Giáo án Địa lý 7 cả năm - Giáo viên: Bùi Thị Chinh

Giáo án Địa lý 7 cả năm - Giáo viên: Bùi Thị Chinh

PHẦN MỘT

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Bài 1 DÂN SỐ

I. Mục tiêu bài học:

- Kiến thức:HS cần nắm được:

+ Dân số; mật độ dân số; tháp tuổi; nguồn lao động của một địa phương

+ Nguyên nhân của hiện tượng gia tăng dân số và hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Hậu quả của BNDS ở các nước đang phát triển và cách giải quyết

- Về kĩ năng:

+Qua biểu đồ dân số biết nhận xét, đánh giá các đặc điểm về dân số

+Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

- Thái độ: Rèn cho HS có ý thức về hậu quả của dân số quá đông từ đó biết thực hiện chính sách dân số.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học:

- SGK, SGV Địa lý 7

- H1.1 và 1.2 phóng to

III. Tiến trình hoạt động dạy học:

 1.ổn định tổ chức

 2.Kiểm tra bài cũ(Không)

 3. Bài mới

* Vào bài:Đất đai có giới hạn nhưng số lượng người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX vừa qua. Theo tài liệu của Uỷ Ban Dân Số thì:” toàn TG mỗi ngày có 35.600.000 trẻ sơ sinh ra đời, tương đương với dân số của một nước trung bình. Vậy tổng dân số của TG hiện nay là bao nhiêu? Tỉ lệ nam, nữ ntn? NN nào dẫn tới ds TG ngày càng tăng nhanh, hậu quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay:

 

