Giáo án Địa lí 9 - Tuần 1 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quang Hách

Giáo án Địa lí 9 - Tuần 1 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quang Hách

 I- Mục tiêu bài học :

 1. Kiến thức

 - Nhận biết về vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội

- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

- Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. Tác động đến sự phát triển của vùng

− Thiên tai thường xuyên xảy ra, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

− Cần có biện pháp phòng chống và ứng phó với thiên tai.

2. Kỹ năng

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng

- Sử dụng bản đồ(lược đồ) tự nhiên của vùng để phân tích và trình bày đặc điểm TN của vùng

- Phân tích số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm TN của vùng.

 

doc 241 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 9 - Tuần 1 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quang Hách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: 19/8/2019
Ngày dạy: 27/8/2019
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc:	
- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc. Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc (số dân, đặc điểm về phong tục tập quán, trang phục nhà ở, kinh nghiệm SX, đại bàn phân bố chủ yếu...)
3. Thái độ
+ Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết dân tộc.
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực học tập tại thực địa
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh
II- Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
 * GV: - Bản đồ dân cư Việt Nam
 - ảnh các dân tộc Việt Nam	
 * Học sinh: sgk, vở BT bản đồ, thu thập thông tin liên quan... 
III- Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút
IV. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động / tình huống xuất phát ( 1 phút): 
1.1Tổ chức: 1p
1.2 Kiểm tra bài cũ: SGK, vở nghi của HS
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35phút): 
Bài mới: GV vào bài
- Giới thiệu chương trình Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam, phần địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ và địa lí địa phương.
- Vào bài: Việt Nam – Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con lạc cháu của Lạc Long Quân - âu Cơ, cùng mở mang, gây dựng non sông của chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học đầu tiên của môn địa lí lớp 9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc; dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước; địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam phân bố như thế nào trên đất nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
CH1:- Dùng tập ảnh các dân tộc giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước.
I. Các dân tộc ở Việt Nam 14p
? Đọc thông tin SGK "Việt Nam..giàu bản sắc" và bằng hiểu biết của bản thân em cho biết:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết.
9A, 9B ? Trình bầy những nét khái quát về dân tộc Kinh và một dân tộc khác (về ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất)
- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc trưng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán...
CH2:? Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.
? Dựa vào hiểu biết thực tế và đọc thông tim Sgk-tr3-4 từ "Đây là....dân tộc ít người" cho biết:
- Người Việt cổ còn có những tên gọi gì?
 ? Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người?
- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong SX thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng.
- Các dân tộc ít người có trình độ PTKT khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong SX, đời sống.
? Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
9A, 9B ? Hãy kể tên các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ta, tên các vị anh hùng, các nhà khoa học có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết?
9A,9B? Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài.
Quan sát h1.2, ND bức ảnh, em hiều bức ảnh muốn nói lên điều gì?
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc VN
