Giáo án Giáo dục công dân 6 trọn bộ

Giáo án Giáo dục công dân 6 trọn bộ

Bài1

Tiết1

TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

- Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

II- Chuẩn bị

 -Tranh ảnh, tài liệu, bảng phụ

III- Tiến trình dạy và học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới

 

doc 34 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Ngày giảng 
 Bài1	
Tiết1
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
II- Chuẩn bị
 -Tranh ảnh, tài liệu, bảng phụ
III- Tiến trình dạy và học
ổn định tổ chức
Kiểm tra đầu giờ
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1; Giới thiêu bài
 GV; Thế nào là sự chăm sóc rèn luyên thân thể ? Tự chăm sóc rèn luyện thân thể như thế nào ? Để trả lời được những câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học.
HĐ2; Tìm hiểu truyện đọc
GV; Yêu cầu HS đọc truyện SGK
Hỏi: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
Hỏi: Vì sao Minh có được mùa hè kì diệu ấy?
GV chia lớp 4 nhóm thảo luận câu hỏi.
Hỏi: Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Tại sao? 
 -HS: Sức khoẻ sẽ giúp con người làm được mọi việc học tập, lao động
 HĐ3; Nội dung bài học. 
? Chúng ta phải làm gì để giữ gìn sức khoẻ ?
 Hs trả lời 
? Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người ?
 Hs trả lời
 - Gv y/c Hs đọc nội dung bài học, học bài
*HĐ4; Luyện tập 
* Bài tập a
-Gv treo bảng phụ, HS đọc y/c bài tập sgk trang 4
-Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
-Hs trả lời,Gv nhận xét, chốt nội dung
*Bài tập b
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ.
 Hs trả lời, Gv nhận xét chốt nội dung
*Bài tập c
? Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người.
 Hs trả lời, Gv nhận xét chốt nội dung
*Bài tập d
? Em hãy tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người khoẻ mạnh. 
1.Truyện đọc
 Mùa hè kì diệu
-Sau một mùa hè nhìn 
Minh chân tay rắn chắc,
trông cao lớn hẳn. 
- Minh tập thể dục 
2. Nội dung bài học
a)Sức khoẻ là vốn quý 
của mỗi con người
b) Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động
Bài tập
 a)
b)
- Tập thể dục, giữ vệ sinh
cá nhân, ăn uống điều độ
c)
- Thuốc lá, rượu, bia làm ảnh hưởng sức khoẻ
gây nghiện
d) Hs tự làm bài tập
4. Củng cố, dặn dò
 a, Củng cố
? Để giữ gìn sức khoẻ chúng ta cần phải làm gì.
Hs trả lời 
-Gv y/c Hs đọc nội dung bài học sgk trang 4
 b, Dặn dò 
 - Hs học phần nội dung bài học sgk T4, làm bài tập d
 - Soạn bài Siêng năng, kiên trì sgk trang 5 
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 2-3 Bài 2
Siêng năng, kiên trì
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao độngđể trở thành người HS tốt.
II.Chuẩn bị
-Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ, bút dạ
III.Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đầu giờ
 	? Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào ? Em đã làm gì để giữ gìn sức khoẻ khoẻ ?
3.Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
HĐ1;Giới thiệu bài
Gv dựa vào nội dung sgk giới thiệu bài
HĐ2;Khai thác phần truyện đọc
-Hs đọc phần truyện đọc sgk trang 5
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu truyện đọc
? Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào? 
 -Hs trả lời 
 -Gv gọi Hs nhận xét, chốt nội dung
? Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì ? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào ?
 -Hs suy nghĩ trả lời
 -Gv gọi Hs nhận xét và chốt nội dung
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?
 -Hs; Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng kiên trì
 -Gv chốt nội dung
HĐ3;Nội dung bài học
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là siêng năng, kiên trì ?
 -Hs trả lời 
Tiết 2
? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào ?
 - Hs trả lời 
- Gv gọi Hs nhận xét và chốt nội dung, Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu câu tục ngữ; Có công mài sắt có ngày nên kim
-Gv y/c Hs đọc nội dung bài học
HĐ4;Luyện tập
*Bài tập a
-Gv treo bảng phụ, Hs đọc y/c bài tập
-Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
-Hs lên bảng đánh dấu vào bảng phụ
-Gv y/c Hs nhận xét và chốt nội dung
*Bài tậpb
? Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em ?
Hs suy nghĩ trả lời 
-Gv nhận xét, chốt nội dung
*Bài tập c
? Kể một tấm gương kiên trì vựơt khó vươn lên trong học tập mà em biết.
 -Hs kể, gv nhận xét và chốt nội dung
*Bài tập d
- Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.
 -Hs trả lời 
 -Gv nhận xét, chốt nội dung
1.Truyện đọc Bác hồ tự học ngoại ngữ
-Bác Hồ tự học, những từ nào không hiểu Bác nhờ thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho,Bác viết chữ vào cánh tay
-Bác phải làm việc, học ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn
Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì
2. Nội dung bài học
a) Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác
b) Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
3. Bài tập
 a)
b)
- Dậy sớm tập thể dục,đi học đúng giờ
c)
d)
Tay làm hàm nhai.
Siêng làm thì có;
Siêng học thì hay. 
Miệng nói tay làm
 - Lười người không ưa
 - Nói chín thì nên làm mười
 Nói mười làm chín kẻ cười, người chê.
4. Củng cố,dặn dò
 a) Củng cố
Thế nào là siêng năng, kiên trì ?
Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì ?
Gv khái quát nội dung bài học
b) Dặn dò
 - Học bài phần nội dung bài học sgk trang 6
 - Sưu tầm thêm các câu tục ngữ, ca dao nói về tính siêng năng, kiên trì
 - Soạn bài 3 Tiết kiệm sgk trang 7
Ngày soạn 
Ngày giảng
Tiết 4 
Bài 3 tiết kiệm
I.Mục tiêu bài học
Giúp Hs:
-Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
-Biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
-Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
II.Chuẩn bị
-Tranh ảnh ,tài liệu, bảng phụ, bút dạ
III.Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đầu giờ
? Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
3.Bài mới
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của Hs
HĐ1Giới thiệu bài
Một người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ.
HĐ2Khai thác phần truyện đọc
-Hs đọc truyện đọc skg trang7
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu truyện đọc và quan sát tranh minh hoạ sgk T7
? Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền ? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì ?
-Hs suy nghĩ trả lời 
-Gv gọi Hs nhận xét và chốt nội dung
? Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? Từ đó, em cho biết ý kiến về hai nhân vật Thảo và Hà trong truyện.
 -Hs suy nghĩ trả lời
-Gv nhận xét và chốt nội dung
HĐ3 Nội dung bài học
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là tiết kiệm ? Em hãy nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm.
-Hs; lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu trong tiêu dùng và trong sản xuất
? Tiết kiệm biểu hiện như thế nào ? 
-Hs suy nghĩ trả lời
-Gv chốt nội dung
-Hs đọc câu tục ngữ sgk T8
-Gv giải thích câu tục ngữ và câu nói của Hồ Chí Minh.
-Hs đọc nội dung bài học sgk trang 8, Gv chốt nội dung y/c Hs học tập
HĐ4 Luyện tập
*Bài tập a
-Gv treo bảng phụ, Hs đọc bài tập
-Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
-Hs nhận xét,Gv chốt nội dung 
*Bài tập b
-Hs đọc y/c bài tập
? Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào ?
*Bài tập c
? Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập ?
-Hs suy nghĩ trả lời
-Gv nhận xét chung
1. Truyện đọc Thảo và Hà
-Thảo không dùng tiền mẹ thưởng để đi chơi, Thảo bảo mẹ dùng tìên đó để mua gạo
-Thảo rất tiết kiệm
-Hà định dùng tiền mẹ thưởng để mua gạo,
-Sau khi đến nhà Thảo Hà từ bỏ ý định dùng tiền mẹ cho để đi chơi
- Thảo và Hà đều tiết kiệm
2. Nội dung bài học
a) Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp li, đúng mức của cải vật chất
b) Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của bản thân mình và của người khác
3. Bài tập
a)
b)
-Những biểu hiện trái ngược với tiết kiệm; sự lãng phí thời gian, về của cải vật chất, về sức khoẻ
c)
- Sắp xếp thời gian hợp lí
4. Củng cố, dặn dò 
a)Củng cố 
? Vì sao phải tiết kiệm ?
-Gv y/c Hs đọc lại nội dung bài học sgk trang 8
-Gv khái quát nội dung lại bài học
b)Dặn dò 
-Học bài phần nội dung bài học, sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiêm va lười biếng.
-Soạn bài 4 Lễ độ sgk trang 9 
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 4 
Bài 5 lễ độ
I.Mục tiêu bài học
-Giúp Hs 
-Hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa và sự cần thiết 
của việc rèn luyện tính lễ độ.
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
-Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.
II.Chuẩn bị
-Bảng phụ, tài liệu, bút dạ, tranh ảnh
III.Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đầu giờ
? Vì sao phải tiết kiệm? Cho ví dụ;
3.Bài mới
 Hoạt động của Gv
HĐ1Giới thiệu bài
-Gv đặt vấn đề vào bài
HĐ2Khai thác truyện đọc
-Hs đọc truyện đọc Em Thuỷ sgk trang 9
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu truyện và quan ảnh minh hoạ trong sgk
? Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà ?
-Hs;Thuỷ mời khách vào nhà, pha trà mời khách uống nước,giới thiệu khách với bà
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của Thuỷ trong truyện trên ?
-Hs trả lời
-Gv gọi Hs bổ sung,gv chốt nội dung
? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì ?
-Hs trả lời
-Gv chốt nội dung
HĐ3 Nội dung bài học
-Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung bài học
? Lễ độ là gì ? Lề độ được biểu hiện trong quan hệ với những người khác như thế nào ? ( Với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi hơn mình)
-Hs suy nghĩ trả lời 
? Trái với lễ độ là những biểu hiện gì ?
-Hs; Vô lễ, hỗn láo, láo xược 
-Hs đọc hai câu thành ngữ sgk ,gv y/c Hs giải thích 
-Gv nhận xét 
-Gv cung cấp cho Hs một số câu tục ngữ
- Kính trên nhường dưới.
- Lời nói chẳng mất tiền mua;
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
HĐ4 Luyện tập
*Bài tập a
-Gv treo bảng phụ, Hs đọc y/c bài tập
-Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
-Hs làm bài tập,gv nhận xét và chốt nội dung 
*Bài tập b
-Hs đọc y/c bài tập sgk trang 11
-Gv gọi Hs nhận xét, chốt nội dung 
*Bài tập c
- Em hiểu thế nào là: “ Tiên học lễ, hậu học văn” ?
- Hs giải thích, Gv nhận xét,giải thích
1. Truyện đọc Em Thủy
-Khách đến nhà Thuỷ mời khách vào nhà, pha trà mời khách
-Thuỷ kính trọng người trên,ngoan, lễ độ
-Cách cư xử của Thuỷ thể hiện đúng mực, biểu hiện đức tính lễ độ
2. Nội dung bài học
a) Lễ độ là cách cư xử đúng mực của  ... uy định :
+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể
b) Những qui định của pháp luật cho ta thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng con người.
3. Bài tập
a) 
- Ví dụ :
+ Đánh bạn
+ Xúc phạm bạn
+ Gây gổ, đùa dai, trêu chọc bạn
b)
- Tuấn và anh trai đánh Hải là vi phạm pháp luật.
- Tuấn có thể gặp Hải nói chuyện để giải quyết mâu thuẫn.
c) 
- Cách ứng xử đúng nhất của Hà la :
+ Tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy giáo, cô giáo biết.
d)
đ)
- Báo cáo với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương
4. Củng cố, dặn dò
a) Củng cố 
- GV đọc một số tư liệu tham khảo SGV trang 99
- GV khái quát nội dung bài học.
b) Dặn dò 
- HS học bài phần nội dung bài học
- HS làm tiếp bài tập d
- HS soạn bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 30
Bài 17
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân; biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác ; có ý thức cảnh giác trong việc việcgiữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
II. Chuẩn bị 
- Tranh bài 17, bảng phụ, bút dạ, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
- Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài
HĐ2 Khai thác tình huống
- HS đọc phần tình huống SGK trang 47
? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà
? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào?
- HS trả lời GV nhận xét và kết luận
? Theo em, bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai ? Tại sao ?
- HS thảo luận, trao đổi
- GV nhận xét, kết luận
HĐ3 Nội dung bài học
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?
- HS trả lời, GV nhận xét
- HS thảo luận những câu hỏi sau
+ Những hành vi như thế nào là vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân ?
+ Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ? 
- Đại diện nhóm trả lời
- Lớp trao đổi bổ sung
- GV kết luận chung
- HS đọc phần nội dung bài học, tư liệu tham khảo.
HĐ4 Luyện tập
*Bài tập a, b, c
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi a, b, c
*Bài tập đ
- Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
- HS trả lời 
- GV nhận xét và bổ sung
*Bài tập đ
- GV treo bảng phụ, HS đọc y/c bài tập
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
4. Củng cố, dặn dò
a) Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học
- HS đọc nội dung bài học
b) Dặn dò
- HS học bài phần nội dung bài học
- HS soạn bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Ngày soạn
Ngày giảng 
Tiết 31
Bài 18
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
- Phân biệt được những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín
- Hình thành ở HS ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín .
II. Chuẩn bị 
Bảng phụ, bút dạ, tài liệu, tranh ảnh
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
- Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ1 Giới thiệu bài 
- Nhặt được thư của người khác em sẽ làm gì ?
- HS trả lời 
- GV nhận xét và giới thiệu bài
HĐ2 Khai thác phần tình huống
- HS đọc phần tình huống SGK trang 49
? Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? Vì sao ?
- HS thảo luận đưa ra những ý kiến khác nhau
+ Phượng có thể đọc thư mà không cần sự đồng ý của Hiền vì rằng Hiền là bạn thân của Phượng.
+ Phựơng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải thư của Phượng.
- Em có đồng ý với ý kiến của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ? Vì sao ?
- HS thảo luận, trao đổi
- GV y/c HS đọc Tư liệu tham khảo SGK trang 49. 
- GV kết luận chung
HĐ3 Nội dung bài học 
- HS đọc nội dung bài học
- Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
- HS trả lời 
- GV nhận xét và kết luận
- HS đọc nội dung bài học SGK T 49.
HĐ4 Luyện tập
*Bài tập a
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
- HS trả lời
*Bài tập b
- Theo em, hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ?
- HS thảo luận, trả lời
*Bài tập c
- Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí thế nào ?
- HS suy nghĩ trả lời 
- GV nhận xét
*Bài tập d
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận bài tập d
- Đại diện nhóm trả lời 
- Lớp nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
1. Tình huống
- Phượng không có quyền bóc thư và đọc thư của Hiền.
- Nếu đọc thư của Hiền là Phượng đã vi phạm pháp luật, vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2. Nội dung bài học
a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân
b) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được tự ý chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác ; không được nghe trộm điện thoại.
3. Bài tập
a)
b)
- Chiếm đoạt thư, điện báo, bóc thư và xem trộm thư, nghe trộm điện thoại
c)
d) 
- Nhặt được thư của người khác thì trả lại
- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại báo cáo với thầy cô giáo
- Bố mẹ, anh, chị xem thư trao đổi và giải thích cho cha mẹ, anh, chị hiểu đó là bí mật riêng.
4. Củng cố, dặn dò 
a) Củng cố 
- GV đọc tư liệu tham khảo SGV trang 109
- GV khái quát nội dung bài học
b) Dặn dò
- HS học phần nội dung bài học SGK T49
- HS tìm vấn đề giáo dục ở địa phương chuẩn bị cho giờ thực hành
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 32- 33
thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Nắm được các vấn đề GD của địa phương 
- Có ý thức tốt hơn trong việc học tập của bản thân.
II. Chuẩn bị
- Giấy khổ lớn, bút dạ...
III.Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 2
- GV chia lớp thành 3 nhóm
- HS thảo luận các câu hỏi sau
- Tại sao có một số học sinh ở địa phương không đi học, đặc biệt là học sinh nữ ? Giải pháp là gì ?
- Tại sao chính quyền địa phương lại đặt ra những chế tài để xử phạt ?
- Bản thân em thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập chưa ?
Hoạt động 3
- Đại diện các nhóm trả lời
- Lớp nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
3. Củng cố, dặn dò
a. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học
b. Dặn dò 
- HS ôn tập từ bài 12- 18
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 34
ôn tập học kì II
I. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố những kiến thức về pháp luật đã học trong học kì I
- HS ôn tập với thái độ nghiêm túc
II. Chuẩn bị
- Giấy khổ lớn, bút dạ...
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ1 Giới thiệu bài
- GV nêu y/c bài học
HĐ2 GV hướng dẫn HS ôn tập
- HS ôn tập những nội dung sau
+ Bài 12 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
+ Bài 13 Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
+ Bài 15 Quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh .
+ Bài 16 Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
+ Bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- GV giải đáp những y/c và thắc mắc của HS. 
- HS thảo luận, trao đổi
- HS ôn tập từ bài 12‐ 18.
- GV hướng dẫn HS làm một số bài tập
- HS làm một số bài tập
1. Lý thuyết
+ Bài 12
+ Baì 13
+ Bài 14
+ Bài 15
+ Bài 16
+ Bài 17
+ Bài 18
2. Bài tập
4. Củng cố, dặn dò
a. Củng cố 
- HS ôn tập lí thuyết từ bài 12- 1, làm lại các bài tập SGK.
- GV khái quát nội dung bài học, y/c HS ôn tập.
b, Dặn dò 
- HS ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu cần đạt
- Kiểm tra và đánh giá sự lĩnh hội kiến thức HS.
- HS có thái độ làm bài nghiêm túc.
II. Chuẩn bị
- Đề kiểm tra phô tô trên giấy A4
III. Tiến trình kiểm tra
1. ổn định tổ chức 
2. Phát đề
 Đề bài 
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
1. Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em.
- Đánh đập trẻ em.
- Tổ chức khám chữa bệnh cho trẻ em.
- Không cho trẻ em đi học.
- Phát sách vở cho trẻ em vùng khó khăn.
2. Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những trường hợp là là công dân Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam.
- Trẻ em Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài.
- Người Việt Nam dưới 15 tuổi.
3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
- Việc......... đối với người là vô cùng quan trọng. Có.........., chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
4.Biển báo nguy hiểm :
a, Hình tam giác đều.
b, Nền màu vàng có viền đỏ.
c, Hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
d, Tất cả các ý trên.
II. Tự luận( 7 điểm) 
1. Pháp luật qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập.
2. Nêu những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, em học tập được gì qua những tấm gương đó.
3. Củng cố, dặn dò
- GV thu bài kiểm tra và nhận xét giờ kiểm tra.
Đáp án và thang điểm
I.Trắc nghiệm
1, 2 HS đánh dấu vào ô tương ứng ( 2 điểm)
3, học tập ( 0,25)
4, d ( 0,25)
II. Tự luận
1. Về học tập, pháp luật nước ta qui định : Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học....
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học....
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt ở bậc giáo dục tiểu học. ( 4 điểm)
2. HS nêu những tấm gương, liên hệ với bản thân. ( 3 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_6_tron_bo.doc