: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ?
Dặn dò: Chuẩn bị bài “nghị luận về một đoạn thơ”, bài thơ, phần I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_26_mon_ngu_van_9.doc