Giáo án Đề cương ôn tập môn sinh học 9

Giáo án Đề cương ôn tập môn sinh học 9

Câu 1. Trình bày đối tượng , nội dung và ý nghĩa của di truyền học(DTH) ?

+ Đối tượng của DTH : là con người và toàn bộ sinh vật trong tự nhiên.

+ Nội dung của DTH : - Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- ý nghĩa của di truyền học :Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.

 

doc 41 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1191Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đề cương ôn tập môn sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập môn sinh học 9
phần I- Di truyền và biến dị
chương I các thí nghiệm của men đen
Câu 1. Trình bày đối tượng , nội dung và ý nghĩa của di truyền học(DTH) ?
+ Đối tượng của DTH : là con người và toàn bộ sinh vật trong tự nhiên.
+ Nội dung của DTH : - Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
ý nghĩa của di truyền học :Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
Câu 2: Trình bày phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.
+ Dùng toán thống kê và lí thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy luật di truyền cơ bản ở sinh vật.
Câu 3: Phát biểu nội dung định luật phân li? Men đen đã giải thích kết quả về phép lai một cặp tính trạng trên đậu Hà lan ntn ? 
Nội dung định luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Men đen đã giải thích kết quả:
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).
- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng.
- Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.
=> Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng.
Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trội cần phải làm gì ? Giải thích cách làm và lập sơ đồ minh hoạ?
TL:. Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta dùng phép lai phân tích
*Cách làm: 
Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử(AA) hoặc dị hợp tử(Aa) cho cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn Rồi sau đó dựa vào kiểu hình con lai để xác định:
Nếu con lai phân tích đều đồng tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội chỉ tạo ra một loại giao tử(A) tức là đồng hợp(AA)
Nếu con lai phân tích đều phân tính có hai kiểu hình chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo ra 2 loại giao tử tức là dị hợp (Aa)
Sơ đồ minh hoạ:
*Trường hợp 1:
+ P: AA(Tính trội đồng hợp) x aa(Tính lặn)
 	GP: A	 a
 F1 Aa(Con đồng tính- Có một kiểu hình)
*Trường hợp 2:
+ P: Aa(Tính trội dị hợp) x aa(Tính lặn)
 	GP: A, a	 a
 F1 1Aa : 1aa 
 Con lai phân phân tính 2 kiểu hình 1 trội : 1lặn.
Câu 5 Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?
TL: Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật.
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
- Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Câu 6: So sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả ở F1 và F2 trong phép lai một cặp tính trạng có hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
TL: *Sự giống nhau
	Nếu bố mẹ đều thuần chủng về một cặo tính trạng tương phản thì có 2 hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn có các đặc điểm giống nhau là:
	F1 đều đồng tính (Chỉ xuất hiện một kiểu hình)
	F2 đều phân tính ( Có trên 1 kiểu hình)
*Sự khác nhau :
Tính trội hoàn toàn
F1 đồng tính trội của bố hoặc mẹ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 trội: 1lặn .
Tính trội không hoàn toàn
F1 đồng tính trung gian của bố và mẹ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 trội: 2 trung gian:1lặn
Câu 7 Căn cứ vào đâu mà men đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong các thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? Giải thích và chứng minh?
TL: Men đen đã dựa vào sự phân tích kết quả thu được ở F2 trong thí nghiệm 2 cặp tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt như sau :
F2 có 315 Vàng, trơn: 101 Vàng, nhăn :108 Xanh, trơn :32 Xanh, nhăn
Xấp xỉ Tỉ lệ	9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn	: 1 xanh, nhăn.
+Về màu sắc :
=
=
Vàng 315+101 2,97 xấp xỉ 3 hạt vàng
Xanh 108+32 1 1 hạt xanh 
+ Về hình dạng hạt:
=
=
Hạt trơn 315+108 3,18 xấp xỉ 3 hạt trơn
Hạt nhăn 101+32 1 1 hạt nhăn 
Như vậy : Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì mỗi cặp tính trạng độc lập cho Kquả 3 trội: 1lặn của định luật phân ly .
 *Nếu xét cả 2 cặp tính trạng :
Tỉ lệ 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn	: 1 xanh, nhăn. =( 3 vàng:1 xanh) (3 trơn	: 1 nhăn) 
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích số tỉ lệ của hai tính trạng hợp thành nó.
Từ những phân tích trên, Men đen kết luận rằng các tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của ông di truyền độc lập với nhau.
Câu 8: Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xác định ở hình thức sinh sản nào ? Cho ví dụ minh hoạ ?
TL: - Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến các thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ.
+ loại biến dị xuất hiện rất phổ biến ở những loài SV có hình thức sinh sản hữu tính(giao phối)
Ví dụ cho giao phối giữa đậu hà lan thuần chủng hạt vàng, trơn với cây thuần chủng hạt xanh, nhăn thu được F1 đều có hạt vàng, trơn.
Cho F1 tự thụ phấn, F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Do sự sắp xếp lại các yếu tố di truyền trong quá trình sinh sản tạo ra F2 biến dị tổ hợp về kiểu hình là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn.
Câu 9: Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của mình ntn?
TL: Theo Men đen mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền(còn gọi là cặp gen) quy định và ông kí hiệu:
- Gen A qđịnh hạt vàng	Gen B qđịnh hạt trơn
- Gen a qđịnh hạt xanh	 Gen b qđịnh hạt nhăn
*Cơ chế của sự di truyền các tính trạng dựa trên sự phân ly độc lập và tổ hựop tự do của các cặp gen trong phát sinh giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
+Quá trình được minh hoạ dưới đây:
P: T/chủng hạt vàng, trơn X T/chủng hạt xanh, nhăn 
 AABB aabb
 	GP: AB	 ab
 F1 AaBb(100% hạt vàng trơn)
 F2	:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB(V-T)
AABb(V-T)
AaBB(V-T)
AaBb(V-T)
Ab
AABb(V-T)
AAbb(V-N)
AaBb(V-T)
Aabb(V-N)
aB
AaBB(V-T)
AaBb(V-T)
aaBB(X-T)
aaBb(X-T)
ab
AaBb(V-T)
Aabb(V-N)
aaBb(X-T)
aabb(X-N)
Kết quả ở F2 K
-Số tổ hợp : 16
-Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 
	9 vàng, trơn
	3 vàng, nhăn
	3 xanh, trơn
	1 xanh, nhăn
Câu 10 : Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập?
TL: 
-Nội dung của quy luật phân ly độc lập: các cặp nhân tố di truyền(cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập: Giải thích nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở các loaig giao phối. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu của tiến hoá va chọn giống.
Câu 11: Thế nào là biến dị tổ hợp? Tại sao các loài giao phối (Sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính?
TL:
- Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến các thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ.
- Các loài giao phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn những loài sinh sản vô tính vì:
+ Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau khi đi về hai cực của tế bào đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
+ Trong thụ tinh: Có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giữa các giao tử của bố và các giao tử của mẹ đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc NST. Đó là nguyên nhân chính làm xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản hữu tính.
Chương II- nhiễm sắc thể
Câu 12: Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội ? 
Bộ NST lưỡng bội
-Bộ NST là 2n luôn sắp xếp thành từng cặp.
-Mỗi cặp gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
- Có trong hầu hết các tế bào bình thường(2n) ngoại trừ giao tử.
Bộ NST đơn bội
-Bộ NST là n luôn tồn tại thành nhiều chiếc riêng lẻ.
- Mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Chỉ có trong giao tử.
Câu 13: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ nào của quá trình phân chia TB? mô tả cấu trúc đó ?
TL:
 Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ giữa của quá trình phân chia TB vì ở kì này NST đã co ngắn cực đại và có dạng đặc trưng .
Cấu trúc của NST được mô tả ở kỳ giữa như sau :
- Về kích thước có chiều dài từ 0,5 đến 50 micromet đường kính 0,2 – 2 micromet.
- Về hình dạng : Dạng hình hạt, hình que, hình chữ V...
- Về cấu tạo: NST lúc này ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau gắn với nhau ở tâm động(eo thứ nhất) chia NST thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó khi tơ co rút trong qtrình phân bào nst di chuyển về các cực của TB . ở 1 số NST có eo thứ thứ cấp(eo thứ 2) trên một cánh của NST.
Câu 14: Vai trò của NST đối với di truyền các tính trạng?
TL: - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 15: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ TB ? Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ?
TL:
 *Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ trung gian của chu kỳ TB, còn gọi là giai đoạn chuẩn bị của quá trình nguyên phân .
* Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:
1. Vào kỳ trung gian : NST duỗi xoắn cực đại có dạng sợi mảnh và diễn ra sựu nhân đôi tạo các NST kép.
2 Kỳ đầu : Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại.
3. Vào kỳ giữa các NST kép đóng xoắn cực đại và co ngắn tối đa, có dạng đặc trưng. Chúng chuyển về tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
4.Kỳ sau : hai crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân ly về 2 cực TB nhờ sự co rút của các sợi tơ thoi phân bào.
5. Kỳ cuối Các NST đơn duỗi xoắn tối đa, tạo trở lại dạng sợi mảnh trong các TB con.
Câu 16: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân? Về mặt di truyền ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ? 
TL:
*ý nghĩa của nguyên phân : 
- Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài về số lượng , hình dạng và cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể.
- Tăng nhanh sinh khối tế bào đảm bảo phân hoá mô, cơ q ... 2: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
TL
 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Có hai nhóm tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đó là :
