Giáo án giảng văn phần Văn bản 9 - Giáo viên: Lê Văn Hùng

Giáo án giảng văn phần Văn bản 9 - Giáo viên: Lê Văn Hùng

Tiết 3

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được nội dungphương châmvề lượng và phương châm về chất.

2. Kỹ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

3. Thái độ : Giáo dục HS có ý thức rèn luyện trong giao tiếp .

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1.Chuẩn bị cuả gjáo viên: Đọc sách giáo viên, chuẩn bị giáo án, bảng phụ, sưu tầm thêm các bài tập củng cố.

2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị bài: “Các phương châm hội thoại”.

* Tích hợp :

+ Với phần văn, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” với Tập làm văn ở bài: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp: 1’ Điểm danh học sinh

2. Kiểm tra bài cũ : 2’ Không kiểm tra

GV giới thiệu khái quát về phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

3. Giảng bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1’ Trong cuộc sống hằng ngày, để cho sự giao tiếp đạt được mục đích và hiệu quả, những người tham gia vào giao tiếp ngôn ngữ cần phải thực hiện những quy định chung. Hôm nay, thầy và các em cùng nhau tìm hiểu một trong những qui định ấy qua bài : Các phương châm hội thoại”.

 

doc 32 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng văn phần Văn bản 9 - Giáo viên: Lê Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2010
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được nội dungphương châmvề lượng và phương châm về chất.
2. Kỹ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3. Thái độ : Giáo dục HS có ý thức rèn luyện trong giao tiếp .
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị cuả gjáo viên: Đọc sách giáo viên, chuẩn bị giáo án, bảng phụ, sưu tầm thêm các bài tập củng cố.
2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị bài: “Các phương châm hội thoại”.
* Tích hợp : 
+ Với phần văn, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” với Tập làm văn ở bài: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1’ Điểm danh học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ : 2’ Không kiểm tra
GV giới thiệu khái quát về phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ Trong cuộc sống hằng ngày, để cho sự giao tiếp đạt được mục đích và hiệu quả, những người tham gia vào giao tiếp ngôn ngữ cần phải thực hiện những quy định chung. Hôm nay, thầy và các em cùng nhau tìm hiểu một trong những qui định ấy qua bài : Các phương châm hội thoại”.
b. Tiến trình tiết dạy :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng:
- GV giải thích: Phương châm: Ph/pháp và mục đích của hội thoại
- a/ GV gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục (I)
- H: An đã hỏi Ba mấy câu ? Và những câu hỏi của An có mang đầy đủ những nội dung mà Ba cần biết không ?
- H: GV gợi ý thêm: “Bơi” nghĩa là gì?
- H: khi An hỏi: “Học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
Giải thích vì sao ?
b/ Hướng dẫn HS kể lại truyện cười “ Lợn cưới , áo mới” – Lưu ý HS bám sát vào lời hội thoại của VB
- H : Vì sao truyện lại gây cười ?
+ Lẽ ra anh có “ lợn cưới” và anh có “ áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào ? 
- GV nhận xét câu trả lời của HS 
- Như vậy , cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ? 
- GV cho HS thảo luận nhóm thông qua bài tập nhỏ . 
- Bài tập : Hãy viết lại câu sao cho đúng:
- Đường quốc lộ là đường lớn liên tỉnh do Chính phủ quản lí .
- Chốt đơn vị kiến thức 1 – yêu cầu HS đọc ghi nhớ 1 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về chất
- a/ GV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện cười “Quả bí khổng lồ”
- H: Truyện cười phê phán điều gì?
- b/ GV đưa thêm ví dụ với tình huống: nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? Vì sao?