doc 153 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 cả năm - Giáo viên: Bùi Thị Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: 20 /08/2010 
Ngày dạy : 23 /08 /2010 
Phần một
Thành phần nhân văn của môi trường
Bài 1 Dân số 
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:HS cần nắm được:
+ Dân số; mật độ dân số; tháp tuổi; nguồn lao động của một địa phương
+ Nguyên nhân của hiện tượng gia tăng dân số và hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hậu quả của BNDS ở các nước đang phát triển và cách giải quyết
- Về kĩ năng:
+Qua biểu đồ dân số biết nhận xét, đánh giá các đặc điểm về dân số
+Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
- Thái độ: Rèn cho HS có ý thức về hậu quả của dân số quá đông từ đó biết thực hiện chính sách dân số.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- SGK, SGV Địa lý 7
- H1.1 và 1.2 phóng to
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ(Không)
 3. Bài mới
* Vào bài:Đất đai có giới hạn nhưng số lượng người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX vừa qua. Theo tài liệu của Uỷ Ban Dân Số thì:” toàn TG mỗi ngày có 35.600.000 trẻ sơ sinh ra đời, tương đương với dân số của một nước trung bình. Vậy tổng dân số của TG hiện nay là bao nhiêu? Tỉ lệ nam, nữ ntn? NN nào dẫn tới ds TG ngày càng tăng nhanh, hậu quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
? Em hiểu dân số là gì?(Phụ lục SGK)
? Việc điều tra dân số cho ta biết những gì?
? Dân số và các đặc điểm của nó được biểu hiện bằng hình thức nào? Vì sao?
GV: Giới thiệu H1.2
? Trong tổng số em bé từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?
? Hình dạng của 2 tháp tuổi khác nhau ntn?Tháp tuổi ntn thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
? Vậy nguồn lao động là gì?
Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu H1.2
? CMR dân số TG tăng nhanh trong TK XIX và TK XX?
? Giải thích vì sao trước CN ds TG tăng chậm, ít nhưng bước sang TK XIX, XX ds TG lại tăng nhanh?
? GTDS tự nhiên phụ thuộc vào điều gì?
? NN nào làm cho tỉ lệ GTTN của gđ trước nhỏ hơn giai đoạn hiện nay?
Hoạt động 3:
? Em hiểu BNDS là gì?
? BNDS thường xẩy ra ở khu vực nào? Vì sao?
? BNDS thường dẫn tới hậu quả gì?
HS: Quan sát H1.3 và 1.4
? So sánh hai biểu đồ và cho biết: Trong giai đoạn từ 1950 đến 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?
? Giải pháp nhằm hạ thấp tỉ lệ GTTN ở các nước đang phát triển nói riêng và TG nói chung là gì?
 GV: Liên hệ VN
1. Dân số, nguồn lao động
- DS: Tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được tính trong một thời điểm cụ thể.
- Việc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, 1 nước.
- Dân số được biểu hiện bằng tháp dân số(Tháp tuổi)
- Tháp tuổi cho biết các đặc điểm về dân số:độ tuổi; Tỉ lệ nam, nữ, Số người trong từng độ tuổi.
- Nguồn lao động là số người trong độ tuổi lao động(15-60) và trên độ tuổi lao động từ (> 60) nhưng vẫn còn khả năng lao động
2. Dân số TG tăng nhanh trong TK XIX và TK XX 
- Trước CN dân số TG :300 tr người đến nay (2006): 6,5 tỉ người
- NN: Do tỉ lệ GTDS TN gđ trước nhỏ hơn giai đoạn hnay
- GTDS TN phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong 1 năm
3. Bùng nổ dân số
- HTượng dân số tăng nhanh, đột ngột. BNDS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của ds TG lên đến 2,1 %
- Muốn hạ thấp tỉ lệ GTTN ở các nước đang phát triển cần thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển kt
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ
- GV Hướng dẫn HS làm bt 2 SGK 
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài cũ ; Làm các bài tập trong sách giáo khoa 
- Đọc trước Bài 2
Tuần 1
Tiết 2
Ngày soạn: 20 /08/ 2010 
Ngày dạy : 25 /08 /2010 
