Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm (ADN)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học -  Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm (ADN)

Câu 1: Đơn phân của ADN gọi là:

a. Ribonucleotit

b. Nucleotit

c. Polinucleotit

d. Axit nucleic

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2047Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm (ADN)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm (ADN)
Câu 1: Đơn phân của ADN gọi là:
Ribonucleotit
Nucleotit
Polinucleotit
Axit nucleic
Câu 2: Các thành phần chính trong cấu trúc của 1 nucleotit là:
Axit photphoric, đường ribozo, bazo nitric
Axit photphoric, đường deoxyribozo, polipeptit
Axit photphoric, đường deoxyribozo, bazo nitric
Axit photphoric, đường ribozo, polipeptit
Câu 3: Công thức của đường deoxyribozo là:
a. C5H10O4
b. C5H10O5
c. C4H10O5
d. C6H10O6
Câu 4: Cấu trúc không gian của ADN được qui định bởi yếu tố nào sau đây:
Nguyên tắc bổ sung của các cặp bazo nitric
Các liên kết hydro
Các liên kết photphodieste
Các liên kết hóa trị và liên kết hidro
Câu 5: Chuỗi các nucleotit trong mạch đơn của ADN được gọi là:
Chuỗi polypettit
Chuỗi polynucleotit
Chuỗi polyribonucleotit
Chuỗi polyxom
Câu 6: Liên kết hóa trị giữa 2 nucleotit kế tiếp trong mạch đơn ADN được thực hiện như sau:
Đường của nucleotit này nối với bazo nitric của nucleotit bên cạnh
Đường của nucleotit này nối với nhóm photphat của nucleotit bên cạnh
Đường của nucleotit này nối với bazo nitric của nucleotit mạch đối diện
Đường của nucleotit này nối với nhóm photphat của nucleotit mạch đối diện
Câu 7: Liên kết photphodieste trong ADN có đặc điểm sau:
Rất bền vững, đảm bảo cho trình tự các nucleotit trong mỗi mạch đơn được ổn định.
Nối giữa đường của nucleotit này với nhóm photphat của nucleotit bên cạnh trong mỗi mạch đơn.
Nối giữa đường của nucleotit này với nhóm photphat của nucleotit mạch đối diện
Câu A và B đều đúng.
Câu 8: Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit trong ADN là:
N – 2
N – 1
Câu 9: Số liên kết hóa trị giữa axit và đường trong mỗi mạch polinucleotit:
N – 2
N – 1
2N – 2.
Câu 10: Các nucleotit trong 2 mạch đơn của ADN nối với nhau nhờ:
Liên kết photphodieste
Liên kết hidro
Liên kết ion
Liên kết peptit
Câu 11: Các hệ quả rút ra từ nguyên tắc bổ sung là:
Biết trình tự nucleotit của mạch này ta suy ra trình tự nucleotit ở mạch kia
A=T , G =X , 
Trong ADN tổng 2 loại nucleotit A và G luôn luôn bằng tổng 2 loại nucleotit T và X.
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 12: Tính đặc thù của ADN mỗi loài được biểu hiện ở:
Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit
Hàm lượng ADN 
Tỉ lệ 
Cả A, B và C
Câu 13: Nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình:
Tự sao ADN
Tái sinh ADN
Tái bản ADN
Không câu nào sai
Câu 14: Tính không ổn định của ADN xuất hiện do:
Đột biến gen
Quá trình nhân đôi của ADN bị sai ở một điểm nào đó
Tác nhân vật lí, hóa học bẻ gãy liên kết hóa trị làm ADN bị mất đi 1 số cặp nucleotit
Câu A, B đều đúng
Câu 15: Quá trình tái bản của ADN theo nguyên tắc nào:
Nguyên tắc bổ sung
Nguyên tắc giữ lại một nửa
Nguyên tắc khuôn mẫu (bảo tồn)
Câu A,B và C đều đúng
Câu 16: Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tái bản không dẫn đến hậu quả sau:
Một trong hai ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới
Làm cho tính đặc thù của ADN được ổn định.
Hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ
Mỗi ADN con được sinh ra theo nguyên tắc bảo tồn( khuôn mẫu)
Câu 17: ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bán bảo tồn nghĩa là:
Trong 2 ADN con có 1 ADN cũ và 1 ADN mới
Mỗi mạch của ADN con có là nguyên liệu cũ, là nguyên liệu mới
 Một mạch của ADN là mạch khuôn của ADN mẹ, mạch kia được tạo bởi các nucleotit tự do
Câu A và B đúng.
