Giáo án dạy Tuần 37 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 37 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 171 : TÔI VÀ CHÚNG TA

 (Trích cảnh 3) Lưu Quang Vũ

I: Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Tính cách của các nhân vật tiêu biểu (Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa te tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, bảo thủ.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống, tạo mâu thuẫn kịch

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản kịch

3. Thái độ: Có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm việc mình làm và biết sửa sai

II: Chuẩn bị

1. GV giáo án, đ d d h

2. Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk

III: Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: Phân tích nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn?

3. Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 37 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 13/5/2100
G: 14/5/2011
TIẾT 171 : TÔI VÀ CHÚNG TA
 (Trích cảnh 3) Lưu Quang Vũ
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Tính cách của các nhân vật tiêu biểu (Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa te tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, bảo thủ.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống, tạo mâu thuẫn kịch
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản kịch
3. Thái độ: Có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm việc mình làm và biết sửa sai
II: Chuẩn bị
1. GV giáo án, đ d d h
2. Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Phân tích nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn?
3. Bài mới: 
HĐ của GV - Hs
Nội dung
Hoạt động 1:
- Hs trình bày những nét chính về tg, tp ?
- Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ ?
 + Là bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ. Đầu những năm 80 ông là nhà viết lịch xông xáo, sung sức đạt nhiều thành công nhất trong đời sống sân khấu Việt Nam. Ngòi bút của ông nhạy bén, sắc sảo đề cập tới một loạt vấn đề có tính thời sự nóng hổi cuộc sống đương thời, thời kỳ xã hội đang chuyển động mạng mẽ theo hướng đổi mới. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh 2000.
? Vở kịch “Tôi và chúng ta” ra đời năm nào ? Nó đề cập tới những vấn đề gì ? Bối cảnh xã hội ?
- HS 
 + Bối cảnh xã hội : Thời kỳ nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Nhiệm vụ hàng đầu lúc này là khôi phục, cải tạp và không ngừng phát triển nền kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh. Vì vậy nhiều nguyên tắc, quy chế, phưong thức sản xuất cũ, lạc hậu cần phải thay đổi.
 + Cuộc đối đầu gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật diễn ra trong phòng giám đốc.
- Đọc chú ý lời của các nhân vật: Tiến bộ, bảo thủ
- Hs đọc phân vai, kể tóm tăt , nhận xét
- Gv nhận xét
- Hs đọc chú thích khó sgk
Hoạt động 2:
? Em có nhận xét hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi lúc bấy giờ ?
- Hs nhận xét
I- Đọc, tìm hiểu chung
1- Tác giả, Tác phẩm :
- Lưu Quang Vũ (1948-1988)
- “Tôi và chúng ta” – 1984. Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lý, lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước thời bấy giờ.
- Đoạn trích thuộc cảnh 3 của vở kịch (9 cảnh) -> diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa phái khao khát đổi mới và phái bảo thủ
+ Bối cảnh xã hội
+ Cuộc đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật.
+ Cuộc đối đầu công khai đầu tiên.
2. Đọc, tóm tắt
3. Giải thích từ khó:
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hiện trạng của Xí nghiệp Thắng Lợi Máy móc cũ kỹ, lạc hậu, quy mô sản xuất thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lý, đời sống công nhân khó khăn -> phải thay đổi là yêu cầu tất yếu.
Củng cố: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích ?
Dặn dò: Chuẩn bị: tình huống kịch, Tích cách các nhân vật: Hoang Việt, Lê Sơn; Phó giám đốc Chính, Quản đốc phân xưởng Trương
S: 13/5/2011
G: 14/5/2011
TIẾT 172 : TÔI VÀ CHÚNG TA
 (Trích cảnh 3) Lưu Quang Vũ
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Tính cách của các nhân vật tiêu biểu (Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa te tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, bảo thủ.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống, tạo mâu thuẫn kịch
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản kịch
3. Thái độ: Có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm việc mình làm và biết sửa sai
II: Chuẩn bị
1. GV giáo án, đ d d h
2. Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Phân tích nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: đọc – hiểu văn bản:
GV giới thiệu về khung cảnh trước đó xí nghiệp Thắng Lợi để HS hiểu tình huống kịch ở cảnh 3.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo - >Giám đốc Hoàng Quốc Việt (mới nhận thức hơn năm) quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