Bài 2 Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc
trên Thế Giới
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:HS cần nắm được:
+ Sự phân bố dân cư trên Trái Đất và nguyên nhân của tình trạng đó.
+ Các chủng tộc và sự phân bố các chủng tộc chính trên TG
- Về kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng đọc lược đồ phân bố dân cư trên TĐ. Giải thích được nguyên nhân của tình trạng phân bố dân cư không đồng đều
+ Có khả năng nhận biết qua ảnh và trên thực tế các chủng tộc chính trên TG
- Thái độ: Yêu quý và tôn trọng tất cả loài người, không phân biệt chủng tộc.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- SGK, SGV Địa lý 7, lược đồ phân bố dân cư trên TĐ
- Tranh ảnh các chủng tộc chính trên TG
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
1.ổn định: 
2.Kiểm tra:
? Bùng nổ dân số là gì? Hậu quả của BNDS? 
3. Bài mới
* Vào bài: Theo điều tra T2.2006 ds TG khoảng 6,5tr. ng. MĐDS:47ng/km2. Tuy nhiên có phải ở đâu cũng có mật độ như vậy không? Các em còn biết những chủng tộc nào ngoài chủng tộc của da vàng? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: 	
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
- GV treo lược đồ dân cư trên TG + đọc nội dung H2.1
? Nhắc lại “dân số” là gì?DS khác dân cư như thế nào?
? MĐDS là gì?
? Nhận xét sự phân bố dân cư trên TĐ?
? Chỉ ra trên lược đồ những khu vực đông dân và những khu vực thưa dân?
? Tìm ra hai khu vực có MĐDS cao nhất?
? NN nào làm cho dân cư trên TĐ phân bố không đồng đều?
? Tại sao dân cư lại tập trung đông nhất ở Đông á và ĐNA?
Hoạt động 2:
? Theo em chủng tộc là như thế nào? 
? Căn cứ vào đặc điểm hình thái bên ngoài các nhà KH đã chia dân cư TG thành mấy chủng tộc chính? Đó là những chủng tộc nào?
 * Thảo luận nhóm
? Nêu đặc điểm hình thái bên ngoài cỏ thể và địa bàn sinh sống chủ yếu của:
N1: Nêgrôít; N2:Môngôlôít; N3:ơrôpêôít
1. Sự phân bố dân cư
- MĐDS = Tổng số dân/ S (ng/ km2)
- Dân cư trên TG phân bố không đồng đều:
+ KV đông dân:Đông á, Nam á, ĐNA.
+ KV thưa dân:Bắc á, Bắc Phi, Bắc Mĩ.
- NN: Do đk sống, gt đi lại, khí hậu thuận lợi hoặc không thuận lợi.
2. Các chủng tộc
- KN: Tập hợp người có đặ điểm hình thái bên ngoài giống nhau di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Có 3 chủng tộc chính trên TG
+ Chủng tộc Nêgrôít
+: Chủng tộc Môngôlôít
+: Chủng tộc ơrôpêôít 
Tên chủng tộc
Đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể
Địa bàn sinh sống chủ yếu
Môngôlôít ( Da vàng)
Da vàng,nâu; tóc đen, mượt; mắt đen mũi tẹt
Chủ yếu C.á;Châu Mĩ, Châu Đại Dg, Trung Âu
Nêgrôít(Dađen)
Da nâu đen;tóc xoăn,đen; mắt to đen; mũi thấp rộng; môi dày
Chủ yếu ở C.Phi; Nam ấn Độ
ơrôpêôít(Da trắng)
Da trắng hồng tóc nâu hoặc vàng; mắt xanh hoặc nâu; mũi cao nhọn, môi mỏng
Chủ yếu ở C.Âu,Trung và Nam á,Trung Đông
? Tuy khác nhau về hình dáng bên ngoài nhưng xét về mức độ cống hiến cho nhân loại các chủng tộc có khác nhau không?
? H 2.2 nói lên điều gì?
- Sự khác nhau về hình dáng bề ngoài của các chủng tộc và sự hoà hợp của các chủng tộc trên Thế giới 
- Tất cả các chủng tộc đều sinh sống bình đẳng
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ
? Phân biệt 3 chủng tộc chính trên TG?
5. Hướng dẫn học tập: - Học bài cũ + làm các BT sách giáo khoa
 - Đọc trước bài 3
Tuần 2
Tiết 3
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy : / / 
 Bài 3 	 Quần cư. Đô thị hoá
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:HS cần nắm được:
+.Những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại hình quần cư
+ Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị trên TG
- Về kĩ năng:
+ Nhận biết được quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh hoặc thực tế
+ Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất trên TG và giải thích đc NN của sự phân bố trên
