TIẾT 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Sự biến và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các tu từ ẩn dụ, hốn dụ.
3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tăng thêm vốn từ.
II: Chuẩn bị
- GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h
- Hs soạn bài theo yêu cầu
III: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp 5 P
- Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ?
- Bài mới : Cùng với sự phát triển của xã hội, nghĩa của từ ngữ cũng không ngừng biến đổi và phát triển
S: 13/9/2010 G: 14/9/2010 TUẦN 5 TIẾT 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I: Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Sự biến và phát triển nghĩa của từ ngữ. - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ. 2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các tu từ ẩn dụ, hốn dụ. 3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tăng thêm vốn từ. II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h - Hs soạn bài theo yêu cầu III: Các hoạt động dạy học - Ổn định lớp 5 P - Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? - Bài mới : Cùng với sự phát triển của xã hội, nghĩa của từ ngữ cũng không ngừng biến đổi và phát triển HĐ của GV-HS Nội dung Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu sự biến đổi và sự phát triển nghĩa của từ ngữ. 20 P ? Em hãy đọc thuộc lại bài thơ :(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác) của Phan Bội Châu. ? Từ (Kinh tế) ở bài thơ này có ý nghĩa gì ? - Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời . ? Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không ? ? Qua ví dụ 1, em rút ra được điều gì ? - HS trả lời, GV chốt ý ghi bảng. - Gọi HS đọc tiếp 2 ví dụ ở mục 2 – SGK . - GV lần lượt cho HS tìm hiểu từng trường hợp. ? Hãy chỉ ra nghĩa của từ “Xuân” và từ “Tay” trong mỗi trường hợp ? ? Trường hợp nào từ được dùng với nghĩa gốc, còn trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển ? ? Trong trường hợp dùng với nghĩa chuyển, thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào ? - Hs trả lời nhận xét - Gv chốt lại ? Qua phân tích ví dụ, em rút ra kết luận gì ? - Cho HS đọc ghi nhớ – SGK 56. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập. 20P - Gọi HS đọc bài tập 1 – SGK 56. gọi HS đọc. ? Hãy xác định từ (chân) được dùng với nghĩa gốc ? ? Câu nào từ này được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ ? ? Câu nào từ này được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ ? - Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời. - Gv đưa ra đáp án - Gọi HS đọc bài tập 2 – SGK 57. ? Trường hợp nào là nghĩa gốc ? ? Dựa vào định nghĩa nhận xét về các từ để hiểu nghĩa của từ “trà” ? - HS Có nghĩa là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. - Gọi HS đọc bài tập 3 – SGK 57. - Tương tự như bài tập 2 , hãy giải thích từ “đồng hồ” trong các từ khác ? - Cho HS đọc bài tập 4 – SGK 57. - Cho HS thảo luận nhóm làm theo yêu cầu của đề bài. ? Trước hết hãy xác định nghĩa gốc của từng từ? ? Trên cơ sở đó tìm các trường hợp được dùng theo nghĩa chuyển ? - GV làm mẫu cho HS một vài trường hợp, yêu cầu HS làm theo. I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ * Ví dụ – SGK 55 1. Bài thơ : “Vào nhà ngục”- PBC. - Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. -> Hình thức nói tắt của : Kinh bang tế thế. Nghiã là : Trị nước cứu dân. - Ngày nay hiểu là : Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra. => Nghĩa của từ bị thay đổi theo thời gian. 2/ a. Xuân. - Xuân1 : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ --> Nghĩa gốc của từ. Xuân2 : Tuổi trẻ. -> Nghĩa chuyển (ẩn dụ). b. Tay. - Tay 1 : Bộ phận phía trên của cơ thể (chi trên). -> Nghĩa gốc. - Tay2 : Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó. -> Nghĩa chuyển (hoán dụ). * Ghi nhớ – SGK 56. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 – SGK 56 Từ “chân” à nghĩa gốc. Nghĩa chuyển (hoán dụ). Nghĩa chuyển (ẩn dụ). Nghĩa chuyển (ẩn dụ). 2. Bài tập 2 – SGK 57 - Trà : Pha trà => Nghĩa gốc. - Trà : Trong các tên gọi (Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô => Nghĩa chuyển (ẩn dụ). 3. Bài tập 3 – SGK 5 - Đồng hồ : Đồng hồ báo thức.à Nghĩa gốc. - Các trường hợp khác chuyển theo phương thức ẩn dụ. 4. Bài tập 4 – SGK 57 a. Hội chứng : Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. VD : Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp. -> Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. VD : Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. Củng cố: Thế nào là Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ ? Dặn dò :Chuẩn bị bài : Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh. Soạn theo câu hỏi SGK. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- S: 13/9/2010 G 15/9/2010 TIẾT 22 : VẶN BẢN - CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Vũ trung tuỳ bút” – Phạm Đình Hổ.) I : Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự những nhiễu của bọn quan lại thời lê trịnh và thái độ phê phán của tác giả - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giátrị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. 2. Kĩ năng: Đọc, hiểu thể loại tùy bts trung đại 3. Thái độ: GD cho hs thái độ phê phán chế độ xã hội, giai cấp thống trị, xa hoa, nhũng nhiễu II: Chuẩn bị 1: GV soạn giáo án, tham khảo tài liệu lịch sử 2: HS đọc, soạn bài theo câu hỏi sgk III: Các hoạt động dạy học 1: Ổn định lớp 2: Kiểm tra bài cũ 5 P ? Tóm tắt VB “Chuyện người con giá Nam Xương” ? Vũ Nương có những phẩm chất tốt đẹp nào ? 3. Bài mới GV giới thiệu bài : LSVN đã trải qua một thời kì phong kiến đen tối nhất là giai đoạn Vua Lê - Chúa Trịnh. Cuộc sống của Chúa Trịnh nổi tiếng là xa sỉ, chuyên vơ vét của nhân dân, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tác phẩm * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS, tìm hiểu chú thích. 15 P ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả ? - Gọi HS đọc đầy đủ phần giới thiệu tác giả ở phần chú thích (*) – SGK 61. ? Dựa vào chú thích, hãy giới thiệu về tác phẩm ? và thể loại ? - GV nói thêm về tác giả, tác phẩm, - GV hướng dẫn HS đọc giọng rõ ràng, rành mạch, chính xác. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại, HS khác nhận xét. - Cho HS giải thích lại các chú thích 6, 7, 8, 23, 14. ? Cho biết bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từng đoạn ? - GV gợi ý thêm : Phần văn bản đề cập đến những đối tượng nào ? Dựa vào từng đối tượng để chia đoạn cho phù hợp. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS phân tích VB. 20 P - Cho HS đọc lại đoạn 1 : Từ đầu à triệu bất tường. ? Thói ăn chơi xa sỉ, vô độ của Chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả như thế nào ? - Cho HS lần lượt tìm chi tiết và rút ra tên gọi qua từng sự việc. ? Những thói ăn chơi đó gây ảnh hưởng ra sao ? ? Ngoài việc vui chơi, bọn chúng còn có những hành động nào khác? ? Hãy kể lại cụ thể cách nhà Chúa lấy của cải của dân chúng ? - HS Lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, một cơ binh khiêng. * GV bình thêm về hành động vơ vét, cướp đoạt của cải thật tàn bạo, dã man Bảnchất tham lam vô độ. ? Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả những việc làm của Chúa ? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ? ? Qua cách kể lại những hành động, việc làm của chúa Trịnh, em hiểu cuộc sống của nhà Chúa lúc bấy giờ ra sao ? - Cho HS thảo luận nhóm liên bàn trả lời. * GV bình : Cuộc sống hưởng lạc phè phỡn, xa hoa, bóc lột công sức lao động và của cải của nhân dân một cách trắng trợn. Nhà Chúa cật quyền ỷ thế để gom thâu những vật lạ, vật quí trong nhân dân * GV chuyển ý sang đoạn 2. - Gọi HS đọc lại đoạn 2. ? Các em hiểu thế nào là “Nhờ gió bẻ măng” ? ? Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã nhũng nhiễu vơ vét của dân bằng những thủ đoạn nào ? ? Trước tình hình ấy, người dân phải làm gì để tránh tai hoạ ? ? Nhận xét về những thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận của Chúa ? ? Để tô đậm cho thủ đoạn đê tiện của bọn quan lại hầu cận, tác giả còn đưa thêm dẫn chứng nào nữa ? - HS Chuyện gia đình mình ?Tác giả kể lại câu chuyện của gia đình mình nhằm mục đích gì ? - Cho HS thảo luận trả lời. ? Viết về những điều ấy, tác giả ngầm bày tỏ thái độ như thế nào ? Hoạt động 3 : Tổng kết 3 P - Hs nhận xét về nội dung, nghệ thuật chính cảu văn bản - GV nhận xét, gọi hs đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 4 : Hs làm bài tập 7 P - Hs đọc yêu cầu bài tập, phàn đọc thêm - Gv yêu cầu hs viết đoạn văn - Hs trình bày, nhạn xét I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm (SGK – 61) a- Tác giả : Phạm Đình Hổ (Chiêu Hổ) để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị. b- Tác phẩm - “Vũ trung tuỳ bút” viết khoảng đầu thế kỉ XIX. - Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút. 2: Đọc 3: Từ khó 4. Bố cục : 2 phần a. Phần 1 : Từ đầu -> triệu bất tường.=> Thói xa hoa của Chúa Trịnh. b. Phần 2 : Còn lại. =? Cách Chúa và bọn hầu cận vơ vét của cải của dân chúng. II. Đọc hiểu văn bản 1. Thói ăn chơi của Chúa Trịnh và các quan lại hầu cận. - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài cho thoả thích. - Dạo chơi thường xuyên, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng -> Hao tiền tốn của. - Tìm thu, nhưng thực chất là cướp đoạt những của quí trong thiên hạ (chim quí, thú lạ). * Nghệ thuật : Sự việc cụ thể chân thực, khách quan, liệt kê miêu tả cụ thể = > cuộc sống xa hoa của nhà Chúa. một triều đại chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt của dân. 2. Cách Chúa và bọn quan lại vơ vét của cải của dân - Nhờ gió bẻ măng. - Hoành hành, tác oai tác quái. - Chúng vừa ăn cướp vừa la làng -> người dân bị cướp của tới hai lần, hoặc phải tự huỷ bỏ của quí. => Sự vô lí, bất công. Bọn quan lại tham lam độc ác. => Tác giả gửi gắm một cách kín đáo thái độ bất bình, phê phán. III: Tổng kết- Ghi nhớ * Ghi nhớ SGK IV: Luyện tập Viết đoạn văn Củng cố :HS nêu lại nội dung cảu văn bản Dặn dò :- Học bài, làm lại bài luyện tập. - Soạn bài : Hoàng Lê nhất thống chí theo câu hỏi. Chú ý tóm tắt đoạn trích. S: 15/9/2010 G: TIẾT 23 – VĂN BẢN : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi thứ mười bốn) - Ngô Gia Văn Phái - Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài I: Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân, hại nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. 2. Kĩ năng: Đọc phân tích hình tượng nhân vật 3. Thái độ: GD học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, căm thù bọn bán nước hại dân. II: Chuẩn bị 1: GV soạn giáo án, tham khảo tài liệu lịch sử 2: HS đọc, soạn bài theo câu hỏi sgk III: Các hoạt động dạy học 1: Ổn định lớp 2: Kiểm tra bài cũ 5 P Sù ¨n ch¬i xa ®o¹ cña chóa TrÞnh ®îc t¸c gi¶ miªu t¶ nh thÕ nµo qua ®o¹n trÝch " chuyÖn cò trong phñ chóa TrÞnh"? 