Giáo án dự thi GVDG cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 55, Bài 44: Rượu etylic - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Xuân Nho

Giáo án dự thi GVDG cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 55, Bài 44: Rượu etylic - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Xuân Nho

I/Mục tiêu:

1/Kiến thức: HS biết được

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan, khối lượng riêng nhẹ hơn nước, nhiệt độ sôi.

- Khái niệm độ rượu.

- CTPT, CTCT, dặc điểm cấu tạo

- Tính chất hoá học: Phản ứng với natri, với axit axetic, phản ứng cháy.

 -Ứng dụng của rượu etylic: Làm nguyên liệu dung môi trong công nghiệp

- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etylen.

2/Kĩ năng:

-Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về dặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học

-Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn

-Phân biệt ancol etylic với nước

3. Thái độ

- Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Nêu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên. Giáo dục tính tiết kiệm, cẩn thận trong học tập và thực hành hoá học.

 

docx 6 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 151Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi GVDG cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 55, Bài 44: Rượu etylic - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Xuân Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 15/03/2022
 Ngày dạy : 17/03/2022
 Tiết 55
Chương 5:DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
Bài 44: RƯỢU ETYLIC
I/Mục tiêu:
1/Kiến thức: HS biết được
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan, khối lượng riêng nhẹ hơn nước, nhiệt độ sôi.
- Khái niệm độ rượu.
- CTPT, CTCT, dặc điểm cấu tạo
- Tính chất hoá học: Phản ứng với natri, với axit axetic, phản ứng cháy.
 -Ứng dụng của rượu etylic: Làm nguyên liệu dung môi trong công nghiệp
- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etylen.
2/Kĩ năng:
-Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về dặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học 
-Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn
-Phân biệt ancol etylic với nước
3. Thái độ
- Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Nêu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên. Giáo dục tính tiết kiệm, cẩn thận trong học tập và thực hành hoá học.
4. Năng lực cần đạt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. Phương pháp:
 Quan sát, thực hành theo nhóm nhỏ, nêu vấn đề giải quyết vấn đề....
III. Phương tiện:
- Mô hình phân tử rượu Etylic
- Rượu Etylic, natri, nước, benzen.
- Ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn, đế sứ loại, bật lửa.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Hiđrocacbon được phân loại như thế nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV có thể dùng yêu cầu của bài để tạo ra tình huống học tập.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Khái niệm độ rượu.
- CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo
- Tính chất hoá học: Phản ứng với natri, với axit axetic, phản ứng cháy.
- Ứng dụng của rượu etylic: Làm nguyên liệu dung môi trong công nghiệp
- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etylen.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS quan sát rượu Etylic.
? Trạng thái, màu, mùi?
- GV làm TN hoà tan rượu vào nứơc (Lưu ý, TN này GV tiến hành pha rượu 450 nh SGK)
? Khả năng tan của rượu trong nước?
- GV bổ sung và KL.
- GV nêu: rượu có thể hoà tan một số chất khác như: iot, benzen (trong PTN đã hết iot nên không làm được TN này). 