- Thái độ: Có ý thức xây dựng quê hương trở thành những vùng đô thị hoá xoá bỏ nghèo nàn.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- SGK, SGV Địa lý 7
- Bản đồ dân cư TG. Các đô thị
- Tranh ảnh đô thị VN và trên TG
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
1.ổn định 
2.Kiểm tra:
? Trình bày sự phân bố dân cư TG? GT NN của sự phân bố đó?
3. Bài mới
*Thời kì nguyên thuỷ con người sống dưới hình thức nào? . Trải qua hàng triệu năm cùng với sự phát triển của kt thì con người cũng ko ngừng phát triển về số lượng hình thành các vùng dân cư đông đúc còn gọi là quần cư. Vậy quần cư là gì? có mấy loại hình quần cư? Quá trình đô thị hoá xuất hiện khi nào chúng ta cùng tìm hiểu:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
? Quần cư là gì?(Đọc thuật ngữ)
? Qsát 2 hình: 3.1 và 3.2 cho biết đâu là quần cư nông thôn đâu là quần cư đô thị?
* Thảo luận nhóm:các đặc điểm của hai loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
Các yếu tố
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Cách tổ chức cs hạ tầng
Nhà cửa xen ruộng đồng tập hợp thành làng xóm
Nhà cửa ctrình công cộng xây thành phố phường
MĐ dân cư, cs hạ tầng
MĐ dân cư thưa thớt, cs hạ tầng tb, ít
MĐ dân cư đông đúc, cs hạ tầng nhiều
Lối sống
Mang lối sống NN dựa vào phong tục tập quán,truyền thống của gđ, dòng họ
Tác phong CN mọi người tuân thủ PL
Hoạt động kt
Nông, lâm, ngư nghiệp
CN và dịch vụ
Xu hướng phát triển
Giảm dần
Tăng lên
GV đặt các câu hỏi về các yếu tố của 2 loại hình quần cư. HS 2 bên trả lời theo mục của nhóm mình
? Nơi em ở hnay thuộc loại hình quần cư nào? Vì sao?
? Kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân đến sinh sống và lv?
? ở nt hnay đang diễn ra quá trình gi?
Hoạt động 2:
? Đô thị hoá là gì?( Đọc thuật ngữ)
GV : treo lược đồ dân cư và các đô thị lên bảng
? ĐTH xuất hiện khi nào? ở đâu?
? ĐTH phát triển mạnh nhất khi nào?
? Hiện nay có khoảng bao nhiêu % ds TG sống trong các đô thị?
? Theo em yếu tố nào thúc đẩy sự phát triển của các đô thị?
? Em hiểu “ siêu đô thị là ntn”?
Tính đến năm 2000 TG có bao nhiêu siêu đô thị từ 8 tr dân trở lên?(23)
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất?Kể tên?
( C.á 12 siêu đt)
? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào?
? Các siêu đô thị phần lớn nằm ở vị trí nào trên các châu lục? GT vì sao?
- GV liên hệ VN
? Quá trình phát triển tự phát các siêu đô thị trên TG có tác động ntn đến mọi mặt đs xh?
? Để hạn chế những hậu quả do ĐTH và siêu đô thị tự phát gây ra nhân loại cần làm gi? 
2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị
a. Đô thị hoá
- Qtrình biến đổi về phân bố các LLSX, bố trí dân cư ở những vùng ko phải đô thị thành đô thị
- QT phát triển:
+ ĐT xuất hiện sớm từ thời Cổ Đại
+ QT ĐTH phát triển nhanh ở TK 19 và tk 20 là lúc CN phát triển nhất
+ Hnay = 50% ds TG sống trong các khu đô thị
b. Các siêu đô thị
- Sự pt nhanh chóng về LLSX, QHSX , CSVC của các đô thị siêu đô thị
- TG có 23 siêu đô thị lớn hơn 8 tr dân(2000)
- C.á có nhiều siêu đô thị nhất
- Các siêu đô thị pt mạnh ở các nc đang pt
- QT pt tự phát của các siêu đt để lại những hậu quả cho:mt, sk, gt
- Giải pháp: pt đô thị và siêu đt theo quy hoạch, pt mạnh KHKT trên tất cả các lĩnh vực
4. Củng cố:
- Đọc ghi nhớ
GV gọi HS lên bảng trả lời những câu hỏi vấn đáp do gv đưa ra trong nd bài học. 
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài cũ 
- Làm các BT sách giáo khoa 
- Đọc trước bài 4
Tiết 4
Ngày soạn: 04/09/2010 
Ngày dạy : 07/09/2010 
Thực hành
Bài 4 	phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
I. Mục tiêu bài học:
- K ... ra sao?
* Thảo luận nhóm:
N1: Địa hình đồng bằng 
N2: Địa hình núi già