3. Bài mới GV giới thiệu bài : GV lấy bối cảnh lịch sử từ bài trước để dẫn dắt sang bài. (Tiết 1) HĐ của GV-HS Nội dung * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung : 20 ? Em hiểu gì về tác giả ? - GV giới thiệu thêm về nhóm tác giả: + Ngô Thì Chí em ruột Ngô Thì Nhậm viết 7 hồi đầu. + Ng. Thì Du anh em chú bác với Ngô Thì Chí viết 7 hồi tiếp (có hồi 14) ... ống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa à Xem như lời hịch ngắn gọn mà ý tứ sâu xa có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của quân sĩ I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả , tác phẩm a- Tác giả; - Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì (Hà Tây). - Hai tác giả chính : Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du b. Tác phẩm - Thể chí : Thể văn vừa có tính chất văn, vừa có tính chất sử. - Tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán (cuối XVIII đầu XIX), viết theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. - Đoạn trích thuộc hồi 14. 2. Đọc, giải thích từ khó 3. Thể loại Chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc 4. Bố cục : 3 phần. - Phần 1 : Từ đầu -> 1788. => Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế cầm quân dẹp giặc. - Phần 2 : Tiếp -> vào thành. => Cuộc hành binh thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - Phần 3 : Còn lại. => Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh, sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống. II. Đoc, hiểu văn bản 1. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ a. Lên ngôi Hoàng đế, cầm quân đánh giặc. - 25/12 tế cáo lên ngôi Hoàng Đế. - Xuất binh ra Bắc. - Tuyển mộ quân lính. - Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An. - Phủ dụ, yêu ủi, răn đe quân lính. - Nhận định đúng tình hình, đánh giá đúng công, tội. - Có kế hoạch đối phó với quân Thanh sau khi chiến thắng. - Khao quân, định trước ngày mở tiệc ăn mừng. * Nhận xét : - Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo nhanh gọn, có chủ đích => Là người lo xa, sáng suốt. - Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. - ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa, trông rộng. . Củng cố : Nhaanjxets về hình ảnh Nguyễn Huệ sau khi lên ngôi vua ? Dặn dò : - Đọc kĩ lại văn bản. - tiếp tục phân tích theo tuyến nhân vật để chuẩn bị học tiếp tiết 2. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- S: 15/9/2010 G: TIẾT 24 – VĂN BẢN : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi thứ mười bốn) - Ngô Gia Văn Phái - Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài I: Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân, hại nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. 2. Kĩ năng: Đọc phân tích hình tượng nhân vật 3. Thái độ: GD học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, căm thù bọn bán nước hại dân. II: Chuẩn bị 1: GV soạn giáo án, tham khảo tài liệu lịch sử 2: HS đọc, soạn tiếp bài theo câu hỏi sgk III: Các hoạt động dạy học 1: Ổn định lớp 2: Kiểm tra bài cũ Kể tóm tắt văn bản (Hồi thứ 14 – Hoàng lê nhất thống chí) 3. Bài mới : Gv cho hs nhắc lại kiến thức tiết 1 dể giới thiệu vào bài mới * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp ý 1. - HS theo dõi phần 2 ? Em hãy thuật vắn tắt cuộc hành binh thần tốc của Vua Quang Trung ? HS thuật lại, nhạn xét GV nhận xét ? Nhờ đâu mà dù đi xa, đi nhanh quân lính đội ngũ vẫn chỉnh tề ? - GV nói thêm về biện pháp hành quân dùng cáng, võng(Hành quân đi liên tục suốt đêm, cứ hai người khiêng một người, thay đổi nhau để bảo đảm sức khoẻ). - HS theo dõi phần 2 ? Hình ảnh Quang Trung trong trận đánh tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ở những chi tiết nào? ? Tại sao các tác giả Ngô Gia vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay về người anh hùng Nguyễn Huệ đến như vậy ? - Cho HS thảo luận nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV bình thêm : Họ không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của Vua Quang Trung. Hình ảnh người anh hùng áo vải là niềm tự hào lớn lao cho cả dân tộc. ? Qua nội dung phân tích trên em có nhận xét gì về người anh hùng Nguyễ Huệ ? - Hs nêu nhận xét * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu mục 2. - Gọi HS đọc lại đoạn cuối. - Giải thích lại các chú thích 19, 20 ? ? Trong lúc Quang Trung tiến quân ra Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị và Vua Lê đã làm gì ? ? Số phận của bọn xâm lược ra sao ? ? Giọng văn ở đoạn này có gì khác trước ? - GV giảng thêm về thái độ kiêu căng tự mãn của giặc Thanh khi mới sang -> dẫn đến hậu quả tất yếu. GV dẫn thêm câu “Biết người trăm thắng”. ? Chân dung bọn Vua tôi phản nước hại dân được dựng lên như thế nào ? ? Trước hết hãy xem động cơ của bọn chúng ra sao ? ? Chúng đã phải chịu hậu quả như thế nào ? ? Em hãy nhận xét cách kể chuyện cũng như thái độ của tác giả ? Lối văn trần thuật. Kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động, gây được ấn tượng. Tác giả bày tỏ lòng thương cảm ngậm ngùi. - GV giảng thêm : Vua Lê sau khi chạy sang tàu phải cạo đầu tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. * Hoạt động 3 : GV củng cố lại nội dung. ? Nhận xét về nghệ thuật của văn bản ? ? Nêu cảm nhận của em về nội dung đoạn trích? - Cho HS đọc ghi nhớ – SGK 72. - HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn hs về nhà làm b. Tài dụng binh như thần. - 29/12/1788 bắt đầu xuất quân. - 30/12 mở tiệc khao quân. - Tối 30/12 lên đường. - 3/1/1789 đến đồn Hà Hồi. - 4/1/1789 đến đồn Ngọc Hồi. - Giữa trưa 5/1 kéo quân vào Thăng Long => Tiến quân thần tốc tiêu diệt gọn quân Thanh trong vòng có 5 ngày. Nguyễn Huệ là người có tài cầm quân c. Hình ảnh Vua Quang Trung tron trận đánh - Thân chinh cầm quân, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế. => Hình ảnh lẫm liệt làm cho kẻ thù phải khiếp vía. => Hính ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. 2. Sự thảm bại của bọn cướp nước và bè lũ bán nước a. Quân tướng nhà Thanh - Tôn Sĩ Nghị chủ quan khinh địch. - Sầm Nghi Đống tự thắt cổ. - Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật. - Quân lính chết hàng vạn người. => Cảnh thất bại thảm hại. b. Bọn vua tôi phản nước hại dân - Cõng rắn cắn gà nhà mưu cầu lợi riêng. - Cuống quít chạy theo Tôn Sĩ Nghị. - Luôn mấy ngày không ăn -> Tình cảnh thảm thương, chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin mất tư cách quân vương. => Tình cảnh khốn khổ nhục nhã của bọn bán nước. . III. Tổng kết – Ghi nhớ 1. Nghệ thuật Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động 2. Nội dung * Ghi nhớ :SGK 72 IV. Luyện tập: Củng cố : Cảm nhận của em về người anh húng Nguyễn Huệ Dặn dò - Học nội dung phân tích, ghi nhớ. Tóm tắt văn bản theo chuỗi thời gian, sự việc. - Chuẩn bị bài : Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) S: 16/9/2010 G: TIẾT 25 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (Tiếp theo) I: Mục tiêu cần đạt Kiến thức: HS nắm được việc phát triển từ vựng nhờ Việc tạo từ ngữ mới. Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 2. Kĩ năng: Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. Sử dụng từ mượn tiếng ngoài cho phù hợp. 3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tăng thêm vốn từ. II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h bảng phụ - Hs soạn bài theo yêu cầu bài học III: Các hoạt động dạy học - Ổn định lớp 5 P - Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ? Có mấy cách phát triển nghĩa của từ? - Bài mới : HĐ của GV-HS Nội dung * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tạo từ ngữ mới. 12 P - Gọi HS đọc mục 1 - SGK 72. ? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ đã cho ? Giải thích nghĩa của các từ ngữ đó ? - GV ghi các từ lên bảng. - Cho HS thảo luận ghi ra giấy của nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV treo bảng phụ các từ đã giải nghĩa để HS đối chiếu. ? Hãy đặt câu với những từ ngữ đó ? - GV gọi HS đọc mục 2 – SGK 73. - Gọi đại diện 4 nhóm HS lên bảng thi tìm nhanh các từ theo mô hình X + tặc. ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy nhận xét về cách để phát triển từ vựng ? Mục đích ? GV khái quát, rút ra kết luận. - Gọi HS đọc ghi nhớ 1 – SGK 73. * Hoạt động 2 : Cách mượn từ ngữ nước ngoài. 13 P - GV treo bảng phụ ghi ví dụ (a), (b) mục 1 – SGK 73. - Gọi HS đọc, GV lần lượt hướng dẫn HS tìm từ Hán Việt ở từng ví dụ. - Gọi HS lên bảng gạch chân các từ Hán Việt, HS dưới lớp làm vào vở. Gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá. ? Em có nhận xét gì về số lượng từ mượn từ tiếng Hán? - Gọi HS đọc mục 2 – SGK 73. ? Tiếng Việt dùng từ nào để chỉ những khái niệm đó ? - Cho HS lên bảng viết từ. ? Những từ này có nguồn gốc từ đâu ? ? Em hãy kể những từ mượn từ tiếng Pháp, Nga ? - HS Cát sét, tivi, ghi đông, mùi xoa, xích, líp, ni lông ? Trong 2 loại từ mượn : Từ Hán Việt và tiếng các nước khác, em thấy số lượng từ nào nhiều hơn ? Vì sao ? -> Qua ví dụ phân tích, em rút ra nhận xét gì về sự phát triển từ vựng ? - Gọi HS đọc ghi nhớ 2 – SGK 74. * Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập 15 P - Gọi HS đọc bài tập 1 ? Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới theo kiểu X + tặc ? - GV cho 2 nhóm tổ chức thi tìm từ nhanh. - Gọi HS đọc bài tập 2 – SGK 74. ? Tìm 5 từ ngữ mới và giải thích nghĩa ? - Cho HS thảo luận trình bày, nhạn xét - Gọi nhận xét.đánh giá. - GV cung cấp thêm 1 số từ : bàn tay vàng, công viên nước, - Gọi HS đọc bài tập 3 – SGK 75. ? Trong bài tập, đâu là ngôn ngữ ấn âu ? Còn đâu là những từ mượn tiếng Hán ? - Cho HS làm miệng bài tập. I. Tạo từ ngữ mới 1. Các cụm từ mới - Điện thoại di động : Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người - Kinh tế tri thức : Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc SX, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - Đặc khu kinh tế : Khu vực giành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đãi. - Sở hữu trí tuệ : Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại. 2. Các từ theo mô hình : X + Tặc. - Không tặc. - Lâm tặc. - Hải tặc. - Tin tặc. * Ghi nhớ – SGK 73. II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 1. Mượn từ Hán Việt Các từ Hán Việt. a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. 2. Các tiếng nước khác - AIDS. - Meketing. à Nguồn gốc từ tiếng Anh. * Ghi nhớ – SGK 74. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 – SGK 74 - X + trường : chiến, công, nông, ngư, trường, vũ trường - X + hoá : lão hoá, ô xi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá 2. Bài tập 2 – SGK 74 Các từ ngữ mới : - Cơm bụi : Cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ. - Thương hiệu : Nhãn hiệu thương mại. - Cầu truyền hình : Hình thức truyền hình tại chỗ, đối thoại trực tiếp qua ca-me-ra. 3. . Bài tập 3 – SGK 75 Ngôn ngữ ấn âu - Xà phòng, ôtô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô. - Còn lại là từ mượn tiếng Hán. Củng cố : GV gọi hs đọc lại ghi nhớ Dặn dò : Chuẩn bị soạn bài Tuyện Kiều của Nguyễn Du; soạn theo cau hỏi sgk
Tài liệu đính kèm: