Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 1 đến 3 - Năm học 2017-2018

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 1 đến 3 - Năm học 2017-2018

I/ Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiên trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán

- Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống, đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc nước ta

2. Kỹ năng:

- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc

- Thu thập thông tin về một số dân tộc

3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

 b/ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, Năng lực sử dụng bản đồ, Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.

 

doc 8 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 1 đến 3 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tuần 1.Tiết 1
Ngày soạn: 15/ 8/ 2017
Ngày dạy: 
Bài 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/ Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức: 
Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiên trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống, đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trình bày được sự phân bố các dân tộc nước ta 
2. Kỹ năng:
Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc
Thu thập thông tin về một số dân tộc
3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 b/ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, Năng lực sử dụng bản đồ, Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ 
1. GV: Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam 
2. HS: Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang, đại gia đình dân tộc Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Ổn định tổ chức
B/ Kiểm tra bài cũ: 
C/ Tiến trình bài dạy:
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dân tộc ở nước ta
- Bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào
- Quan sát H1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc nhận xét
? Dân tộc nào có số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu
? Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của dân tộc ít người mà em biết? (Tày, Thái, Mường, Nùng là dân tộc có dân số khá đông có truyền thống thâm canh lúa nước, trồng màu cây công nghiệp ,có nghề thủ công tinh xảo. Người Mông giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa ngô, cây thuốc)
? Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không? 
- GV phân tích và chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước,
- Những Việt kiều đang sống ở nước ngoài.
- Thành phần giữa các dân tộc có sự chênh lệch
 I. Các dân tộc ở nước ta 
 - Nước ta có 54 dân tộc
- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quánLàm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú .
- Dân tộc Việt kinh có số dân đông nhất 86% dân số cả nước. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức tinh xảo .
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất riêng.
- Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố 
các dân tộc
- Quan sát H1.3 cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? 
? Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng)
? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? (thượng nguồn các dòng sông có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên có vị trí quan trọng về quốc phòng.)
- Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30 dân tộc ít người.
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người: Ê-đê Gia rai, Mnông.
- Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa, 
? Theo em sự phân bố các dân tộc hiện nay như thế nào ( đã có nhiều thay đổi)
* Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em 
? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em
II. Sự phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Việt (kinh)
- Phân bố rộng khắp nước song chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người 
- Các dân tộc ít người chiếm 13,8% sống chủ yếu ở miền núi và trung du, 
- Hiện nay sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi
Khu vực
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Khu vực TS-TN
Duyên hải cực NTB
Dân tộc
Trên 30 dân tộc: 
- Vùng thấp có người Tày, nùng
(ở tả ngạn sông Hồng ). 
- Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: người Thái, Mường 
- Ở sườn núi từ 700 – 1000m: người Dao, Khơ mú .
- Vùng cao có người Mông.
Trên 20 dân tộc 
Ê-đê (Đắc Lắc) Gia rai (Kon tum), Mnông (Lâm Đồng).
Có dân tộc Chăm, Khơ me, sống thành dải hoặc xen với người kinh. Người Hoa chủ yếu ở đô thị nhất là TP’ HCM, 
3. Hoạt động luyện tập : GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập cuối bài
4. Hoạt động vận dụng :
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 - Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng :
Chuẩn bị bài tiếp theo.
-------------------------------------------------------------
Tiết 2
Ngày soạn : 15/ 8/ 2017
Ngày dạy: 
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả
- Đặc điểm thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kỹ năng:
Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam
Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta qua các năm 1989 và 1999
3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 b/ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, Năng lực sử dụng bản đồ, Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Biểu đồ dân số Việt Nam, Tháp dân số Việt Nam năm1989, 1999
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Ổn định tổ chức
B/ Kiểm tra bài cũ: 
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ
Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt Nam phân bố chủ yếu ở đâu? Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó?
C/ Tiến trình bài dạy:
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu số dân
? Cho biết số dân Việt Nam theo tổng điều tra 01/4/1999 là bao nhiêu? Tính đến năm 2002 là bao nhiêu ngươi? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số của Việt Nam so với thế giới?
- Năm 1999 dân số nước ta 76,3 triệu người Đứng thứ 3 ở ĐNÁ.
? Đến ngày 1/4/2015 . ( 90,5 triệu ng) 
I. Số dân
- Hiện nay, dân số nước ta trên 90 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới.
- DT đứng thứ 58 trên thế giới
-> VN là 1 nước đông dân
Hoạt động 2. Tìm hiểu gia tăng dân số
- y/c đọc thuật ngữ “Bùng nổ dân số”
? Quan sát H 2.1 nêu nhận xét về sự bùng nổ dân số ?
? Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến những hiện tượng gì (Bùng nổ dân số)
- Kết luận
? Quan sát đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên H 2.1 thấy sự thay đổi ntn?
(Tốc độ gia tăng thay đổi theo tưng giai đoạn: cao nhất gần 2% (54-60), từ năm76-2003 xu hướng giảm còn 1,3%