N3: Địa hình núi trẻ
? Nêu đđ nổi bật nền công nghiệp ở Tây & Trung Âu?
? Trình bày đặc điểm nền NN ở Tây và Trung Âu?
? Cho biết sự phân bố ngành chăn nuôI?
?Trình bày những thế mạnh về dịch vụ ở KV này? 
1. Khái quát tự nhiên:
a. Vị trí: 
- Trải dài từ quần đảo Anh – Ailen đến dãy CácPát 
- Gồm 13 quốc gia
b. KH, sông ngòi
- Nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà
- Chịu ảnh hưởng sâu sác của biển. Có sự hoạt động thường xuyên của gió Tây ôn đới
- Sông ngòi:
+ Phía Tây: Sông nhiều nước quanh năm 
+ Phía Đông: nước đóng băng vào mùa đông
c. Địa hình: 3 miền địa hình
- Đồng bằng ở phía Bắc: Nhiều đầm lầy, phía Bắc đất xấu, phía Nam đất mầu mỡ
- Miền núi gìa: Gồm các khố núi ngăn cách nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa
- Núi trẻ phía Nam: dãy Anpơ dài 1200Km, dãy Cácpát dài 1500Km nhiều đỉnh cao 2000 -:- 3000m 
2. Kinh tế:
a. Công nghiệp:
- Nhiều cường quốc Cn hàng đầu thế giới 
- Nhiều ngành CN hiện đại và truyền thống năng suất cao nhất C.Âu
b. Nông nghiệp:
- Đạt trình độ thâm canh cao
- Chăn nuôI chiếm ưu thé hơn trồng trọt, sản phẩm NN có giá trị XK cao
c. Dịch vụ:
- Rất PT với 2/3 tổng thu nhập quốc dân 
- Có nhiều trung tâm tài chính lớn 
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ.
-Làm BT2 SGK.
5.HDVN
 - Làm các BTBĐ
- Làm BT2 SGK
 - Đọc trước bài 58
 .o0o
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: / /
Ngày dạy : / /
Tiết 65 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Bài 58
Khu vực nam âu
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: HS nắm được các nét kháI quát về TN khu vực Nam Âu. Nắm bắt được đặc điểm của từng ngành KT có ở đây?
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên, KN phân tích bảng số liệu.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- Lược đồ tự nhiên châu Âu
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ 
? Trình bày những đặc điểm tự nhiên củayTrung và Tây Âu? Cho biết những đặc điểm đó quyết định nền Kt ở đây ra sao?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
- Quan sát H58.1
? Cho biết vị trí của KV Nam Âu? các bộ phận của KV này?
? Nhận xét các dạng địa hình có ở KV Nam Âu?
? Tim 1 số day núi lớn có ở khu vực Nam Âu?
- Quan sát H58.2 hãy giải thích?
 ? Nêu đặc điểm vè nhiệt độ lượng mưa chủa khu vực Nam Âu?
? So sánh sự phát triển KT của KV Nam Âu với các khu vực khác trong châu lục?
- Đọc nội dung H58.3.
? Trình bày những nét chính trong nghành SX NN ở đây?
? Đánh giá hoạt động CN ở đây?
- Quan sát bảng số liệu.
? Nhận xét về doanh thu ngành du lịch?
- HS miêu tả 2 bức ảnh H58.4 & H58.5
? Nêu 1 số đặc điểm hoạt động du lịch nổi tiếng ở các nước Nam Âu?
1, Khái quát tự nhiên.
* Vị trí & giới hạn.
- Ven bờ ĐTH gồm 3 bán đảo: Ibểích, Italia, Bancăng.
* Địa hình
- Chủ yếu là núi trẻ và cao nguyên có 1số đồng bằng nhỏ hẹp.
- ĐH khu vực chưa ổn định
* Khí hậu
- KH địa trung hải
2, Kinh tế. 
- Nền KT ở đây chưa phát triển bằng các nước khu vực Bắc Tây & Trung Âu 
- Italia phát triển nhất trong khu vực
* Nghành NN
- 20% lực lượng lao động
- SP trồng trọt nhiều sản phẩm độc đáo nhất là cây ăn quả cận nhiệt đới( cam, chanh,..)
- SP chăn nuôi: cưu, dê,..
* Nghành CN
- Phát triển chưa cao chủ yếu Italia
*Dịch vụ
- Du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều nước trong khu vực.
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ.
-Lập bảng so sánh các khu vực đã học ở Châu Âu về tự nhiên, kinh tế?
5.HDVN
 - Làm các BTBĐ
- Học bài cũ
 - Đọc trước bài 59
 .o0o
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: / /
Ngày dạy : / /
Tiết 66 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Bài 59
Khu vực đông âu