Câu 18: Cơ chế tái sinh ADN có ý nghĩa:
Là cơ sở để NST nhân đôi
Bảo đảm cho ADN được ổn định về cấu trúc, hàm lượng qua các thế hệ tế bào
Góp phần ổn định các tính trạng qua các thế hệ khác nhau của loài
Câu A, B và C đều đúng
Câu 19: Nội dung câu nào sau đây sai:
Trong quá trình tái bản ADN có sự phá hủy liên kết hydro và thành lập liên kết hydro, liên kết hóa trị mới
Cứ sau mỗi lần tái sinh, số liên kết hydro bị hủy bao giờ cũng bằng một nửa so với số liên kết hydro được tái lập
Số liên kết hóa trị được thành lập sau 1 lần tái sinh bằng số liên kết hóa trị của ADN mẹ
Số liên kết hóa trị được thành lập bằng số liên kết hóa trị bị hủy sau số lần tái sinh
Câu 20: Một gen có tổng 2 loại nucleotit chiếm 90% so với tổng số nucleotit của nó. Tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit của gen trên là:
A=T=45%; G=X=5%
A=T=5%; G=X=45%
A=T=90%; G=X=10%
Có thể A hay B.
Câu 21: Gen dài 4080A0 có số liên kết hidro trong đoạn từ [2700 – 3000] và có tích số giữa 2 loại nucleotit không bổ sung là 5,25%. Tỉ lệ % và số liên kết hidro của gen trên lần lượt là:
A=T=35%, G=X=15% và 2760
A=T=35%, G=X=15% và 2700
A=T=15%, G=X=35% và 2760
A=T=35%, G=X=15% và 3240
Gen có 2652 liên kết hydro. Trong một mạch đơn của gen có tỷ lệ giữa các loại nucleotit như sau:
	Sử dụng các dữ liệu để trả lời
Câu 22: Tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit A,T,G,X của mạch đơn nói trên lần lượt là:
40%, 20%, 15%, 25%
15%, 25%, 40%, 20%
25%, 15%, 20%, 40%
25%, 20%, 15%, 40%
Câu 23: Số lượng nucleotit mỗi loại của gen là:
A=T=459; G=X=561
A=T=561; G=X=459
A=T=408; G=X=612
A=T=612; G=X=408
Câu 24: Trên một mạch đơn của đoạn ADN có tỉ lệ thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung của đoạn ADN đó sẽ là:
a. 
b. 1,5
c. 
d. 0,5	
Câu 25: Hai gen I và II đều dài 3060A0. Gen I có 35%A và bằng số G của gen II. Cả 2 gen lần lượt nhân đôi 1 số lần, môi trường cung cấp tất cả 3330 nucleotit tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và gen II lần lượt là:
1 và 3
3 và 1
2 và 3
3 và 2
Hai gen I và II có tỉ lệ các loại nucleotit và chiều dài như nhau khi nhân đôi cần được cung cấp 18000 nucleotit tự do trong đó có 2700 T. Chiều dài của mỗi gen trong đoạn [2550A0 – 3060A0]
Sử dụng dữ kiện trên trả lời 
Câu 26: Số chu kì của mỗi gen là:
150
75
60
90
Câu 27: Số nucleotit từng loại của mỗi gen là:
A=T=540; G=X=360
A=T=360; G=X=540
A=T=180; G=X=720
A=T=270; G=X=630
Gen dài 5100A0 có số liên kết hydro giữa A và T bằng số liên kết hydro giữa G và X. Gen tái sinh liên tiếp 4 đợt.
Sử dụng các dữ kiện trên trả lời
Câu 28: Số liên kết hydro bị hủy và được tái lập trong lần tự sao cuối cùng của gen là:
28800 và 57600
57600
54000 và 108000
57600 và 28800
Câu 29: Số liên kết hóa trị được hình thành tại lần thứ 4 và cả quá trình lần lượt là:
11992 và 44970
23984 và 23984
23984 và 44970
23984 và 47968
Câu 30: Tổng số liên kết hydro bị hủy qua cả quá trình:
54000
58500
62400
28800
ARN
Câu 23: Nói đến chức năng của ARN câu nào sau đây không đúng:
tARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do và vận chuyển đến riboxom
rARN có vai trò cấu tạo bào quan riboxom
mARN là bản sao mã từ mạch khuôn của gen
rARN có vai trò tổng hợp eo thứ cấp của NST.
Câu 24: ADN và ARN giống nhau ở điểm sau:
Về liên kết hydro giữa cặp bazo nitric bổ sung
Đều có 4 loại đơn phân trong đó đều có A, G, X.
Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần là axit photphoric, đường pento, bazo nitric
Liên kết hóa trị giữa đường và nhóm photphat có vị trí giống nhau.
Câu trả lời đúng là:
2 và 3
2,3 và 4
2 và 4
3 và 4.