Chuyển ý: Việt Nam là một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc có nguồn gốc bản địa, cùng chung sống dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Về số lượng, sau người Việt là người Tày, Thái, Mường, Khơme, mỗi tộc người có số dân trên 1 triệu. Các tộc người khác có số lượng người ít hơn. Địa bàn sinh sống các thành phần dân tộc được phân bố thế nào, ta cùng tìm hiểu mục II.
II. Phân bố các dân tộc 20p
CH3
9C: Đọc thông tin SGK-tr5 từ "Người Việt... và duyên hải", cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
9A, 9B: Dựa vào bản đồ phân bố các dân tộc và hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu?
MR: 
1. Dân tộc Việt (Kinh)
- Người Việt phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển.
CH4
9C: Đọc thông tin SGK-tr5 từ "Các dân tộc...ở tp Hồ Chí Minh", cho biết địa bàn cư trú chính của các DT ít người?
- Đọc thông tin SGK-tr5, từ "Trung du...tp Hồ Chí Minh", cho biết sự phân bố của các DT khác nhau ở mỗi vùng?
9A, 9B ?Dùa vµo b¶n ®å ph©n bè c¸c d©n téc vµ hiÓu biÕt cña m×nh, hãy cho biết hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.
- Những khu vực có đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội như thế nào?
? Dùa vµo sgk vµ b¶n ®å ph©n bè d©n téc ViÖt Nam h·y cho biÕt ®Þa bµn c­ tró cô thÓ cña c¸c d©n téc Ýt ng­êi.
Yªu cÇu häc sinh lªn b¶ng x¸c ®Þnh ba ®Þa bµn c­ tró cña ®ång bµo c¸c d©n téc tiªu biÓu.
? Sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa 3 địa bàn?
2. Các dân tộc ít người
- Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người.
- Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường , Dao, Mông
- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có các dân tộc Êđê, Giarai, Bana, Cơ ho.
- Khu vực cực Nam trung bộ và Nam bộ có người Chăm, Khơme, Hoa.
? Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những sự thay đổi lớn như thế nào.
3. Hoạt động luyện tập ( 2 phút): 
- Nước ta có bao nhiêu DT?Những nét VH riêng của các DT thê hiện ở những mặt nào? Cho VD?
- Trình bày tình hình phân bố của các DT ở nước ta?
4. Hoạt động vận dụng ( 2 phút): 
- Hoàn thành bài 3-TGK-tr6
- Hãy điền tiếp:
Em thuộc dân tộc .....(Kinh). dân tộc đứng thứ .......(1). về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. địa bàn cư trú của dân tộc em là.....(đồng bằng).
Một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.....
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng / sáng tạo ( 1 phút): 
- Làm các bài tập bản đồ
- Trả lời câu hỏi sau bài trong sgk
- Đọc trước bài 2
********************************************************************************
Tuần 1 
Tiết 2
Ngày soạn: 19/8/2019
Ngày dạy: 30/8/2019 
	BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân
- Hiểu hậu quả của dân số tăng nhanh, gây sức ép tới tài nguyên và MT, KT
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kỹ năng 
- Có kĩ năng vẽ và phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số. Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 - 1999
3. Thái độ
- ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê.
II- Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
* GV: - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta (phóng tho theo sgk)
- Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
* Học sinh: sgk, vở BT bản đồ, thu thập thông tin liên quan... 
III- Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động / tình huống xuất phát ( 5 phút): 
1.1. Tổ chức 1p
1.2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở nhưng mặt nào? VD?
-2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35phút): 
- Vào bài: Dân số, tình hình gia tăng ds và những hậu quả kt – xh, ctrị, mà cả của cộng đồng quốc tế. ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước. Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta Đảng và chính phủ đã đề ra mục tiêu và ban hành hàng loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy.
Để tìm hiểu vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì, ta nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc ở nước ta:
+ Lần 1: 1/4/79 nta có 52,46 tr người
+ Lần 2; 1/4/89 nta có 64,41 tr người
+ Lần 3: 1/4/99 nta có 76,34 tr người