+ Nhóm tác nhân tự nhiên: hoạt động của núi lửa phun nham thạc gây nhiều bụi bẩn và chất phóng xạ, thiên tai, lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật có hại phát triển.
+ Nhóm tác nhân do con người gây ra là chủ yếu: gồm các hoạt động.
	- Hoạt động đốt cháy nguồn nhiên liệu trong nhà máy và trong sinh hoạt gia đình
	- Lạm dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
	- Sử dụng hoá chất, thuốc nổ để khai thác khoáng sản.
	- Chặt phá và khai thác bừa bãi cây rừng và thú rừng
	- Sử dụng chất phóng xạ, vũ khí hạt nhân\
Câu 93 Nêu tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường? Hãy giải thích nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn rau quả?
 a) - Làm giảm sức sống của con người của sinh vật. Gây một số dịch bênh, gây đột biến và tạo các bệnh tật di truyền ở người và sinh vật.
b) Hãy giải thích nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn rau quả?
- Việc ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn rau quả xuất phát từ các nguyên nhân thuộc về người sản xuất, cụ thể là các nguyên nhân sau:
+ do dùng sai thuốc hoặc sử dụng thuốc không đẩm bảo chất lượng.
\+ do dùng quá liều hoặc phun thuốc trước khi thu hoạch trong thời gian quá ngắn dẫn đến thuốc còn tích luỹ trong rau quả, không kịp phân huỷ và gây ngộ độc.
Câu 94: Một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm môi trường?
TL:
Để hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp trong đó có một số biện pháp cơ bản sau:
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm
- Xử dụng nguồn năng lương không gây ô nhiễm
- Trồng cây rừng để điều hoà khí hậu
- Xây dựng nhiều công viên và trồng cây trong thành phố, khu công nghiệp
- Giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chiống ô nhiễm môi trường.
Chương IV: Bảo vệ môi trường
Câu 95: Có mấy dạng tài nguyên chính, là những dạng nào?
Có 3 dạng tài nguyên chính là:
- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên nếu được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ được phục hồi bao gồm đất, nước, sinh vật, rừng
- Tài nguiyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau 1 thời gian khai thác xử dụng sẽ bị cạn kiệt và ko thể phục hồi được. Tài nguyện ko tái sinh bao gồm: than đá, dầu lửa, khí thiên nhiên.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch khi sử dụng ko gây ô nhiềm môi trường gồm: gió, bức xạ mặt trời, năng lượng mặt trời...
Câu 96: Vì sao phải tiết kiệm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
TL Thiên nhiên tạo ra nguồn tài nguyên cho con người nhưng không phải là vô tận do vậy con người phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí để vừa phục vụ nhu cầu vừa bảo đảm duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho thế hệ sau vừa tạo điều kiện cho nguồn tài nguyên tái sinh phục hồi.
- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường hiện nay.
Câu 97:Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên tái sinh?
TL
1. Biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất
- Sử dụng bảo vệ đát tránh bị sói mòn và không bị thoái hoá
- chống nhiễm mặn, nhiễm phèn
- Chống khô hạn và nâng cao độ phì cho đất
- Đối với đất trồng trọt tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ để đất ko bi ô nhiễm.
- Tích cực trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng góp phần bảo vệ đất, tránh đất bị sói mòn, bị khô hạn.
2. Sử dụng nguồn tài nguyên nước
- Giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và cạn kiệt.
- Không thải các chất độc ra môi trường.
- Không chặt phá rừng để rễ cây rừng giữ được nguồn nước ngầm.
3. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng
- Quy hoạch hợp lí việc khai thác có mức độ tài nguyên rừng với baỉo vệ và trồng rừng.
- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các khu rừng quý có nguy cơ bị khai thác.
- Cần có luâtỵ bảo vệ rừng và xử phạt nghiêm các hành động phá rừng.
4. Sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật
- Khai thác có mức độ nguồn tài nguyên sinh vật
- Tạo môi trường sống và sinh sản phù hợp cho các loài sinh vật.
- Không dùng hoá chất, chất nổ, xung điện để đánh bắt thuỷ sản
- Ko đánh bắt động vật non, động vật cái đang sinh sản hoặc nuôi con.
Câu 98: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng ntn đến nguồn tài nguyên khác (đất, nước)?
- Rừng có vai trò rất lớn đối với người và tự nhiên. Ngoài chức năng cung cấp nhiều loại lâm sản quý, rừng còn có vai trò điều hoà khí hậu, điều hoà lượng nước trên trái đất và giúp đất tránh bị thoái hoá.
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng, có tác dụng tốt với đất, nước như sau:
+ Đối với tài nguyên đất: diện tích rừng được bảo vệ phục hồi, giúp mức nước ngâm trong đất không bị hạ thấp, đật không bị khô, ko bị sa mạc hoá, rừng còn giữ nước đầu nguồn, tránh lũ làm xói mòn đất trên các sườn dốc, rừng còn cung cấp thảm mục thực động vật làm giảm độ màu mỡ cho đất.
- Đối với tài nguyên nước: rừng điều hoà lương mưa và lượng nước ngầm, cung cấp cho con người, hạn chế lụt lội, gây nguy hại
Tạo môi trường trong lành giúp cho các loài thuỷ , hải sản phát triển.
Câu 99. Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
TL: 