Gen dài 0,51 có hiệu giữa X với loại nucleotit khác bằng 10% số nucleotit của gen. Mcahj thứ nhất của gen có A==450. Vận tốc sao mã của gen là 10 ribonucleotit/ 0,01 giây. Quá trình sao cần 600U và xảy ra liên tục.
	Dùng các dữ liệu trên để trả lời các câu 25 -26
Câu 25: Thời gian tổng hợp 1 phân tử mARN là:
1 giây
1,2 giây
1,5 giây
2 giây
Câu 26: Thời gian của cả quá trình sao mã:
3 giây
6 giây
4,5 giây
4,8 giây
Câu 27 Những điểm giống nhau giữa protein với axit nucleotit là:
a. Đều được cấu tạo bởi các thành phần nguyên tố chủ yếu C,H,O,N
b, Đều là các hợp chất cao phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
c. Đều có liên kết hóa học thực hiện theo NTBS
d. Câu A và B đều đúng.
Câu 28: Axit nucleic và protein có điểm khác biệt là:
Số lượng lớn giữa chúng
Loại liên kết hóa học thực hiện giữa các đơn phân
C. Thành phần hóa học của 1 đơn phân
Cả 3 câu A,B và C đều đúng.
Câu 29: Yếu tố nào sau đây chi phối nhiều nhất đến tính đặc thù của protein:
Số lượng axit amin trong phân tử protein đó
Thành phần axit amin trong phân tử protein đó
Trình tự sắp xếp axit amin trong phân tử protein đó
Cấu trúc không gian của phân tử protein đó.
Câu 30: Tính đa dạng của protein do yếu tố nào sau đay qui định:
Thành phần axit amin
Trình tự sắp xếp axit amin
Cấu trúc không gian
Tất cả các yếu tố trên.
Câu 31: Trong quá trình tổng hợp protein, protein có vai trò sau:
Là enzyme xúc tác các giai đoạn
Cung cấp năng lượng là ATP
Cung cấp nguyên liệu là axit amin
Cả 3 câu A,B và C đều đúng
Câu 32: Protein luôn đổi mới nhưng vẫn giữ nguyên tính đặc thù là nhờ:
ADN và gen có tính đặc thù được ổn định
Nhờ cơ chế tái bản ADN
Nhờ cơ chế sao mã trên mạch khuôn
Câu A và B đều đúng
Câu 33: Thông tin di truyền là:
Trình tự các ribonucleotit được ghi trong bản mã sao được giải mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein
Trình tự các axit amin trong phân tử protein
Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được giải mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein
Trình tự các đối mã của tARN, sẽ giải mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein
Câu 34: Thế nào là mã bộ 3:
a. Cứ 3 nucleotit qui định 1 axit amin
	b. Cứ 3 ribonucleotit qui định một axit amin
	c. Cứ 3 nucleotit kế tiếp nhau trong mạch khuôn qui định việc tổng hợp một axit amin trong phân tử protein
	d. Quá trình tổng hợp protein phải cần có bộ 3 mở đầu và bộ 3 kết thúc.
Câu 35: Từ 4 loại nucleotit sẽ tổ hợp thành bao nhiêu mã bộ 3 khác nhau:
4 bộ
16 bộ
64 bộ
61 bộ
Câu 36: Thế nào là các bộ ba mã hóa:
Các bộ 3 kế tiếp nhau trong gen
Các bộ 3 kế tiếp nhau trong mARN
Các bộ 3 đối mã của tARN
Các bộ 3 qui định các axit amin.
Câu 37: Tính thoái hóa của mã di truyền là:
Sau khi tổng hợp xong protein, mARN bị thoái hóa
Sau khi mang axit amin đến riboxom, phân tử tARN bị thoái hóa
Mỗi loại axit amin có thể do nhiều bộ 3 khác nhau qui định
Mỗi bộ 3 mà có thể qui đinh nhiều axit amin khác nhau
Câu 38: Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là:
Bản mã gốc trong nhân được phổ biến ra tế bào chất dưới dạng các bản mã sao.
Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen qui định trình tự các ribonucletit trên mARN
Trình tự các ribonucleotit trên mARN qui định trình tự các đối mã trên tARN
Mã di truyền của các loài đều có tính liên tục, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.
Xét 4 loại ribonucleotit A,U,G,X. Sử dụng dữ kiện trả lời các câu 39 – 40
Câu 39: Sẽ có bao nhiêu tổ hợp các bộ 3 có chứa ít nhất 1 ribonucleotit loại A
27
37
8
12
Câu 40: Số tổ hợp các bộ ba không chứa X:
4
8
12
16
Câu 40: Quá trình sinh tổng hợp protein xảy ra gồm các giai đoạn nào sau đây:
Hoạt hóa axit amin và giải mã
Sao mã và hoạt hóa axit amin
Sao mã và vận chuyển axit amin tự do đến riboxom
Sao mã xảy ra trong nhân và giải mã xảy ra ở tế bào chất
Dùng sơ đồ 
Hoàn thành câu 41,42,43
Câu 41: I và II lần lượt là:
Tái bản, giải mã 
Tái bản, sao mã
Sao mã, giải mã
Nhân đôi, giải mã.