I. Số dân 10p
CH1:
9C? Dựa vào hiểu biết và sgk em cho biết số dân nước ta tính đến 2002, 2003 là bao nhiêu người?
9A, 9B ? Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và dân số của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.
- Dtích trung bình tg
- Ds thuộc loại đông trên tg
Lưu ý: Năm 2003 ds nta là 80,9 tr 
trong khu vực ĐNA, ds Việt Nam đứng thứ 3 sau Indô (243,9tr); philip (84,6 tr)
- Kết luận
Việt Nam là nước đông dân, ds nước ta là 79,7 tr (2002).
9A, 9B ? Víi sè d©n ®«ng nh­ trªn cã thuËn lîi g× cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ ë n­íc ta?
- Thuận lợi: Nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng.
- Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kt-xh, với tài nguyên mt và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Hs lấy VD sức ép dân số tới TNMT
- Dựa vào hiểu biết, cần có biện pháp gì?
Chuyển ý
CH2 - yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “ bùng nổ dân số”
II. Gia tăng dân số 15p
? Quát sát H2.1 nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta?
9C: GV hướng dẫn cách phân tích: qua chiều cao của cột DS cho biết tình hình tăng DS của nước ta qua các năm, sự biến thiên của đường cho biết sự thay đổi của tỷ lệ gia tăng tự nhiên DS của nước ta
- Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có htượng “ bùng nổ dân số”
9A, 9B ?Qua H2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào?
- Gi¶i thÝch nguyªn nh©n sù thay ®æi ®ã?
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
- ? V× sao tØ lÖ gia t¨ng tù nhiªn cña d©n sè gi¶m nhanh, nh­ng d©n sè vÉn t¨ng nhanh.
- Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì?
Nhóm 1: đến ktế?
Nhóm 2: đến xã hội?
Nhóm 3: đến môi trường?
- DS đụng và tăng nhanh ảnh hưởng gỡ tới việc sử dụng năng lượng?
- DS tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng cao, dẫn đến tớnh bức xỳc của việc sử dụng và khai thỏc năng lượng một cỏch tiết kiệm, chống lóng phớ
Chuẩn xác kiến thức:
Hậu quả gia tăng dân số
Kinh tế
xã hội
Môi trường
Lao động và việc làm
Tốc độ ptriển ktế
Tiêu dùng và tích luỹ
Giáo dục
Ytế và chăm sóc sk
Thu nhập, mức sống
Cạn kiệt tài nguyên
ô n ... ,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng.Nhận xét.
Câu 4: ( 2 điểm) Nêu vị trí, giới hạn và ý nghĩa của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? 
Đáp án - biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2đ)
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện.
- Mức thu nhập bình quân đầu người tăng, tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%.
- Tuổi thọ bình quân của người dân ngày càng cao, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng giảm.
- Chất lượng cuộc sống còn thấp, có sự chênh lệch giữa các vùng miền.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
(3đ)
- Đất: là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp; có hai nhóm đất chính: đất feralít phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và đất phù sa
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hóa theo chiều Bắc –Nam và Đông – Tây. Thuận lợi: cây trồng phát triển quanh năm, trồng xen canh, tăng vụKhó khăn: lũ lụt, hạn hán
- Nước: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc; nguồn nước ngầm khá dồi dào.Thuận lợi: cung cấp đủ nước tướiKhó khăn: lũ lụt, 
- Sinh vật: có nguồn thực động vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên nhiều giống cây trồng vật nuôi mới.
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
 3
(3đ)
* Vẽ biểu đồ: (Biểu đồ đường)
- Vẽ chính xác, đẹp, sạch sẽ
- Chú giải:
- Tên biểu đồ:
*Nhận xét.
2đ
1đ
4
(2đ)
- Vị trí,giới hạn: Là vùng nằm ở phía Bắc đất nước, tiếp giáp:
+Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước, có đường bờ biển dài.
- Ý nghĩa:Dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
1đ
1đ
Kiểm tra 45’ II
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng điểm
Biết
Hiểu
Vận dụng
Kinh tế Đông Nam Bộ
1.5 điểm (câu 1)
3. điểm(câu 4)
4.5 điểm
Vùng kinh tế trọng điểm
2 điểm (câu 2 )
2 điểm
Tự nhiên vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
3.5 điểm ( câu 3)
3.5 điểm
Tổng điểm
 2 điểm
 5. điểm
3 điểm
 10 điểm