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: HS nắm được các nét chính về TN khu vực Đông Âu: ĐH, KH, sông ngòi, thực vật. Nắm bắt được đặc điểm KT của khu vực?
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên, KN phân tích bảng số liệu.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Lược đồ tự nhiên châu Âu
Tranh ảnh ĐL khu vực Đông Âu
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ 
Vì sao KV Nam Âu nền KT lại kém phát triển hơn những KV khác?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
-Quan sát H59.1
Cho biết dạng địa hình chủ yếu của Đông Âu?
- Quan sát H59.2
? Trìng bày đặc điển khí hậu khu vực Đông Âu?
? Kể tên các sông lớn của Đông Âu? Sông ở đây có đặc điểm gì?
Quan sát H59.2, H59.3, H59.4
? Nhận xét sự thay đổi thực vật ở đây?
? Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở Đông Âu?
? Nền CN ở đây phát triển ra sao? Kể tên 1 số nước phát triển mạnh CN?
? Từ những tư liệu về tự nhiên nền NN ở đây có đặc điểm gì?
1, Khái quát tự nhiên
A, Địa hình
- Là dải dồng bằng rộng lớn: S=1/2 châu Âu
- Độ cao: 100- 200 tương đối lượn sóng.
B, Khí hậu
- Ôn đới lục địa thay đổi B N
C, Sông ngòi
- Đóng băng về mùa đông 
- Các sông lớn: Vônga, Đriép
- Sông có giá trị nhiều mặt: GT, thuỷ điện, thuỷ sản,
D, thực vật
- TV thay đổi B N, rưng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.
2, Kinh tế
- Tự nhiên phong phú tạo diều kiện phát triển NN, CN
* Công nghiệp
- Khá phát triển đặc biệt là các nghành CN truyền thống
- Các nước CN phát triển mạnh: LBN, Ucraina.
* Nông nghiệp
- Sản xuất theo quy mô lớn
- Ucraina: 1 trong những vựa lúa lớn của Châu Âu
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ.
-Nhận xét về nền KT Đông Âu? So sánh với các KV đã học ở Châu Âu?
5.HDVN
 - Làm các BTBĐ
- Học bài cũ
 - Đọc trước bài Ôn tập
 .o0o
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: / /
Ngày dạy : / /
Tuần 35 	Ngày soạn: 
Tiết 69	Ngày dạy:	
ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: củng cố kiến thức đã học về các châu lục: châu Mỹ, châu Đại dương, châu Nam cực, châu Âu
+ Các kiến thức về tự nhiên, kinh tế của châu Âu và các khu vực trong châu lục này.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ KH, phân tích bảng số liệu. Kỹ năng tìm hiểu ảnh ĐL
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Lược đồ tự nhiên châu Âu
Lược đồ tự nhiên châu Mỹ
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
? Nêu những hiểu biết của em về châu Nam cực?
? Nhắc lại các đặc điểm về:
Vị trí
Kinh tế
Tự nhiên
Dân cư- xã hội
Của châu Đại dương?
? Nhắc lại các đặc điểm tự nhiên châu Âu?
? Nêu những nét cơ bản về dân cư- xã hội, tình hình phát triển KT của châu Âu và từng khu vực châu Âu?
I, Châu Nam cực
- Nằm từ vòng cực Nam cực Nam bao gồm lục địa Nam cực và các đảo
- Là châu lục lạnh nhầt thế giới có tuyết phủ quanh năm
- Thực vật không tôn tại. Động vật có 1 số loài
- Là nơi giàu tài nguyên khoáng sản & là châu lục dược phát hiện và nghiên cưu muộn nhất, chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
II, Châu Đại dương
- Đặc điểm tự nhiên
- Đặc điểm KT-XH
II, Châu Âu
Vị trí
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Dân cư- xã hội
Kinh tế
4. Củng cố
- Giáo viên chốt lại những vấn đề quan trọng trong bài.
5.HDVN
 - Ôn tập KTHK
 .o0o
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: / /
Ngày dạy : / /
Tiết 68 Ngày soạn: Ngày dạy:
Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu bài học:
- Qua bài KT HS tự thấy được những kiến thức mình nắm vững và còn hổng trong quá trình học.
- GV thông qua bài KT thấy được chất lượng học tập từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn.
II. Tiến trình hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới
 Đề thi học kỳ II
 .o0o
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: / /