- H: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Chốt đơn vị kiến thức 2 – HS đọc ghi nhớ 2 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Bài tập 1 : GV tổ chức cho HS hướng vào 2 phương châm vừa học để nhận ra lỗi.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV tổ chức cho 2 HS đại diện 2 nhóm (lớn) thi trò chơi: “nhanh tay nhanh mắt”
- GV chỉ định HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Yếu tố gây cười ở câu chuyện “có nuôi được không”? là gì?
- H: Phương châm nào vi phạm?
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm ở bài tập 4
- GV cho HS đặt câu với một cách diễn đạt cụ thể
* Hoạt động 4: 
GV củng cố bài học qua sơ đồ: Điền vào ô trống để hồn thành sơ đồ sau:
- GV nhận xét , chốt kiến thức tồn bài .
* Hoạt động 1:
- HS nghe và ghi nhớ
- a/ HS đọc ví dụ (1) trong mục (I)
- An hỏi Ba 2 câu, những câu hỏi của An rất rõ ràng.
- “Bơi”: di chuyển trong nước và trên mặt nước bằng cử động của cơ thể 
- Không mang đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi (vì bơi là đã bao hàm ở dưới nước trong khi đó điều An cần biết là địa điểm cụ thể nào đó: bể bơi TP, sông, hồ, biển)
b/ 1 HS kể chuyện 
- HS trả lời cá nhân , HS khác bổ sung 
-> Hai nhân vật đều nói thừa nội dung .
- Bác có thấy con lợn nào 
- HS rút ra nhận xét 
- Thảo luận nhóm ( 2 em ) 
- Đại diện trình bày , HS khác bổ sung . 
+ Bỏ “ đường” , viết hoa “ Quốc lộ” 
- HS đọc to ghi nhớ 1 – SGK / 9 
- a/ HS đọc mẩu chuyện cười (Sgk, trang 9)
- Phê phán tính khốc lác (người nói sai sự thật)
-b/ Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
- HS đưa ra nhận xét
- HS đọc to ghi nhớ 2 – SGK 10 .
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 (Sgk, trang 10)
- Hai nhóm, mỗi nhóm làm 1 ví dụ
- HS 2 nhóm lên thi 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Thừa câu hỏi cuối:
“có nuôi được không”
- Thảo luận nhóm nhỏ (1 bàn) chia lớp ra 2 nhóm (a), (b)
- HS đặt câu
- HS lên bảng điền vào ô trống .
I.Phương châm về lượng
1. ví dụ1: (SGK,8)
- Câu trả lời không mang đủ nội dung ý nghĩa -> nói thiếu
Ví dụ 2:
Lợn cưới , áo mới
Hai nhân vật đều nói thừa nội dung 
2. Nhận xét
Khi giao tiếp, cần nói có nội dung: nội dungcủa lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa.
à đó là phương châm về lượng
* Ghi nhớ 1: SGK/ 9
II. Phương châm về chất 
1. Ví dụ: (Sgk, 9)
Quả bí khổng lồ
-> Nói khốc (nói không đúng sự thật )
2.Nhận xét:Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. à Đó là phương châm về chất.
* Ghi nhớ2: SGK/ 10
IV.Luyện tập:
Bài 1:Phân tích lỗi
Ví dụ a: Sai phương châm về lượng. Thừa cụm từ: “nuôi ở nhà”
Vì “gia súc”: Vật nuôi trong nhà.
Ví dụ b:Sai phương châm về lượng. Thừa cụm từ: “có 2 cánh” Vì lồi chim: về bản chất có 2 cánh.
Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp
a. Nói có sách mách có chứng.
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng, nói cuội.
e. Nói trạng
=> Vi phạm phương châm về chất
Bài 3: Xác định phương châm hội thoại không được tuân thủ:
Vi phạm phương châm về lượng (Thừa câu hỏi cuối)
Bài 4: Giải thích
a. Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn.
b. Các cụm từ nhằm nhấn mạnh, chuyển ý, dẫn ý ,không nhằm lặp nội dung cũ mà do chủ ý người nói 
4- GV củng cố bài học qua sơ đồ:
Các phương châm chi phối nội dung hội thoại
Đủ
Đúng
Không thừa nội dung
Không sai sự thật
(1)
(2)
(3)
(4)
5)
(6)
(8)
(7)
Đáp án: 	(1) Phương châm về lượng	(3) Không thiếu nội dung
	(2) Phương châm về chất	(6) Có bằng chứng xác thực
4 . Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
- Học thuộc phần ghi nhớ
- BTVN : Làm bài tập số 5 (SGK, trang 11)
+ Gợi ý : 	Giải thích các thành ngữ
	Phát hiện các thành ngữ không tuân thủ phương châm hội thoại. 
- Chuẩn bị bài: “ Các phương châm hội thoại” ( tt )
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
TIẾT 8
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
	 (Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức: Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm cách thức.
2. Kỹ năng: Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp. Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm lịch sự, phương châm cách thwcss, phương châm quan hệ trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ : Học sinh trong việc tham gia hội thoại tránh nói lạc đề, nói ngắn gọn, rõ ràng, phải tế nhị, đảm bảo lịch sự trong giao tiếp.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.GV: Đọc Sgk, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, ghi sơ đồ.
 2.HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên “Các phương châm hội thoại”
* Tích hợp : Với phần Tiếng Việt: phương châm về chất và phương châm về lượng.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1’ Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ : 5’ GV treo bảng phụ (có ghi bài tập trắc nghiệm)
Điền chữ L vào ô trống tương ứng với trường hợp vi phạm phương châm về lượng và chữ C vào ô trống tương ứng với trường hợp vi phạm phương châm về chất trong những trường hợp sau
A. Nói thừa nội dung	¨ L
B. Nói thiếu nội dung	¨ L
C. Ăn không nói có	¨ C
D. Nói có sách, mách có chứng	¨
E. Ăn nói hàm hồ	¨ C
F. Người khôn ăn nói nữa chừng	¨
* Đáp án: Điền L vào các trường hợp A, B
Điền C vào các C, E
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ Chúng ta đã được tìm hiểu phương châm về lượng và phương châm về chất. Bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ba phương châm còn lại: Phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5
4
4
1
20
3
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm quan hệ
- GV treo bảng phụ có ghi tình huống (như bên cạnh)
- GV hỏi: Theo em, cuộc hội thoại trên có thành công không? Vì sao?
- Theo em, có thể ứng trường hợp trên vào câu thành ngữ nào?
- GV hỏi: giả sử nếu xuất hiện những hiện tượng hội thoại như vậy thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV hỏi: Bài học rút ra từ hậu quả của tình huống trên?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm cách thức.
- GV treo bảng phụ
Tìm nghĩa tương ứng của hai thành ngữ trên trong các nghĩa sau đây:
A. Dềnh dàng, chậm chạp, rề rà.
B. Bàn luận những vấn đề xa vời, rộng lớn, ít gắn với thực tế.
C. Dài dòng, lôi thôi, rườm rà, chuyện nọ xọ chuyện kia mà vẫn không rã điều muốn nói. (a)
D. Lúng túng không biết tháo gỡ vướng mắc như thế nào?
E. Lúng túng, vụng về không biết cách xoay xở.
F. Ấp úng, không rành mạch, rõ ràng. (b)
GV hỏi: Hậu quả của những cách nói trên?
- GV hỏi: Bài học rút ra từ hậu quả của cách nói trên?
- GV ghi tiếp ví dụ trên bảng
“Tôi đồng ý” (Sgk, 22)
- Có thể hiểu câu trên theo mấy cách?
- Như vậy, trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự:
- GV yêu cầu HS đọc mẫu chuyện “Người ăn xin”(Sgk, trang 22)
- Trong mẫu chuyện “người ăn xin”, tại sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
- GV hỏi: Có thể rút ra được bài học gì từ mẫu chuyện trên?
- GV gọi1 HS đọc các ghi nhớ (Sgk, trang 21, 22, 23)
* Hoạt động 4:
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và đưa ra hướng giải quyết.
- Phân tích các câu tục ngữ
- Tìm các câu có ý nghĩa tương tự.
Bài tập 2: -Gọi Hs đọc và nêu yêu cầu BT 2
Bài tập 3: Gọi Hs đọc và nêu yêu cầu BT 
- GV cho các nhóm thi với nhau
5. Gọi Hs đọc và nêu yêu cầu BT -GV cho giải thích 2 thành ngữ
4. Củng cố:
GV hỏi: Dựa vào những kiến thức đã được học ở phần Tiếng Việt để hoàn thành sơ đồ tổng quát về các phương châm hội thoại sau:
Đáp án: Điền vào ô trống như sau:
1, Phương châm về lượng
2, Phương châm về chất
3, Phương châm quan hệ
4, Phương châm cách thức
5, Phương châm lịch sự.
* Hoạt động 1:
- HS quan sát ví dụ 
- Hoạt động cá nhân
Không thành công
- Hoạt động cá nhân
- HS trả lời: Nếu xảy ra tình huống như vậy, người nói và người nghe sẽ không hiểu nhau.
- HS rút ra bài học 
- HS quan sát ví dụ
Hoạt động cá nhân 
- HS quan sát ví dụ
Hoạt động cá nhân
Đáp án: (a) à C
	 (b) à F
- HS trả lời:
- Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý của người nói.
- Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
- HS rút ra bài học
(kết luận thứ nhất)
- HS quan sát ví dụ
- HS trả lời: Hiểu theo hai cách
+ Tôi đồng ý với những nh ... ưng nghĩa khác xa nhau.
2. Bài tập.
a. Có hiện tượng chuyển nghĩa, vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”.
b. Có hiện tượng đồng âm, vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau “đường” những nghĩa khác nhau.
VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA:
1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Bài tập 2/125.
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
* Bài tập 3/125.
- Xuân: từ chỉ một mùa trong năm, thời gian tương ứng với một tuổi.
-Trong vd : từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả và dùng từ tránh lặp với từ “tuổi tác”.
VII-TỪ TRÁI NGHĨA:
1. Khái niệm: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
2. Bài tập 3/125.
* Cùng nhóm với sống – chết:
 Chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình (trái nghĩa tuyệt đối).
* Cùng nhóm với già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo (trái nghĩa tương đối)
VIII .CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ:
1. Khái niệm: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác nghĩa rộng, hẹp).
2. Bài tập 2/126.
IX. TRƯỜNG TỪ VỰNG:
1. Khái niệm : Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
2. Bài tập 2/126.
- Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng “tắm” và “bể” -> Tác dụng làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói.
4. Dặn học sinh chuẩn bị bài học tiếp theo: 1’
	- Nắm chắc các kiến thức đã học về từ vựng
	- Học bài
	- Soạn bài: “Đồng chí” của Chính Hữu
	+ Làm đồ dùng học tập: Vẽ tranh, vẽ sơ đồ văn bản Đồng chí
	+ Tìm đọc thêm các tác phẩm thời chống Pháp
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày 24/10/2010
TIẾT 49 	
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I-MỤC TIÊU :
-Kiến Thức: Giúp HS nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 – 9 (sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, các hình thức trau dồi vốn từ, thuật ngữ, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng)
-Kĩ Năng: Nhận biết và vận dụng thành thạo.
-Thái độ: Yêu quí và giữ gìn sự trong ság của Tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
-GV: Xem lại và soạn kĩ nội dung phần tổng kết, bảng phụ.
-GV: Soạn kĩ nội dung tổng kết vào vở soạn.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1-Ổn định tình hình lớp: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra vở soạn 3HS .
3-Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu (1’) Hệ thống từ vựng Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng . Hôm nay thầy trò chúng ta tiếp tục tiếp tục tổng kết phần từ vựng đã được học ở lớp 9.
b. Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1:
-Ôn tập sự phát triển củ từ vựng
H- Các hình thức phát triển nghĩa của từ là những hình thức nào?
(GV gọi HS , nếu trả lời tốt ghi điểm khuyến khích)
H- Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng như thế nào?
* GV hướng dẫn làm bài tập SGK
*HOẠT ĐỘNG 2:
Ôn tập về từ mượn
H- Thế nào là từ mượn?
* GV cho HS thảo luận bài tập về từ mượn.
* HOẠT ĐỘNG 3:
Ôn tập về từ Hán Việt.
- HS nhắc lại khái niệm.
- GV cho HS thảo luận bài tập. 
*HOẠT ĐỘNG 4:
Ôn tập thuật ngữ.
H- Nêu khái niệm thuật ngữ?
H- Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay?
* Gợi ý: Sự phát triển của ngôn ngữ trong thời đại khoa học, kĩ thuật phát triển.
- Biệt ngữ XH là gì ?
- GV liệt kê một số biệt ngữ xã hội.
* HOẠT ĐỘNG 5:
Ôn tập về trau dồi vốn từ.
H- Có những hình thức trau dồi vốn từ nào?
- HS đọc kĩ bài tập 2, GV cho 4 nhóm, mỗi nhóm giải thích một từ. GV gợi ý giải thích 1 ví dụ.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+ Phát triển nghĩa của từ.
+ Phát triển số lượng từ ngữ gồm:
.Từ mượn tiếng nước ngoài.
.Tạo thêm từ ngữ mới
* Các nhóm thảo luận.
+ Vốn từ không thể sản sinh nhanh để đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
* Hoạt động nhóm.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
*Hoạt động nhóm.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay: Thuật ngữ phát triển ngày càng phong phú và có vai trò quan trọng trong đời sống con người .
- HS chú ý theo dõi.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
*Hoạt động nhóm.
- Bách khoa toàn thư : Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành
- Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo:Thảo ra để đưa thông qua (động từ ).
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài.
I- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG:
1- Các hình thức phát triển của từ vựng:
* Phát triển nghĩa của từ
+ Ví dụ: 
Chân tay : Nghĩa gốc
Chân bóng :Nghĩachuyển
* Phát triển số lượng từ ngữ gồm:
+ Từ mượn tiếng nước ngoài.
+ Cấu tạo thêm từ mới.
2- Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ: thì vốn từ không thể sản sinh nhanh để đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
II- TỪ MƯỢN:
1- Khái niệm: Từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểmmà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị .
2- Bài tập:
-Quan niệm đúng là: c
III-TỪ HÁN VIỆT:
1- Khái niệm: Từ mượn gốc Hán nhưng âm tiếng Việt
2- Bài tập:
- Quan niệm đúng: b.
IV- THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1- Khái niệm thuật ngữ:
- Từ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản KH,KT, CN
2- Biệt ngữ xã hội: (Lớp 8 )
V- TRAU DỒI VỐN TỪ:
1- Các hình thức trau dồi vốn từ:
+ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
+ Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
2- Giải nghĩa:
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành
-Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo:Thảo ra để đưa thông qua (động từ ).
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện nhà nước ở nươca ngoài.
4- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo: (5’)
- Hệ thống hóa các nội dung đã ôn tập
- Làm lại các bài tập đã hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài “Nghị luận trong văn bản tự sự”
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Ngày 28/10/2010
TIẾT 53 	. 
BÀI: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I-MỤC TIÊU :
- Kiến Thức: Các khái niệm từ tượng thanh, tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
- Kĩ Năng: Nhận biết và vận dụng thành thạo.
- Thái độ: Yêu quí và giữ gìn sự trong sáng và phong phú vốn từ vựng của Tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV: Kếù hoạch tiết dạy, bảng phu.ï
- HS: Đọc kĩ bài trong SGK và làm trước các bài tập.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập, tổng kết.
3- Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết những phần còn lại của từ vựng Tiếng
Việt.
b. Tiến trình tiết dạy:	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1:
- Ôn tập từ tượng hình, từ tượng thanh.
- HS nhắc lại các khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1:
Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh.(Có tên mô phỏng âm thanh)
*Bài tập 2:
Phát hiện từ tượng hình và nêu tác dụng.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Hướng dẫn ôn tập biện pháp tu từ.
- HS nhớ lại kể tên và nêu đặc điểm của 8 biện pháp tu từ.
a. So sánh ?
b. Ẩn dụ ?
c. Nhân hoá ?
d. Hoán dụ ?
e. Nói quá ?
g. Nói giảm, nói tránh ?
h. Điệp ngữ ?
i. Chơi chữ ?
- Gọi HS đọc các ví dụ
- Dựa vào đặc điểm biện pháp tu từ hãy nhận diện các ví dụ sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Nêu ý nghĩa của các hình ảnh đó?
(Lớp nhận xét – GV bổ sung).
- Gọi HS đọc Và nêu yêu cầu BT2
-Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu (đoạn)?
* Sau khi HS trả lời , GV chốt, bổ sung nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu.
- 2 HS nhắc lại – 2 HS khác nhận xét 
* Hoạt động nhóm.
-Nhóm 1 trả lời – nhóm 2 nhận xét.
- Nhóm 3 trả lời – nhóm 4 nhận xét.
* Hoạt động nhóm – cử đại diện trả lời – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a. So sánh: :Đối chiếu 2 SV, Sviệc có nét tương đồng -> gợi hình, gợi cảm 
b. Ẩn dụ: So sánh ngầm, công khai một đối tượng-> tăng sức biểu cảm
c. Nhân hoá: gọi tả đồ vật, cây cối bằng từ ngữ gọi tả con người 
d. Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi -> tăng sức gợi cảm 
e. Nói quá: phóng đại quy mô , tính chất sự vật, ht để gây ấn tượng , tăng sức` biểu cảm 
g. Nói giảm, nói tránh: biểu đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn , thô tục.
h. Điệp ngữ:lặp lại từ ngữ hay kiểu câu, tăng giá trị lời văn
i. Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc ngữ âm , về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước.
- HS đọc các ví dụ 
a- Ẩn dụ: Hoa, cánh, (chỉ Thúy Kiều) cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b- So sánh : Tiếng đàn Kiều: Tiếng hạc, tiếng suối, gió thoảng, tiếng trời đổ mưa 
c- Hoa ghen, Liễu hờn-> sắc đẹp Kiều
d- Nói quá: “Gấp mười quan san” -> Sự xa cáh giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh.
e- Tài và tai (chơi chữ )
-HS đọc
a- Điệp ngữ:Còn
Từ nhiều nghĩa “Say sưa” 
- Uống nhiều rượu say
- Say đắm vì tình 
-> Tình cảm mạnh mẽ, kín đáo 
b- Nói quá
c- So Sánh
d- Nhân hóa
e- Ẩn dụ
- HS nghe
I- Từ tượng hình và từ tượng thanh:
1- Khái niệm:
- Từ tượng hình : Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
-Từ tượng thanh :Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người .
2- Bài tập:
* Bài tập 1:
Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh như: mèo, bò, tắc kè, chim cu
* Bài tập 2:
- Những từ tượng hình:
Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
=>Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể sống động.
II- Một số biện pháp tu từ từ vựng:
1- Ôn tập:
a. So sánh
b. Ẩn dụ
c. Nhân hoá
d. Hoán dụ
e. Nói quá
g. Nói giảm, nói tránh
h. Điệp ngữ
i. Chơi chữ
2- Bài tập:
*Bài tập 1:
a- Ẩn dụ: Hoa, cánh, (chỉ Thúy Kiều, cuộc đời) 
- cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b- So sánh : Tiếng đàn Kiều: Tiếng hạc, tiếng suối, gió thoảng, tiếng trời đổ mưa 
c- Hoa ghen, Liễu hờn -> sắc đẹp Kiều (Nói quá )
d- Nói quá: “Gấp mười quan san” -> Sự xa cáh giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh.
e- Tài và tai (chơi chữ )
* Bài tập 2:
a- Điệp ngữ: Còn
Từ nhiều nghĩa “Say sưa” 
- Uống nhiều rượu say
- Say đắm vì tình 
-> Tình cảm mạnh mẽ, kín đáo 
b- Nói quá -> Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
c- So Sánh
d- Nhân hóa
e- n dụ
4- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo: (5’)
- Khái quát toàn bộ nọi dung phần từ vựng đã học.
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm từ vựng đã học. Các văn bản nào hay sử dụng biện pháp tu từ ?
- Hoàn thành bài tập phần biện pháp tu từ.
- Chuẩn bị bài “Tập làm thơ 8 chữ”
- Sưu tầm một số đoạn thơ theo thể 8 chữ (Đề tài môi trường)
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_van_phan_van_ban_9_giao_vien_le_van_hung.doc