- Có nghĩa là anh hùng với kĩ sư Lê Sơn - đã công khai "tuyên chiến" với cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
? chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa 2 tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lý trong xí nghiệp?
? Tạo ra mâu thuẫn như vậy theo em coa ý nghĩa ntn ?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Mâu thuẫn cơ bản và ý nghĩa của vở kịch
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa2 tuyến.
+ Hoàng Việt (giám đốc) và Sơn (kĩ sư)
-> Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm
+ Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc Trương
-> Bảo thủ, lạc hậu
* ý nghĩa 
- Đặt ra trong tình hình đất nước ta lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Nó là vấn đề cấp thiết của thực tế đời sống, thực tế xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng.
? Đọc đoạn trích kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
? Nhận xét cảu em về từng nhân vật ?
GV gợi ý qua những lời nói, cử chỉ của nhân vật để thấy thái độ, tính cách
- Hs trao đổi trả lời.
- Gv nhận xét
2/Những nhân vật tiêu biểu
a/ Giám đốc Hoàng Việt
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý
b/ Kỹ sư Lê Sơn
+Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp
=> Tiêu biểu cho những người tiến bộ 
c/ Phó giám đốc Chính
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh
d/ Quản đốc phân xưởng Trương:Cứng nhắc, máy móc, thích quyền thế.
Hoạt động 3
- Hs nhận xét về nghệ thuật, nội dung ?
- Gv chốt lại
III. Tổng kết
1- Nghệ thuật:
+Tạo tình huống kịch.
+Ngôn ngữ đối thoại.
2 - Ý nghĩa văn bản:
 Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới- cái cũ và sự chiến thắng tất yếu của cái mới, tiến bộ trong cuộc sống.
Củng cố: Nhận xét về nhân vậ Hoàng Việt, Lê Sơn ?
Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
S: 15/5/2011
G: 16/5/2011
Tiết 173 + 173- THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG, THĂM HỎI
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kĩ năng: Viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
II: Chuẩn bị
1. GV soạn giáo án, thư (điện)chúc mừng va thăm hỏi
2. Hs chuẩn bị bài theo sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra: không
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1
- HS đọc trường hợp SGK 202. 
- Gv nêu câu hỏi a
 - Hs trả lời, nx
- Gv nêu câu hỏi b
 - Hs trả lời, nx
- Gv nêu câu hỏi b
 - Hs trả lời, nx
* Hoạt động 2
- HS ba bức điện SGK 202.
? Nội dung thư .. có gì giống và khác nhau ?
? Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện)?
? Trong thư (điện)..tình cảm được thể hiện ntn ?
- Hs đọc yêu cầu bt, làm bài tập, trả lời, nx
- Gv nhận xét
- Hs đọc Ghi nhớ sgk
Tiết 2
* Hoạt động 3
HS đọc yêu cầu bt 1, trao đổi nhóm làm bt
Hs trình bày, nx
Gv nhận xét
I- Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng và thăm hỏi
1. Ví dụ
2. Nhận xét
+ Trường hợp a, b – Chúc mừng -> được viết khi người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi thực sự mang ý nghĩa
+ Trường hợp c, d – Thăm hỏi -> được viết trong tình huống khi người nhận gặp những rủi ro, những điều không mong muốn.
VD: gửi thư (điện) chúc mừng nhân sinh con đầu lòng
 Gửi thư (điện) thăm hỏi khi bạn bè có việc buồn.
+ Mục đích để bày tỏ tình cảm, thể hiện sự quan tâm của người gửi tới người nhận
II- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
1. Ví dụ
- Giống nhau : đều bày tỏ tình cảm của người gửi
- Khác nhau
+ Thư (điện) chúc mừng bày tỏ niềm hân hoan, vui sướng
+ thư (điện) thăm hỏi bày tỏ sự quan tâm lo lắng của người gửi, đồng thời bày tỏ niềm hi vọng vào tương lai sẽ tốt hơn
- Thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi được viết ngắn gọn súc tích
- Trong thư (điện), tình cảm được thể hiện bằng lời lẽ trực tiếp
2. Bài tập
VD: Nhân dịp bạn đỗ vào trường THPT, tôi vô cùng phấn khởi và gửi lời chúc mừng bạn và mong bạn đạt thành tích cao trong các năm học THPT
* Ghi nhớ SGK 204.
III- Luyện tập
1. Bài tập 1
- Chúc mừng
- Thăm hỏi
- Hs đọc yêu cầu bt 2, trả lời, nx
- GV nhận xét
- Hs đọc yêu cầu bt 3
- Xác định các tình huống 
 + Điện chúc mừng -> Phóng thành công tàu vũ trụ
 + Điện chúc mừng -> Tái đắc cử nguyên thủ.
 + Điện thăm hỏi -> Trận động đất ở một số nước.
 + Thư (điện) chúc mừng -> Bạn thân đạt HS giỏi
 + Thư (điện) chúc mừng -> Thành công luận án. 
- Hs làm việc cá nhân 
- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung ?
2. Bài tập 2
a) Điện chúc mừng
b) Điện chúc mừng
c) Điện thăm hỏi
d) Thư (điện) chúc mừng
e) Thư (điện) chúc mừng
3. Bài tập 3
- Người nhận
- Lý do
- Lời chúc
- Mong muốn.
- Người gửi
 	Củng cố : Mục đích của việc viết thư (điện) .....?
 Dặn dò: làm lại đề bài Kiểm tra học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_37_mon_ngu_van_9.doc