Ngày dạy : / /
Tuần 34 	Ngày soạn: 
Tiết 67	Ngày dạy:
 Bài 60
Liên minh châu âu
I. Mục tiêu bài học:
- HS cần nắm được năm thành lập vào các thành viên của tổ chức này. Vai trò của tổ chức KT- CT lớn này
- Mục tiêu hoạt động của tổ chức này.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Lược đồ hành chính châu Âu
Tư liệu về quy trình hoạt động của tổ chức này.
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới
Vào bài: Liên minh châu Âu( EU) có tiền thân là cộng đồng kinh tế châu Âu đựoc thành lập theo Hiệp ước Rôma (1957) có hiệu lực 1958. Đây là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất Châu Âu, là hệ thống liên minh cao nhất trong các hệ thống tổ chức KT KV trên TG hiện nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
- Quan sát H60.1 đọc nội dung lược đồ?
? Kể tên các thành viên và năm gia nhập của các nước thuộc Liên minh châu Âu? 
? Quá trình mở rộng của EU qua các giai đoạn?
 58- 73; 73- 81
 81- 86 ; 86- 95 ; 95- nay
? CM đây là 1 mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới?
- GT đồng ơroo
- chính sách KT của EU
? Nêu 1 vài nét về hoạt động thương mại của EU?
* Mở rộng:
* Trước đây: quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật bản và thuộc địa cũ
+ 80 quan hệ với các nước CN mới ở Châu á, Trung và Nam Mỹ
+ Mối quan hẹ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
1, Sự mở rộng Liên minh châu Âu 
 - Năm 2001: S: 3.243.600 Km
 DS 378 triệu người
- Liên minh Châu Âu được mở rộng từng bước qua từng giai đoạn.
2, Liên minh châu Âu- 1 mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.
- Cơ quan lập pháp là Nghị Viện Châu Âu
-Có chính sách KT chung
+ Tiền tệ chung( đồng ơrô)
+ Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn
+ có quốc tịch chung Châu Âu
+ Có chính sách về bảo vệ tính đa dạng, PP về văn hoá
3, Liên minh châu Âu- Tổ chức thương mại hàng đầu TG
- Là tổ chức thương mại hàng đầu TG tỷ trọng: 40% hoạt động ngoại thương TG
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức KT khác trên toàn cầu
4. Củng cố
- Tại sao nói Liên minh Châu Âu là hệ thống liên minh cao nhất trong các hệ thống tổ chức KT KV hiện nay và trên TG?
5.HDVN
- Làm BT3 SGK
 - Đọc trước bài 61
 .o0o
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: / /
Ngày dạy : / /
 Tiết 70 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Bài 61
Thực hành
I. Mục tiêu bài học:
 Qua bài HS cần nắm được:
- Kỹ năng phân tích lược đồ để nêu tên các nước thuộc KV của Châu Âu
- Kỹ năng vẽ và nhận xét biể ddồ về KT của 1 số nước Châu Âu.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Lược đồ các nước châu Âu
SGK ĐL7
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
? HS làm BT3 SGK
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
- Quan sát H61.1
? Nêu tên 1 số quốc gia thuộc các KV Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu,? Đông Âu
- GV đọc tên gọi 1 HS chỉ vị trí của các nước thuộc từng KV trên bản đồ.
? Xác định các quốc gia thuộc EU?
? Pháp, Ucraina thuộc KV nao của Châu Âu?
Yêu cầu HS đọc bảng số liệu
GV hướng dẫn cách nhận dạng biểu đồ
Vẽ biểu đồ hình tròng, các yêu cầu khi vẽ.
1 Xác định vị trí 1 số quốc gia trên lược đồ
- Bắc Âu
- Tây và Trung Âu
- Nam Âu
- Đông Âu
2, Vẽ biểu đồ cơ cấu KT thuộc KV Tây và Trung Âu, Đông Âu
- Nhận xét:
+ Pháp có ngành dịch vụ phat triển nhất> 2/3 tổng sản phẩm trong mước
+ NN phát triển không đáng kể
+ Ucraina: phat triển ngành dịch vụ1/2 tổng sản phẩm trong nước.
4. Củng cố
- GV gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí của các nước thuộc Liên minh Châu Âu?
5.HDVN
- Làm BT TH
 - Ôn tập KT đã học.
 .o0o

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_7_ca_nam_giao_vien_bui_thi_chinh.doc