	* Đề bài kiểm tra :
Câu 1 (1.5 điểm): Vùng Đông Nam Bộ có ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh. Nừu như có sự cố xảy ra khi khai thác và vận chuyển thì tác động đến môi trường như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? Là những vùng nào? Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 
 Câu 3 (3.5 điểm): Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước ? 
Câu 4 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2002 (đơn vị:%)
Nông-Lâm-Ngư ngiệp
Công nghiệp –xây dựng
Dịch vụ
Đông Nam Bộ
6.2
59.3
34.5
Cả nước
23
38.5
38.5
- Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2002?
- Nhận xét tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước?
Đáp án + biểu điểm
Câu 1 ( 1.5 điểm): Việc khai thác dầu khí luôn luôn được bảo vệ an toàn với kĩ thuật cao. Tuy vậy, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn xảy ra những sự cố khi khai thác (cháy, nổ) và vận chuyển (tai nạn đắm tàu) làm một số dầu tràn ra biển gây ra một số hậu quả:
- ô nhiễm môi trường biển trầm trọng, làm chết một số sinh vật biển (tôm, cá, chim biển)
- Tác hại cho các ngành đánh bắt hải sản.
- dầu theo sóng tràn vào bờ gây ô nhiễm bãi biển, làm sạch bờ biển rất tốn kém, thiệt hại lớn cho ngành du lịch, dịch vụ biển.
Câu 2 (2 điểm): Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rỵa –vũng tàu, Tây Ninh và Long An.
Câu 3 (3.5 điểm): Mỗi thế mạnh được 0.5 điểm
Những điều kiện thuận lợi để vùng Đồng Bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước:
* Vị trí địa lí thuận lợi
* Đất: Là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng
- Diện tích gần 4 triệu ha, gồm 3 nhóm đất chính
+ Đất phù sa: 1,2 triệu ha
+ Đất phèn, mặn: 2,5 triệu ha
* Khí hậu: Cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
* Địa hình: Thấp và bằng phẳng thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi...
* Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
* Sinh vật: Đa dạng sinh học, có các rừng ngập mặn, rừng tràm, cá chim có giá trị lớn
* Biển, hải đảo:.
Biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. Cho nguồn hải sản cá tôm và hải sản quý hết sức phong phú
Tờt cả những điều kiện trên tạo cho đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
Câu 4: (3 điêm)
- Vẽ đẹp, đúng, đầy đủ các ghi chú được 1.5 điểm
- Nhận xét: 
+ Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước đều cao (0.5 điểm)
+ Đặc biệt vùng Đông Nam Bộ có tỷ trọng công nghiệp xây dựng lớn nhẩ trong cơ cấu GDP của vùng(59,3%) (0.25 điểm)
+ Còn tỷ trọng công nghiệp xây dựng tính chung cả nước cũng chiếm tỷ trọng cao và bằng tỷ trọng ngành dịch vụ (38.5%) (0.25 điểm)
Như vậy, ngành công nghiệp xây dựng của cả nước và vùng Đông Nam Bộ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, thúc đẩy nền kihn tế của cả nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng phát triển mạnh (0.5 điểm)
TUẦN 33 Tiết 50. ĐỊA LÍ TỈNH (THÀNH PHỐ)
I. Mục tiêu
Sau bài học HS cần
1. Kiến thức
- Bổ sung và nâng cao kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội, có những kiến thức khái quát về đại lí tự nhiên tỉnh Hải Dương.
- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế địa phương.
Có những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất, quản lí xã hội
2. Kỹ năng
- củng cố kỹ năng đọc bản đồ, bảng số liệu, nhận xét, phân tích
3. Thái độ
- Hiểu rõ thực tế địa phương, từ đó bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
II- Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
 * GV: - Bản đồ Việt Nam 
 - Bản đồ tỉnh Hải Dương nếu có. 
 - Các tranh ảnh, hình vẽ về Hải Dương
 * Học sinh: Tài liệu thu thập về địa lí tự nhiên Hải Dương
III. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Học sinh vắng
9A
9B
9C
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: cả lớp
? Dựa vào bản đồ VN, hãy xác định vị trí tỉnh Hải Dương?
? HD nằm trong vùng kinh tế nào? Giáp với các tỉnh nào?
? Vị trí đó có ý nghĩa gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
? So sánh diện tích của tỉnh với các vùng kinh tế khác?
? dựa vào bản đồ, hiểu biết bản thân cho biết HD chia làm bao nhiêu huyện?Xác định TX Chí Linh? Trường THCS Văn An?