Câu 42: Protein có tính đặc trưng được ổn định là nhờ:
I
II
III
I,II và III
Câu 43: Đối với ADN của NST, hoạt động nào xảy ra ở tế bào chất:
I
II
III
I và III
Câu 44: Thế nào là sự hoạt hóa axit amin tự do:
Axit amin tự do gắn với mARN
Axit amin tự do được tARN mang đến riboxom
Các axit amin được phép vào chuỗi polyeptit
Do được cung cấp ATP, tARN gắn axit amin tương ứng với bộ 3 đối mã của nó, tạo phức hợp tARN – axit amin
Câu 45: Phát biểu nào sau đây về gen là đúng:
Gen là một đoạn của NST tham gia qui định tính trạng cơ thể sinh vật
Gen là một đoạn ADN chỉ huy tổng hợp các loại ARN cho tế bào
Gen là một đoạn ADN qui định kiểu trao đổi chất nào đó cho tế bào.
Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền về cấu trúc của 1 loại protein nào đó.
Câu 46: ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử vì:
ADN mang thông tin di truyền, qui định tính trạng cho cơ thể sinh vật
AND của mỗi loài có tính đặc trưng và tính đặc trưng này được ổn định qua các thế hệ
AND có khả năng nhân đôi, sao mã từ đó tổng hợp protein cho tế bào
Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 47: Nội dung nào sau đây không đúng:
Trong quá trình tổng hợp protein chỉ có 1 trong 2 mạch đơn của gen được dùng làm mạch khuôn
Bộ 3 kết thúc không qui định axit amin nào và axit amin mở đầu sẽ bị tách khỏi chuỗi polypeptit khi hoàn chỉnh cấu trúc protein.
Số axit amin cần được môi trường cung cấp để tổng hợp một phân tử protein bằng số bộ 3 trong mạch khuôn trừ bớt đi 1.
Mỗi phân tử protein chỉ có 1 chuỗi polypeptit
Câu 48: Khi giải mã tổng hợp 1 protein trên phân tử mARN dài 2907A0 có 4 loại tARN gồm loại giải mã 4 đợt, 3 đợt, 2 đợt, 1 đợt với tỉ lệ 1:3:12:34. Số lượng mỗi loại tARN theo thứ tự trên lần lượt là:
1,3,12 và 34
2,6,24 và 68
4,12,48 và 136
3,9,36 và 102
Trong quá trình giải mã trên phân tử mARN dài 3243,6A0. Thời gian trượt hết chiều dài phân tử mARN của mỗi riboxom tính từ lúc tiếp xúc là 31,8 giây.
Dựa vào dữ kiện trả lời các câu 49 – 50
Câu 49: Vận tốc trượt của riboxom là:
51A0/giây
102A0/giây
40,8A0/giây
61,2A0/giây
Câu 50: Thời gian giải mã 1 axit amin của riboxom là:
0,1 giây
0,2 giây
0,01 giây
0,02 giây
Câu 1: Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là:
Nucleoxom
Protein
Nhiễm sắc thể
Axit nucleic
Câu 2: Từ một bào tử phát triển thành một cơ thể mới được gọi là hình thức sinh sản:
Vô tính
Nguyên phân
Dinh dưỡng
Bào tử thể xen kẽ với giao tử thể
Câu 3: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự tham gia của quá trình sinh học nào sau đây
Giảm phân và thụ tinh
Thụ tinh và nguyên phân
Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân
Sự hình thành tinh trùng và trứng
Câu 4: NST có hình dạng:
Hình chữ V
Hình hạt, hình que
Hình móc
Cả A,B và C
Câu 5: Cho các thành phần :
Tâm động 
Eo thứ 1, eo thứ 2
Cromatit
Sợi cơ bản
Thể kèm
Sợi nhiễm sắc
Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần sau:
1,2,4,5
1,2,3,4
1,3,5,6
1,2,4,6
Câu 6: Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là:
ribonucleotit
Nucleotit
Nucleoxom
Sợi nhiễm sắc
Câu 7: Thành phần chủ yếu của NST gồm:
Protein loại histon và axit nucleic
Protein loại albumin và axit nucleic
Protein và ADN
Protein và sợi nhiễm sắc
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính chất dặc thù của NST:
a. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac nghiem ADN.doc