- GV mở rộng: rượu hoà tan được nhiều chất không tan trong nước, đặc biệt là nhiều chất hữu cơ, nên người ta dùng rượu ngâm thuốc.
- GV giới thiệu: rượu vừa pha là rượu 450. Y/c 1 HS nhắc lại thao tác pha rượu của GV, lưu ý lượng các chất.
- GV giải thích con số thường ghi trên nhãn các chai rượu là độ rượu
? Độ rượu là gì?
- GV đưa ra công thức tính độ rượu và làm 1 VD
- HS quan sát mẫu hoá chất và thí nghiệm của GV, nhận xét tính chất vật lí của rượu etylic.
- HS trả lời
 Đr = 
Vr 
 Vhh 
 .100
- Nhắc lại: GV dùng ống đong 45 ml rượu, đổ thêm nước cất vào cho đủ 100 ml hỗn hợp.
- HS nêu khái niệm độ rượu.
I. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng, không màu, t0 sôi 78,30C, nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước.
- Là dung môi hoà tan được nhiều chất: iot, benzen...
- Độ rượu: là số ml rượu có trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước. 
Y/c HS lắp mô hình phân tử rượu etylic.
? Nhận xét đặc điểm cấu tạo?
? Viết công thức cấu tạo?
* GV nhấn mạnh: sự có mặt của nhóm – OH làm cho rượu có tính chất hoá học đặc trưng.
- HS quan sát mô hình.
- Nêu đặc điểm cấu tạo: có nhóm –OH
- Lên bảng viết CTCT.
II. Cấu tạo phân tử:
CTCT:
 H H
 | |
 H – C – C – O – H
 | |
 H H
Rút gọn: CH3– CH2– OH
(Hay: C2H5OH)
* Đặc điểm: có nhóm – OH (Nhóm rượu)
- GV làm thí nghiệm đốt cháy rươụ, nhắc HS quan sát và nhận xét.
? Dự đoán sản phẩm cháy của rượu
? Viết PTPƯ cháy?
- GV nhấn mạnh rượu khi cháy toả nhiều nhiệt và sạch.
- GV làm thí nghiệm rượu etylic phản ứng với Natri.
? Hãy nhận xét hiện tựơng?
- GV giải thích: phản ứng xảy ra do nguyên tử natri thay thế nguyên tử Hiđro ở nhóm – OH, đẩy H ra tạo thành khí H2 thoát ra ngoài
Tác dụng với axit axetic :
(Sẽ học trong bài axit axetic)
- HS quan sát nhận xét: rượu cháy được và có ngọn lửa màu xanh.
- Viết PTPƯ cháy.
- Nhận xét: phản ứng tạo ra khí.
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cháy:
C2H6O(l) + 3O2 (k) 
 2CO2 (k) + 3H2O(h)
2. Tác dụng với kim loại mạnh (Na, K)
2CH3– CH2– OH(l) + 2Na (r) 
2CH3– CH2– ONa (dd) + H(2)
 (Natri etylat)
3. Tác dụng với axit axetic (xem ở bài 45)
- GV hướng dẫn HS theo dõi SGK sơ đồ ứng dụng của rượu etylic.
? Dựa vào tính chất nào mà rợu etylic được dùng làm nhiên liệu? Dung môi? Nguyên liệu cho công nghiệp?
- Uống nhiều rượu có tác hại đối với sức khoẻ như thế nào?
- HS dựa vào sơ đồ tro SGK để trình bày các ứng dụng của rượu etylic.
 - Giải thích một số ứng dụng.
- Rượu tác động kích thích đối với hệ thần kinh. Uống nhiều rượu dẫn đến say rượu sẽ không có khả năng điều chỉnh hành vi. Nghiện rượu sẽ dẫn đến suy nhược hệ thần kinh, tim, gan.
IV. Ứng dụng:
- Làm nhiên liệu trong PTN.
- Dung môi pha nước hoa, vecni...
- Nguyên liệu sản xuất axit axetic, cao su tổng hợp, dựơc phẩm
- Dùng làm đồ uống.
? Trong thực tế, các em thấy rượu được điều chế như thế nào?
- GV nêu PP điều chế rượu etylic từ tinh bột hoặc đừơng.
- GV nêu PP điều chế rượu etylic bằng PP công nghiệp đi từ C2H4. Rượu này chủ yếu được dùng làm nguyên liệu, dung môi cho công nghiệp và nhiên liệu (cồn).
- Rượu đựơc nấu bằng phương pháp thủ công từ tinh bột hoặc ủ đường.
V. Điều chế:
- Rượu Etilic thường được điều chế theo 2 cách sau:
+ Tinh bột ( đường ) lên men Rượu Etilic.
 + Cho Etilen tác dụng với nước: 
C2H4 + H2O Axit C2H5OH.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, GV hướng dẫn HS giải bài tập 1,3 sgk 
BT1:câu D đúng 
Làm thêm 2 bài tập chiếu trên bảng.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Sưu tầm trong thực tế hặc nghiên cứu cách ủ và lên men một số loại rượu
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_du_thi_gvdg_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_tiet_55_bai.docx