Giáo án GDTC Ngữ văn 9, HKI - GV: Nguyễn Văn Thân - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án GDTC Ngữ văn 9, HKI - GV: Nguyễn Văn Thân - Trường THCS TT Ba Tơ

GIÁO ÁN GDTC NGỮ VĂN 9, HKI, Năm học 2009-2010

 Chủ đề 1: ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

 Loại chủ đề: Bám sát.

 Thời lượng: 2 tiết

 Ngày soạn: 07/10/2009. Ngày dạy: . Lớp dạy: 9A.

 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Trinh.

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

-Hệ thống hoá kiến thức các kiểu bài văn thuyết minh đã học trong chương trình Ngữ văn 8.

-Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm các BT.

-GD ý thức học tập, rèn luyện tính tự giác, tích cực; tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc.

B. Chuẩn bị:

-HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV: xem lại lí thuyết các kiểu bài văn thuyết minh đã học trong c hương trình Ngữ văn 8, các BT có liên quan, mang theo SGK đầy đủ khi đi học.

-GV: Soạn Gián án; tham khảo tài liệu: Sách BT Ngữ văn 8, Sách Ôn tập Ngữ văn 8, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8

-Phân phối thời gian:

+ Tiết 1: phần mở đầu và HĐ1.

+ Tiết 2: HĐ2.

+ Tiết 3: HĐ3.1

+ Tiết 4: HĐ 3.2 và phần củng cố, hướng dẫn học bài.

* Gv có thể linh động tổ chức ch HS làm Bt thực hành sau mỗi kiểu bài thuyết minh ( nếu như kiến thức học chính khoá chưa học đến phần nội dung của kiểu bài sau)

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án GDTC Ngữ văn 9, HKI - GV: Nguyễn Văn Thân - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GDTC NGỮ VĂN 9, HKI, Năm học 2009-2010
	Chủ đề 1: ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
	Loại chủ đề: Bám sát.
	Thời lượng: 2 tiết
	Ngày soạn: 07/10/2009. Ngày dạy: . Lớp dạy: 9A.
	Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Trinh.
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Hệ thống hoá kiến thức các kiểu bài văn thuyết minh đã học trong chương trình Ngữ văn 8.
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm các BT.
-GD ý thức học tập, rèn luyện tính tự giác, tích cực; tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc.
B. Chuẩn bị:
-HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV: xem lại lí thuyết các kiểu bài văn thuyết minh đã học trong c hương trình Ngữ văn 8, các BT có liên quan, mang theo SGK đầy đủ khi đi học.
-GV: Soạn Gián án; tham khảo tài liệu: Sách BT Ngữ văn 8, Sách Ôn tập Ngữ văn 8, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8
-Phân phối thời gian: 
+ Tiết 1: phần mở đầu và HĐ1.
+ Tiết 2: HĐ2.
+ Tiết 3: HĐ3.1
+ Tiết 4: HĐ 3.2 và phần củng cố, hướng dẫn học bài.
* Gv có thể linh động tổ chức ch HS làm Bt thực hành sau mỗi kiểu bài thuyết minh ( nếu như kiến thức học chính khoá chưa học đến phần nội dung của kiểu bài sau)
C. Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thảo luận,
D. Lên lớp:
	I/Ổn định tổ chức:
	II/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	III/Bài mới:
	1/GTB, ghi tên chủ đề:
	-GV giới thiệu ngắn gọn mục đích, nội dung, yêu cầu của chủ đề
	2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố lại phần lí thuyết.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi về phần lí thuyết và yêu cầu HS trả lời.
? Thuyết minh là kiểu bài như thế nào? nhằm mục đích gì trong đời sống?
? Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức trong văn bản thuyết minh như thế nào?
? Có các kiểu bài văn thuyết minh nào?
? Các phương pháp thuyết minh thường gặp? lấy ví dụ.
? Bố cục, vai trò, vị trí của từng phần bố cục?
(Phần này GV yêu cầu HS nêu và ghi cụ thể lại các dnà bài cảu các kiểu văn thuyết minh đã học)
? Văn thuyết minh có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự không? Dung lượng, tác dụng của từng yếu tố đó như thế nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành, củng cố lại các BT trong sách GK 
-GV yêu cầu HS xem lại tất cả các BT trong SGK, bài nào chưa làm hết hoặc không hiểu, GV sẽ giải đáp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành
B1: GV yêu cầu HS viết đoạn văn thuyết minh theo đề bài đã cho:
-GV tổ chức cho HS viết, nhận xét, đánh giá.
* Định hướng sửa chữa: 
-Đề 01: 
+ Về nội dung: đoạn văn cần giới thiệu về một phong tục của người VN, nó gắn liền với đời sống tâm linh, đó là những loại quả nào, cách bài trí, ý nghĩa,
+ Về hình thức: Bố cục chặt chẽ (có thể viết thành bài, hoặc nhiều đoạn văn), cần sử dụng nhiều PPTM, có thể kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả.
-Đề 02: 
+ Về nội dung: đoạn văn/ bài văn cần giới thiệu về một vùng quê nhất định gắn với các thông tin: tên địa danh, vị trí, đặc điểm địa lí, đặc điểm lịch sử, tên danh nhân,
+ Về hình thức: Bố cục chặt chẽ, cần sử dụng nhiều PPTM, tránh sa vào miêu tả.
-Đề 03: 
+ Về nội dung: Cần giới thiệu về một tác phẩm văn học để lại nhiều ấn tượng, phải là tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Lời giới thiệu phẩi đáp ứng các thông tin: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm hình thức (thể loại, cấu trúc chương phần,..), nội dung chủ đề, giá trị,..
+ Về hình thức: Bố cục chặt chẽ, cần sử dụng nhiều PPTM, tránh sa vào biểu cảm, phân tích.
B2: GV tổ chức cho HS viết bài hoàn chỉnh:
-Yêu cầu HS chép đề vào vở.
-Thảo luận theo nhóm 4 HS để lập dàn ý.
-Viết bài cá nhân vào vở.
-Tổ chức đọc, nhận xét.
(Nếu lỡ tiết học thì HS có thể về nhà viết tiếp).
* Định hướng của GV:
-Đề 01: 
+ Về nội dung: Bài văn tập trung làm nổi bật phong tục đón Tết cổ truyền ở địa phương em, cần giới thiệu những nét đặc trưng mang hương vị của quê hương, kèm theo sự lí giải về ý nghĩa của phong tục (Ví dụ: phong tục làm mâm cỗ cúng giao thừa, dựng cây nêu ngày Tết, hái lộc đầu xuân,)
+ Về hình thức: Bố cục chặt chẽ, cần sử dụng nhiều PPTM, tránh sa vào miêu tả hoặc tự sự.
-Đề 02:
+ Về nội dung: Bài văn cần giới thiệu về đặc sản của một vùng quê nhất định với những thông tin như: tên đặc sản, nguồn gốc, nguyên liệu và cách chế biến, sản xuất, công dụng, ý nghĩa, duy trì ,
+ Về hình thức: Bố cục chặt chẽ, cần sử dụng nhiều PPTM.
-Lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS:
-HS:
-HS:.
-HS:.
-HS:..
-HS:.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Thực hiện theo yêu cầu:
+ Chép đề 
+ Viết đoạn văn.
+ Trao đổi bài và nhận xét chéo.
+ Thảo luận theo nhóm 6 HS để chọn bài hay nhất.
+ Đọc trước lớp.
+ Nhận xét, bổ sung.
-Thực hiện theo yêu cầu.
I.Ôn tập lý thuyết:
Đ.nghĩa kiểu văn bản
Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức
Mọi tri thức phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy
Yêu cầu về lời văn
Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị và hấp dẫn
Các kiểu văn bản thuyết minh 
-Thuyết minh đồ vật, động/thực vật
-thuyết minh hiện tượng xã hội, tự nhiên
- thuyết minh phương pháp, danh lam thắng cảnh
Các phương pháp thuyết minh 
- Nêu đ/nghĩa; giải thích, liệt kê, hệ thống hoá, nêu ví dụ, dùng số liệu
Các bước xây dựng văn bản 
Học tập, nghiên cứu; lập dàn ý; viết→trình bày
Dàn ý chung
MB: giới thiệu đối tượng
TB: giới thiệu từng mặt.
KB: cảm nghĩ, ấn tượng về giá trị của đối tượng.
Vai trò, vị trí, tỉ lệ của các yếu tố
Các yếu tố không thể thiếu nhưng chiếm tỉ lệ nhỏlàm rõ, nổi bật đối tượng thuyết minh.
II/Bài tập SGK
III/Luyện tập:
1/Viết đoạn văn thuyết minh:
 Đề 1: Mâm ngũ quả ngày Tết.
 Đề 2: Quê hương em.
 Đề 3: Tác phẩm văn học yêu thích.
 2/Viết bài văn:
 -Đề 01: Phong tục đón Tết cổ truyền của địa phương em.
 -Đề 02: Một đặc sản ở quê em.
IV/ Củng cố:
-GV kiểm tra lại nội dung phần lí thuyết, nhấn mạnh lại chủ đề.
-Đánh giá việc học tập.
V/Hướng dẫn học bài:
-Về nhà tự ôn tập lại phần lí thuyết, xem lại các BT trong sách GK, các BT đã làm.
E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
GIÁO ÁN GDTC NGỮ VĂN 9, HKI, Năm học 2009-2010
	Chủ đề 2: ÔN TẬP CÁC KIỂU CÂU 
	Loại chủ đề: Bám sát.
	Thời lượng: 4 tiết
	Ngày soạn: / /2009. Ngày dạy: . Lớp dạy: 9B.
	Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Trinh.
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Hệ thống hoá kiến thức các kiểu câu đã học trong chương trình Ngữ văn 8, HKII.
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm các BT, kĩ năng giao tiếp.
-GD ý thức học tập, rèn luyện tính tự giác, tích cực.
B. Chuẩn bị:
-HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV: xem lại lí thuyết các kiểu câu đã học trong HKII, các BT có liên quan, mang theo SGK đầy đủ khi đi học.
-GV: Soạn Gián án; tham khảo tài liệu: Sách BT Ngữ văn 8, Sách Ôn tập Ngữ văn 8, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8
-Phân phối thời gian: 
+ Tiết 1: phần mở đầu và HĐ1,HĐ2.
+ Tiết 2: HĐ3.1, 2,3,4.
+ Tiết 3: HĐ 3.4 (bài tập 4) và HĐ 3.5.
+ Tiết 4: HĐ 4 và phần củng cố, hướng dẫn học bài.
* GV có thể linh động cho HS làm BT sau mỗi phần ôn tập về một loại câu.
C. Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thảo luận,
D. Lên lớp:
	I/Ổn định tổ chức:
	II/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	III/Bài mới:
	1/GTB, ghi tên chủ đề:
	-GV giới thiệu ngắn gọn mục đích, nội dung, yêu cầu của chủ đề
	2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập lại phần lí thuyết
-Câu nghi vấn là gì? Các chức năng?
-Hãy đặt câu?
-GV uốn nắn, sửa chữa.
-Thế nào là câu cầu khiến? Hãy đặt câu?
-GV cùng cả lớp sửa câu.
-Thế nào là câu cảm thán ? Hãy đặt câu ?
-GV sửa câu.
-Như thế nào là câu trần thuật? Đặt câu trần thuật?
-Như thế nào là câu phủ định ? Có những loại câu phủ định nào?
-GV lưu ý HS: có 4 loại câu chia theo mục đích phát ngôn: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn giải lại các BT trong SGK.
-GV yêu cầu HS xem lại tất cả các BT trong SGK, bài nào chưa làm hết hoặc không hiểu, GV sẽ giải đáp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
-GV lần lượt tổ chức cho HS làm BT về các kiểu câu.
-GV đọc BT cho HS chép vào vở, tổ chức HS thảo luận làm và sửa BT (lên bảng thực hiện).
* Hoạt động 4: GV tổ chức cho HS viết đoạn văn trong đó yêu cầu sử dụng tổng hợp nhiều loại câu chia theo mục đích phát ngôn đã học. (ít nhất là 3) 
-GV tổ chức cho HS viết, đọc, nhận xét.
-HS trả lời.
-HS đặt câu nghi vấn theo các chức năng.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS:.
-HS:.
-HS:.
-Thực hiện theo yêu cầu
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Chép và làm BT:
1/Các câu sau đây có phải là câu nghi vấn không?
a/ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao)
b/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao. (Ca dao)
c/ Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ.
d/ Sao không để chuồng nuôi lơn khác! (Tô Hoài)
2/ Xét các trường hợp sau đây rồi trả lời câu hỏi:
a/ Hôm qua cậu về thăm bà ngoại phải không?
-Đâu có ?
b/ Bạn cất giùm mình quyển vở BT Toán rồi à ?
-Đâu ?
c/ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng sân trời. (Tố Hữu)
d/Nam ơi ! Bạn có thể trao cho mình cuốn sách được không?
* Câu hỏi:
- Câu nào là câu nghi vấn?
- Chức năng?
3/ Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì?
a/Bác ngồi dợi chấu một lúc có được không?
b/Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?
c/Cậu mà mách bố thì có chết tớ không?
d/Sao mà các chấu ồn thế?
e/Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ?
1/Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau:
-Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên ! (Hồ Chí Minh)
-Anh cứ trả lời thế đi ! (Nam Cao)
-Đi đi, con !
-Con đi đi !
-Con, đi đi !
-Mày đi đi !
-Đi đi, đồ khỉ !
-Đi đi nhá !
2/So sánh các câu sau đây rồi trả lời câu hỏi:
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! (Ngô Tất Tố)
-Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ !
-Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ !
a/Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên?
b/Câu nào có tác dụng nhất? Vì sao?
3/Trong các trường hợp sau đây?
-Đốt nén hương thơm mát dạ người.
Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !( Tố Hữu)
-Hãy còn nóng lắm đáy nhé ! Em đừng mó vào mà hỏng thì khốn. (Ngô Tất Tố)
a/Câu nào là câu cầu khiến?
b/Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong câu Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! và câu Hãy còn nóng lắm đáy nhé ! .
1/ Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không? Vì sao?
a/Lan ơi ! Về mà đi học !
b/ Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu).
2/Đặt các câu cảm thán có từ: trời ơi, hỡi ôi, chao ôi, biết bao, thay.
3/Tại sao hai kiểu câu sau đay lại khác nhau?
a/Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc !
b/ Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc !
1/ Tại sao cụm từ con đi khi thêm từ à lại trở thành câu hỏi, khi thêm từ ạ lại trở thành câu trần thuật?
2/ Các câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Vì sao?
a/ Ở quê tôi dạo này cấm học sinh hút thuốc lá.
b/Thầy giáo bảo hôm nay thầy về sớm.
c/Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con ! (NTT)
d/Chứ ông lí thì tôi không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa ! (NTT)
e/Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! (NC)
3/ Câu thơ sau đây của Tố Hữu là câu nghi vấn, câu cảm thán hay câu trần thuật?
-Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ.
4/Hãy đặt 10 câu trần thuật, sau đó dùng những hình thức để chuyển thành 5 câu cầu khiến, 5 câu nghi vấn.
1/Các câu sau đây có hình thức phủ định khác nhau như thế nào?
a/Bạn Lan đâu có bị điểm kém.
b/Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. (TDA)
c/U nó không được thế. (NTT)
d/Chẳng phải bạn Lan bị điểm kém.
e/Không phải bạn Lan không bị điểm kém.
2/Trong hai câu sau đây, câu nào có hình thức phủ định mạnh hơn? Tại sao?
a/Lạy chị, em có nói gì đâu ! (Tô Hoài)
b/ Lạy chị, em không nói gì đâu !
-HS viết.
-HS đọc.
-HS nhận xét.
I/Lí thuyết:
1/Câu nghi vấn:
2/Câu cầu khiến:
3/Câu cảm thán:
4/Câu trần thuật:
5/Câu phủ định:
II/Bài tập SGK.
III/Luyện tập:
III.1. BT về câu nghi vấn:
1/
a/ Không phải là câu nghi vấn. Căn cứ vào từ ai, bao nhiêu để xét.
b/ Không phải là câu nghi vấn. Căn cứ vào từ ai, hôm nao để xét.
c/ Không phải là câu nghi vấn. Căn cứ vào từ nào để biết.
d/ Là câu nghi vấn.
2/
-TTát cả cấu cau đều sử dụng hình thức nghi vấn?
a/ Có chức năng phủ định.
b/Có chức năng phủ định.
c/Có chức năng cảm thán.
d/Có chức năng cầu khiến.
3/
a/Cầu khiến.
b/ Rủ rê.
c/ Biểu lộ tình cảm.
d/ Cầu khiến.
d/ Trình bày.
III.2. Bài tập về câu cầu khiến:
1/
-Tha thiết.
-Thân hữu.
-Dịu dàng.
-Dịu dàng.
-Dịu dàng.
-Gắt gỏng.
-Không hài lòng.
-Thân hữu.
2/
a/
-Kiên quyết.
-Mong muốn, cầu khẩn.
-Van xin.
b/Câu Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! có tác dụng nhất vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải, do đó chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng.
3/
a/Các câu cầu khiến:
-Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
-Em đừng mó vào mà hỏng thì khốn.
b/Từ hãy trong Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! là từ có ý nghĩa cầu khiến. Từ hãy trong câu Hãy còn nóng lắm đáy nhé ! là từ mang ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với từ đang.
III.3. Câu cảm thán:
1/
a/-C1: Mục đích gọi đáp.
 -C2: Có ý nghĩa nhấn mạnh.
b/Bộc lộ cảm xúc.
2/HS đặt câu.
3/
a/Biết bao là từ chỉ số lượng.
b/ Biết bao là từ chỉ sự cảm thán -> câu cảm thán.
III.4. Câu trần thuật:
1/Từ à và ạ đều là tình thái từ nhưng có nội dung ý nghĩa khác nhau: à là tình thái từ để hỏi; ạ là tình thái từ để thể hiện thái độ kính trọng hay thân mật. Cả hai tình thái từ đều có tác dụng kết thúc câu.
2/
a/Quê tôi không phải là chủ thể trực tiếp phát ra hành động cấm do đó dây không phải là câu cầu khiến mà là câu trần thuật.
b/Câu cầu khiến.
c/Câu cảm thán.
d/Câu phủ định.
e/Cảm thán.
3/
Câu thơ của Tố Hữu là câu cảm thán (vui sao = vui thay).
4/HS đặt và chuyển câu.
III.5. Câu phủ định:
1/Trong các câu a-b-c-d: câu a-b-c có hình thức phủ định vị ngữ; câu d có hình thức phủ định cả câu. Câu e có hình thức hai lần phủ định.
2/ Câu b mang ý nghĩa phủ định nhiều hơn do có từ không. Nhưng vì trong trường hợp này, Dế Choắt từ chối chứ không phải cãi.
IV. Luyện tập tổng hợp:
Viết đoạn văn.
IV/ Củng cố:
-GV kiểm tra lại nội dung phần lí thuyết, nhấn mạnh lại chủ đề.
-Đánh giá việc học tập.
V/Hướng dẫn học bài:
-Về nhà tự ôn tập lại phần lí thuyết, xem lại các BT trong sách GK, các BT đã làm.
E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁO ÁN GDTC NGỮ VĂN 9, HKI, Năm học 2009-2010
	Chủ đề 3: ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN NGHỊ LUẬN
	Loại chủ đề: Bám sát. Thời lượng: 4tiết
	Ngày soạn: / /2009. Ngày dạy: . Lớp dạy: 9B.
	Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Trinh.
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Hệ thống hoá kiến thức thể loại văn nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 8.
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm các BT.
-GD ý thức học tập, rèn luyện tính tự giác, tích cực.
B. Chuẩn bị:
-HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV: xem lại lí thuyết thể loại văn nghị luận đã học trong c hương trình Ngữ văn 8, các BT có liên quan, mang theo SGK đầy đủ khi đi học.
-GV: Soạn Gián án; tham khảo tài liệu: Sách BT Ngữ văn 8, Sách Ôn tập Ngữ văn 8, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8
-Phân phối thời gian: 
+ Tiết 1: phần mở đầu và HĐ1,HĐ2 
+ Tiết 2: HĐ3.1, 2,3,4. 
 + Tiết 3,4: HĐ 3.5,6 và phần củng cố, hướng dẫn học bài.
* Gv có thể linh động tổ chức ch HS làm Bt thực hành sau mỗi kiểu bài văn nghị luận ( nếu như kiến thức học chính khoá chưa học đến phần nội dung của kiểu bài sau)
C. Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thảo luận,
D. Lên lớp:
	I/Ổn định tổ chức:
	II/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	III/Bài mới:
	1/GTB, ghi tên chủ đề:
	-GV giới thiệu ngắn gọn mục đích, nội dung, yêu cầu của chủ đề
	2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức phần lí thuyết (những nội dung lí thuyết đã học trong chương trình chính khoá, những nội dung chưa học, GV sẽ củng cố lại sau khi học trên lớp).
-Luận điểm là gì ?
-Luận điểm và vấn đề nghị luận có mối quan hệ như thế nào?
-Khi trình bày luận điểm cần chú ý đến vấn đề gì?
-Thế nào là luận cứ? lập luận?
-Dàn bài khái quát của bài văn nghị luận như thế nào ?
-Gv tổ chức cho HS lần lượt trử lời các câu hỏi để ôn tập về mặt lí thuyết.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện các BT trong SGK.
-GV yêu cầu HS xem lại tất cả các BT trong SGK, bài nào chưa làm hết hoặc không hiểu, GV sẽ giải đáp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT thực hành.
-GV cho HS chép đề bài tập, yêu cầu HS nghiên cứu, tìm hiểu, lên bảng thực hiện (đối với BT nhỏ).
-GV tổ chức HS nhận xét.
-GV dựa vào đoạn văn BT3, Sách Ôn tập Ngữ văn 8 trang 211 để uốn nắn cho HS.
-GV đọc BT 3,4 Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8 trang 178, 179 và tổ chức cho HS làm.
-GV tổ chức cho HS làm BT 5 trích từ BT1, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8 trang 184, 185.
-GV tổ chức cho HS làm BT 6.
-GV tổ chức cho HS tìm hiểu đề và lập dàn ý.
-GV tổ chức HS viết bài, đọc bài, nhận xét đánh giá.
-GV dựa vào bài văn Sách Ôn tập Ngữ văn 8, trang 190-192 để uốn nắng, sửa chữa cho HS.
-HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
-HS nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu.
-Thực hiện theo yêu cầu.
1/Hãy tìm các luận điểm chính để chứng minh rằng: “Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người”.
2/Cho luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta nhiều kiến thức bổ ích”. Em hãy viết đoạn văn khoảng 6-8 câu có sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm.
-HS viết.
-HS đọc, chỉ rõ yếu tố biểu cảm.
-HS nhận xét, bổ sung.
3/Hãy thêm những yếu tố miêu tả, tự sự để đoạn văn sau có sức thuyết phục hơn:
 Ngắm trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Từ cao dao đến “Truyện Kiều”, trăng vẫn xuất hiện như kẻ tri âm. Nhưng con người ta chỉ ngắm trăng lúc nhàn nhã. Vậy mà trong những ngày bị giam cầm, Bác Hồ vẫn ngắm trăng và làm thơ.
-HS viết.
-HS đọc, chỉ rõ yếu tố tự sự, miêu tả.
-HS nhận xét, bổ sung.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Chép đề: Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
 Em hiểu câu nói đó như thế nào?
-Thực hiện theo yêu cầu.
I/Ôn tập lí thuyết:
1/Luận điểm: là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.
-Luận điểm trong bài văn nghị luận cần đạt 2 yêu cầu: phù hợp vpới yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề chính của văn bản.
-Luận điểm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề cần giải quyết. Một vấn đề có thể dược giải quyết bằng nhiều luận điểm khác nhau:
+Khi vấn để chính của văn bản được giải quyết bằng một luận điểm thì cũng không được đồng nhất với luận điểm ấy.
+Khi vấn đề chính của văn bản được giải quyết bằng nhiều luận điểm thì cũng không thể coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề.
-Các luận điểm có quan hệ chặt chẽ với nhau:
+ Các luận điểm ngang bậc chỉ được dựa trên một tiêu chí nhất định. Ví dục về mặt thời gian; mức độ, tính chất,
+ Các luận điểm ngang bậc phải loại trừ nhau, không trùng lặp hoặc chồng chéo nhau, nghĩa là luận điểm này không bao hàm luận điểm kia.
+ Các luận điểm phải sắp xếp theo một trật tự lô gic trước sau, luận điểm trước làm cơ sở, luận điểm sau phải kế thừa và phát huy luận điểm trước.
+ Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự từ dễ dến khó, từ quen thuộc đến mới lạ, từ thấp đến cao,
2/ Luận cứ: là những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, phân tích,.. làm rõ luận điểm.
3/ Lập luận: Là cách trình bày, sắp xếp luận cứ sao cho dẫn đến luận điểm.
4/Bài văn nghị luận cần đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào cho sinh động, hấp dẫn, tăng tính thuyết phục; nhưng chú ý những yếu tố này không làm phá vỡ mạch văn nghị luận.
5/Dàn bài chung của một bài văn nghị luận:
a/MB: Nêu khái quát vấn đề nghị luận (luận điểm xuất phát).
b/TB: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
c/KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
II/ BT trong SGK.
III/Luyện tập:
1/Các luận điểm chính:
-Rừng cung cấp lâm sản: gỗ, dược liệu, chim, thú,
-Rừng điều hoà khí hậu: ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát, thanh lọc không khí,
-Rừng là thắng cảnh du lịch, nghỉ mát.
-Rừng là nơi lưu giữ, bảo tồn các loại động vât, thực vật.
2/
3/
4/
5/
6/
a/Tìm hiểu đề:
-Kiểu bài: Nghị luận giải thích.
-Nội dung: Cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn trở ngại trong cuộc sống.
-Tư liệu: từ thực tế cuộc sống và trong văn học.
b/Dàn bài:
*MB: Giới thiệu xuất xứ của luận đề.
*TB: 
- Giải thích từ ngữ: sông, núi.
-Giải thích ý nghĩa câu nói: Con người cần phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua những thử thách trên đường đời.
-Minh hoạ bằng một số dẫn chứng.
*KB: Ý kiến trên là một bài học cho thế hệ trẻ.
c/Viết bài.
IV/ Củng cố:
-GV kiểm tra lại nội dung phần lí thuyết, nhấn mạnh lại chủ đề.
-Đánh giá việc học tập.
V/Hướng dẫn học bài:
-Về nhà tự ôn tập lại phần lí thuyết, xem lại các BT trong sách GK, các BT đã làm.
E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_gdtc_ngu_van_9_hki_gv_nguyen_van_than_truong_thcs_tt.doc