Hoạt động 2: Cặp/nhóm
Dựa vào bản đồ TNVN cho biết đặc điểm địa hình HD?
Địa hình chia làm mấy bộ phận?
GV chuẩn xác, bổ sung
? Địa hình có tác động thế nào tới sự phân bố dân cư, Kt – Xh?
?Dựa vào kiến thức đã học +hiểu biết bản thân, KH Hải Dương có đặc điểm gì nổi bật?
?Khí hậu có ảnh hưởng thế nào đến SX và SH?
? Từ đặc điểm địa hình + khí hậu như vậy ảnh hưởng gì tới đặc điểm sông ngòi HD?
GV gợi ý:
 Mạng lưới?
 Phân bố?
 Sông chính? Phụ lưu?Chi lưu?
 Đặc điểm?
? Nêu tác động của sông ngòi tới hoạt động SX và SH?
9A, 9B: Chế độ nước ảnh hưởng ntn đến SX, ĐS? hướng giải quyết?
9A, 9B: Để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước sông, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì?
? Dựa vào hiểu biết + bản đồ TNVN, cho biết đặc điểm đất HD?
9A, 9B: sự đa dạng về TN đất có ý nghĩa ntn đối với PT KT-XH?
?ý nghĩa?
? Nêu thực trạng thảm TVHD?(lưu ý hiện trạng sử dụng TN rừng)
9A, 9B: Cần làm gì để bảo vệ MT, TNSV?(tr25)
? Nêu các khoáng sản chính? Phân bố? ý nghĩa đối với sự PT KT-XH?
9A, 9B: việc khai thác, sử dụng nguồn TNKS cần chú ý đến vấn đề gì?
I.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: 1. 654,85km2(chiếm 0,5% DT cả nước), đồng bằng: 1.389 km2 (84,1%). Miền núi: 262,85km2(15,9%)
- Tạo độ: từ 20041’10''B (thôn Đồng Chấm, xã Tiền Phong, H. Thanh Miện)– 21014’20''B(Thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám, Tx. Chí Linh)
 106007’20''Đ (thôn Kim Trang, xã Thái Dương, Bình Giang)- 106036’35''Đ (thôn Tử Lạc,tt. Minh Tân, H. Kinh Môn)
- Thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với vùng TD và MN Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc: Bắc Giang, Bắc Ninh
+ Phía ĐB: Quảng Ninh
+ Phía Đông: Hải Phòng
+ Phía Tây: Hưng Yên
* ý nghĩa: là một bộ phận nằm trong địa bàn lãnh thổ trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa 3 đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế là HN –HP- QNinh
* Khó khăn: thiên tai nhiều: bão, ngập úng, hạn hán, giá rét...
2. Sự phân chia hành chính: Có nhiều thay đổi
Hiện nay tỉnh HD gồm 1 tp và 1 thị xã, 10 huyện(tp.HD, TX Chí Linh, H. Nam Sách, H. Thanh Hà, H. Kinh Môn, H. Kim Thành, H. Gia Lộc, H Tứ Kỳ, H. Cẩm Giàng, H. Bình Giang, H. Thanh Miện, H. Ninh Giang)
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và cảnh quan: 
* Chia làm 2 khu vực tự nhiên rõ rệt: 
- Khu vực đồi núi thấp chiếm (15,9%) DT lãnh thổ(Chí Linh, Kinh Môn):
+ Khu vực địa hình và cảnh quan có độ cao trên 300m (xã Hoàng Hoa Thám, tx Chí Kinh)
+ Khu vực địa hình và cảnh quan có độ cao 100-300m (p. Hoàng Tân, Văn An, Cộng Hòa, tx Chí Linh), (Yên Phụ, núi Thần, núi Giếng...Kinh Môn)
+ Khu vực địa hình và cảnh quan có độ cao 10-100m (P Thái Học, xã Văn Đức, An Lạc Tx Chí Linh)
+ Dạng địa hình và cảnh quan Cacxto (Kinh Môn)
- Khu vực đồng bằng chiếm (84,1%)DT lãnh thổ(phía Nam tx Chí Linh, một phần H. Kinh Môn, các huyện, tp còn lại)
+ Dạng địa hình và cảnh quan đê, sông, hồ.
+ Các ao, hồ, đầm
* ý nghĩa:
Địa hình đồi núi thấp thuận lợi cho Pt cây CN, ăn quả, du lịch...Dân cư thưa.
Địa hình đồng bằng thuận lợi trồng lúa nước, cây thực phẩm, cây Cn ngắn ngày
Dân cư tập trung đông.
2 Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
P=1300-1700mm
T0= 23.80C
Độ ẩm: 85 -87%
Khí hậu thuận lợi cho SXNN.
3. Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Phân bố đều toàn tỉnh
- Sông chính: Thái Bình
Phụ lưu, chi lưu: S. Đuống, Luộc
Đặc điểm: Lòng sông rộng, độ dốc nhỏ, chế độ dòng chảy theo mùa
* ý nghĩa:
- Cung cấp nước tưới
- Phát triển GTVT đường sông
- Giao lưu kinh tế – xã hội...
4. Thổ nhưỡng
2 nhóm đất chính: đất đồng bằng, đất đồi núi
DT đất NN chiếm 63.1% - phần lớn là đất phù sa.
Thuận lợi cho thâm canh tăng vụ
5. Sinh vật
Phong phú, đa dạng
6. Khoáng sản
Khoáng sản chính:
- Đá vôi, xi măng: Kinh môn
- Cao lanh: Kinh Môn
- Sét chịu lửu: Chí Linh
- Bô xít: Kinh Môn
* ý nghĩa: Phục vụ cho CNSX sành sứ, gạch, ngói chịu lửa, xi măng...
4. Củng cố
- Nêu vị trí địa lí tỉnh? ý nghĩa?
- Nêu các đặc điểm chính về ĐH, SN, Thổ nhưỡng, SV, K Sản? ý nghĩa?
5. Hướng dẫn về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_9_tuan_1_den_35_nam_hoc_2019_2020_nguyen_quan.doc