? Giải thích nguyên nhân thay đổi? (do thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ)
? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh (cơ cấu DS Việt Nam trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao)
? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? (kinh tế, xã hội, môi trường)
? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? (Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi)
? Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất, cao hơn trung bình cả nước. (cao nhất Tây Nguyên, Tây Bắc)
? Theo em để giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chúng ta phải làm gì? (thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình)
- Dân số nước ta đông và tăng nhanh liên tục để lại nhiều hậu qủa nghiêm trọng
- Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.
?Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số?
( Bình quân lttp tăng, kt pt, chất lượng cuộc sống được năng cao ...)
II. Gia tăng dân số 
1.Tình hình gia tăng dân số
- Số dân nước ta tăng nhanh
- Bùng nổ dân số xảy ra vào cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm của thế kỉ 20
- Tỉ lệ tăng tự nhiên hiện nay khoảng 1% và có xu hướng giảm nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng một triệu người
- Tỉ lệ tăng tự nhiên còn có sự khác nhau giữa các vùng miền
2. Nguyên nhân 
- Phong tục tập quán nặng nề
-Trình độ nhận thức thấp
3. Hậu quả
- Sức ép lớn lên nền kinh tế 
- Cạn kiệt tài nguyên, MT ô nhiễm
4. BP: 
- Giảm tỉ lệ sinh ( mỗi GD 2 con)
- PT KT
- Bảo vệ môi trường
Hoạt động 3. Tìm hiểu cơ cấu dân số
- GV: Tỉ số giới tính = số nam so với 100 nữ
? Nhận xét cơ cấu giới tính và nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999, đặc biệt là nhóm 0 -14 tuổi. 
? Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999
III. Cơ cấu dân số 
1. Cơ cấu dân số theo giới tính
- Mất cân bằng giới tính giữa các nhóm tuổi, ở các địa phương và trong từng thời điểm, 
+ Tỉ số giới tính cao ở nhóm tuổi dưới độ tuổi lđ, nơi nhập cư
2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- Dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao
- Ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ rất thấp
->VN có cơ cấu dân số trẻ
3. Hoạt động luyện tập : GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập cuối bài
4. Hoạt động vận dụng :
Tính tỉ lệ gia tăng dân số : lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử (đơn vị tính %) chia10
Bảng 2.1: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các vùng, năm 1999
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng : Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần 2. Tiết 3
Ngày soạn: 15/ 8/ 2017
Ngày dạy: 
Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
Trình bày được tình hình phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt
Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn, thành thị 
Nhận biết quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 
2. Kỹ năng:
Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam
Ý thức được sự cần thiết phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành chính sách của nhà nước về phân bố dân cư
3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 b/ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, Năng lực sử dụng bản đồ, Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam. Bảng số liệu
2. HS: Tranh ảnh về một số loại hình làng
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Ổn định tổ chức
B/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
- Nêu nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số
C/ Tiến trình bài dạy:
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu mật độ dân số và sự phân bố DC
- GV: Cho SL năm 2003:
 + Lào: 24 ng /km2 
 + Inđônêxia: 115 ng /km2 
 + Thái Lan : 123 ng /km2 
 + TG: 47 ng /km2
? Nhận xét về mật độ dân số nước ta 
- GV cho HS so sánh các số liệu về mật độ dân số nước ta giữa các năm 1989,1999,2003 để thấy MĐDS ngày càng tăng ,(bảng 3.2)
? Nhắc lại cách tính mật độ dân số 
? Quan sát H 3.1 nhận xét: Phân bố dân cư nước ta (phân bố không đều,giữa nông thôn, thành thị, đồng bằng )
? Nguyên nhân?
 ? Dân thành thị còn ít chứng tỏ điều gì?
 nước ta là nước nông nghiệp .Khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác nguồn tài nguyên ở mỗi vùng
? Em có biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư không? 
 Giảm tỉ lệ sinh, phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và các ngành kinh tế, cải tạo xây dựng nông thôn mới
I/ Mật độ dân số và sự phân bố DC
1. Mật độ dân số:
- Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 ng/km2
- Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng
- Hiện nay : 276ng/km2, đứng thứ 43tg
2. Phân bố dân cư:
- Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
- Khoảng 66% dân số sống ở nông thôn 34% ở thành thị (2012)
HĐ 2: Tìm hiểu các loại hình quần cư
- PP: Thảo luận (3 nhóm. Tg: 3 phút )
- HS dựa vào SGK QS lược đồ các tranh ảnh về quần cư, tìm đặc điểm chung của quần cư nông thôn, sự khác nhau về quần cư nông thôn ở các vùng khác nhau và giải thích? 
- Y/c mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi
+N1: Nêu đặc điểm của quần cư đô thị của nước ta (quy mô)
+N2: Sự khác nhau về hoạt động kinh tế cách bố trí nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào? (Hoạt động kinh tế)
+N3: Quan sát hình 3.1 nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta . Giải thích vì sao? (Phân bố ở ĐB và ven biển do lợi thế về vị trí địa lí, kinh tế, hã hội...)
II/ Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
- Là điểm dân cư nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
- Mật độ ds thấp
- Nhà ở chủ yếu mái ngói, nhà sàn
- HĐKT chủ yếu là nông lâm ngư
2. Quần cư thành thị
- MĐ ds cao
- Nhà ở chủ yếu: cao tầng, biệt thự, chung cư
- HĐKT chủ yếu CN,DV
Hoạt động 3: Tìm hiểu đô thị hóa
Qua số liệu ở bảng 3.1
? Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
III/ Đô thị hóa
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng liên tục
- Trình độ đô thị hoá còn thấp.
- Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
3. Hoạt động luyện tập : 
- Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích?
- Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?
- Quan sát bảng số liệu 3.2 rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư không đều và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta ?
4. Hoạt động vận dụng : HS trả lời câu hỏi bài tập cuối bài
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng :
Chuẩn bị Bài 4: lao động và việc làm chất lượng cuộc sống.
LIÊN HỆ : 0913691744

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_bai_1_den_3_nam_hoc_2017_2018.doc