(1)Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật : Các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên SV bao gồm:
- Bảo vệ các khu rừng gia đầu nguồn
- Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài SV.
- xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các SV hoang dã.
- không săn bắn ĐV hoang dã, không khai thác quá mức các loài SV.
- ứng dụng công nghệ SH để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài động, thực vật.
(2) cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá:
- Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện môi trường sinh thái, chống xói mòn, giảm lũ lụt, giữ đất , giữu nước ngầm, tránh cho đất bị thoái hoá.
- Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lý.
- Bón phân hợp lý, hợp vệ sinh : không lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, nhằm tạo ra sản phẩm sạch có chất lượng.
- Thay đổi cây trồng hwopj lý.
- Chọn giống vật nuôi cây trồng thích hợp, có năng suất cao.
Câu 100: Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất? VD?
TL:
-Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan...
+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi...
+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối....
Câu 101: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu biện pháp bảo vệ ?
TL: Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường sống của nhiều loài SV bảo vệ rừng là góp phân bảo vệ các loài SV, điều hoà khí hậu, giúp cân bằng sinh thái của trái đất.
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:
Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước...
- Phòng cháy rừng " bảo vệ rừng.
- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
- Bổ sung và ban hành hoàn chỉnh luật bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh và đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.
Câu 102: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ?
TL
	Biểm là nơi cung cấp nhiều loài hải hải sản làm thức ăn giàu đạm cho con người nhiều loài có giá trị cao và xuật khẩu như tôm cua, mực chai, sò... nhiều loài động vaatj quí hiếm đang cư trú ở biển như rùa biển, cá voi, cá heo...
	Hiện nay mức độ khai thác đánh bắt quá nhanh làm cho nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt vì vậy cần phải tích cực bảo vệ hệ sinh thái biển.
	Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển: Có kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên biển ở mức độ vừa phải hợp lí.
- Không đánh bắt hải sản nhỏ ở giai đoạn còn non và các động vật biển trong giai đoạn sinh sản, nuôi con.
- Không dùng xung điện, chất nổ đánh bắt hải sản để bảo vệ các loài bình yên trú ngụ và sinh sản.
- Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
- Chống ô nhiễm môi trường biển.
Câu 103: - Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp? Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
TL
*Hệ sinh thái nông nghệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người
* Bảo vệ:
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
+ Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Câu 104: Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?Trình bày sơ lược 2 nôi dung về phòng chống suy thái ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của luật bảo vệ môi trường Việt Nam?
TL
*+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.
*Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố ô nhiễm môi trường (chương 2).
Nội dung định luật này quy định trong việc sử dụng các thành phần môi trường như nước, đất, không khí, sinh vật.... Cần đảm bảo việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Hạn chế và xử phạt nặng các cá nhân tổ chức khai thác động thực vật quý hiếm.
- Ngăn chặn các tác động tiêu cực như phá rừng, đốt rừng....
- Khuyến khích các hoạt động cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái
- Cấm nhập khẩu các loại chất thải vào Việt Nam.
* Khắc phục suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường (chương 3)
- Các cá nhân tổ chức phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
- Các cá nhân tổ chức gây ra ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả.
=> Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
Câu 105: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
TL
- Nắm vững được những nội dung quy định của luật bảo vệ môi trường và có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc những quy định của luật.
- Tuyên truyền vận động mọi người xung quanh có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường.
- Ngăn chăn hành vi chặt phá rừng bất hợp pháp.
- Ngăn chặn kịp thời những hành vi có nguy cơ gây ra cháy rừng.
- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh.
- Không đổ rác, vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh.
- Khi phát hiện thấy tổ chức hoặc cá nhân có hành vi xả, thải chất thải gây ô nhiễm môi trường, có trách nhiệm thông báo với tổ chức, chính quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gây ô nhiễm môi trường.
*ghi chỳ
- Chỉnh sửa những chỗ sai sút.
 Chúc cac em học thuộc thi đạt kết quả cao 
 ĐT: 037 8658 646

Tài liệu đính kèm:

  • docon sinh thi vao 10.doc